Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Trung Quốc nên hạ giọng khi xử lý các vấn đề quốc tế



Đậu Xuân Hiệp
(Du học sinh ở Thượng Hải)

Từ những đòn thuế quan “ăn miếng trả miếng”, căng thẳng Mỹ - Trung leo thang từ thương mại tới nhiều mặt trận khác, khiến nhiều người lo ngại về một cuộc “chiến tranh lạnh” kiểu mới. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ ngày 01/12/2018 khi diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng quan chức cấp cao 2 bên tại Buenos Aires, đem lại một thỏa thuận đình chiến 90 ngày cùng những nhượng bộ nhất định từ cả 2 phía. Với một thỏa thuận đình chiến 90 ngày, có thể dự đoán đầu năm 2019, căng thẳng sẽ không leo thang.
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, một số chuyên gia chính sách ngoại giao Trung Quốc cảnh báo: Nếu phía Bắc Kinh áp dụng lập trường linh hoạt hơn, hành động nhanh chóng hơn trong việc dẹp những lời lẽ khoa trương khoác lác về mục tiêu của mình thì có thể đã kiểm soát được cuộc chiến tranh thương mại này, xin nêu ra một số ý kiến cụ thể sau đây:
- Giáo sư Giả Khánh Quốc (贾庆国), Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh (từng được Bộ Ngoại giao cử sang Mỹ từ ngày 28/10-2/11/2018) đã phát biểu trong cuộc tọa đàm tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đại ý rằng: “Tranh chấp thương mại Trung - Mỹ chỉ là biểu tượng, là biểu hiện của sự biến hóa về tính chất trong mối quan hệ giữa hai nước những năm qua. Trung Quốc nên hạ giọng trong xử lý các mối quan hệ quốc tế. Việc quảng bá mô hình Trung Quốc nên thực dụng, không thể tạo ra bầu không khí để thay thế mô hình Mỹ, cũng không nên cố tình cường điệu việc đối đầu Trung-Mỹ”[1].
- Ông Richard McGregor (từng là phóng viên tại Trung Quốc, hiện là nghiên cứu viên cấp cao của Lowy Institute) cho rằng: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã châm ngòi cho một số phát biểu phê phán Tập Cận Bình. Mầm mống tẩy chay quyền lực tuyệt đối của ông Tập bắt đầu hiện rõ. Điều đó có nghĩa là cuộc đấu tranh nội bộ chính trị thân hữu đang trở nên gay cấn, sẽ có thể dẫn đến sự tê liệt chính sách và mất ổn định. Hay như bà Susan Shirk (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thế kỷ XXI thuộc phân hiệu San Diego, từng làm Phó Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ) cho rằng: điều thú vị là ở chỗ lời lẽ của quan chức Trung Quốc nói về chính sách ngoại giao đã xuất hiện một số điều chỉnh. Điều đó ngầm cho thấy một số năng lực tự sửa sai, ít nhất là về mặt luận điệu chính sách đối ngoại.
- Nhiều cựu quan chức truyền tay nhau đọc bài của Hứa Chương Nhuận[2], cho rằng tình hình có xu hướng dồn nén lại thành tâm lý bất mãn sâu sắc hơn, tiến tới ăn mòn quyền uy của Tập Cận Bình. Trong khi xã hội xuất hiện một số kẻ tôn sung ông Tập một cách thái quá. Vì vậy bài báo của Hứa Chương Nhuận viết: Những lời lẽ tuyên truyền có liên quan tới Tập Cận Bình rất giống sự sùng bái cá nhân vây quanh Mao Trạch Đông; bài báo kêu gọi phải “lập tức hãm phanh lại”.
- Ông Dương Đại Lợi, chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Đại học Chicago cho rằng: Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã bị chỉ trích vì gây ra sự sùng bái cá nhân ấy cũng như đã làm nhiễu các thông điệp liên quan đến tranh chấp thương mại Trung – Mỹ. Một số bài đăng trên Nhân dân Nhật báo có ý châm biếm những học giả và chuyên gia Trung Quốc tuyên bố nước này đã vượt Mỹ trở thành cường quốc công nghệ; khuyên nhủ giới truyền thông ngăn chặn cách làm tự thổi phồng mình. Sự căng thẳng trong thương mại quốc tế và sự phê bình trong nước Trung Quốc có thể làm cho chính phủ của ông Tập nghĩ cách làm dịu thái độ trước công chúng.
- Sau một số sự kiện gần đây như việc tiêm loại vắc-xin có vấn đề cho mấy trăm nghìn trẻ em đã gây nên làn sóng phẫn nộ và biểu tình của công chúng, nhiều người Trung Quốc ủng hộ phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình, cũng ủng hộ lời thề của ông sẽ xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc không thỏa hiệp trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng một số nhân sĩ trong Đảng, trong giới trí thức, cựu quan chức có đầu óc cởi mở và trong tầng lớp trung lưu dường như đang hình thành một số lo lắng đối với chính sách cứng rắn của Tập.



[1] Nguồn: http://www.kaixian.tv/gd/2018/0718/402859_2.html. Nguyên văn tiếng Trung: 贾庆国院长表示,中美贸易争端只是表象,两国关系在这些年发生了根本性的变化。中国在处理国际问题上应该要低调,宣传中国模式应该务实,不能营造一种要取代美国模式的氛围,也不应该刻意强调中美对抗)
[2] Bài viết có tựa đề: “许章润:我们当下的恐惧与期待”, tạm dịch là “Nỗi sợ và kỳ vọng hiện nay của chúng ta, đăng ngày 24/7/2018 trên trang web của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc,
 http://unirule.cloud/index.php?c=article&id=4625),

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM - ĐIỀU KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN






                                               
 Với quan điểm, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân luôn được Nhà nước Việt Nam nhất quán thực hiện và đạt được nhiều thành tựu.
Đó là điều không thể phủ nhận.
Nhân sự kiện Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho lưu hành Dự thảo “Báo cáo Quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam”[1] lần thứ ba tại Liên hợp quốc, dự kiến họp vào đầu năm 2019, một số tổ chức, cá nhân (Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế” (FIDH), “Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam” (VCHR),…) đã có những bài viết tung lên mạng và trên một số tờ báo, như: BBC, RFA, VOA,…, với nội dung cho rằng: “Chính phủ Việt Nam không đạt được một tiến bộ nào trong việc thay đổi những luật lệ hà khắc theo các tiêu chuẩn quốc tế và họ cũng không cải tổ về luật pháp theo các nguyên tắc dân chủ…”, “Việt Nam che giấu vi phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát”, v.v.  Cần khẳng định ngay rằng, đây là sự xuyên tạc, hòng phủ nhận, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Thực tế cho thấy, Việt Nam luôn coi trọng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ theo cơ chế kiểm điểm phổ quát định kỳ (UPR) của Liên hợp quốc đưa ra. Lần này cũng vậy, tuân thủ yêu cầu của Liên hợp quốc, Báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trình bày đầy đ nội dung theo đúng quy định, quy trình soạn thảo, với nhiều cơ quan, tổ chức tham gia. Có thể khẳng định rằng, Báo cáo là một tài liệu khách quan, khoa học, thể hiện thái độ nghiêm túc, chỉ rõ kết quả, kinh nghiệm, những vấn đề đang tồn tại, nguyên nhân về việc bảo đảm quyền con người; đồng thời, đề ra những giải pháp mà Nhà nước Việt Nam đang tập trung giải quyết. Điều này, được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, trên lĩnh vực thể chế, pháp luật, Việt Nam đã gia nhập, ký kết đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (CAT). Đây là sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo hoặc xúc phạm nhân phẩm con người trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả cơ quan thực thi pháp luật, nhằm đảm bảo quyền con người ngày càng tốt hơn. Từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, ban hành nhiều luật, bộ luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức nói chung và đảm bảo quyền con người nói riêng, như: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016); Luật Báo chí (năm 2016), Luật Trợ giúp pháp lý (năm 2017); Luật Đặc xá (năm 2018); Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam (năm 2015); Luật Thi hành án hình sự, v.v. Đặc biệt, trước đó, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là bước tiến mới trên lĩnh vực thể chế Quốc gia về quyền con người. Tại Chương II về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã quy định đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia. Theo đó, Ba nguyên tắc về quyền con người, là: 1. Tất cả các quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (Điều 14.1); 2. “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14.2); 3. “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,…” (Điều 31) đã được hiến định rõ ràng. Điều 25, Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như thế, Nhà nước Việt Nam đã rất tích cực và đạt được kết quả quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. Không chỉ vậy, Hiến pháp năm 2013, quy định rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vừa là một tổ chức “gắn bó mật thiết với nhân dân”, “chịu trách nhiệm trước nhân dân” và “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, không có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam, các đảng viên của Đảng “độc quyền”, “đứng trên pháp luật” như một số “người” nhắm mắt cố nói và viết trên mạng. 
Thứ hai, về đảm bảo các điều kiện kinh tế - xã hội của người dân. Có một thực tế rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, tổ chức của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực; an sinh xã hội được bảo đảm và tăng cường, tạo cơ sở vững chắc để quyền con người được đảm bảo ngày một tốt hơn. Đến năm 2015, Việt Nam đã hoàn tất các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trước thời hạn, với 43 triệu người dân đã thoát khỏi nghèo đói; tính theo chuẩn mới đến năm 2017, tỷ lệ người nghèo giảm xuống còn 7%. Việt Nam đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và mầm non năm 2017. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh. Chất lượng hệ thống dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Đây là sự cố gắng lớn của Nhà nước Việt Nam, trong điều kiện đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài do các thế lực thực dân, đế quốc gây ra. Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bầu không khí chính trị, xã hội, diện mạo kinh tế, quan hệ đối ngoại của đất nước đã có những bước tiến mạnh mẽ, vững chắc. Điển hình là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021), cả nước có tới 67.485.482 cử tri đi bầu, đạt 99,35%. Đồng thời, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 20017, ổn định, tăng trưởng GDP đạt 6,7%; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên Họp báo thường kỳ tháng 8-2018, tăng trưởng GDP năm 2018 có khả năng hơn 6,7%, thu ngân sách vượt dự toán 3% - 5%; nợ công giảm, lạm phát dưới 4%; năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế cả về số lượng và chất lượng đều được nâng lên mạnh mẽ; đời sống của nhân dân được nâng lên, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng cao.
Thứ ba, về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đến năm 2017, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí được Nhà nước cấp phép hoạt động[2], đã thông tin kịp thời, phản ánh hơi thở đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân. Mọi người dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp, phản hồi thông tin, bày tỏ ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí, v.v. Theo Tổ chức Nghiên cứu về mạng xã hội quốc tế “Next Web”, hiện nay, Việt Nam nằm trong “Top 10” quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới, với 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu; đồng thời, có tới 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Đó là con số biết nói, chứng minh rằng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của các tổ chức, cá nhân trong xã hội được đảm bảo ngày càng tốt hơn.
Thứ tư, để bảo đảm quyền bình đẳng, sự phát triển công bằng cho các nhóm xã hội yếu thế, đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, Nhà nước Việt Nam đã có các hình thức, như: tổ chức tín dụng phục vụ người nghèo, “Ngân hàng Chính sách xã hội”,… giúp người nghèo vay vốn trực tiếp hoặc vay ủy thác qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh), v.v. Ngoài ra, Nhà nước Việt NAM đã đề ra Chương trình 135 về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu, như: điện, trường học, trạm y tế, nước sạch để nâng cao đời sống, sinh hoạt cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, có gần 2.300 xã được đầu tư; riêng hai năm (2014 - 2015), Chương trình đã giành số vốn từ ngân sách nhà nước lên đến 7.790 tỷ đồng, v.v.
Có thể khẳng định rằng, so với thời điểm báo cáo lần hai (năm 2014), việc bảo đảm quyền con người của Việt Nam trên các lĩnh vực đã đạt được nhiều thành tựu và có bước phát triển mới. Đó là sự thật không ai có thể phủ nhận./.

20-9-2018
Minh Quân


[1] - Báo cáo Quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam thực hiện theo Nghị quyết 5/1 ngày 18-06-2007 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
[2] - Số lượng báo in là 193 (trung ương: 86, địa phương: 107); 639 tạp chí (trung ương: 525, địa phương: 114); báo điện tử là 150.

“chiến dịch” truyền thông bẩn của NOW nhất định sẽ bị thất bại




                                      

Ngày 05-10-2018, trên VOA, RFA,… và một số trang mạng phản động đưa tin rằng, Chiến Dịch NOW tố cáo “chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm”! Cần khẳng định ngay rằng đây là tin vịt, nằm trong kế hoạch truyền thông bẩn của các thế lực chống cộng cực đoan nhằm chống phá Việt Nam. Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm.
Thực chất Chiến dịch NOW là một sản phẩm của tổ chức phi chính phủ tự xưng ở nước ngoài (Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW), nơi tập hợp, chịu sự chi phối của một số tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chuyên sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch NOW được Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW phát động, được hình thành đúng thời điểm Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Mục đích của chúng là kêu gọi chính phủ Việt Nam “thả ngay và vô điều kiện” tất cả các “tù nhân lương tâm”, với hi vọng gây sự chú ý để các nhà lãnh đạo thế giới áp lực lên cho chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, sự thành công của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 đã khẳng định rõ vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực. Chiến dịch này của cái gọi là Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW với mục đích xấu đã thất bại thảm hại. Đến nay, cái thây ma truyền thông bẩn này này lại giở lại chiều trò cũ và nhất định sẽ bị thất bại.
Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Trong từ điển pháp luật Việt Nam và cũng như từ điển pháp luật quốc tế đều không có khái niệm về thuật ngữ “Tù nhân lương tâm”. Thuật ngữ này là do một số tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, những kẻ giả nhân, giả nghĩa dán mác “dân chủ”, “nhân quyền” nghĩ ra và chẳng được ai thừa nhận. Thực chất những kẻ mà Chiến dịch NOW gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam đều là những kẻ có những hành động vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng điều tra, truy tố, phạt tù phù hợp luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế, với mức độ tội phạm đã gây ra. Điển hình là những kẻ, như: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Đài, Thích Quảng Độ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa, Trần Anh Kim, Trần Thị Nga, Cấn thị Thêu, Hoàng Thị Thu Vang, Lê Đình Lượng, v.v. Những kẻ này, có xứng với những mỹ từ mà được James Gomez, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của cái gọi là Ân xá Quốc tế ca ngợi là “nhà tranh đấu hòa bình”, hay “là những con người can đảm” hay không? Không, hoàn toàn không. Chúng chỉ là những kẻ thoái hóa biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hay còn gọi một cách khác thật dân giã là kẻ vô loài. Xin điểm mặt như sau: Trần Thị Nga (người dân quê gọi là Nga Phủ Lý), một kẻ lăng loàn, không chồng nhưng đẻ được một đàn con. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (giới dâm chủ gọi là Mẹ Nấm), một nữ dâm chủ không chồng, biến con thành công cụ kiếm tiền, và bia đỡ cho mình những lúc “hoạn nạn”. Cấn Thị Thêu (được mệnh danh là người hùng khiếu kiện), với nỗi oan thị Mầu, dù được đền bù với giá cao hơn với mọi người nhưng thị vẫn không chấp nhận, để “có cớ khiếu kiện” và sau đó đã lấn sân sang nghề “rận chủ”. Nguyễn Trung Tôn, tự xưng là linh mục thuộc dòng “tu hú” với những hành động tiếp tay cho ngoại bang phá hoại đất nước. Trần Anh Kim, một cán bộ thoái hóa biến chất, tham ô công quỹ bị đuổi, nhưng không chịu ăn năn mà dấn thân vào các hành vi phạm pháp, trở cờ, làm cẩu nô cho ngoại bang. Ôi chao, chỉ những kẻ cùng hội, cùng thuyền, thối như nhau mới bảo vệ “tù nhân lương tâm”, trong đó có cái gọi là Liên hiệp các tổ chức nhân quyền.
Việt Nam là một nước dân chủ. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý, điều hành đất nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị, xứng đáng với mức độ phạm tội, bất kể đó là ai. Hành động bẩn thỉu, vu khống Việt Nam của cái gọi là Liên hiệp các tổ chức nhân quyền thông qua Chiến dịch NOW nhất định bị nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới lên án và sẽ bị thất bại.

 Minh Quân



Xem nhân cách người phải ngẫm đến ta!




Vân Hương

Như thành lẽ thường, thỉnh thoảng lướt web, tôi bắt gặp những bản tin, những câu chuyện khá khôi hài, cười ra nước mắt bởi những tinh thần “anh hùng bàn phím” thi nhau giật tít, cứ tưởng cư dân mạng chúng tôi “mù dở” không biết gì mà toàn đưa chuyện, đơm đặt, lạ đời đến vậy sao?. Là người không hay tham gia bình luận gì trên mạng, nghĩ rằng vô bổ, mất thời gian và cũng chẳng hay ho gì. Nhưng hôm nay tôi vẫn phải lên tiếng, dù sao cũng chia sẻ với quý vị bạn đọc về quan điểm của riêng mình.
Đó là câu chuyện ‘Nhân cách “Thằng” và “Ông”’ của  tác giả Nguyệt Quỳnh đăng trên trang Đàn Chim Việt, viện dẫn từ câu chuyện về phiên tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, ông đã từng được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý nhất “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân”, rồi ông thượng tá Phan Văn Anh Vũ và Đinh Ngọc Hệ, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, rồi “nghĩ đến chữ “thằng” trong văn hóa dân gian VN. Người Việt ta xưng hô ai đó là “ông” để bày tỏ lòng kính trọng, và gọi bằng “thằng” những kẻ hèn hạ đáng khinh”. Nếu chỉ dừng lại bằng câu chuyện đó thì tôi cho rằng tác giả đang trăn trở vì đất nước khi những quan chức khi có vị trí lãnh đạo, được mọi người tín nhiệm, tin tưởng thì lại sai phạm, tham nhũng để ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân. Nhưng tôi đã lầm, câu chuyện tác giả Nguyệt Quỳnh nhằm hướng tới có chủ đích của mình đó là quy chụp cho rằng “…Ngày nay các quan to của nước ta đa số là quan tham…Không ai chối cãi rằng bạo lực cộng sản đã hủy diệt ý thức và đánh gục ý chí của dân tộc Việt sau hơn 70 năm cầm quyền…  thái độ dũng cảm gần đây của số đông người dân VN trước các dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng… nước ta ngày nay những kẻ làm tướng lĩnh, làm lãnh đạo chỉ toàn là “Thằng” cả…“ĐM Cộng Sản, ĐM Tòa.”
