Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

"nhà phản tỉnh dân chủ" Tạ Phong Tần trong con mắt Ngô Kỷ

Khi nghe tin Tạ Phong Tần được đưa đến Mỹ, Ngô Kỷ, một chống Cộng "nổi tiếng" của người Việt "tị nạn Cộng sản" tại Mỹ đã gửi tâm thư đến cộng đồng cờ vàng. Sau đây trích một đoạn trong bức thư của Ngô Kỷ:

"Kính thưa Quý Đồng Hương,

Vẹm cái công an Tạ Phong Tần đã đến phi trường Los Angeles, California vào lúc 9 giờ 50 phút tối thứ Bảy ngày 19 tháng 9 năm 2015. Cái chuyện thằng bộ đội sao vàng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải qua Mỹ năm 2014, rồi nay đến phiên con vẹm cái công an Tạ Phong Tần, chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì đây là kết quả bởi sự thông đồng, cấu kết, tính toán và dàn xếp giữa Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và bạo quyền Việt cộng lâu nay.

Trước hết chúng đưa thằng bộ đội sao vàng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải qua Mỹ với nhiệm vụ cấu kết với 2 cơ quan truyền thông lớn nhất hải ngoại là nhật báo Người Việt và đài truyền hình SBTN, ASIA của Việt gian Trúc Hồ, nhằm cổ võ cho việc hòa hợp hòa giải giữa cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại với "nhà nước" Việt cộng, nhưng chúng đã bị thất bại ê chề, rồi kế tiếp trong trung tuần tháng 7 vừa rồi, chúng cử cả thằng đại sứ Ted Osius đến tuyên truyền luận điệu "hòa hợp hòa giải" tại cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam và Bắc Cali nhưng cũng không thành công. Và bây giờ là bước thứ ba, chúng tạo cơ hội cho con vẹm cái công an Tạ Phong Tần có mặt tại Mỹ với hy vọng qua kinh ngiệm già dặn trong nghề công an, con vẹm cái Tạ Phong Tần có thể thành công trong sứ mạng thực hiện Nghị Quyết 36 hòa hợp hòa giải. Chờ xem!

Có một số người ngu xuẫn tin rằng con vẹm cái công an Tạ Phong Tần là nhà đấu tranh dân chủ, mạnh mẽ chống đối cộng sản nên bị nhốt tù. Nhưng trên thực tế con vẹm cái công an Tạ Phong Tần này không hề chống đối cộng sản, mà trái lại y thị triệt để bảo vệ và sống chết với "đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm", vì y thị là đảng viên trung kiên của đảng cộng sản Việt Nam. Lý do mà con vẹm cái công an Tạ Phong Tần bị bắt nhốt là vì y thị bị các "đồng chí" không chia chác đồng đều lợi nhuận kiếm được, bực tức vì bị phản bội nên y thị viết bài tố cáo "tham nhũng," khiến cho cấp trên nhốt tù y thị để dằn mặt. Nói có sách mách có chứng, mời quý vị đọc câu phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố rằng: "bà Tạ Phong Tần đang thụ án 10 năm tù ở Việt Nam vì vạch trần tham nhũng của chính phủ." Rõ ràng là Ngoại trưởng John Kerry không hề nói vẹm cái công an Tạ Phong Tần bị tù vì lý do chính trị hay chống đối cộng sản."

Với nội dung bức thư Ngô Kỷ viết như thế, xin hỏi: Ngô Kỷ có phải là VC nằm vùng, là tay sai VC, là dư luận viên của VC hay không?

Xem ra, mảnh đất hứa mà Tạ Phong Tần cùng những nhà "dân chủ phản tỉnh" người Việt ở Mỹ có quá nhiều chông gai.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Độc đảng hay đa đảng, toàn trị hay không toàn trị ?



Trên thế giới, mỗi một quốc gia đang tồn tại và vận hành một thể chế chính trị nhất định. Có thể thể chế chính trị này chưa phải là hữu hiệu, hoàn hảo nhưng điều quan trọng là cần phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và xu thế phát triển của quốc gia đó. Muốn đánh giá được một thể chế chính trị có hữu hiệu hay không phải nhìn vào những thành tựu mà quốc gia đó đã đạt được dưới sự điều hành, quản lý, định hướng của thể chế chính trị ấy. Lịch sử thế giới đã chứng minh một thực tế rằng không thể chế nào là hoàn hảo để có thể áp dụng một cách phù hợp và hữu hiệu cho tất cả mọi quốc gia, kể cả thể chế chính trị đa đảng đang được áp dụng ở các nước châu Âu hay nước Mỹ mà nhiều người Việt Nam đang cổ súy cũng chưa chắc đã phù hợp, hữu hiệu và đáp ứng được nhu cầu tồn tại, vận động và phát triển của dân tộc Việt Nam - một dân tộc có quá nhiều đặc thù lịch sử.
Với VN duy trì chế độ một đảng lãnh đạo là cần thiết, vì nó đem lại một môi trường chính trị xã hội ổn định để phát triển đất nước. Như cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng áp dụng quan điểm “độc trị” của mình là “ổn định xã hội trước, tự do dân chủ sau” trong quá trình ổn định và xây dựng đất nước Singapo trở nên giàu mạnh như bây giờ.
Hiện nay, ở Việt Nam, một số người trong đó có những người trẻ cổ súy cho thể chế chính trị đa đảng của phương Tây, sau khi nêu một vài ví dụ về những bất cập của nền kinh tế - xã hội đã vội quy kết rằng thể chế chính trị ở VN là không phù hợp, là kìm hãm sự phát triển của đất nước… từ đó kêu gọi thay đổi thể chế chính trị hiện nay ở Việt Nam bằng thể chế đa nguyên đa đảng.  Họ không biết rằng, thể chế chính trị ở VN hiện nay theo chế độ một đảng lãnh đạo, bắt nguồn từ những năm 30 của thế kỷ trước, khi Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân làm một cuộc cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp và làm sụp đổ chế độ phong kiến để giành được độc lập, tự do cho người dân. Và người dân Việt Nam từ đó đến nay vì nhu cầu bức thiết của mình là tự do, ấm no, hạnh phúc, vì mục tiêu tối thượng của dân tộc là độc lập và phát triển đã cùng đồng lòng đứng dưới ngọn đuốc CN Mác-Lênin do ĐCS dẫn đường làm nên những thắng lợi chấn động địa cầu, từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 khai sinh ra nước VN DCCH và có tên trên bản đồ thế giới, rồi cuộc chiến đấu thần thánh thống nhất đất nước năm 1975, giai đoạn tái thiết sau chiến tranh cùng với công cuộc đổi mới của đất nước về mọi mặt đến nay từng bước khẳng định vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Trong suốt quá trình đó, ĐCSVN đã luôn tự đổi mới cả về tư duy và hành động để tiếp tục cống hiến và lãnh đạo toàn dân đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành và phát triển, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi, dân chủ được phát huy và ngày càng mở rộng, đại đoàn kết được củng cố và tăng cường, sức mạnh mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế,uy tín của Việt Nam được nâng cao…
Với những quan điểm kiểu như "thể chế chính trị ở VN là độc đảng, toàn trị", "thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay đang kìm hãm tự do, dân chủ, chia rẽ dân tộc"… thì cái cách ĐCSVN đối diện với những quan điểm đó cho thấy sự cởi mở của một môi trường chính trị tự do, dân chủ, công khai và tích cực, hay nói cách khác là trong bàn luận những vấn đề trọng đại của đất nước như hiến pháp, tham nhũng, nhân sự, dân chủ, nhân quyền, chính sách, pháp luật…  không hề thấy bản chất "toàn trị", và thực tế ở VN đang chứng minh những quan điểm đó là sai lầm. Vì nếu đúng thì những vấn đề nổi cộm do thực tiễn đặt ra, như về tự do, dân chủ, quyền lực nhà nước, nhân quyền, pháp quyền, thể chế, tham nhũng… sẽ không bao giờ được một chính Đảng "độc tài, toàn trị" đề cập một cách thường xuyên và thẳng thắn trong các văn kiện, Đại hội Đảng, kỳ họp Quốc hội, các kỳ họp Chính phủ….
Ở VN, không những các vấn đề này được nhắc đến mà thường được bàn đến với tinh thần thẳng thắn, trung thực, dân chủ, cởi mở, sẵn sàng đối thoại để tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc với mục tiêu vì sự phát triển của dân tộc, của đất nước. Và qua những lần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các vấn đề lớn của đất nước như Hiến pháp, văn bản luật, dự án kinh tế lớn và gần đây là các văn kiện trình Đại hội 12, ĐCSVN đã thể hiện cho thấy một thái độ trung thực cùng tinh thần không ngại đổi mới và tiếp thu các phản biện tích cực để hoàn thiện bản thân và để phục vụ tốt hơn nữa sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân. Hơn nữa đặc tính tự do, dân chủ và đoàn kết dân tộc của một thể chế chính trị không phải ở chỗ thể chế chính trị ấy là độc đảng hay đa đảng, toàn trị hay không toàn trị mà ở chỗ chính đảng ấy có xuất phát từ dân tộc và có vì lợi ích của dân tộc hay không!
Túm lại, thể chế chính trị ở VN hiện nay có thể chưa phải là một thể chế chính trị hoàn thiện, nhưng đó là một thể chế cởi mở, dân chủ và luôn sẵn sàng đổi mới để phát triển và hoàn thiện vì lợi ích của dân tộc, đã từng bước đưa dân tộc VN vươn lên những tầm cao mới trong tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì lý do đó, ĐCSVN vẫn sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình là lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam bước tiếp trên con đường phát triển đất nước độc lập và giàu mạnh.
Trượng Thi