Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Đối với một ngành dịch vụ mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cảm xúc của mỗi con người thì hầu như rất khó để có thể vừa lòng hết thảy. Tuy nhiên, trên một phương diện nào đó, cảm xúc hay nhận xét của số đông sẽ là quyết định cuối cùng. Ngành du lịch cũng là một ngành như thế. Và để bàn về vấn đề này, chắc có lẽ phải cần một đề án quy mô với những khảo sát vĩ mô, mất rất nhiều thời gian. Vì không có điều kiện làm một đề án như thế nên trong bài viết này, Viet Fun Travel chỉ tổng hợp những thông tin đã sẵn có và tập hợp lại. Chúng ta hãy xem thử du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế họ nhận xét ra sao và có cảm xúc như thế nào...
Đối với một ngành dịch vụ mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cảm xúc của mỗi con người thì hầu như rất khó để có thể vừa lòng hết thảy. Tuy nhiên, trên một phương diện nào đó, cảm xúc hay nhận xét của số đông sẽ là quyết định cuối cùng. Ngành du lịch cũng là một ngành như thế. Và để bàn về vấn đề này, chắc có lẽ phải cần một đề án quy mô với những khảo sát vĩ mô, mất rất nhiều thời gian. Vì không có điều kiện làm một đề án như thế nên trong bài viết này, Viet Fun Travel chỉ tổng hợp những thông tin đã sẵn có và tập hợp lại. Chúng ta hãy xem thử du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế họ nhận xét ra sao và có cảm xúc như thế nào.
1. Độc đáo vùng Tây Bắc
Ruộng bậc thang Sapa – bức tranh đồng quê tuyệt vời ở vùng núi cao
Hầu như khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đều từng được nghe nói đến Sapa. Sapa là vùng núi cao của Tây Bắc, một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đến với Sapa, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang nơi đây, nhất là ở vùng Mù Cang Chải. Cũng như ở những vùng núi Tây Bắc khác, ruộng bậc thang ở Sapa có hai mùa đẹp và cuốn hút nhất là mùa nước đổ và mùa lúa chín vàng. Ruộng bậc thang của Sa Pa đã tồn tại suốt hàng trăm năm, được tạo nên từ những người dân tộc Dao, H'Mông, Hà Nhì…Vẻ đẹp của các thửa ruộng bậc thang đã khiến Sapa trở thành điểm đến rất thu hút khách du lịch, đặc biệt là những người đam mê nhiếp ảnh, hội họa.

Ruộng bậc thang Sapa vào mùa lúa chín như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp
Vẻ đẹp của Sapa đã khiến cho nhiều du khách quốc tế khi đến đây phải ngỡ ngàng. Và không lạ gì khi Sapa của Việt Nam được nhiều báo chí nước ngoài đưa tin, bình chọn là một trong những điểm đến du lịch đẹp nhất thế giới. Gần đây, trang web nổi tiếng Mother Nature giới thiệu 30 điểm đến đẹp nhất thế giới và trong đó có tên Sapa đứng ở vị trí thứ 2. Cũng theo trang này nhận định, ở khu vực Đông Nam Á có rất nhiều thắng cảnh đẹp, và ruộng bậc thang Sapa là một trong những thắng cảnh tuyệt vời như thế. Cùng là những thửa ruộng bậc thang nhưng ở mỗi thời điểm, những thửa ruộng này khoác rất nhiều bộ áo từ màu trắng lung linh của mùa nước đổ đến màu xanh rì khi lúa đang thì con gái và trở nên vàng óng ả vào mỗi dịp lúa chín, gần đến mùa thu hoạch.
“Chợ tình” - Nét văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số Tây Bắc
Ở vùng núi cao miền Bắc, nhiều du khách quốc tế đến đây rất ngạc nhiên khi biết ở đây từ trước đến nay tồn tại đến 3 chợ tình. Đó là chợ tình ở Sapa, thị trấn trong sương, nơi được xem là lạnh nhất nước; chợ tình Khau Vai, mảnh đất của cao nguyên đá, của núi đá tai mèo nhọn hoắc và chợ tình Mộc Châu, vùng thảo nguyên bạt ngàn cỏ hoa. Chợ tình là phiên chợ để trai gái vùng cao về tìm kiếm bạn tình, hẹn hò và nên duyên vợ chồng. Trong mắt bạn bè, du khách quốc tế, “chợ tình” ở vùng Tây Bắc Việt Nam là một nét văn hóa rất độc đáo và thú vị.

“Chợ tình” là phiên chợ để trai, gái tìm kiếm bạn tình và hẹn hò
Ngày xưa, chợ tình ở Sapa thường họp vào tối thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì chợ tình này dần biến mất. Chợ tình Sapa có nguồn gốc lâu đời nhất giờ chỉ còn là tàn tích. Còn chợ tình Mộc Châu, mỗi năm chỉ họp một lần từ chiều mùng 1 đến trưa mùng 2 tháng 9 là tan. Người H'Mông ở vùng Tây Bắc coi đây là dịp Tết của họ. Sau này, người dưới xuôi lên cao nguyên Mộc Châu sống và làm ăn nhiều, coi dịp này là Tết độc lập của người H’Mông ở Tây Bắc. Nhưng ý nghĩa nguyên thủy của ngày Tết này chính là ngày hội tình yêu. Hiện nay, chợ tình Sapa bị du lịch và thương mại lu mờ; chợ tình Mộc Châu không còn ý nghĩa nguyên thủy của nó và chợ tình Khau Vai là nơi vẫn còn giữ gần như là trọn vẹn cả chất “chợ” và chất “tình”.
2. Cuộc sống người dân qua những gánh hàng rong
Đến Việt Nam đâu đâu người ta cũng có thể bắt gặp những gánh hàng rong của các bà, các mẹ, các chị trên phố. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An Huế; những gánh hàng rong đã góp phần tô điểm thêm nét văn hóa Á Đông “buôn gánh, bán bưng” của người dân Việt Nam thêm phần sống động, đặc sắc. Những gánh hàng rong như những “cửa hàng di động” tìm tới từng khách hàng tiềm năng ở mọi ngóc ngách, nẻo đường. Du khách có thể mua trái cây, bịch bánh đến chai nước. Qua những gánh hàng rong, du khách không chỉ thấy được nét văn hóa đời sống thường ngày của người dân Việt Nam mà còn là hình ảnh của những mảnh đời mưu sinh cơ cực.

Một gánh hàng rong mưu sinh trên đường phố Sài Gòn
3. Sự hấp dẫn của những món ăn đường phố
Du lịch đến Việt Nam, nhiều du khách quốc tế đôi lần ăn những món bình dân như bột chiên, gỏi cuốn, bánh xèo v.v.. ở vỉa hè hoặc trên đường phố. Đây là nét văn hóa buôn bán khá đặc trưng của người dân Việt Nam. “Các món ăn đường phố” của Việt Nam đã góp phần làm phong phú và đa dạng hơn các món ăn ngon của nền ẩm thực Việt Nam. Và từ lâu, trong mắt bạn bè quốc tế, đó là 1 phần văn hóa ẩm thực. Ngoại trừ những điểm bị cấm, và không bàn đến vấn đề an toàn thực phẩm thì các món ăn đường phố Việt Nam trong mắt du khách, bạn bè quốc tế là rất thơm ngon và hấp dẫn. Du khách nước ngoài có thể ngồi ở công viên 23/9 Sài Gòn để thưởng thức 1 ly café bệt, cũng có thế tạt vào một hàng quán nào đó thưởng thức 1 tô bún riêu, bún đậu mắm tôm hay một dĩa gỏi cuốn…
4. Ẩm thực Việt Nam ngon và hấp dẫn
Hình như chẳng có du khách nước ngoài nào đến Việt Nam mà không biết đến các món như phở, bún, bánh xèo… Ở mỗi vùng miền, du khách có thể tìm thấy những món ăn ngon, đặc sản riêng có của vùng đó như ở miền Tây có canh chua cá linh bông điên điển, chuột đồng nướng, đuông dừa…; miền Bắc thì có bún đậu mắm tôm, phở gia truyền…; Huế thì có bún bò Huế, bán bèo bánh bột lọc; Nha Trang, Khánh Hòa thì có bún sứa, bún chả cá… Sự đa dạng và phong phú của các món ăn Việt Nam đã là một điều hấp dẫn, khiến du khách quốc tế phải nhớ đến và ấn tượng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc lôi cuốn, thu hút du khách quốc tế tìm đến Việt Nam tham quan, du lịch và trải nghiệm các món ăn ngon.

Ẩm thực Việt Nam được nhiều du khách quốc tế đánh giá là ngon và hấp dẫn
5. Nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như tranh
Việt Nam trải dài từ Nam chí Bắc, khắp các vùng miền hầu như nơi nào cũng có những danh lam, thắng cảnh nổi bật thu hút du khách; có thể kể đến những thắng cảnh tuyệt vời như đảo Phú Quốc, vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, cố đô Huế, Mũi Né – Phan Thiết, Bán đảo Sơn Trà, vịnh Hạ Long, công viên quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Quảng Bình v.v.. Trong mắt bạn bè, du khách quốc tế, du lịch Việt Nam nhờ sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên, nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời mà góp phần không nhỏ trong việc phát triển và nâng cao doanh thu của “ngành công nghiệp không khói”. Nếu chỉ ngày 1 ngày 2 mà muốn khám phá hết non nước, cảnh đẹp của Việt Nam thì e không có đủ thời gian. Theo đánh giá của nhiều du khách quốc tế, Việt Nam chính là điểm đến du lịch lý tưởng nhất ở khu vực Đông Nam Á.
6. Bề dày văn hóa, lịch sử
Việt Nam có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với những phong tục, lễ hội truyền thống phong phú và đa dạng. Ở mỗi vùng miền, du khách quốc tế có thể bắt gặp những nét văn hóa khác nhau từ cách ăn uống, đi lại đến cách xã giao và đặc biệt là các tập tục, lễ hội. Nếu như du khách quốc tế đến với miền Tây sẽ phải ngạc nhiên và cảm thấy thú vị với cảnh sinh hoạt trên thuyền ghe, sông nước thì khi đến vùng đất đỏ Tây Nguyên sẽ bị hấp dẫn khi bắt gặp một người dân ngồi trên lưng voi điều khiển chở du khách đi tham quan. Hay, du khách cũng có thể đổi cảm giác với việc ngồi nhấm nháp một ly bia ở phố cổ Hà Nội rồi lại tiếp tục thử trải nghiệm cảm xúc bằng một chuyến dạo bộ phố lồng đèn ở Hội An…

Du khách quốc tế uống bia hơi ở phố cổ Hà Nội
Ngoài ra, đến với Việt Nam, du khách quốc tế còn có dịp biết thêm về một đất nước có bề dày lịch sử qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc bằng các Tour du lịch Côn ĐảoPhú Quốc hay đơn giản vào thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh, dinh Độc Lập ở thành phố Hồ Chí Minh v.v.. Không lạ gì khi nhiều du khách quốc tế nhận xét, Việt Nam là đất nước có bề dày văn hóa và lịch sử nhất, nhì khu vực Đông Nam Á.
7. Tết Nguyên Đán là một kỳ nghỉ tuyệt vời của người Việt Nam
Rất nhiều du khách quốc tế đến với Việt Nam vào dịp tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) họ tỏ ra khá ngạc nhiên và thích thú với Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Đối với họ, kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán là một kỳ nghỉ tuyệt vời của người Việt Nam. Tết là đợt nghỉ dài, mọi người đi thăm nhau, chúc cho nhau 1 năm mới đầy thành công và may mắn. Người lớn những ngày tết thường đi thăm họ hàng, bà con lối xóm, trẻ nhỏ được lì xì, mừng tuổi ông bà, cha mẹ… Nhiều du khách nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam đều cảm thấy thích những ngày Tết cổ truyền này cùng những phong tục khác lạ, độc đáo của người dân Việt Nam. Có người nhận xét Tết ở Việt Nam là một kỳ nghỉ lạ lùng, là một kỳ nghỉ của sum vầy, đoàn viên và của không khí gia đình. Đặc biệt du khách quốc tế còn rất ấn tượng với các tên gọi tương ứng với từng năm ở Việt Nam.

Theo du khách quốc tế, Tết Nguyên đán là một kỳ nghỉ rất đặc biệt của người Việt Nam
8. Điểm đến du lịch tuyệt vời
Theo nhận xét của nhiều du khách quốc tế thì Việt Nam là nước du lịch thuộc nhóm có chi phí rẻ nhất thế giới. Đến đây du lịch, du khách quốc tế khá an tâm vì an ninh ở Việt Nam nhóm tốt nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Việt Nam cũng là điểm khiến đa số du khách quốc tế hài lòng khi đến du lịch tại nơi đây. Nhiều du khách quốc tế khen ngợi Việt Nam chính là điểm đến du lịch tuyệt vời nhất mà họ từng biết.
Bên cạnh những đánh giá tốt như trên, du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế vẫn có những điểm hạn chế, điểm chưa được như ép khách mua hàng, không trả tiền thối, tiền thừa, tính giá tiền khách nước ngoài cao hơn khách nội địa; nạn chèo kéo, nói thách, ăn xin, móc túi, cướp giật hay tình trạng xả rác bừa bãi, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người dân còn kém. Ngoài ra, còn khá nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam rất ám ảnh về giao thông ở Việt Nam do người tham gia giao thông chưa chấp hành đúng luật quy định hay việc một số ít tài xế taxi thường chạy lòng vòng để lấy nhiều tiền của du khách. Đây là những điểm “nhức nhối”, những điểm chưa được mà ngành du lịch Việt Nam cần sửa đổi, từng người dân Việt Nam cần thay đổi, nâng cao ý thức hơn nữa. Có như vậy, trong mắt bạn bè quốc tế, du lịch Việt Nam luôn tạo được cảm tình và những đánh giá, phản hồi tích cực.
Viet Fun Travel tổng hợp

CNN ca ngợi võ sư Việt Nam truyền bá Vovinam ra thế giới

v
Bên cạnh bức ảnh, CNN dẫn lời ông Chiếu nói rằng: "Tôi đã chọn con đường này bởi vì niềm đam mê của tôi và tinh thần thể thao của môn võ và bởi vì tôi đã học nó nên tôi phải trả ơn cho những người thầy của mình. Đó là số mệnh của tôi”.
ĐNĐT - Trong chuyên mục “Từ con người trở thành anh hùng” ngày 26-11, hãng tin CNN đã có bài phóng sự về ông Nguyễn Văn Chiếu với tựa đề “Nguyễn Văn Chiếu - Sứ mệnh truyền thụ Vovinam ra thế giới” để viết về cuộc đời và nỗ lực của ông trong việc đưa tinh hoa Võ học Việt Nam ra nước ngoài.
CNN viết rằng, người đàn ông 65 tuổi đời đã dành trọn cuộc đời để truyền thụ tinh hoa võ học Việt Nam, môn phái Vovinam.
Theo đó, CNN cho hay, ông Chiếu đã bỏ hơn 40 năm trời để phát triển Vovinam. Môn phái võ học này hiện vẫn còn nhiều người theo đuổi là nhờ có một phần nỗ lực rất lớn của ông Chiếu. Ở tuổi mình, ông có thể được thông cảm vì muốn nghỉ ngơi, nhưng ông cho biết, còn nhiều việc phải làm.  
“Giấc mơ của tôi là mở một học viện, một trường võ thật lớn để nhiều người ở nước khác tới Việt Nam nghiên cứu và học Vovinam”, CNN dẫn lời ông Chiếu nói.
Theo ông Chiếu, Vovinam phù hợp với mọi người, đặc biệt là thích hợp cho các chương trình huấn luyện quân sự và tự vệ cho phụ nữ.
Được Tổ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938, Vovinam hội tụ các yếu tố của võ dân tộc Việt Nam và các võ phái khác từ khắp thế giới.
Vovinam là sự kết hợp các yếu tố cương, nhu để triệt tiêu một cuộc tấn công bằng võ thuật của đối phương, ông Chiếu cho biết.
Tập luyện từ lúc 16 tuổi, ông Chiếu đã bắt đầu dạy võ vào đầu những năm 1970 và trở thành giám đốc trung tâm huấn luyện tại Bình Định.
Năm 1979, ông là người đầu tiên tái lập bộ môn Vovinam tại Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.
Khởi đầu ở nước ngoài năm 1990, lấy Belarus làm điểm xuất phát, đến nay, Vovinam đã có mặt ở hơn 52 quốc gia trên thuộc 5 châu lục trên thế giới. Hơn 1 triệu người Việt Nam và 500.000 người nước ngoài tham gia tập luyện.
Năm 2009, Vovinam được chấp nhận vào chương trình Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á trước khi trở thành một môn thi chính thức tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAGAMES) vào năm 2011, CNN cho biết.
Quang Hiển (Theo CNN)

Truyền thông Mỹ Latinh ca ngợi thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, với đầu đề “Việt Nam tiến bước trên con đường của chính mình”, trang điện tử của Hội Nhà báo Cuba vừa đăng bài ca ngợi công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế vững mạnh nhất ở Đông Nam Á.
Tác giả bài báo nhận xét, quá trình Đổi mới bắt đầu từ 1986 ở Việt Nam đã đưa đất nước từ chỗ bị chiến tranh tàn phá trở thành một nền kinh tế phát triển, trong đó nổi bật là những thành tựu về phát triển con người. Tinh thần lao động cần cù, chịu khó, công tác quản lý có hiệu quả hơn, ý chí vươn lên là những nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả kinh tế trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Bài báo dẫn chứng các số liệu đã công bố cho thấy trong khoảng hai thập kỷ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng trung bình 7%/năm; so với năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 3,5 lần và GDP tính theo đầu người tăng 3,2 lần. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ luôn quan tâm đẩy mạnh các chính sách bảo đảm phúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo, phát triển giáo dục và thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường.
Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam khởi đầu từ cách đây gần 30 năm chú trọng trước hết vào việc đổi mới tư duy kinh tế, tạo chuyển biến tích cực về mô hình kinh tế và các cơ chế quản lý kinh tế. Ở Việt Nam, các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân và các hình thức hợp tác xã, cũng như các công ty liên doanh hay cổ phần hóa có sự tham gia của nhà nước đều cùng nhau tồn tại một cách hài hòa. Nhờ đó, công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện đưa đất nước đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam coi đó là mô hình phát triển kinh tế của mình.
Bài báo cũng nhận xét rằng ở Việt Nam nông nghiệp rất được ưu tiên, không ở đâu có đất đai hoang hóa, đất đai đều được tận dụng, sản xuất lúa gạo, cà phê là thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời các ngành công nghiệp và du lịch cũng được chú trọng phát triển. Chủ nghĩa xã hội vẫn được giữ vững, nhưng Việt Nam cho rằng cần phải thường xuyên thúc đẩy công cuộc Đổi mới.
Mặt khác, tác giả cũng ca ngợi tình cảm mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Cuba, đặc biệt là những ấn tượng sâu sắc về những biểu hiện của tình hữu nghị anh em bền chặt giữa hai nước đã được truyền lại cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Tác giả khẳng định người Việt Nam luôn luôn bày tỏ tình cảm đặc biệt, lòng yêu mến và sự biết ơn đối với cách mạng Cuba và có thể nói, Việt Nam và Cuba tuy ở cách xa nhau nửa vòng trái đất, nhưng hai dân tộc luôn đoàn kết, nhất trí và ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo con đường của mình.
* Cũng ca ngợi về thành tựu kinh tế của Việt Nam, theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, trong một bài viết mới đây, báo La Nación (Dân tộc) của Argentina khẳng định Việt Nam là biểu tượng của thành công trong phát triển kinh tế tại Đông Nam Á, với xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tăng mạnh. Báo trên nhận xét Việt Nam cùng với Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan đang trở thành trung tâm công nghiệp, hấp dẫn các nhà đầu tư bởi lợi thế giá nhân công giảm và sự năng động, giống Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỷ trước.
Theo nhận định của La Nación, với lợi thế nằm gần chuỗi cung cấp hàng điện tử của thế giới, Việt Nam đang chuyển từ sản xuất các sản phẩm đơn giản sang các sản phẩm hiện đại hơn. Báo trên đã dẫn ra một loạt ví dụ tiêu biểu cho sự thu hút các doanh nghiệp điện tử hàng đầu nước ngoài đến Việt Nam như nhà sản xuất chip điện tử Intel đã bắt đầu sản xuất tại Việt Nam năm 2010, do bị hấp dẫn bởi mức thuế thu nhập ưu đãi 10% đối với các dự án công nghệ cao, không bằng một nửa mức thuế suất phổ thông là 22% tại quốc gia Đông Nam Á này. Sau Intel, các tập đoàn lớn tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản, như Bridgestone và Panasonic đã “đổ bộ” vào Việt Nam. Samsung Electronics vừa nhận giấy chứng nhận đầu tư trị giá 3 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại di động mới tại Việt Nam, nâng tổng giá trị các dự án đầu tư của Samsung tại Việt Nam lên trên 11 tỷ USD. Theo dự kiến của tập đoàn này, 40% số điện thoại thông minh được tập đoàn này sản xuất năm tới trên phạm vi toàn cầu sẽ được xuất xưởng tại Việt Nam./.

(Theo TTXVN)

HỌ (QUAN THAM) ĐÃ ĂN CẮP NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN

Khoai@

Đau đáu với vận mệnh dân tộc, bức xúc trước nạn tham nhũng lãng phí, căm phẫn những hành động phản bội lại nhân dân, bạn Khanh Kim đã gửi đến Tre làng bài viết dưới đây. Xin được giữ nguyên văn và sửa lỗi chính tả.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Người nông dân với CM

Chiến tranh đã đi qua 40 năm tổ quốc đã hòa bình, đất nước đang trên đà phát triển, nhưng Nhân dân vẫn nghèo khó, Người nông dân suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, mong ước để có một vụ mùa bội thu để khi dân nghèo có cơ hội bước lên một bậc để đất nước tiến lên hai, ba bậc...và sớm mạnh giầu. Nhân dân Việt Nam (VN) có truyền thống cách mạng (CM) và lòng yêu nước nồng nàn, một nắng hai sương trên đồng ruộng, mà cả cuộc đời vẫn đi theo Đảng làm CM đúng như tấm lòng của họ đối với Đảng, với CM từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai. Từ thủa ban đầu khó khăn gian khổ, vất vả mất mát hy sinh có lúc cảm tưởng không thể vượt qua, hiểm nguy chẳng khác nào “Ngàn cân treo sợi tóc, như “Trứng để đầu gậy” mà lòng dân vẫn theo Đảng đến cùng để làm CM đến thành công.

Cách mạng đã thành công, mà cuộc sống của người dân vẫn còn lam lũ và nghèo khó bởi nền kinh tế kiệt quệ sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn khốc, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả trên đồng ruộng một nằng hai sương mà nhiều nơi ăn vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ ấm, mặc dù sau đổi mới nền kinh tế có phát triển, mà người dân vẫn phải cùng Đảng lo toan, đối phó với thù trong giặc ngòai quấy phá, cấm vận. Nhưng Nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn, vẫn một lòng kiên trung theo Đảng. Bởi Đảng ta vẫn như ngày nào, vẫn CM, vẫn kiên cường, vẫn giữ vững niềm tin, vẫn tài tình lèo lái con thuyền dân tộc tiếp tục vượt qua bao khó khăn và thử thách để có đường đi, nước bước phù hợp với xu thế của thời đại, nhưng vẫn giữ được hòa bình để rồi tiếp bước những thành công.

Các Công bộc của Nhân Dân

Nhưng đáng buồn thay thù trong giặc ngoài vẫn còn đó, giặc “Nội xâm’ vấn nạn (tham nhũng) nguy hiểm chẳng khác gì giặc ngoài lại đang lộng hành góp phần làm “lung lay chế độ” (Lời Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết) bởi những người CM, vừa là Lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của Nhân dân, những người một thời vì nước vì dân mà đi làm CM, đã từng được người dân, cưu mang, đùm bọc và chở che có khi bằng cả bằng xương và máu của mình lúc hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Đảng, bảo vệ CM, bảo vệ chính quyền. Tình cảm của người dân, tình thương yêu của Nhân dân dành cho người CM có khi hơn cả tình Mẫu Tử. Ấy thế mà giờ đây cuộc sống đã đổi thay, con người và tình người cũng đổi thay theo thời gian, (họ) người CM vẫn là người mang danh CM nhưng (họ) đâu còn là CM nữa. “Công đã thành, danh đã toại” (họ) đã thành cán bộ, là ông nọ bà kia, từ quan to đến quan bé họ biến thành những ông quan CM không còn là đầy tớ của nhân dân tự lúc nào.

Bác Hồ đã nói “người CM có được có hạnh phúc là được phụng sự tổ quốc phục vụ Nhân dân” đó cũng là lời thề của khi họ ra đi làm CM nên họ dũng cảm “Dấn thân vô là chịu cảnh tù đầy”. khó khăn, gian khổ, tăm tối đã qua, Nay 01 bước đã lên xe, có kẻ đưa, người đón là 2 bước xa dân, 3 bước thụt lùi về nhân cách, 4 bước đạo đức xói mòn và 5 bước…là đánh mất niềm tin của Nhân dân với những người đã từng làm CM, những công bộc của Nhân dân…khi họ không thể vượt qua cám dỗ của đời thường, của nền kinh tế thị trường nghiệt ngã và thế là các “đầy tớ” của dân, rất gần mà cũng rất xa dân, nay họ đã biến thành người xa lạ, xa lạ trong suy nghĩ của người dân nhưng họ vẫn ăn cơm dân, mặc áo Đảng, họ mang danh CS vì Nhân dân nhưng lại có những việc làm xa lạ với Đảng, với Nhân dân trong cái đầu có bộ óc xa lạ, lẫn cả xa hoa, cùng với những tư duy xa lạ đối với Nhân dân và bản chất của người CS. Vì thế (họ) có đâu vì dân nữa. Không thể hiểu nổi hôm qua vẫn là người CM hôm nay đã trở thành những ông quan CM và là tội đồ của dân tộc xét theo mọi khía cạnh đầy đủ cả nghĩa đen, nghĩa bóng của cụm từ này? Những công bộc của Nhân dân được người dân tin tưởng giao cho họ trọng trách, cùng niềm tin, để mang tài năng cùng trí tuệ góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Thế nhưng bổng lộc, cùng đồng đô la bạc bẽo và sự dốt nát đã làm cho (họ) những công bộc của dân mờ hai con mắt, đui 2 lỗ tai (họ) cứ như kẻ “điếc không sợ súng” nên mới làm liều, làm ẩu với những điều càn rỡ, vơ vét, đục khoét để đầy túi tham, đã tự biến (họ) thành những ông quan tham lam, như những tên vô lại.

Có những ông quan CM (loại này) mang mồ hôi xương máu của Nhân dân ra nước ngoài bê nguyên cả con tầu cũ, cái ụ nổi, cái ụ chìm cũ của thế kỉ trước với giá cắt cổ rồi phù phép biến hóa thành con tầu mới, cái ụ nổi, ụ chìm mới ở Việt Nam để hoạt động kinh tế, chưa thấy kinh tế ở đâu nay đã trở thành đống sắt vụn phế liệu. Bỏ thì thương (tiếc của) vương thì tội (mất tiền thêm) thế là hàng chục triệu Đô la tiền của dân, mồ hôi xương máu của Nhân dân đã trở thành miếng mồi béo bở cho các ông chủ Tư bản nước ngoài và chính họ là những tên quan lại, kẻ vô lương, ngu dốt tha hồ đục khoét.

Những loại quan như vậy (họ) đâu có vì dân, vì đất nước (họ) chỉ vì bản thân và gia đình họ. Quan tham coi đồng tiền cứ như là “Tiên, là Phật……” tiền của Nhà nước, tiền của Nhân dân cứ như tiền Chùa và (họ) tìm mọi mánh khóe, mọi thủ đoạn để đục khoét, để có tiền để nuôi bồ nhí, tiền để hưởng thụ, tiền mua nhà lầu, xe hơi, tiền để hy sinh đời Bố, củng cố đời Con. Thế là họ vơ bèo vợt tép họ vơ tất tần tật. Cái túi tham cứ như thùng không đáy ngày cứ phình ra mãi, rồi một ngày kia túi tham quá to bị lộ diện chẳng khác nào “Bàn tay không che khuất được mặt trời”. Lưới trời lồng lộng tội lỗi đã bị phơi bầy, bị lôi ra ánh sáng trước công lý và tòa án lương tâm và không ai nghĩ (họ) còn là những người Cộng sản nữa và trong thực tế, những hành vi như vậy (họ) cũng không còn xứng đáng là một Đảng viên Cộng sản VN!

Những chuyện cứ như “kinh thiên động địa” “như sét đánh ngang tai, như muốn thủng màng tai”. Không ai muốn tin đó là những điều sự thật, khi xuất hiện một vài ông quan to ngành thực thi luật pháp vì “Tình, Tiền” đã làm ông đánh mất nhân cách, phẩm giá và đạo đức của người Cộng sản để đánh đổi vài nghìn USD nghiệt ngã. Một lần nữa công lý, chân lý, cùng đạo lý đã bị thử thách trước danh vọng và tiền tài, bởi sau những chiến công, những thành tích vẻ vang đi cùng cùng năm tháng, nay đã trở thành xa lạ, bỗng chốc trở nên vô nghĩa, đã đổ xuống sông xuống bể, với tội danh vô cùng lớn đối với đảng, với Nhân dân và (họ) không thể chối bỏ tội lỗi với cả dân tộc này. Đau đớn thay “Thanh Bảo kiếm” ở Phủ Khai phong để “trừ Ma”, “diệt quỷ” của Bao công thời nay đã giao nhầm “cho kẻ ác” là những kẻ vô lại, là những quan tham, những kẻ táng tận lương tâm bởi (họ) đã “ăn không thiếu thứ gì của dân” Lời của Phó Chủ Tịch nước Nguyễn thị Doan)

Thế nên mới đây Báo Người Cao Tuổi phanh phui những sai phạm của ông Trần Văn Truyền - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ - được coi là ông quan thanh liêm thời nay, thế nhưng mãi đến bây giờ bản chất thật của ông ta mới lộ diện và phơi bày “Cái kim để lâu trong bọc cũng đến ngày lòi ra” bởi ông quan này có “Chứng” nghiện đất, lại thêm “Tật” mê căn hộ vì ông ta có “những” 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cùng nhà trên đất đứng tên con trai với tổng diện tích 16.567,4m2 sử dụng. Một ông quan “Thanh liêm” thời nay đến “Địa chủ” ngày xưa cũng phải gọi bằng “Cụ” về độ giầu có về đất đai, về tài sản mà ông ăn cướp của dân, đã đục khoét của Nhà nước mà có.

Sự việc được phanh phui đã lâu, Các ông Nghị ở Quốc hội cũng nhận biết được sự việc rất nghiêm trọng này nên đã bức xúc nêu chất vấn trên nghị trường với Tổng Thanh tra Chính phủ. Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về khối tài sản kinh “khủng” của ông quan (nọ) được cho là “thanh liêm”, tuy hơi muộn mằn, rất rõ ràng, thế nhưng vẫn chưa đầy đủ. Hầu hết nhà đất được cấp đều sai nguyên tắc bởi ông này thích “Cạp” đất vì lòng tham vô tận cứ như kẻ nghiện cần sa, ma túy. Tiền làm nhà, các loại tiền tỷ khác vẫn chưa được nhắc tới? Nhìn các tòa nhà, những ngôi biệt thự cao tầng tiền tỷ rộng mênh mông của các ông quan tham mà lòng quặn đau bởi đất nước vẫn còn nghèo, có những nơi Mẹ VN Anh hùng, những bà mẹ Liệt sỹ, những gia đình có công với CM vẫn chưa có một mái nhà được gọi là tử tế, hay một chỗ tạm gọi là nhà để chui ra chui vào che nắng che mưa.

Cấp sai thì thu hồi lại, đó là việc đương nhiên. Nhưng tiền ông lấy ở đâu ra tiền nhiều cứ như vỏ hến, vỏ sò vậy? vụ việc liên quan đến ông quan tham này chẳng khác nào “Giọt nước làm tràn Ly”và “Ly nước niềm tin” đang cạn dần đến đáy trong con mắt người nông dân lao động nghèo khổ “Cơm chưa đủ ăn, áo không đủ mặc” bởi sự bất công chẳng khác gì tội ác của những kẻ được gọi là quan tham đúng là “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” đem so sánh với “khối tài sản khổng lồ” của các công bộc của dân với “Hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng đồng” (họ) những ông “quan tham” đã và đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp, vi phạm đạo đức của người Cộng sản, 19 điều cấm Đảng viên không được làm, gây phản cảm và tạo dư luận xấu trong lúc cả nước đang “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà chính ra (họ) là những Đảng viên phải người đầu tầu gương mẫu nhưng đáng tiếc họ đã và đang làm những điều ngược lại. Các (quan tham) từ lâu đã gây ra quá nhiều bức xúc, quá nhiều tổn hại cho đất nước, mà tổn hại lớn nhất, chính là lòng tin của người dân đối với Đảng, với cả chế độ này đang mất dần.

Người tham nhũng lại được giao trọng trách chống tham nhũng, cứ như một chuyện lạ (đau lòng) đang có thật ở VN “thật giả, vàng thau đang lẫn lộn” khi một quan chức được cho là thanh liêm, được ví như “Bao công” lại vơ vét của cải của Nhân dân thì lòng tin của Nhân dân sẽ đi về đâu trong cuộc chiến chống tham nhũng đang vào thời điểm gay go và quyết liệt này, nếu không muốn nói “Đang bị lung lay” và niềm tin ở đâu người ta có quyền đặt câu hỏi: Sẽ Có bao nhiêu ông quan thanh liêm khác đang khoác vỏ bọc liêm khiết như kiểu ông Cựu Tổng thanh tra Chính phủ? và sẽ có bao nhiêu ông quan khác tại vị, vẫn đang moi tiền của Nhà nước, cướp cạn của Nhân dân vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, để rao giảng đạo lý và có bao nhiêu tiền của Nhà nước, của Nhân dân đã và đang chảy vào túi của các ông quan tham vẫn còn ẩn mình trong “Bóng tối”? và bao giờ những kẻ đó (quan tham) đó được lôi ra ánh sáng để lấy lại niềm tin cho Nhân dân? Câu hỏi này rất dễ nhưng cũng rất khó để dành cho người có trách nhiệm của chế độ này.

Điều người dân hoang mang nữa, không chỉ là những khối tài sản kếch xù cứ như ở “Trên trời rơi xuống” mà các ông quan tham có được. Hoang mang là đã có lúc, các ông quan tham với cương vị người đứng đầu các cơ quan Đảng và nhà nước đã có những tuyên bố mạnh mẽ, đương đầu với quốc nạn tham nhũng. Người ta vẫn tin (các ông) là những người thanh liêm, có trách nhiệm với Tổ quốc, trước Nhân dân, dám nói, dám làm những điều đó là thật. Thế nhưng hỡi ôi "Tay các ông ăn cắp, miệng các ông la làng" nhưng lúc nào các ông cũng hùng hồn đại loại: "Đấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong". (Lời của ông Cựu tổng thanh tra chính phủ) Ôi chao người ta ngao ngán một thực tế rằng, những gì các ông nói trái ngược hẳn với những gì các ông làm. Thậm chí các quan làm “Như Mèo mửa mà nói cứ như Rồng leo, Phượng múa” Thế nên quá tức giận, người dân có thể gọi những kẻ như các ông là các quan tham, là những con “Sâu Mọt” đục khoét tài sản của Nhà nước và của Nhân dân thì cũng không có gì là quá đáng. “Một con sâu đã làm rầu nồi canh, trăm nghìn con sâu” đã làm bẩn cả nồi canh.

Một sự thật rõ ràng đang cần được giải đáp và các biện pháp Xử lý kiên quyết và đồng bộ từ trên xuống dưới không có vùng cấm. Một thông điệp mạnh mẽ được đưa ra lúc này là “phải loại bỏ những con sâu đang làm rầu nồi canh” để làm trong sạch bộ máy Chính quyền. Có làm được như vậy mới thu lại được niềm tin của Nhân dân đã từng một thời theo Đảng đi làm CM. Cách mạng là của Nhân dân và Đảng ta hãy vì Nhân dân và cả chế độ này làm một cuộc CM chống tham nhũng đến cùng (dù có đau đớn).

Ngày 27 tháng 11 năm 2014

Khanh Kim

"TỌA ĐÀM VỀ NGƯỜI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM" VÀ...

LâmTrực@

Ngày hôm qua, trên mạng xuất hiện một số bài về buổi tọa đàm "Cơ chế của LHQ về bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền" diễn ra lúc 20h40 ngày 26 tháng 11 năm 2014 tại nhà thờ Thái Hà. Cũng như sự ra mắt của Hội nhà văn độc lập VN, hay Hội nhà báo độc lập VN, buổi tọa đàm này cũng không thu hút được được sự chú ý của dân chúng. Tin tức về buổi tọa đàm này có vẻ không được cộng đồng mạng đón nhận, ngoài trừ các trang của RFA, BBC, VOA, Bô sít, Quechoa, và Tễu.

Ta cùng bàn về vài điểm sau đây:

1. Họ có phải người bảo vệ nhân quyền không?

Theo như lời ông TS Nguyễn Quang A, người cầm đầu buổi tọa đàm, "số người dự cuộc tọa đàm sáng nay là trên 70 người, trong đó có một đại diện của khối Liên hiệp châu Âu, bảy đại diện từ các đại sứ quán của Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc và nhiều nước khác".

Một người bạn đề nghị giấu tên có mặt trong buổi "tọa đàm" đó cho biết, ngoài thành phần trên, buổi tụ tập này còn có sự tham gia của các cá nhân và "băng nhóm" có quá trình chống phá nhà nước, và đều tự xưng là các "hội", "mạng", hay "câu lạc bộ". Có thể kể đến Hội Anh em Dân chủ, Hội phụ nữ Nhân quyền, Hội bầu bí tương thân, Hội Tù nhân lương tâm, Mạng lưới Blogger 258, NoU Hà Nội, NoU Sài Gòn.v.v..

Có 3 điểm chung nhất là (1) họ tự gọi mình là những "Người bảo vệ nhân quyền"; (2) trong con mắt người dân, họ chỉ là những băng đảng mang dáng dấp của những kẻ lừa lọc, phản loạn, chống nhà nước, và (3) chiểu theo luật pháp Việt Nam, các "băng đảng" này đều là các tổ chức bất hợp pháp.

Loại trừ khách nước ngoài tham dự vì nhiều lý do khác nhau (chủ yếu là vì lợi ích của chính đất nước họ, và muốn sử dụng những sự kiện tương tự như một công cụ gây sức ép với chính phủ Việt Nam), thì danh sách những người tham gia tọa đàm chủ yếu là những kẻ có quá khứ bất hảo, dối trá và thường xuyên có những hoạt động bất tuân pháp luật, gây rối trật tự công cộng. Nhiều người trong số họ đã bị xử lý về các hành vi trộm cắp, môi giới mại dâm, tham ô, biển thủ công quỹ, hoặc đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ chế độ. 
Những người theo dõi khá bất ngờ khi thấy Phạm Lê Vương Các tuyên bố hùng hồn rằng: "Một cơ quan bảo vệ Nhân quyền khi đưa thông tin sai lệch thì không được coi là người bảo vệ nhân quyền".  Điều này là trái ngược hoàn toàn với những gì mà Phạm Lê Vương Các và những thành viên thuộc các băng nhóm trên đã tiến hành bấy lâu nay. 

Với thành phần ấy, người dân nghi ngờ về mục đích của buổi tọa đàm này. Riêng người viết,  hoàn toàn không thể tin đó là những "người bảo vệ nhân quyền". Ngược lại, họ là những kẻ phá hoại nhân quyền ở Việt Nam. 

Nhân quyền gì khi mà chính họ thường xuyên kích động người dân biểu tình, gây bất ổn xã hội, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và quyền được nghỉ ngơi của người dân?

Nhân quyền gì khi mà chính họ lại thường xuyên cổ súy cho những hành vi bạo lực xã hội, mà vụ Đặng Ngọc Viết (Một tên giết người hàng loạt) ở Thái Bình là một ví dụ điển hình.

Nhân quyền kiểu gì mà họ thường xuyên có những bài viết xuyên tạc sự thật, vu cáo, bôi nhọ danh dự của người khác?

Nhân quyền kiểu gì mà họ thường xuyên lợi dụng danh nghĩa của các tổ chức xã hội dân sự để lập quỹ kiếm lời và biển thủ tiền đóng góp của những người dân lương thiện, hoặc cổ vũ cho những hành vi trốn thuế kiểu như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải?

Nhân quyền kiểu gì mà họ chỉ biết bênh vực những kẻ táng tận lương tâm, buôn thần bán thánh, môi giới mại dâm, "lấy lỗ làm lãi", và cầu cho Trung Quốc đánh Việt Nam như Bùi Thị Minh Hằng?

Và nhân quyền kiểu gì mà suốt ngày dựng chuyện xuyên tạc, người này tuyệt thực, người kia mất tay, đả phá, công kích nhà nước?

Thành phần ấy không thể là những "người bảo vệ nhân quyền".

2. Mục đích của buổi tọa đàm

Theo như TS Nguyễn Quang A, mục tiêu cuộc tọa đàm thực chất là để giới thiệu cho công chúng Việt Nam, những người trong bộ máy công quyền hiểu rõ những người bảo vệ nhân quyền là ai, có những quyền gì và nghĩa vụ của nhà nước là ra sao. Và rằng, nhằm "phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) hồi tháng Sáu.

Tuyên bố của ông Quang A mỹ miều, nhưng người dân không khó để nhận ra mục đích chính của nó. Và cũng thật nực cười khi nhưng băng nhóm này tự cho mình có một "sứ mạng cao cả" là phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền.

Thật không quá lời khi nói rằng mục đích của họ không phải là "nhằm "phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) hồi tháng Sáu" như ông Quang A nói, bởi những người tham dự, tham luận, tham gia đều không có kiến thức tối thiểu, và hoàn toàn không có tư cách để bàn về điều đó.

Việc tụ tập ở nhà thờ Thái Hà có những mục đích chính sau:

Từng bước công khai hóa, tiến tới hợp pháp hóa các tổ chức mang danh "xã hội dân sự", dưới sức ép của dư luận quốc tế và trong nước. 

Một người bạn tham gia nhóm NonU FC đã thông báo rằng, ông Nguyễn Quang A, trong vụ việc này đã tỏ ra khá nhanh nhạy nhằm giữ phần "Thủ lĩnh" cho các "tổ chức xã hội dân sự", tránh hiện tượng xung đột kinh tế và vai trò ảnh hưởng như Phạm Chí Dũng và Ngô Nhật Đăng. Mặt khác, qua tọa đàm này, ông muốn các tổ chức quốc tế và khách mời nước ngoài ủng hộ mình bằng kênh ngoại giao, gâp sức ép tới chính quyền, đòi sửa Hiến pháp và các luật có liên quan. Điều này thể hiện rất rõ khi ông Quang A nói: "Khi đã hiểu ra thì người ta có thể sửa đổi các quy định pháp luật để những hoạt động như vậy không còn gặp những trở ngại như ngày hôm nay".

- Thông qua buổi tọa đàm để liên kết, thống nhất phương thức hoạt động trong tương lai, ngõ hầu khắc phục tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", tranh chấp ảnh hưởng và tài chính như hiện nay. 

Ông Quang A là người có học, và ông không khó để nhận ra rằng, những băng nhóm mang danh "xã hội dân sự" thời gian qua đã có những xung đột về ảnh hưởng và lợi ích. Đã có những cuộc thanh trừng, loại bỏ, và dự báo xung đột còn tiếp tục diễn ra. Điển hình nhất là vụ "NonU FC" và vụ "Hội nhà báo độc lập Việt Nam". Tất nhiên, với việc thống nhất này, vai trò điều hành sẽ phải là Nguyễn Quang A.


Cùng chung nhận định này, bạn Nhạn Biển có nhận định chính xác, rằng: "Nhưng mục đích của Ban tổ chức sâu xa hơn thế. Diễn đàn Xã hội Dân sự muốn thâu tóm toàn bộ dân đấu tranh của Việt Nam đi theo lộ trình mà ông Quang A đàm phán cùng các đại diện của chính quyền các nước thuộc phe liên minh của Mỹ điều phối. Họ đều đang kỳ vọng một kịch bản giống Mùa xuân Ả Rập, Ucraina và Hongkong lại diễn ra ở Việt Nam".


Hành động của Quang A, không nói nhưng ai cũng hiểu.

- Kêu gọi sự ủng hộ quốc tế về kinh tài, và sự bảo trợ của các nước khác.

Chứng kiến những gì diễn ra, người ta liên tưởng tới một phương thức "bố cáo thành lập" một cái gì đó, và với những phát biểu cùng với sự góp mặt của những nhà "tài trợ", ai cũng sẽ hiểu rằng, việc tụ tập lần này có cả mục đích tìm nguồn tài chính. 


Bạn Nhạn Biển đã nhanh chóng nhận ra mục đích thật là "để khoe mẽ bản thân với các đại sứ quán, nhằm cố ngửa tay xin tiền và xin bảo trợ từ nước ngoài. Đại diện của Đại sứ quán Đức đã nhanh chóng ngửi thấy mùi xin xỏ nên đã nhấn mạnh câu nói: "Quan trọng là mỗi người dân phải ý thức được về nhân quyền và tìm cách bảo vệ mình, chứ ngoại giao chỉ là biện pháp bên ngoài". Thật chẳng khác nào nói là "Các ông tự lo cho bản thân đi, chúng tôi không giúp gì được đâu". 


- Thăm dò dư luận và phản ứng của chính quyền. 

Điều này có thể thấy rõ qua chiêu thức: "Mời để mà mời" của ông Quang A. Ông biết rõ, ông mời chính quyền và công an tới dự, nhưng ông biết rõ họ sẽ không bao giờ hạ mình ngồi chung với các ông cả. Trên hết, nó liên quan đến việc tụ tập động người, có thể gây mất ổn định an ninh trật tự, như lời ông Dương Văn Cừ nói với ông Nguyễn Quang A. Sau nữa, chiêu của ông Quang A cũng không thể qua được con mắt của công an, khi họ hiểu rằng, họ đến đó chính là hành vi công nhận việc tụ tập đông người, và công nhận những hội nhóm, băng đảng bất hợp pháp kia. Ấy là chưa kể đến việc, ông và đồng đảng đã tính toán, bố trí người gây sự rồi quay phim chụp ảnh để tung lên mạng vu khống công an như thường thấy.


- Nói xấu nhà nước. Đây cũng là một mục đích, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế và cho một số nước gây sức ép ngoại giao, nhằm thay đổi thể chế này.


Thông qua các tham luận, các cuộc phỏng vấn để nói xấu chế độ như thường thấy. Chính ông TS Nguyễn Quang A đã phát biểu với giọng điệu đểu giả: "Những lời nói của Thủ tướng trong đầu năm và suốt thời gian vừa qua thì có nhiều điểm nghe rất hay. Nếu làm được những gì đã nói thì rất tốt. Nhưng tôi vẫn chưa thấy có chuyển động có ý nghĩa gì về mặt nhân quyền cả. Trước phiên kiểm điểm họ mềm dẻo đi một chút, và sau đó thì đâu lại hoàn đấy. Vừa qua chúng ta chứng kiến việc bắt giữ ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ngay cả Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ có được thả cũng bị đẩy sang Mỹ. Bên cạnh đó, còn các vụ mới đây như phiên xử phúc thẩm các nông dân Dương Nội và hành hung ông Dương Minh Đức và nhiều người khác. Tôi thấy rằng lời nói hay nhưng không đi đôi với việc làm, và dường như tình hình nhân quyền sau phiên UPR lại tồi đi". Có lẽ, xấu hay tốt thì đã có những nhận xét khách quan từ chính người dân lương thiện và từ UB Nhân quyền liên hợp quốc, chứ không cần đến những người như ông Quang A nhận xét. Phát biểu của ông làm người ta nhận thấy ông "chỉ có một con mắt" làm sự việc méo mó tới thảm hại.


3. Vì sao lại núp bóng nhà thờ Thái Hà?


Những người tỉnh táo đã có những nhận xét về hoạt động của những người tự nhận là "đấu tranh vì dân chủ", các "băng nhóm lư manh chính trị" núp dưới danh nghĩa "xã hội dân sự" gần đây thường gắn liền với nhà thờ. 


Lý do đơn giản nhất, ai cũng thấy là nhà nước Việt Nam và cả người dân nữa, đã quá tôn trọng tự do tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo. Điều này khiến cho Nhà thờ đang dần trở thành một thế lực khó quản lý, bất tuân luật pháp, coi thường dân tộc. Và những vụ việc gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật, hành hung người thi hành công vụ của họ là nỗi ám ảnh của người dân bởi tính hung bạo. Sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi có những vị chủ chăn đứng sau cổ súy, ủng hộ.


Chúng ta, những con dân nước Việt sẽ không lạ khi có người hỏi rằng, có cái gọi là "dân chủ thiên chúa" hay không? Và đã từ bao giờ, nhà thờ trở thành nơi dung túng bao che cho những kẻ lưu manh, đĩ điếm cùng đám thảo khấu chính trị?


Biết rõ điều này, Nguyễn Quang A đã tiếp bước Phạm Chí Dũng cho ra mắt "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" tại nhà thờ dòng chúa cứu thế TP HCM, và nay, nhen nhóm các băng đảng núp bóng "xã hội dân sự" lại được tổ chức "ra mắt" quan thầy tại nhà thờ của dòng chúa cứu thế tại Hà Nội. 


Sự kiện được tổ chức nơi đây, tất nhiên chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau giữa nhà thờ và đám Nguyễn Quang A. Phía nhà thờ sẽ nói ở entry sau, nhưng phía Nguyễn Quang A thì được hưởng sự "an toàn" trong bóng của những chiếc áo choàng đen, và khuếch trương được thanh thế, củng cố được vai trò "thủ lĩnh" trong tương lai.


Tất nhiên, người dân đủ thông minh để nhận ra điều này.

ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI ĐANG BỊ HẠ NHỤC TẠI MỸ

Không ai ngạc nhiên khi Điếu Cày, sau khi được xuất khẩu sang Mỹ bị ghẻ lạnh, nghi hoặc, thậm chí bị đe dọa bởi cộng đồng những người chống cộng cực đoan tại đây.

Ngay khi tới Mỹ, những tưởng màn đón tiếp ồn ĩ từ cộng đồng người Việt sẽ hứa hẹn cho một tương lai khá khẩm hơn đối với Điếu Cày. Ấy thế nhưng, niềm vui chưa tày gang, ngay tại phi trường LA, Điếu Cày đã buộc phải lựa chọn cờ đỏ hay cờ vàng ba sọc đỏ (người Việt Nam gọi đó là cờ ba que) của chế độ VNCH trong dĩ vãng để minh định con đường của mình. 

1. Lươn lẹo


Một lần nữa, những người quan tâm lại chứng kiến sự gian manh, xảo trá của con người này khi ứng xử với hành động trao cờ của một người tham dự bằng động tác ngó lơ và gạt lá cờ sang một bên như không có gì. Từ đây, Điếu Cày trở thành tâm điểm của những những lời miệt thị, nghi kỵ về quan điểm chính trị của cộng đồng. Đặc biệt là những lời chỉ trích, phỉ báng từ những người có tư tưởng chống cộng cực đoan.

Thật ngạc nhiên, sự phỉ báng Điếu Cày không đến từ những người Việt trong nước, mà lại đến từ xứ sở mà trước đó, anh ta tôn thờ. Hành động của họ, quyết liệt tới mức, Điếu Cày không thể được yên, và buộc phải có buổi "điều trần" để giải thích cho hành động của mình.

Tại buổi "điều trần", một lần nữa, anh ta lộ rõ là kẻ lươn lẹo khi tuyên bố, anh ta chỉ chấp nhận lá cờ nào mà cả người dân trong nước lẫn nước ngoài chấp nhận. Dĩ nhiên, lời tuyên bố này không làm hài lòng những người chống cộng giả hiệu (lừa đảo chống cộng để kiếm tiền của người Việt trên đất Mỹ) và cả những người chống cộng cực đoan. Đã có nhiều bài viết, dày đặc trên các trang mạng là những lời xỉ vả, kêu gọi tẩy chay Điếu Cày. 

Hơn ai hết, Điếu Cày hiểu rõ, mạng sống, sự sinh tồn của mình đang bị đe dọa, và rằng không như anh ta nghĩ, khác với buổi ban đầu đến Mỹ, anh ta sẽ không thể có chỗ đứng trong cộng đồng và trở nên cô độc, lạc lõng. Chính vì điều này, chúng ta không hề ngạc nhiên khi thấy Điếu Cày buộc phải tham dự cái gọi là "lễ chào cờ VNCH" tại Washington DC với chiếc khăn làm biểu tượng cho cờ ba que quàng trên cổ. 

Tất nhiên, buổi chào cờ và chụp ảnh này là một sự sắp đặt có chủ ý, và người đạo diễn cũng không bỏ lỡ cơ hội này để kéo Điếu Cày về hẳn phe của mình. Hình ảnh người phụ nữ già có tên Kim Oanh trực tiếp quàng khăn lên cổ Điếu Cày một cách ân cần làm cho người ta liên tưởng tới một sự khống chế, cắt đường về của đối tượng.

Có người đã hỏi, vì sao Điếu Cày không quàng hẳn một chiếc cờ ba que mà lại là chiếc khăn mang tính biểu tượng?

Câu trả lời vẫn là sự lươn lẹo của anh ta và nhóm người ủng hộ. (1) Chọn lá cờ, Điếu Cày sẽ vĩnh viễn trở thành kẻ phản bội đất nước và con đường trở về quê hương coi như chấm hết. (2) Trong khi đó, chọn chiếc khăn biểu tượng, anh ta sẽ phần nào làm hài lòng những người chống cộng cực đoan, và có thể xóa bỏ nghi kỵ trong cộng đồng người Việt tại đây, nhất là với những người nhẹ dạ cả tin. Mặt khác, anh ta vẫn có thể nói với bạn bè trong nước rằng, đó chỉ là một chiếc khăn ấm chứ đâu phải lá cờ (?!). 

Quả là một sự lươn lẹo đến khó tin. 

2. Hậu quả

Ông Trần Nhật Phong, một nhà báo tự do từ Quận Cam, California, Hoa Kỳ, trong một bài viết có tựa "Điếu Cày và phép thử cờ vàng" đăng trên BBC đã phân tích rằng, Điếu Cày đã buộc phải lựa chọn cờ ba que, vì lá cờ này chính là phép thử quan điểm chính trị, và lựa chọn lá cờ nào sẽ quyết định đến khả năng tồn tại của anh ta trên đất Mỹ.


Giải thích cho hành động khống chế Điếu Cày, ông Phong cho rằng, "do các yếu tố từ quá khứ chiến tranh, từ những trò "chống cộng" giả hiệu để gạ gẫm tiền bạc, cho đến những bất đồng quan điểm giữa các thành phần trong cộng đồng", và "sự cực đoan của một số người, luôn nhân danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay nhân danh VNCH, nhân danh "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" để áp đặt những quan điểm của họ lên người khác, và nếu ai đó có ý kiến khác biệt sẽ bị qui chụp "Việt gian", "tay sai Việt cộng" hay "làm lợi cho Cộng sản. Và kết quả sẽ là những cuộc biểu tình mang tính "áp đảo", tẩy chay, đôi khi còn tệ hại hơn như các trường hợp đã bị sát hại ở thập niên 80 và đầu thập niên 90". 


Với các người quan tâm, thì Điếu Cày đã thực sự thất bại (ít nhất là để sinh tồn) kể từ khi anh ta phát biểu tại Washington DC, rằng "nhập gia tùy tục", và chấp nhận quàng lên cổ một chiếc khăn biểu tượng cho cờ ba que. 


Không ít người cho rằng, những người chống cộng cực đoan đang sỉ nhục Điếu Cày, bởi hình ảnh Điếu Cày ngồi yên để một phụ nữ thòng chiếc khăn vào cổ rồi cuốn lại, đã bác bỏ những hành động và phát ngôn trước đó của anh ta.


Có lẽ, lúc này đây, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày đã thấm thía rằng, không đâu bằng quê hương, và không có nơi đâu anh ta lại nhận được sự tôn trọng như ở Việt Nam. Và có lẽ, trong tâm khảm mình, Điếu Cày cũng không thể ngờ được rằng, ngay tại miền đất mà anh ta hằng ngưỡng mộ, người ta lại có thể hạ nhục anh ta bằng lối hành xử phi dân chủ của những kẻ luôn mồm đòi dân chủ đến vậy.

Và đây là những nhận xét của một người có tên Hà Lu trên trang CXN: "Anh Hải vẫn chỉ nói chung chung nghe qua tưởng hợp lý, nếu suy xét kỹ lại có ý như moi tiền đồng bào hải ngoại bằng những câu: “Hải ngoại qua đấu tranh, kết hợp với anh em dân chủ trong nước. Trong ngoài liên kết hỗ trợ đoàn kết. Ủng hộ tiền tài, quyên góp từ thiện. Mở rộng Blog". Và đây là gáo nước lạnh cho Điếu Cày: "Theo tôi anh Điếu Cày là cái thá gì? Trình độ hiểu biết học vấn có bấy nhiêu thôi sao cứ ép anh ta vào hàng ngũ người quốc gia chống cộng và mang cờ vàng? Dùng chữ nhập gia tùy tục nó chối tỷ quá cho cái gọi là đấu tranh chống cộng sản độc tài".
Câu nói của người Việt, "kẻ gieo gió sẽ phải gặt bão" lại vẫn đúng ngay cả trên đất Mỹ.


Thật đáng đời.

Đáng tiếc, khi nhận ra thì đã quá muộn.

HỒNG LÊ THỌ ĐÃ BỊ BẮT

Khoai@

Đây là nguyên văn thông tin từ Cổng Thông Tin Bộ Công An:

Thông tin về việc bắt đối tượng

Theo tin tố giác của quần chúng, hồi 10h30’ ngày 29/11/2014, cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949; hộ khẩu thường trú tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo cơ quan An ninh điều tra, đối tượng Hồng Lê Thọ đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại điều 258 - BLHS nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của Hồng Lê Thọ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ban Biên tập
29/11/2014

Được biết Hồng Lê Thọ sinh năm 1949, có hộ khẩu thường trú tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Ông Thọ là một Việt Kiều từ Nhật đã hồi hương và là chủ nhân của blog Người Lót Gạch:
Đây là một blog chuyên đăng tải các bài viết xuyên tạc về chế độ chính trị và xã hội ở Việt Nam và chuyên bôi bẩn hình ảnh các nhà lãnh đạo của đất nước, nhằm cung cấp thông tin sai lệch cho cộng đồng, làm giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân với chế độ.