Như vậy đã rõ rằng, tác giả chụp mũ luôn cho các lãnh đạo của nước ta đã số là “quan tham”. Thử hỏi tác giả, nếu vậy thì đất nước phát triển thế nào được. Đừng vì hiện tượng chỉ là thiểu số mà đẫ vội vàng quy nạp cho đa số, bởi nó không đúng với thực tế.
Chúng ta ai cũng biết rằng, tham nhũng là hiện tượng tiêu cực xã hội, tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó có tác động tiêu cực đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước và công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế đối với Việt Nam ta, người dân ai cũng biết và rất phấn khởi khi công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và không khoan nhựng với giặc nội xâm này. Theo thống kê 5 năm trở lại đây, việc chống tham nhũng đã có kết quả tích cực, Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, đã đưa 68 vụ án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện theo dõi, chỉ đạo; đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 40 vụ án với 500 bị cáo (10 bị cáo với 11 án tử hình, 19 bị cáo với 20 án tù chung thân, 459 bị cáo tù có thời hạn từ 12 tháng đến 30 năm,...). Có một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng lâu nay được cho là “nhạy cảm” được chỉ đạo xử lý dứt điểm, nghiêm minh, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng, trong đó đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 11 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ Đảng 1 Ủy viên Trung ương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị. Như vậy so với thông tin mà tác giả nêu ở trên thì so với hàng triệu cán bộ lãnh đạo các cấp, số người thuộc diện vi phạm phải xử lý là thiểu số chứ không phải là đa số, và việc xử lý của Đảng, nhà nước là nghiêm minh, không có vùng cấm không ai không biết điều đó.
Tác giả còn nhận định là “…Không ai chối cãi rằng bạo lực cộng sản đã hủy diệt ý thức và đánh gục ý chí của dân tộc Việt sau hơn 70 năm cầm quyền…”, nói vậy mà  tác giả không biết ngượng mồm, bởi vì chính tác giả lấy ý chủ quan cá nhân để cho rằng số đông người cũng nhận định xuyên tạc như mình vậy. Rõ rằng nếu là người dân Việt Nam, ai cũng hiểu rõ về sức mạnh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ đó mà chúng ta có được độc lập, tự do, đất nước mới phát triển được như ngày hôm nay. Dĩ nhiên chúng ta không phủ nhận rằng vẫn có những khó khăn, trở ngại khi đổi mới đất nước. Bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào muốn thay đổi phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt, văn hóa hay quan điểm, chủ trương phát triển đều gặp khó khăn chứ không riêng gì Việt Nam, bởi lẽ đối với mỗi cá nhân thì ít ai muốn thay đổi thói quen của bản thân mình chứ nói gì đến việc muốn thay đổi cả xã hội, cả dân tộc. Vì thế khi thực hiện đổi mới, vẫn còn có những vấn đề vướng mắc, cản trở vì một số tư tưởng cố hữu, không muốn đổi mới, hoặc có những cá nhân, tổ chức do lợi ích của mình vẫn giữ quan điểm, cách làm cũ,… Nhưng thực tế cho thấy, suốt hơn 70 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, chính trị - xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi; tình hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có chuyển biến rõ nét hơn giai đoạn trước. Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Anh nhận định: “Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn nhất, đứng đầu trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai”. Những kết quả đó là bằng chứng hùng hồn của sự vươn lên xây dựng “một quốc gia phồn thịnh” với đúng nghĩa thực sự, khẳng định tính tuyệt đối và không thể phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác giả Nguyệt Quỳnh còn cho rằng “…thái độ dũng cảm gần đây của số đông người dân VN trước các dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng…” thì lại càng thiếu khách quan và không hề có cơ sở. Bởi vì hiện tượng hồi tháng 6 vừa qua khi Quốc Hội thảo luận về dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng, thì lợi dụng sự kiện này, một số kẻ cơ hội, tiêu cực bất mãn được sự mua chuộc, kích động của những phần tử chống đối đã lôi kéo, dùng tiền mua chuộc một số người dân tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, trong đó một nhóm thanh niên hung hăng kích động mọi người gây rối, phá hoại bất kỳ cài gì xung quan mình, họ hô hào, kêu gọi, hùng hổ và cứ như thể mình đang diễn trò trên phim hành động nhằm phá hoại trật tự công cộng, đập phá trụ sở cơ quan nhà nước. Đây đâu phải là hình ảnh minh chứng về cái gọi là “thái độ dũng cảm gần đây của số đông người dân” mà chỉ là cá biệt một nhóm người bị kẻ xấu lợi dụng để phá rối an ninh trật tự trên địa bàn một số địa phương.
Chưa hết, tác giả Nguyệt Quỳnh bằng lời lẽ thô thiển, tục tĩu của mình chửi rủa chế độ, có lẽ do không có cách nào thuyết phục được độc giả, nên tác giả dùng cách này? Tôi cho rằng tác giả rất thiếu tôn trọng người đọc, thiếu sự văn minh trong con người tác giả, và hiển hiện sự hận thù, bất mãn, không thỏa mãn ý đồ cá nhân nên đã viện dẫn từ câu chuyện về một số quan chức bị xử lý rất cá biệt, đến câu chuyện phá rối trật tự công cộng và cuối cùng là thể hiện một trình độ văn hóa, nhận thức rất thấp kém khi chửi rủa lãnh đạo, chửi chế độ, chửi Đảng “…nước ta ngày nay những kẻ làm tướng lĩnh, làm lãnh đạo chỉ toàn là “Thằng” cả…“ĐM Cộng Sản...”. Đúng là đọc thông tin của tác giả Ngọc Quỳnh ở bài viết này thì ai cũng thấy bị xúc phạm. Vì vậy, chúng ta cần chắt lọc thông tin kẻo những lời lẽ kiểu như bài viết của tác giả Ngọc Quỳnh sẽ gây ra những hiểu lầm, mất niềm tin và chia rẽ người dân, phá vỡ sự bình yên chúng ta đang thụ hưởng, và chúng ta cần tỉnh táo, tránh bị lạm dụng để đưa ra những nhận định thiếu khách quan, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự của đất nước.



  





Lại kiểu lôi kéo “vơ bèo vạt tép”



                                                                           Nguyễn Văn Thông

Tôi là người làm nghề tự do, không hay tham gia vào các cuộc tranh luận hay bình phẩm về những chuyện liên quan đến chính trị thời sự hay đảng phái gì cả. Thỉnh thoảng rảnh rang tôi lướt web xem tin và học hỏi thêm chuyện kinh doanh để phục vụ bản thân và gia đình. Song gần đây tôi thấy có những thông tin bài viết phản ánh không đúng như thực tế cuộc sống, cố tình nói xấu chế độ, nói xấu nhà nước, đọc mà cảm thấy bức xúc, không thể ngồi yên trước những thông tin kiểu như vậy, nên tôi muốn bày tỏ thái độ và cùng chia sẻ đôi điều với bạn đọc trên cộng đồng mạng.
Đọc bài viết “Đường về nô lệ” của tác giả Đỗ Ngà trên trang báo Tiếng Dân có viết rằng “…Trung Quốc phá nát kinh tế Việt Nam cũng nhờ CSVN. Phải nói là ĐCSVN được sinh ra là để thi hành những gì Trung Quốc sai bảo… những kí kết tầm chính phủ giữa 2 quốc gia là những kí kết công khai nội dụng, những kí kết giữa 2 ĐCS là những kí kết bí mật… Tổng Bí Thư đưa những ý đồ của Trung Quốc vào Nghị Quyết Đảng… ý đồ đó được quán triệt cho đại biểu quốc hội bỏ phiếu luật hoá… Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu là ví dụ…để dọn đường cho người Tàu đổ bộ vào…”.
Tôi thấy giật mình bởi những thông tin ở trên, bởi tác giả rất “khôn khéo giật tít” và lồng ghép “thật - giả” từng vấn đề để người đọc có cảm giác thông tin rất có logic, có căn cứ hợp lý nhằm hướng người đọc theo chủ ý của mình. Tuy chỉ là một người dân bình thường, ít có điều kiện tiếp cận với thông tin trên báo, đài hàng ngày, cũng chẳng được tham gia các diễn đàn chính trị, hoặc hoạt động xã hội. Nhưng tôi cũng như một số người dân cũng nhận thức được và không bao giờ tin vào mấy thông tin của tác giả nêu ở bài viết, bởi chúng tôi đều nhận thức được và hiểu rõ mục tiêu của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cùng với toàn dân mong muốn xây dựng và phát triển đất nước tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, chăm lo đời sống, nhất là thực hiện chính sách an sinh xã hội, mọi người được tự do cống hiến phấn đấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhất là trong những năm qua, với những quyết sách mới, cùng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, đất nước ta ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa Việt Nam thoát khỏi một nước nghèo, lạc hậu trở thành quốc gia đang phát triển. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đồng thời chúng ta đã có quan hệ đối ngoại với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; với quan điểm là tất cả các dân tộc trên thế giới đều là bạn của Việt Nam. Vì vậy chúng ta luôn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, đảm bảo các bên cùng có lợi và giữ vững chủ quyền quốc gia, trong các quan hệ đối ngoại luôn đảm bảo nguyên tắc đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, vậy nên quan hệ với nước láng giành cũng không nằm ngoại lệ. Chúng ta cũng đều hiểu trong những hoàn cảnh khó khăn, Việt Nam luôn có những giải pháp hợp lý để đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không để tạo ra mâu thuẫn dẫn tới xung đột, ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc.
Do đó, tác giả cho rằng “Trung Quốc phá nát kinh tế Việt Nam cũng nhờ CSVN. Phải nói là ĐCSVN được sinh ra là để thi hành những gì Trung Quốc sai bảo…” là không có căn cứ, không đúng với thực tế. Trung quốc cũng chỉ là bạn, là đối tác trong số các đối tác quan hệ làm ăn, cũng giống các nước khác như Mỹ, Nhật, Pháp, Nga, Hàn Quốc,…Chỉ có điều họ là láng giềng, có đường biên giới, họ là nước lớn, số dân đông gấp hàng chục lần chúng ta, cũng là nước có nhiều tiềm năng để Việt Nam khai thác, hợp tác phát triển kinh tế. Tất nhiên lịch sử cũng đã rõ ràng về việc Việt Nam chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm đô hộ của phong kiến phương bắc, nhưng đó là quá khứ, là lịch sử không thể phủ nhận được. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại hiện nay, bởi vì họ có quan điểm, đường lối phát triển đất nước của họ, chúng ta cũng có quan điểm, đường lối phát triển của Việt Nam, và quốc gia nào cũng phải tôn trọng, gìn giữ độc lập chủ quyền lãnh thổ của mình. Việc phê duyệt đầu tư trong thời gian vừa qua vào Việt Nam cho các đối tác nước ngoài bao gồm nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Hiện tượng nhiều dự án tại Việt Nam do chủ đầu tư là các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc đang triển khai tại Việt Nam, có những dự án chậm tiến độ, chất lượng kém, cùng với việc người dân Trung Quốc sang Việt Nam để du lịch, làm ăn, kinh doanh, có những người đã có hành vi thiếu thiện cảm, phản cảm, gây bức xúc trong dư luận. Những trường hợp như vậy không khỏi sự lo lắng, băn khoăn trong nhân dân, nhưng Đảng, Nhà nước cũng đã có rút kinh nghiệm, điều chỉnh, khắc phục những sai sót ấy. Nhưng không phải vì thể mà lợi dụng, phủ nhận sạch trơn những thành quả đất nước và người dân đang được thụ hưởng.
Vì thế không thể nhìn vào những biểu hiện của một vài hiện tượng mà kết luận vội vàng về chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đến đây các độc giả đã rõ về ý đồ của tác giả, nhằm đưa vấn đề chính trị vào trong bài viết hòng lợi dụng niềm tin của cộng đồng mạng, đưa tin rằng “…những kí kết tầm chính phủ giữa 2 quốc gia là những kí kết công khai nội dụng, những kí kết giữa 2 ĐCS là những kí kết bí mật… Tổng Bí Thư đưa những ý đồ của Trung Quốc vào Nghị Quyết Đảng… ý đồ đó được quán triệt cho đại biểu quốc hội bỏ phiếu luật hoá… Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu là ví dụ…để dọn đường cho người Tàu đổ bộ vào…”, chẳng hóa ra tác giả cho rằng người đọc chúng tôi không biết gì để đến mức tin vào những thông tin mà tác giả tự bịa ra. Tôi còn rất nhớ chuyến thăm của Tổng Bí thư đến Trung quốc và những vấn đề được bàn giữa hai Đảng, Nhà nước và những ký kết hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh ngiệp hai bên nhằm hợp tác phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch, dịch vụ,… Những thông tin về chuyến thăm của Tổng bí thư đều được đưa tin trên truyền hình và thông có báo chí, từ năm 2011 và đầu năm 2017, kể cả chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc sang Việt Nam chúng ta vào cuối năm 2017 nữa. Điều này mọi người dân đều rõ, tác giả có nói khác đi cũng không được. Mà gần đây nhất là chuyến thăm Liên bang Nga cũng đưa tin đầy đủ, đâu phải bí mật gì mà giấu giếm công luận.
Tôi chắc rằng, tác giả muốn đưa mấy vấn đề vừa rồi làm nóng dư luận, để công kích thêm cộng đồng mạng và lôi kéo nhiều người tham gia phản đối nhà nước, kêu gọi tụ tập biểu tình không được thì nói xấu chế độ, nói xấu Đảng nên mới loanh quanh viện dẫn hết điều này tới điểm kia, cuối cùng vẫn lộ ra chủ ý đưa Luật An Ninh mạng và Đặc khu vào bài viết, coi như có thêm minh chứng để hòng thuyết phục mọi người.
Dự thảo luật đã được công bố trên các phương tiện thông tin, nhằm mục tiêu hướng tới rằng đặc khu sẽ trở thành nơi đột phá vượt trội, đủ sức hợp tác và cạnh tranh quốc tế với những chính sách có tính chất đặc biệt, để thu hút đầu tư và phát triển, không những về mô hình kinh tế mà còn là mô hình chính quyền địa phương. Cùng với đó là những quy định về thể chế, phát luật, hệ thống bộ máy quản lý, vận hành và các điều kiện nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia với mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta có luật pháp, và mọi quốc gia cũng đều tuân theo luật pháp quốc tế. Quan hệ đối ngoại, hợp tác làm ăn cũng phải trên những nguyên tắc, điều khoản thống nhất, đảm bảo lợi ích các bên và chủ quyền lãnh thổ. Trong nội dung của Dự thảo Luật không có bất cứ quy định nào để cho một quốc gia nào đầu tư độc quyền, kể cả Trung Quốc; cũng không có quy định nào về việc chỉ cho một nước thuê toàn bộ đất đặc khu, và cũng chẳng có nội dung nào liên quan đế việc dọn đường cho tổ chức, cá nhân hay quốc gia nào vào đặc khu cả, kể cả Trung Quốc. Còn về thời gian cho thuê đất là 99 năm, song khi thảo luận, xét thấy chưa hợp lý và cần tiếp tục lấy ý kiến của nhân dân để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nên Quốc hội quyết định lùi thời hạn thông qua dự luật này vào thời điểm thích hợp, chứ không hề có định hướng nhằm “…để dọn đường cho người Tàu đổ bộ vào…” như tác giả Đỗ Ngà nêu trong bài viết.
Tôi thiết nghĩ, chúng ta có đủ tự tin, lòng tự hào về sự phát triển của đất nước với truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử thì độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ chắc chắn không bao giờ có kẻ thù nào, quốc gia nào xâm phạm mà chúng ta để yên. Cho dù có những thông tin khi đọc cũng chẳng có chỗ nào đáng tin như bài viết trên đây, song mỗi người Việt Nam vẫn cần có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đầy đủ hơn và thể hiện tinh thần ủng hộ đối với những chủ trương đổi mới, phát triển đất nước, tỉnh táo hơn trước những thông tin trên trang mạng hòng nói xấu chế độ, lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để kích động, lôi kéo, bôi nhọ Đảng, Nhà nước gây nghi ngờ trong nhân dân, gây mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, vị thế của đất nước, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc như bài viết của tác giả Đỗ Ngà là việc làm hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận. 










Không gì có thể phủ nhận được giá trị của CM Tháng Mười Nga




CM Tháng Mười Nga năm 1917 đã có lịch sử 101 năm. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất, có tầm vóc lịch sử và hiệu ứng xã hội rộng lớn, sâu sắc nhất trong đời sống thế giới nhân loại trong thế kỷ XX. Đó là sự thật! Sự thật là chân lý không gì có thể phủ nhận được.
Như một điệp khúc quen thuộc, cứ mỗi dịp kỷ niệm CM Tháng Mười hàng năm, các thế lực phản động lại tìm mọi cách xuyên tạc lịch sử, cố tình hạ thấp tầm vóc của CM Tháng Mười và bôi nhọ CNXH. Chúng ra sức khai thác sự kiện xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã để tuyên truyền điều giả dối rằng: CN M-LN đã lỗi thời, CNXH đã chấm dứt, chỉ có chủ nghĩa tư bản là văn minh và bền vững,… hòng làm nhiễm độc bầu không khí tinh thần của xã hội. Chúng xuyên tạc trắng trợn và thâm độc rằng: CM Tháng Mười Nga chỉ là một cuộc đảo chính, những người cộng sản do V. I. Lê-nin lãnh đạo chỉ là quân phiến loạn, rằng đây là một cuộc CM đẻ non. Họ quy chụp nguyên nhân của sự biến xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu làm tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa là từ CM Tháng Mười. Đó là sự xuyên tạc lịch sử và chân lý, tỏ rõ một thái độ vô đạo lý cần phải vạch trần và phê phán.
Lịch sử đã cho thấy:
Với thắng lợi của CM Tháng Mười, một thời đại mới đã bắt đầu - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới. Thắng lợi của CM Tháng Mười đã khai sinh ra CNXH hiện thực, với chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản đã ở vào vị thế Đảng cầm quyền. Trước CM Tháng Mười, nước Nga với chế độ chuyên chế Nga hoàng được ví như tù ngục lớn nhất của các dân tộc phương Đông. Cách mạng đã lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, của lực lượng chuyên chế phong kiến Nga hoàng, xóa bỏ tình cảnh nô lệ của quần chúng Công - Nông, đem lại cho họ quyền tự do, dân chủ và địa vị làm chủ xã hội. Hai sắc lệnh của chính quyền Xô Viết được ban bố ngay trong CM Tháng Mười: sắc lệnh về hòa bình và sắc lệnh về ruộng đất đã minh chứng cho điều đó.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Nhà nước kiểu mới đã ra đời, xác lập quyền lực của nhân dân, nhân dân trở thành người chủ, nắm lấy quyền lực nhà nước và tự quyết định vận mệnh của mình. Cùng với Nhà nước kiểu mới đó, nền dân chủ cho số đông, dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và thực hiện. Đó là những dấu hiệu căn bản đặc trưng cho chính thể mới trong một chế độ xã hội kiểu mới, khác về nguyên tắc và bản chất so với chính thể tư sản và chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa đã bị phủ định bởi CM Tháng Mười vĩ đại – “Cuộc cách mạng mười ngày rung chuyển thế giới” như nhận định của Jôn-Rít[1].
CM Tháng Mười, với dấu ấn lãnh đạo thiên tài của V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga không phải là một hiện tượng thuần Nga mà thực sự có ý nghĩa quốc tế phổ biến và mang tầm vóc thời đại, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới hiện đại. Nhân loại được thức tỉnh bởi sự kiện này và từ đây lịch sử đã sang trang mới, với sự khẳng định sức mạnh sáng tạo vĩ đại của quần chúng nhân dân, trong tư cách là chủ thể làm nên lịch sử. Các thế hệ những người cách mạng, các dân tộc mang khát vọng tự do, công bằng và bình đẳng ở khắp mọi nơi đã nhận được từ di sản CM Tháng Mười những xung lực mới để hành động, nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, thúc đẩy sự phát triển vì độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ và CNXH. Những giá trị, lý tưởng và mục tiêu đó được sinh thành từ CM Tháng Mười, được gìn giữ và phát huy trong thực tiễn phong trào cách mạng của thế kỷ XX, hiện nay và mãi về sau. Đó là những giá trị bền vững xuyên suốt thời gian, nguồn sáng vô tận soi sáng con đường cách mạng của các dân tộc trên thế giới. Rõ ràng, giá trị, sức sống và ý nghĩa của cuộc CM Tháng Mười là một thực tế lịch sử không gì có thể phủ nhận. Nó đã ở trong lương tâm và ký ức nhân loại, đang tiếp tục định hướng cho sự phát triển của thế giới đương đại trong cuộc hành trình tới độc lập, tự do và CNXH. Thành quả vĩ đại của CM Tháng Mười đã trở thành giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân loại.
Quy luật của tự nhiên: lịch sử phát triển không theo một đường thẳng tắp mà trải qua những dích dắc thăng trầm. Dự báo của C. Mác sau khi tổng kết Công xã Pa-ri và lịch sử cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp (1848 – 1850) đã chỉ ra rằng: “Cách mạng có thể thất bại nhưng cách mạng sẽ không bao giờ bị tiêu diệt…”[2], để tin tưởng và hy vọng những nhân tố xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển ngay trong lòng của CNTB hiện đại. Sức sống và những giá trị của CNXH đương đại sẽ phục sinh trong một thế giới đầy biến động của thế kỷ XXI này. Hơn nữa, cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay (trong đó có Việt Nam) cũng sẽ nhất định có bước phát triển mới để sinh thành “CNXH hiện thực mới”!
CM Tháng Mười Nga thành công còn mang tính chất vạch thời đại ở chỗ, CNXH sinh thành trong cuộc CM này dù là đơn nhất nhưng đã mang ý nghĩa phủ định về nguyên tắc đối với CNTB. Từ đây, sự lựa chọn con đường phát triển không chỉ duy nhất là tư bản chủ nghĩa mà còn là xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên CNXH; lô-gích lịch sử - tự nhiên của phát triển xã hội đã có sự hiện diện của con đường không qua CNTB. Đó là tính chất và nội dung của thời đại mới do CM Tháng Mười khai sinh. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam, Cách mạng Trung Quốc (1949) và Cách mạng Cu Ba (1959) là những cuộc cách mạng điển hình nhất trong thế kỷ XX, được dẫn dắt và soi sáng bởi CM Tháng Mười là những minh chứng thực tế, rõ ràng, không thể phủ nhận sự thực của lịch sử, không một thế lực phản động nào có thể xuyên tạc được.
Với những giá trị khai sáng, giải phóng phát triển của CM Tháng Mười trong 101 năm qua đã cho thấy: mặc dù CNXH còn đang trong quá trình phát sinh, định hướng và định hình, CNTB đang có những biển đổi, thích nghi, nhưng CNXH vẫn là một tất yếu, tương lai và triển vọng của lịch sử thuộc về CNXH chứ không thuộc về CNTB. Bỡi lẽ, trong lịch sử tồn tại gần 600 năm, CNTB luôn tích tụ những nhân tố của CNXH để phủ định nó. CNXH hiện thực với mô hình Xô Viết đã bị thực tiễn vượt qua và CNXH hiện thực mới đang định hình trong cải cách, đổi mới là sự lựa chọn cho tương lai. V. I. Lê-nin đã dự báo rằng: sớm hay muộn, trước hay sau rồi sẽ đến lúc các dân tộc đều lựa chọn CNXH như con đường phát triển tất yếu của mình; mỗi dân tộc sẽ đem vào sự nghiệp xây dựng CNXH cả những đặc điểm, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc mình, tạo nên tính phong phú đa dạng các mô hình phát triển của CNXH.
Giá trị của CM Tháng Mười nhắc nhở chúng ta phải luôn trung thành với lý tưởng và mục tiêu của cuộc CM vĩ đại ấy.
Đã 101 năm lịch sử đi qua từ đó, với biết bao sự kiện mà nhân loại đã chứng kiến, có thành công và cả thất bại, có vinh quang chói sáng và cả những bi kịch cay đắng. Nhưng những giá trị của CM Tháng Mười sẽ không bao giờ bị tiêu diệt. Đó là lời khẳng định xuất phát từ xu thế vận động của lịch sử là không ngừng tiến lên, không ngừng phát triển; từ sức sống bền bỉ của các cuộc CM chân chính, đích thực.
Những bài học từ CM Tháng Mười và lịch sử hơn một thế kỷ xây dựng CNXH hiện thực vẫn còn nguyên giá trị, tính thời sự sâu sắc và vẫn mãi còn hữu ích cho hậu thế trong việc nhận thức đầy đủ những chân lý giá trị của CM Tháng Mười, từ sự thật những gì đã xảy ra, từ chân lý của khoa học và CM. Những giá trị ấy càng thức tỉnh và đòi hỏi các thế hệ phải ghi nhớ bài học đạo lý về lòng biết ơn và sự trung thành với CM, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xây dựng và phát triển xã hội mới tốt đẹp mà CM Tháng Mười đã mở đường, chỉ hướng.
Cải cách, phát triển là một xu thế tất yếu nhưng khi vận hành, nó vấp phải không ít những lực cản, sức ỳ đã trở thành quán tính, thành thói quen, mà như V. I. Lê-nin từng nói, “thói quen là điều đáng sợ nhất”. Trong lịch sử 101 năm CM Tháng Mười, việc chấm dứt NEP[3] một cách vội vã, chủ quan, duy ý chí trong khi nó chưa kịp bén rễ bền chặt trên mảnh đất của hiện thực Xô Viết (sau khi V. I. Lê-nin mất năm 1924), khác nào như một hành vi “tự rút máu ra khỏi cơ thể”. Điều đó nhắc nhở chúng ta, không bao giờ được lấy ý chí chủ quan thay thế cho quy luật khách quan.
Những sai lầm có tính nguyên tắc trong quá trình cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến kết cục đổ vỡ, như một tấn bi kịch nát lòng trong lịch sử CNXH hiện thực cuối thế kỷ XX lại cho thấy ý nghĩa cảnh báo sâu xa của V. I. Lê-nin: mất phương hướng chính trị trong những thời điểm bước ngoặt, đối với một Đảng cầm quyền (Đảng Cộng sản Liên Xô) giống như một hành động tự sát. Giờ đây, khi CNXH đang cải cách và đổi mới để vượt qua những khó khăn, thử thách thì việc những người CM tự ý thức sâu sắc những bài học đã qua - “những bài học được chiết xuất từ những vị thuốc đắng của lịch sử” để không rơi vào vết xe đổ, tự hủy hoại lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thực tiễn phát triển của CM Việt Nam, di sản vĩ đại và cao quý Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những kinh nghiệm được tổng kết qua chặng đường  hơn 30 năm đổi mới, đã minh chứng cho lòng trung thành và niềm tin của chúng ta với CM Tháng Mười, với CN M-LN để vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng và dân tộc ta đã chọn. Đó là con đường được soi sáng bởi CM Tháng Mười, dẫn dắt chúng ta đến một nền độc lập, tự do thực sự mà lợi ích dân tộc, độc lập, thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, một CNXH thấm nhuần sâu sắc bản chất khoa học, CM và nhân văn, thống nhất hữu cơ giữa tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp với tinh thần thời đại và chủ nghĩa quốc tế chân chính. Đó là điều không thể phủ nhận.
Đánh giá lịch sử không chỉ cần tôn trọng sự thật, bảo vệ chân lý mà còn cần thước đo đạo đức và văn hóa. Sự phê phán chân chính bao giờ cũng hướng tới xây dựng và phát triển; ngược lại, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đối với di sản thiêng liêng của CM Tháng Mười sẽ trở nên lạc lõng và làm phẫn nộ triệu triệu con tim và khối óc của những người biết tôn trọng lương tri và phẩm giá.




[1] - Nhà văn, nhà báo người Mỹ.
[2] - Tìm trích dẫn nhé.
[3] - Chương trình cải cách kinh tế diễn ra tại Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1929.

Nhận diện đúng để loại trừ quan điểm thù địch, sai trái, bảo đảm Luật An ninh mạng được thực thi hiệu quả



                                                   
LANM được Quốc hội Nước CHXHCN VN khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 12-6-2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2019. Đây là một bảo đảm quan trọng trong thực thi quyền con người của VN.
Như đã biết, sau khi thực hiện nhiều hoạt động nhằm gây sức ép, nhưng vẫn không ngăn được việc Quốc hội thông qua LANM, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân có ý đồ đen tối tiếp tục các hành vi chống phá, nhất là khi Chính phủ công bố lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thi hành LANM. Các đối tượng trên càng hoạt động ráo riết hơn với rất nhiều thủ đoạn, hòng tạo làn sóng phản đối, cản trở việc thực thi và đòi xóa bỏ Luật này. Chúng phát tán trên mạng xã hội, cho rằng: LANM “đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư” và “tạo nên gánh nặng lớn về kinh tế cho doanh nghiệp”, “LANM vi phạm tư do ngôn luận, báo chí, internet”; “Luật An ninh vi phạm quyền con người”. Nhiều hãng thông tấn, báo chí phương Tây và nhiều trang web có máy chủ đặt ở ở nước ngoài cố tình xuyên tạc, cản trở việc thực thi LANM của VN. Điển hình là Tọa đàm trên BBC Tiếng Việt (online) có đối tượng, cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm 3 quyền của người dân”, đó là: quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận và quyền sử dụng internet. Ở Hoa Kỳ, 17 nghị sĩ cực đoan đã viết thư cho Google và Facebook đề nghị nên rời bỏ VN, Hội đồng Châu Âu trong một nghị quyết về VN cũng có những phản ứng tiêu cực về LANM, v.v. Có thể nói, chưa bao giờ các thế lực thù địch lại có kế hoạch bài bản, chi tiết, nhằm xuyên tạc, loại bỏ bộ luật nào như đối với LANM.
Thực tiễn minh chứng, từ khi Nhà nước VN dân chủ cộng hòa (nay là CHXHCN VN) ra đời, quyền con người, quyền và lợi ích của công dân đã được bảo đảm cả về mặt pháp lý và trên thực tế. Các quyền đó đã được ghi nhận, bảo đảm nhất quán, xuyên suốt trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Hiến pháp 2013 đã giành một chương (Chương II) để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã quy định đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc mà VN tham gia. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi, ban hành nhiều luật, bộ luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức nói chung và đảm bảo quyền con người nói riêng[1]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực, an sinh xã hội được bảo đảm và ngày càng được nâng lên. Đây chính là cơ sở quan trọng để quyền con người, nhất là những quyền cơ bản được đảm bảo trên thực tế ngày một tốt hơn. Ở VN, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ hạn chế các hành vi gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, ngày 01-12-1997, VN đã hòa mạng internet toàn cầu; hiện nay, VN là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet và các mạng xã hội đứng đầu khu vực. Ở nước ta nền tảng kỹ thuật - thông tin dựa trên internet, mạng xã hội, các website, nhất là: Facebook, Messenger, Zalo, YouTube,… và các mạng lưu trữ, tra cứu, trao đổi thông tin, như: Yahoo.com; Google.com,… được bảo đảm đầy đủ, đồng bộ. Điều này không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn bảo đảm cho người dân được hưởng thụ đầy đủ hơn các quyền con người, quyền công dân; trong đó, có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do sử dụng internet, mạng xã hội. Tuy nhiên, sự ra đời internet, mạng xã hội đã đặt ra những thách thức mới đối với nhân loại; đó là, phải đối diện với một hệ thống thông tin phức tạp, như: tình trạng thông tin khó kiểm chứng, thông tin sai sự thật, thông tin độc hại về đạo đức, lối sống, xâm hại về tinh thần đối với con người, v.v. Về phương diện chính trị, đối với các nhà nước, internet, mạng xã hội là vũ khí lợi hại mà các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược chống phá, lật đổ chế độ, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích của công dân. Ở VN, chúng đã và đang tận dụng internet, mạng xã hội làm phương tiện chủ yếu trong việc tuyên truyền, chống phá chế độ xã hội, Nhà nước ta. Chúng đã sử dụng hacker (tin tặc) tấn công mạng, gây ra những tổn hại về kinh tế, xã hội; điển hình là vụ tin tặc tấn công hàng loạt website sân bay trong nước (tháng 3-2017), khiến cho nhiều chuyến bay bị gián đoạn, hủy bỏ, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Đối với quyền con người, quyền và lợi ích công dân, internet, mạng xã hội là một công cụ mà kẻ xấu có thể sử dụng để tán phát thông tin thất thiệt vì những mục tiêu xấu độc, đê hèn, như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; khủng bố tinh thần, đe dọa đưa lên mạng những thông tin đời tư,… khiến cuộc sống nhiều gia đình bị xáo trộn, thậm chí đã có nhiều người phải tìm đến cái chết. Cách đây không lâu (ngày 10, 11-6-2018), các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã câu kết với nhau, lợi dụng internet, mạng xã hội kích động biểu tình, gây rối ở một số tỉnh khi Quốc hội thảo luận Luật Đặc khu, thông qua LANM là một ví dụ. Vì vậy, VN cần có LANM, nhằm xác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, nhà nước, các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cơ sở chính trị, pháp lý quốc tế của LANM là quyền dân tộc tự quyết, quyền này được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc 1945 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 (VN đã gia nhập 1982). Nhắc lại quyền dân tộc tự quyết để thấy LANM hoàn toàn tương thích với Luật quốc tế về quyền con người, không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia; là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong thời đại kỹ thuật số. Đó là bảo vệ không gian điện tử và tài nguyên số của VN; đồng thời, cũng là cơ sở để bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
LANM, gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là: 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; 2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, sự quản lý thống nhất của Nhà nước,… 3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng… bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng,… (Điều 4). Hoàn toàn không có chuyện LANM “xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận và quyền sử dụng internet”. Luật chỉ áp dụng các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau: 1. Chống Nhà nước; 2. Xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đó là: (1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN VN; (2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,… (3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội,… xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc,… (5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội,... (6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. (Điều 8).
Trong hệ thống pháp luật của VN hiện nay, LANM được thiết kế đồng bộ với Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật khác, như: Luật báo chí (2016); Luật Tiếp cận thông tin (2016) và Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng, v.v. Đối với quyền con người, LANM hoàn toàn phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người nói chung, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) nói riêng.
Trên thế giới, hiện nay đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có: Hoa Kỳ, Canada, Australia, Đức, Pháp,…) có quy định bắt buộc các doanh nghiệp mạng phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ nước mình. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi LANM có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải chuyển lưu trữ dữ liệu về VN là hoàn toàn khả thi. VN là một thị trường lớn của Google và Facebook, họ có quyền lựa chọn đi hoặc ở; cũng như VN có quyền lựa chọn những trang mạng khác. Tuy nhiên, đối với VN, việc bảo vệ, bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng luôn được đặt lên hàng đầu.
Xét về quyền con người, quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, LANM hoàn toàn không có bất cứ hạn chế, vi phạm nào đối với quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhóm xã hội và doanh nghiệp. Trái lại, Luật An ninh mang là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp người dân và doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị “ô nhiễm” thông tin như bảo đảm không khí, nước uống và thực phẩm sạch cho sức khỏe con người.
Như vậy, sự phản ứng tiêu cực về LANM của những người xấu là điều dễ hiểu. Bởi vì, với các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, chống chế độ, Nhà nước VN thì đây là hành động pháp lý, tước đi vũ khí quan trọng mà chúng có thể sử dụng để thực hiện mục tiêu chống phá, lật đổ chế độ, chuyển hóa chế độ sang con đường “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập. Việc ban hành và thực hiện nghiêm LANM là một trong những bảo đảm quan trọng và là biện pháp hữu hiệu để bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây chính là vũ khí pháp lý để ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng, xâm hại, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, các quyền con người, quyền công dân. Do đó, cần phải tỉnh táo, nhận diện đúng, để loại trừ những quan điểm thù địch, sai trái, bảo đảm LANM được thực thi có hiệu quả.





[1] - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016); Luật Báo chí (năm 2016); Luật Trợ giúp pháp lý (năm 2017), Luật Đặc xá (năm 2018), v.v