Nhân dịp sang thăm Việt Nam để chuẩn bị cho
Hội nghị Thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà
Nội vào tháng 5/2011, chiều qua (1/3), ông Haruhiko Kuroda (ảnh), Chủ tịch ADB
đã trao đổi với báo chí xung quanh công tác chuẩn bị và nội dung của hội nghị
lần này.
Xin ông cho biết nội dung chính của hội nghị
lần này là gì? Ông đánh giá thế nào về công tác chuẩn bị của Việt Nam?
Trước hết, tôi xin cảm ơn Việt Nam đã đứng ra đăng cai tổ
chức hội nghị này. Tôi cũng rất ấn tượng với công tác chuẩn bị của Việt Nam cho
hơn 3.000 đại biểu, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp... của các nước tới tham
dự. Hội nghị sẽ là cơ hội hiếm có để đại biểu thấy được sự thay đổi của Việt
Nam trong những năm vừa qua, trong đó thành tựu quan trọng nhất là tốc độ giảm
nghèo ấn tượng từ 58% vào năm 1993 xuống 10% cuối năm 2010.
Nội dung chính của hội nghị lần này sẽ thảo luận các vấn đề
liên quan đến kinh tế trong khu vực. Trong đó, trọng tâm là triển vọng kinh tế
ngắn hạn của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương, áp lực lạm
phát đang gia tăng. Hội nghị cũng bàn về xu hướng tăng trưởng nhanh, các vấn đề
trung hạn và dài hạn của các nền kinh tế châu Á. Theo đó, sự tăng trưởng kinh
tế nhanh là điều quan trọng, cần thiết nhưng tăng trưởng kinh tế phải mang tính
toàn diện và mang lại lợi ích cho toàn dân, có tính bền vững về mặt môi trường,
giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Như ông nói, hầu hết các nước châu Á đang gặp
phải các vấn đề lạm phát cao, theo ông các nước châu Á cần làm gì để kiềm chế
lạm phát?
Theo tôi, châu Á cần phải theo đuổi một xu hướng tăng trưởng
bền vững và cân đối hơn. Mặc dù tăng trưởng chủ đạo bởi xuất khẩu dẫn dắt tăng
trưởng kinh tế nhanh, giảm nghèo nhanh nhưng thực tế ở Mỹ và châu Âu cũng đang
gặp nhiều khó khăn và họ tăng trưởng chậm lại trong vòng những năm tới. Do vậy,
nền kinh tế mới nổi phải tự cân đối lại tăng trưởng của mình, tập trung nhiều
hơn vào thị trường nội địa và trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện
cân đối vấn đề này.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam vừa công bố 6 nhóm giải pháp để
kiềm chế lạm phát như: Thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa... Đây là nỗ lực
của chính phủ và sẽ phát huy tác dụng trong thời gian tới, giúp nền kinh tế
Việt Nam cân đối và bền vững hơn.
Ngoài ra, Việt Nam hiện đã trở thành một quốc gia có thu
nhập trung bình, ở mức trên 1.000 đô la Mỹ/năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải
đối mặt với nhiều thách thức phát triển nên viện trợ từ bên ngoài cho Việt Nam
vẫn rất cần thiết. ADB sẽ tiếp tục viện trợ cho Việt Nam về kinh tế, tài chính,
xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục và một số chính sách xã hội khác để Việt Nam
phát triển hơn nữa và cải thiện được đời sống của người dân.
Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi của Việt
Nam trong những năm vừa qua?
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng đã đem lại đời sống tốt hơn cho người dân. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với một gói kích thích kinh tế có hiệu quả và thời gian rút lại cũng hợp lý. Trong hợp tác khu vực và hội nhập khu vực, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng, là đối tác tích cực trong nhiều chương trình. Chúng tôi cũng vui mừng về sự tiến bộ của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam cần phải theo dõi chặt chẽ lạm phát, việc giảm lạm phát đòi hỏi chính phủ phải có nỗ lực thống nhất và đưa ra một số điều chỉnh, hạ bớt mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn, ổn định kinh tế vĩ mô. Và hơn nữa là cải cách trong khu vực Nhà nước. ADB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề này. Vừa qua, ADB đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính trị giá 1 tỷ đô la để giúp cho 3 triệu người dân Việt Nam dùng nước sạch.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng đã đem lại đời sống tốt hơn cho người dân. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với một gói kích thích kinh tế có hiệu quả và thời gian rút lại cũng hợp lý. Trong hợp tác khu vực và hội nhập khu vực, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng, là đối tác tích cực trong nhiều chương trình. Chúng tôi cũng vui mừng về sự tiến bộ của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam cần phải theo dõi chặt chẽ lạm phát, việc giảm lạm phát đòi hỏi chính phủ phải có nỗ lực thống nhất và đưa ra một số điều chỉnh, hạ bớt mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn, ổn định kinh tế vĩ mô. Và hơn nữa là cải cách trong khu vực Nhà nước. ADB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề này. Vừa qua, ADB đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính trị giá 1 tỷ đô la để giúp cho 3 triệu người dân Việt Nam dùng nước sạch.
Hữu Vinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét