Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc. Công dân Việt Nam hầu hết có tín ngưỡng. Tín đồ tôn giáo chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước, thuộc các giai tầng, dân tộc khác nhau, cư trú ở khắp nơi trên lãnh thổ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho tín đồ tôn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo phát triển hài hòa, đồng hành cùng dân tộc. Giáo hội các tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp. Không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị cấm đoán. Không một công dân nào bị ép buộc theo hoặc không theo một tín ngưỡng nào. Tất cả đều trên cơ sở tự nguyện. Đó là điểm cốt lõi trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Ngay
từ khi mới ra đời, trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương về thành lập Hội Phản
đế đồng minh, ngày 18-11-1930, Đảng ta đã khẳng định: “Tự do ngôn luận, tự do
hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại trong và ngoài nước, tự do tín ngưỡng, tự
do khai hóa”. Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng
2-1951) cũng xác định: “Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng”. Đến tháng
6-1955, Nhà nước ta đã có Sắc lệnh số 223/SL, quy định cụ thể về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Sau đổi mới, năm 1990, Đảng ta ban hành Nghị quyết
24-NQ/TW đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức về tôn giáo, tiếp tục
khẳng định chủ trương nhất quán tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng. Đặc biệt, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991)
lần đầu tiên quan điểm mới ấy đã chính thức được ghi trong Báo cáo Chính trị
trình Đại hội: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương, giáo và giữa các tôn
giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào
có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng”.
Từ
đó đến nay, trong các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI những quan điểm về tôn giáo
dần được bổ sung và từng bước hoàn thiện. Vấn đề tôn giáo cũng được đề cập
trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011).
Những
quan điểm được các đại hội Đảng nêu ra và được thể hiện trong các văn bản pháp
luật cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng quyền tự do tôn giáo, chủ
trương lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu vì "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” làm điểm tương đồng để gắn bó giữa đồng bào các dân tộc, các tôn
giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Các tín đồ tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cộng đồng người Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của một công dân
Việt Nam
theo quy định của pháp luật.
Cụ
thể hóa những quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng, trong những năm qua
nhiều tôn giáo đã ra đời và được pháp luật Nhà nước Việt Nam công nhận.
Tính đến nay, cả nước có 12 tôn giáo với trên 22 triệu tín đồ, 80 nghìn chức
sắc, nhà tu hành, 32 tổ chức và trên 25 nghìn nơi thờ tự. Sinh hoạt tín ngưỡng,
tôn giáo diễn ra sôi nổi và đang có chiều hướng gia tăng. Lễ Nôen, lễ Phật đản
cũng như những lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành
ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhu cầu sinh
hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo
điều kiện đáp ứng. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi.
Nhiều chính quyền địa phương còn cấp đất cho giáo hội làm nơi thờ tự, sinh hoạt
tôn giáo.
Có
thể nói, chưa bao giờ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lại sôi nổi, mạnh mẽ và
được quan tâm như hiện nay. Và, chưa thời kỳ nào mà Đảng, Nhà nước ta lại xây
dựng được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đầy
đủ và hoàn thiện như ngày nay. Điều đó chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam
được bảo đảm toàn diện trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động
tôn giáo bình thường của nhân dân, lại càng không hề có sự kỳ thị, chèn ép,
phân biệt đối xử, cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công dân. Tất cả các tín đồ
tôn giáo, chức sắc, chức việc, các giáo hội, giáo phận… ở Việt Nam đều thừa
nhận quyền tự do này luôn được Nhà nước tôn trọng. Đây là một thực tế không thể
xuyên tạc!
Tuy
nhiên, bên cạnh việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân,
chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời nghiêm cấm
và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân
tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân; đấu
tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm
tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Chính vì vậy, những kiểu "bàn
môn, tà đạo”, đội lốt tôn giáo để chống phá Nhà nước, xúi giục nhân dân gây
chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc, lợi dụng lòng tin của nhân dân để làm băng hoại
đạo đức xã hội, vì mục đích cá nhân đen tối… phải bị xử lý nghiêm minh theo
pháp luật. Những năm gần đây, hàng loạt tà đạo đã bị vạch trần như Đạo Hoa
vàng, Long Hoa Di Lặc (ở Bắc Bộ); đạo Vàng chứ (ở Tây Bắc); đạo Y-Gyin, Hà Mòn,
Thanh Hải vô thượng sư, Canh tân đặc sủng, Tin lành Đề ga (ở Tây Nguyên); Hội
đồng công án Bia Sơn (ở Phú Yên)… Việc xử lý đó là việc làm hoàn toàn chính
đáng, hợp pháp nhằm bảo vệ an ninh trật tự, kỷ cương phép nước mà bất cứ quốc
gia nào cũng đều thực hiện để giữ vững ổn định xã hội, được nhân dân và hàng
triệu tín đồ tôn giáo chân chính hoan nghênh.
Do
đó, một lần nữa chúng ta khẳng định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thực sự
được coi trọng, bảo đảm ngày một tốt hơn, toàn diện hơn. Các tôn giáo ở Việt Nam dù nội sinh
hay ngoại nhập, muốn phát triển được đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và
phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Đây là yêu cầu khách quan, bởi lẽ không một
tôn giáo nào được phép đứng ngoài quốc gia, dân tộc và đứng trên lợi ích quốc
gia, dân tộc. Lợi ích quốc gia là cao nhất, trong đó có lợi ích của các tôn
giáo./.
Theo:
daidoanket.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét