“Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về kinh tế-xã hội cũng như phát triển con người. Dù chưa thành công 100%
nhưng ít nhất cũng có dấu hiệu những nỗ lực của Chính phủ. Hy vọng Việt Nam sẽ
tiếp tục nỗ lực cải thiện điều kiện sống cho dân chúng trong thời gian tới”.
Ông Cephas Lumina, tiến sĩ luật người Zambia,
chuyên gia độc lập của LHQ vừa công bố báo cáo đánh giá tác động của nợ đối với
nhân quyền và việc thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam.
Ông Lumina cảnh báo: “Có hai vấn đề Việt Nam
cần chú ý giải quyết. Thứ nhất là thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách.
Thứ hai là những khó khăn về điều kiện tiếp cận thông tin của người dân để tăng
cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn
lực công”.
Đánh giá về tình trạng nợ của Việt Nam (ở mức
40%-42% GDP), ông cho rằng: “Vẫn có thể được coi là ở mức an toàn đối với một
quốc gia có thu nhập trung bình. Song, nếu quốc gia có nguy cơ chịu những cú
sốc từ bên ngoài như biến đổi khí hậu thì cần xem thêm chính phủ nước ấy có đủ
khả năng ứng phó với tình huống bất thường hay không, rồi mới có thể kết luận
được”.
Về vấn đề minh bạch và giải trình, TS Lumina
khẳng định chính sách kinh tế-xã hội cần đặt cao sự tham gia của người dân,
tính minh bạch và chịu trách nhiệm. Chính phủ cần đảm bảo cung cấp thông tin
chính xác và đúng thời điểm, trong đó có thông tin về nợ nước ngoài và vốn ODA.
Hiện tại, một số thông tin chính đều đã được truyền tải đến công chúng dưới
hình thức này khác. Chính phủ cần thể hiện dưới hình thức dễ hiểu hơn.
HOÀNG THƯ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét