Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới phía Bắc 1979

Vào những ngày này 34 năm trước (1979), bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh bất ngờ xua hơn 50 vạn quân vượt biên cương, hùng hổ xua quân đánh thẳng vào 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Đất nước Việt Nam lúc bấy giờ đang là một đất nước mang đầy thương tích chiến tranh, chịu nhiều hậu quả chiến tranh tàn khốc, chịu đựng gần 9 triệu tấn bom và chất độc hóa học, nhiều gần gấp 3 lần tổng số bom cả thế giới rải vào nhau trong 2 cuộc Thế chiến. Việt Nam vừa trải qua thời kỳ chiến tranh dài nhất trong Việt sử và một trong các thời kỳ chiến tranh dài nhất trong lịch sử thế giới.

Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc đó đang là một quân đội mang đầy vết thương chiến tranh chưa lành, đang vướng chân và chịu gánh nặng Campuchia, phải bổ sung nhiều lính mới cho chiến trường ở cả hai đầu đất nước, phía Nam và phía Bắc.

Song quân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, TBT Lê Duẩn, và sự tham mưu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã đánh bại và đẩy lùi hơn 50 vạn quân Trung Quốc xâm lược, gây cho chúng những tổn thất vô cùng lớn lao. Kết quả là chúng phải đơn phương lui binh về nước sau những thiệt hại nặng nề. Nhục nhã chuồn nhanh trước khi quân chủ lực Việt Nam ra Bắc.

Sau 1 tháng thử lửa, Bắc Kinh thừa biết rằng nếu ngay cả những tân binh địa phương, bạch đầu quân, nữ du kích, dân quân, tự vệ mà họ còn không vượt qua nổi, thì chắc chắn họ không có cơ hội nào cầm cự nổi với lực lượng đại quân, tinh binh, các lực lượng chủ lực, thiện chiến, nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhiều chiến công của Việt Nam, những sư đoàn vừa mới giao chiến và đánh bại đạo quân vô địch Hoa Kỳ cách đây không lâu.

Đó là lý do Trung Quốc phải bắt đầu rút quân từ ngày 5 tháng 3. Việt Nam nói rằng sẽ thả cho Trung Quốc rút về, nhưng sau đó bất ngờ đón đánh, truy kích, phục kích nhiều nơi để răn đe, trả đũa. Do đó mà chiến sự tiếp diễn nhiều nơi. Và phải đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 thì Trung Quốc mới hoàn thành việc rút quân sau 13 ngày lui binh "trầy da tróc vẩy".

Giáo dục về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 trong sách giáo khoa lớp 12 của Việt Nam.

Các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh luôn tạo ra niềm cảm hứng viết bài trong tôi, đặc biệt là cuộc chiến này. Đây là một sự kiện lịch sử lớn, là một cuộc chiến tranh lớn, đến nỗi có học giả nước ngoài còn gọi đây là "Chiến tranh Đông Dương 3", do đó nên có sự ghi nhớ, kỷ niệm về nó không nhiều thì ít. Nếu chưa tiện trên các báo chí chính thống thì vẫn nên tuyên truyền rộng rãi trên blog, diễn đàn, để làm rõ chiến công của quân dân ta. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ, chia sẻ một số cảm nghĩ, nhận xét, thông tin về đề tài này và mấy vấn đề liên quan.

Nên xác định đúng ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới phía Bắc 1979

Bắt đầu từ ngày 17/2/2013, cùng với sự kiện Trung Quốc kéo quân sang xâm lược Việt Nam vào ngày này 34 năm trước, BBC Việt ngữ và nhiều blogs đăng nhiều bài về cuộc chiến này. Nhiều người còn gọi đó là để "kỷ niệm" cuộc chiến tranh này. Lúc đầu tôi cũng không nghĩ nhiều, thấy ừ thì cũng đúng, định hòa theo những người đó viết bài "kỷ niệm ngày 17/2". Nhưng giật mình nghĩ lại thì thấy có vấn đề rất lớn, chúng ta đã nhầm lẫn ngay từ đầu.

Từ mấy ngàn năm trước đến ngày nay, ở nước Việt cũng như các nơi khác trên thế giới, người ta thường chỉ kỷ niệm những sự kiện tích cực, những sự kiện đem đến niềm vui. Về chiến sử thì đó là những chiến công, những gương chiến thắng. Không ai đi kỷ niệm ngày người ta đánh mình cả.

Cha ông, cha anh chúng ta không đi kỷ niệm ngày giặc Nguyên, giặc Thanh vào đánh ta. Dân ta không kỷ niệm ngày quân Pháp - Tây Ban Nha (1858) và Mỹ (1965) đổ bộ vào cảng Đà Nẵng. Dân ta kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên, Điện Biên Phủ trên không, sự kiện ký hiệp định Paris, Đại thắng mùa xuân. Tức là những chiến công hoặc những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt dẫn đến chiến thắng và thằng giặc phải cút khỏi nước ta. Không ai đi "kỷ niệm" ngày thằng giặc đánh mình cả.

Ngoài trường hợp những sự kiện quân sự diễn ra trong 1 ngày (ví dụ Trân Châu Cảng, hải chiến Trường Sa....), ngày đánh lui, đánh thắng địch cũng là ngày địch đánh ta, thì không ai ở Việt Nam và trên thế giới này kỷ niệm ngày địch đánh ta, mà họ chọn ngày đánh lui địch để làm ngày kỷ niệm. Các cụ ta không kỷ niệm ngày quân Pháp đổ bộ nổ súng đánh Đà Nẵng, thay vào đó là kỷ niệm ngày giành được độc lập, ngày thắng giặc, ngày đánh đuổi quân giặc về nước, ngày mở đường cho quân Pháp, quân Mỹ về nước, ngày giải phóng, ngày thống nhất. Cũng như người Mỹ không kỷ niệm ngày thực dân Anh đưa quân vào đánh. Họ kỷ niệm ngày đánh đuổi quân Anh và lấy đó làm lễ Độc Lập (Independence day). Kể cả các lễ hội dân gian cũng không ai đi kỷ niệm những ngày như vậy.

Tôi nghĩ hiện tượng đó là hợp tình hợp lý, bởi vì nếu kỷ niệm ngày giặc đánh mình thì nó nói lên điều gì, nó gởi lên thông điệp gì, nó gởi thông điệp gì cho giới trẻ và con cháu đời sau? Nó có nghĩa là ta lấy thằng giặc làm trung tâm và nhân vật chính. Ta kỷ niệm ngày thằng giặc đánh ta. Ta kỷ niệm một hành động của giặc, kỷ niệm hành động đánh ta của giặc. Thay vì kỷ niệm ngày vui chiến thắng của ta. Kỷ niệm hành động của ta, kỷ niệm hành động đuổi giặc của ta. Kỷ niệm sự thắng lợi của ta. Lấy ta làm trung tâm và nhân vật chính.

Như vậy, theo tình lý trên, theo truyền thống cha ông, thì ngày cần kỷ niệm là ngày chiến thắng biên giới phía Bắc, chính là ngày 18/3, là ngày mà đoàn quân xâm lược sứt mẻ của Trung Quốc hoàn thành việc rút đại quân ra khỏi Việt Nam, để lại hàng vạn xác đồng đội xâm lăng. Chứ tuyệt đối không phải là ngày 17/2. Đó là tư tưởng của nạn nhân đưa đầu chịu đánh, chứ không phải là tư tưởng của một dân tộc quật cường chống xâm lược và quyết chiến quyết thắng bọn giặc xâm lược. Chúng ta nên kỷ niệm ngày ta đuổi giặc, ngày ta thắng giặc. Không nên kỷ niệm ngày giặc đánh ta, ngày ta bị đánh, ngày ta bị giặc đánh.

Truyện tranh chống bành trướng

Tôi không rõ đây là tư tưởng thuộc địa hay "văn hóa buồn bã", tinh thần tiêu cực, hay "ai đó" cố ý kích thích lòng căm thù nước Trung Quốc và tinh thần bài Hoa (nếu nhớ không lầm thì chính BBC Việt ngữ là kênh đầu tiên khởi sự đăng bài dồn dập về ngày 17/2 hàng năm), nhưng nói chung đây là một tư duy không đúng và mâu thuẫn với chủ đạo dân tộc Việt Nam, đi ngược với những truyền thống mà cha ông, cha anh ta hay làm.

Bên Trung Quốc, nhiều người kỷ niệm ngày 17/2 là ngày TQ đem quân tấn công Việt Nam, chứ họ không kỷ niệm ngày 18/3 là ngày họ lết về nước với những người lính thân tàn ma dại, mình đầy băng bó, bỏ lại hàng vạn xác đồng đội phơi la liệt khắp 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Phải chăng BBC Việt ngữ đã rập khuôn quan điểm chính thống của Trung Quốc về kết quả cuộc chiến? Người Hán chưa bao giờ thừa nhận thất bại trong tất cả các cuộc chiến nào của lịch sử Trung Quốc. Cuộc chiến này cũng không ngoại lệ. Phải chăng mục đích của BBC Việt ngữ là biến một sự kiện kỷ niệm chiến thắng tích cực thành một sự kiện tưởng niệm chiến bại buồn bã tiêu cực? Hay biến thành một ngày "quốc hận" nào đó?

Nếu muốn kỷ niệm, ca ngợi, biết ơn chiến công đánh bại giặc Tàu xâm lược, để làm gương chiến đấu cho con cháu, để cho con cháu ngày sau tiếp tục noi theo đánh giặc bảo vệ làng xóm đất nước quê hương thì cần kỷ niệm ngày thắng giặc, ngày mà chúng nó cút về nước, chứ tuyệt đối không phải là ngày mà chúng nó đánh ta. Đó là ngày của nạn nhân bị ăn đòn, không phải là ngày chiến thắng, ngày đánh bại kẻ thù. Ngày kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 phải là ngày 18 tháng 3. Chúng ta nên làm theo phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của ông cha, không nên làm theo BBC Việt ngữ.

Chiến tranh năm 1979 giống cuộc chiến chống ngoại xâm nào trong Việt sử?

Theo kiến thức cơ bản nhất về lịch sử nước mình, tôi nghĩ cuộc chiến năm 1979, nhất là kết cục của nó, có nét giống với cuộc chiến Lê Đại Hành đánh Tống trong thời Tiền Lê, Lý Thường Kiệt đánh Tống trong thời nhà Lý, Trần Hưng Đạo đánh Nguyên Mông trong thời nhà Trần, và 2 cuộc kháng chiến quy mô lớn gần đây nhất; chống Pháp và Mỹ.

Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt đều phải đánh Chiêm Thành trước để rảnh tay kháng Tống, tránh không để rơi vào bẫy gọng kìm "lưỡng đầu thọ địch" (hai đầu gặp địch). Tướng Lê Khả Phiêu, Lê Trọng Tấn và quân đội CHXHCN Việt Nam phải đánh Khmer Đỏ trước để ổn định mặt trận phía Nam. Nhưng khác xưa là chưa bình định hết thì quân phương Bắc đã kéo tới cửa.

Quân nhà Lê và quân nhà Lý đều cầm chân địch tại phòng tuyến Bình Lỗ và Như Nguyệt. Trường hợp chiến tranh Lê - Tống là giặc tự tháo lui sau khi thấy không chọc thủng nổi phòng tuyến Bình Lỗ. Trường hợp chiến tranh Lý - Tống là quân nhà Lý sau khi gây thiệt hại, thương vong nặng nề cho địch thì đã chủ động nghị hòa trước. Rồi tướng giặc mới rút quân về sau khi thấy đánh mãi mà vẫn không xuyên qua nổi phòng tuyến Như Nguyệt, trong khi ngày càng hao binh tổn tướng.

Trong chiến tranh Đại Việt - Nguyên Mông, ta cũng gây cho chúng những thiệt hại to lớn bằng du kích chiến và chiến tranh nhân dân, quấy rối, phá hoại, đánh tiêu hao, giết dần giết mòn sinh lực địch, đến khi địch không chịu nổi nữa phải rút quân, thì triển khai phục kích tiêu diệt. Thiên tài quân sự Trần Hưng Đạo đã thành công ém quân phục kích ở cả hai đường thủy - bộ, đánh tan giặc trong lúc chúng đang rút về.

Năm 1979, ta đặt phục binh ở ngả Chi Mã. Nhưng sau đó do sự phối hợp thiếu ăn ý nhịp nhàng giữa sư đoàn 337 và 338, cũng như sự rút kinh nghiệm các chế độ trước của CHND Trung Hoa nên họ đã đề phòng và không lạc sâu vào trận địa mai phục. Do đó hai cánh quân 337 và 338 tuy có gây tổn thương lớn cho giặc, nhưng mưu kế phục kích đã không đem lại kết quả thắng lớn như mong đợi. Như vậy, trong kháng chiến chống Nguyên Mông thì quân ta phục kích trúng. Trong chiến tranh biên giới chống CHND Trung Hoa thì quân ta phục kích hụt. Thế nên cuộc chiến chống Nguyên Mông mới có trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng Giang lưu danh muôn thuở. Còn cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979 không có trận đại thắng quyết chiến chiến lược nào tương tự.

Truyện tranh chống bành trướng

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, giặc đều phải rút quân về nước. Chỉ khác nhau ở chỗ Pháp và Mỹ ký hiệp định rồi mới rút quân. Trung Quốc năm 1979 thì phải đơn phương rút quân do bị thương vong quá nhiều và không thể tiến thêm bước nào, không thể chọc thủng phòng tuyến của Việt Nam.

Thần uy và lòng nhân ái bao la của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trước cuộc xâm lấn của quân đội phương Bắc trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Trong không khí cả nước ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã noi gương chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên đánh đuổi quân bành trướng Bắc Kinh. Bài viết có tựa đề rất giản dị và minh bạch: NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI.

Bài kêu gọi này như những bài hịch truyền, lời hiệu triệu của Bác Hồ năm xưa kêu gọi toàn quốc đứng lên đánh Pháp đuổi Mỹ, giành lấy độc lập chủ quyền, thống nhất bờ cõi.

"Bài hịch truyền" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu bằng đoạn:
"Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cả nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố lệnh tổng động viên trong cả nước, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: chủ trương quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân đang được khẩn trương thực hiện để đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc."
Và kết thúc bằng đoạn:
"Cả nước lên đường ra trận.

Giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn kính mến, với quyết tâm cao, với niềm tin lớn, quân và dân ta kiên quyết tiến lên, đánh thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Trung Quốc xâm lược, đưa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam đến toàn thắng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại !

Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi !

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn năm !"
Phần đầu mở bài thể hiện sự uy dũng của Thánh Gióng. Phần cuối kết bài cũng thể hiện sự uy vũ đó, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bao dung, vị tha, bác ái của Trần Hưng Đạo.

Một số giai thoại "thâm cung bí sử" cho biết lúc đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp và TBT Lê Duẩn đang có nhiều bất đồng chính kiến, có nhiều khác biệt và mâu thuẫn không nhỏ. Song khi giặc đến nhà thì gạt sang hết qua một bên.

Đọc tới đoạn cuối bài viết đó tôi liên tưởng ngay tới giai thoại thời Trần, khi lúc đó Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải đang có mâu thuẫn lớn, hai người bằng mặt không bằng lòng. Nhưng đến khi giặc Nguyên Mông đến cửa thì lập tức gạt hết mọi ân oán sang bên. Đức Thánh Trần đã mời Trần Quang Khải đến tắm chung để giảng hòa.

Xưa và nay, dù trong nội bộ chính trị có bất hòa gì đi nữa thì khi có giặc đều lập tức thuận hòa, gạt bỏ việc riêng, gác lại mọi vấn đề cá nhân, hiềm khích, để bắt tay nhau chống ngoại địch, bảo vệ sơn hà.

Tranh cổ động quân đội chiến đấu chống bọn bá quyền xâm lược

Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc

Sự "nói 1 đàng làm 1 nẻo" và tiền hậu bất nhất, thiếu nhất quán trong các tuyên bố và hành động của Đặng Tiểu Bình và chính phủ Trung Quốc khi đó đã cho thấy họ không chỉ có một mục tiêu duy nhất, mà họ có những mục tiêu không giống nhau, có mục tiêu ưu tiên, có mục tiêu dự phòng. Những mục tiêu thật sự của Trung Quốc trong cuộc chiến này có lẽ phải chờ rất lâu để có thể được giải mật. Còn hiện tại căn cứ trên nhiều tài liệu Việt Nam và nước ngoài, qua phân tích, theo nhận xét riêng thì tựu trung mục tiêu của Trung Quốc là như sau:

Thượng sách - Xâm chiếm thủ đô Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Biến miền Bắc VN thành một thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam. Vì mục tiêu cao nhất này nên quân Tàu đã tìm đủ cách để kéo tới Hà Nội nhưng bất lực bởi không vượt qua được các hàng phòng thủ của VN và thủ đô Hà Nội được bảo vệ bởi Quân đoàn 1. Trước đó Quân đoàn 1 đã xây dựng một phòng tuyến, bao gồm nhiều hàng rào phòng ngự dày đặc đóng quanh bảo vệ thủ đô Hà Nội, ngăn giặc tiến sâu vào vùng trung châu. Phòng tuyến này kiên cố hơn phòng tuyến Như Nguyệt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

Trước cuộc Nam xâm, tướng Dương Đắc Chí, một trong hai tướng chỉ huy của Tàu, đã ngạo mạn nói với thuộc cấp và binh lính đại ý: Chúng ta sẽ ăn Phở Việt Nam ở Hà Nội! Và nếu thích thì chúng ta cũng thừa khả năng tiến thẳng đến Hà Nội buổi sáng, đến Huế buổi trưa, và Thành phố Hồ Chí Minh buổi chiều.

Để chuẩn bị cho kế hoạch đó, Trung Quốc đã thủ sẵn quân bài Hoàng Văn Hoan và đồng bọn, đến lúc chín muồi sẽ đưa Hoan lên làm "thủ lĩnh anh minh" và thiết lập ngụy quyền, bắt lính, từng bước xây dựng ngụy quân. Thành lập "quốc gia", sau đó thỏa thuận cho các đồng minh, đàn em công nhận và thiết lập ngoại giao với "quốc gia" đó.

Nói chung, đây là mục tiêu nằm trong phần kế hoạch bành trướng xuống Nam của chủ nghĩa bá quyền đại dân tộc, là một phần trong âm mưu Nam xâm, cướp nước, lấy miền Bắc VN làm bàn đạp để từng bước thôn tính khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, hay ít nhất là khống chế khu vực này để cướp tài nguyên và trục lợi. Nối tiếp chuỗi dài "truyền thống" chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa Đại Hán của phong kiến Trung Hoa.

Mục tiêu này ngay từ những ngày đầu chiến cuộc đã tỏ ra khó khả thi. Sau này thực tiễn chiến trường cũng cho thấy Trung Quốc ngay cả một tia hy vọng nhỏ đến được thủ đô Hà Nội cũng không có. Mục tiêu này do đó đã phá sản ngay từ thời gian đầu.

“Truyền thống” hung tàn bạo ngược bắt đầu từ thời bạo chúa Tần Thủy Hoàng, cho đến thời hiện đại của cuồng đồ Đặng Tiểu Bình, kẻ nối nghiệp Thủy Hoàng Đế, đã được mở rộng và“xuất khẩu” sang Campuchia cho bọn chư hầu lâu la Khmer đỏ và đồng đảng áp dụng với chính dân tộc Khmer, sát hại tàn bạo khoảng một phần ba dân số Campuchia chỉ trong vòng hơn 3 năm.




Trung sách - Xâm lấn đất đai lãnh thổ. Lấn chiếm vùng biên giới Việt - Hoa, đặc biệt là các thị xã then chốt bao gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam. Trước là lấn đất - giành dân, tranh thủ chiếm lợi về đất đai và tài nguyên. Sau là tạo tiền đề thuận lợi cho việc xâm lược lâu dài.


Kế này nhằm làm tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự của Việt Nam, xóa sổ các đồn biên phòng và một phần lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị vũ trang khác của Việt Nam.

Cái gọi là "quân uy" của lũ cướp nước. Gây chiến với Việt Nam, đạo quân xâm lược của Trung Quốc ngay cả heo, gà cũng bắt. "Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" hiện nguyên hình là một đội quân ăn cướp, cướp của giết người, man di mọi rợ.

Hạ sách - Cướp bóc, phá hoại, hủy diệt! Gây tổn thương nguyên khí và sinh lực Việt Nam, gây sốc cho tinh thần Việt Nam. Gây sức ép, áp lực Việt Nam phải bỏ dở kế hoạch tiêu diệt Pol Pot và Khmer Đỏ, tái thiết nước bạn Campuchia. Ép Việt Nam phải thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, Liên Xô, Khmer Đỏ và chính sách đối nội với các tầng lớp tư sản mại bản Hoa kiều. Hủy hoại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ kiệt quệ rồi sụp đổ. Tạo tiền đề đưa chế độ tới chỗ suy vong, sụp đổ, tìm cơ hội đưa tay sai bù nhìn Hoàng Văn Hoan lên làm "thủ lĩnh anh minh".

Tất cả các thông tin về cuộc chiến này đều cho thấy: Cuối cùng Trung Quốc không đạt được điều nào trong 3 "sách" trên, trái lại bị thương vong quá nhiều phải chạy dài về nước. Họ không đến được Hà Nội, không có cơ hội nào đưa Hoàng Văn Hoan lên làm "An Nam quốc vương". Họ không thiết lập được một bàn đạp nào để xâm lược lâu dài, vài chục km đất địch cố giữ đều bị ta lần lượt giành lại trong các trận chiến sau này. Họ không tiêu diệt được sư đoàn nào hay lực lượng lớn nào của VN. Họ không buộc nổi VN từ bỏ nghĩa vụ ở Campuchia. Họ không ép buộc nổi VN thay đổi 1 chính sách nhỏ nào.

Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979




Những ngọn lửa hòa bình giữa Bắc Kinh


Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc chưa đủ bề dày thời gian như cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1 tháng so với 21 năm), do đó nó chưa tích tụ đủ sự phẫn nộ để hình thành một cuộc chiến như cuộc chiến trong lòng nước Mỹ.

Nhưng từ khi thế lực cuồng chiến Trung Nam Hải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược vào quốc gia mà trước đó họ còn gọi là "huynh đệ", "đồng chí", "đồng minh", tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã tự vạch mặt là kẻ thù nguy hiểm của Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á, là đối lập với các giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và của hòa bình, ổn định trong khu vực. Đồng thời họ bỗng dưng trở nên lạ lẫm, khác thường đối với chính nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là các bộ phận quý trọng hòa bình, tôn trọng công lý trong nhân dân Trung Hoa.

Người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì, tin gì, khi chỉ 10 năm trước đó (1969), thống soái Mao Trạch Đông của họ đã gởi 2 câu đối miêu tả chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất
Minh tinh quang nhật nguyệt, Á Âu hào kiệt thị vô song"


("Chí khí trải núi sông, anh hùng xưa nay chỉ có một
Sao sáng chiếu mặt trời và mặt trăng, hào kiệt Á - Âu không có hai")

Rồi bây giờ Đặng Tiểu Bình lại làm chuyện này? Người dân TQ sẽ nghĩ gì, tin gì, khi trong thời chống Pháp, Mao Trạch Đông gởi đoàn chuyên gia Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống thực dân Pháp đã dặn đoàn: "Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông." Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi Việt Nam thắng Pháp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng.

Vậy mà, bỗng dưng đùng một cái, Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc trở mặt nhanh chưa từng thấy. Báo chí nhà nước Trung Quốc và cả Đặng Tiểu Bình đùng đùng chửi bới Việt Nam. Chưa ai kịp định thần để hiểu đầu cua tai nheo gì thì họ đã đưa quân tổng tấn công Việt Nam. Một sự phản phé, trở mặt nhanh không thể nào ngờ. Trong lịch sử đối ngoại, ngoại giao thế giới, có lẽ chưa có chính phủ nào tráo trở, bội phản nhanh chớp nhoáng đến mức độ đó. Hoàn toàn trở mặt, quay ngược 180 độ, từ minh hữu thành cừu địch chỉ trong tích tắc.

Những giá trị “bạn, thù” của Trung Quốc đảo điên quay tít như con thò lò trên biểu tượng phát xít Đức.




Sự thay đổi quá nhanh và quá bất ngờ, không cho thời gian để dân chúng chuẩn bị tâm lý đó đã tạo ra phản ứng trái chiều. Và cũng ngay từ lúc tập đoàn bành trướng bá quyền trong giới cầm quyền Trung Nam Hải vừa mới phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thì ngay ở thủ đô Bắc Kinh đã dấy lên một cao trào phản chiến mạnh mẽ. Do cuộc chiến ngắn nên phong trào phản chiến của nhân dân Trung Quốc chưa đủ thời gian để chín muồi và phát triển lớn mạnh, sâu rộng như phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ trước đây, nhưng nó cũng đủ làm cho bọn cuồng chiến bá quyền ở Bắc Kinh và Đặng Tiểu Bình phải chột dạ.


Thời đó, một loạt những tên ký dưới các truyền đơn và báo tường được người dân Bắc Kinh dán dày đặc trên khắp đường phố, người ta cũng đủ thấy trong lòng của thủ đô Trung Quốc đang tiềm ẩn mầm mống chống chiến tranh không hề nhỏ. Nguy cơ nổ ra biểu tình, bạo loạn, bất ổn đường phố, là có.

Nhiều tổ chức, hội kín hoạt động như: Đồng minh công nhân trẻ đấu tranh cho dân chủ và phồn vinh, Phản đế Liên hiệp hội, Giác Ngộ hội, Ủy ban hoạt động cho công lý, Liên minh nhân dân đấu tranh cho chân lý…. họ đều lên tiếng phản đối chiến tranh, và một loạt tập san phát hành bí mật như: Giác ngộ, Đấu tranh, Thức tỉnh, Chân lý, Diễn đàn nhân dân…. được lưu hành ở nhiều nơi, liên tục vạch mặt chính sách diều hâu cuồng chiến của Trung Nam Hải.

Có nhiều tờ truyền đơn đã lên án bọn cuồng chiến ở Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép. Tờ truyền đơn của tổ chức Công nhân trẻ Đồng minh dán trên tường đã nghiêm khắc lên án:

“Hỡi bọn phản bội ở Trung Nam Hải! Nhân dân Trung Quốc không tin những lời giả dối của các ngươi nữa. Các người xúi giục nhân dân Trung Quốc để chống lại những người anh em Việt Nam, mưu đồ đó sẽ không bao giờ thành công. Tất cả những người Trung Quốc thật sự yêu nước sẽ hô to khẩu hiệu “Không được đụng đến Việt Nam” như trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam”.

Tờ truyền đơn của Phản đế Liên Hiệp hội kêu gọi:

“Hỡi đồng bào! Hỡi những người Trung Quốc chân chính!

Bọn hắc bang đã xé toang mặt nạ của chúng. Sự tán tụng và xúi giục của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã làm cho đầu óc chúng mê nuội. Chúng đã đưa quân tiến đánh Việt Nam. Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày sỉ nhục mà những người lao động Trung Quốc vĩnh viễn không bao giờ quên! Phải thanh toán con quỷ khát máu Đặng Tiểu Bình đã đẩy nước ta vào một cuộc chiến tranh tàn sát giữa những người anh em với nhau. Trong ngày đó, Đặng chẳng những đã giương lên ngọn cờ đen gây chiến tranh xâm lược chống nước láng giềng Việt Nam mà còn giương cả ngọn cờ đen nội chiến chống lại nhân dân Trung Quốc. Đả đảo bọn hắc bang Đặng Tiểu Bình, những tên đại lý của chủ nghĩa đế quốc đã bán rẻ linh hồn cho đế quốc Mỹ!”.
Trong những ngày Trung Hoa kéo quân đi xâm lăng Việt Nam, nhiều tổ chức chống chiến tranh xâm lược và nhiều tầng lớp nhân dân Trung Quốc phẫn nộ lên án tội ác bọn cuồng chiến Trung Nam Hải rất sôi nổi và rộng khắp tới mức chính quyền Bắc Kinh đã phải mặt dày ra lệnh cấm viết báo chữ to và cấm phát biểu ý kiến về cuộc chiến. Họ càng phơi bày bộ mặt thật và sự lúng túng, bị động của mình.

Biếm họa “Kế hoạch đột xuất làm thêm 800 triệu cái khóa”: vào thời điểm ấy, dân số Trung Quốc vào khoảng 800 triệu người. Một trong những trò bẩn của giới cầm quyền phát xít của trùm độc tài Đặng Tiểu Bình là “khóa mồm” bách tính, không cho họ được ý kiến gì về cuộc chiến tranh xâm lược do Đặng gây ra.







Nhân dân Trung Quốc không phải là xấu, nhiều bộ phận dân Trung Quốc quả thật có thiện cảm, có cảm tình, và gắn bó mật thiết với Việt Nam, thật sự xem Việt Nam là bằng hữu, thậm chí còn là thân hữu, huynh đệ. Năm 1977, nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, sau một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho VN bí quyết. Sau đó sự việc bị lộ, bọn phản động bá quyền đã tra tấn người kỹ sư đó tới chết. Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của họ tráo trở điều về nước, một số đồng chí đã để lại nhiều bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về chiếc cầu này cho Việt Nam.



Do đó xưa nay Việt Nam luôn xác định chống bọn phản động bành trướng bá quyền Bắc Kinh chứ không chống toàn Trung Quốc hay nhân dân Trung Quốc. Chống thực dân Pháp chứ không chống cả nước Pháp hay nhân dân Pháp. Chống phát xít Nhật chứ không chống cả nước Nhật hay nhân dân Nhật. Chống đế quốc Mỹ (chủ nghĩa đế quốc của Mỹ) chứ không chống cả nước Mỹ hay nhân dân Mỹ. Những thành phần chống Việt, hiếu chiến, cực đoan, lái buôn chiến tranh, theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, quá khích, diều hâu, có những chủ trương đường lối, quan điểm, lợi ích trái ngược với nguyên tắc độc lập tự do và lợi ích của ta thì những kẻ đó mới chính là đối tượng đấu tranh. Còn nhân dân là vô tội, vô can. Như Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn xác định lâu nay: Việt Nam mong muốn làm bạn, làm đối tác tốt của tất cả các dân tộc, nhân dân trên thế giới. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng không cho phép sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc.

Không được đụng tới Việt Nam!

Trong thời đại Hồ Chí Minh, quân đội của Việt Nam được xem là một trong những quân đội tinh nhuệ, thiện chiến hàng đầu thế giới, với tư cách là một quân đội đã chiến thắng đoàn quân vô địch Hoa Kỳ. Hình ảnh của quân đội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh luôn là một đội quân chân trần - chí thép, đối với dân luôn khoan hòa, lễ phép, còn đối với giặc thì "đạp lên đầu thù, dẫm lên cờ địch" mà từng bước đi qua xác quân giặc. Câu "Đường vinh quang xây xác quân thù" trong quốc ca Việt Nam đã nói lên phần nào ý nghĩa đó.

Một quân đội mà dù dính bao nhiêu vết thương trên mình thì vẫn đánh đâu thắng đó, dù thua trận chiến nhưng vẫn sẽ thắng cuộc chiến. Người đầy thương tích, vũ khí lạc hậu cũ kỹ thô sơ nhưng đánh thắng hết giặc này đến giặc khác. Bọn giặc nào phải kẻ tầm thường, họ là 3 trong 5 siêu cường thuộc Hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc (Pháp, Mỹ, CHND Trung Hoa). Trong quân sử Việt Nam và thế giới thật khó kiếm một lực lượng quân đội nào anh hùng hơn, chưa thấy một quân đội nào đánh bại nhiều giặc hơn, đánh bại những loại giặc mạnh hơn.

Một quân đội anh hùng như vậy, với một tư cách như vậy, với một "thương hiệu" như vậy thì sẽ làm gì khi có quân giặc dám xâm lược Việt Nam? Những tên giặc ở quá xa như Pháp, Mỹ thì Việt Nam không thể phản công trả đũa vào nhà họ để tiêu diệt hậu cần và nguồn gốc xâm lược. Việt Nam chỉ có thể giáng cho họ những tổn thất, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.

"Hội chứng Việt Nam" của người Mỹ

Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 50.000, tức là 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn” và “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự tử bằng những cách thức ghê rợn.

Khi Khmer Đỏ, đàn em được Trung Quốc chống lưng và chỉ đạo, xâm lược biên giới Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phản công trả đũa vào tận thủ đô của địch và bứng đi nguồn gốc tội ác, mầm mống xâm lược.


Huyện Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam, TQ. Nhìn từ phía Việt Nam.

Cuối tháng 2 năm 1979, QĐNDVN đã tiếp nối chiến công Bắc phạt của Lý Thường Kiệt và những tấm gương phản công trả đũa và tiêu diệt những căn cứ nội địa mà giặc xâm lược dùng để tấn công nước ta trong cuộc tổng phản công biên giới Tây Nam chống Pol Pot. Quân ta đã đồng loạt phản công mạnh mẽ vào đất Tàu.

Trước khi quân đội Trung Quốc tấn công Việt Nam thì huyện Ninh Minh (tỉnh Quảng Tây, giáp tỉnh Lạng Sơn của VN), huyện Ma Lật Pha (tỉnh Vân Nam, giáp tỉnh Hà Giang của VN), huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, giáp tỉnh Lào Cai của VN), huyện Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, giáp tỉnh Quảng Ninh của VN), thị xã Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây, giáp tỉnh Lạng Sơn của VN) được địch dùng làm căn cứ hậu cần, dự trữ lương thực, nhưng trong những ngày cuối tháng 2 năm ấy những căn cứ hậu cần, những kho chứa lương thực của Trung Quốc đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam phản đòn tràn sang đánh thẳng vào các nơi ấy và phá hủy san bằng.

Đặc biệt huyện Ninh Minh (宁明县) và huyện Ma Lật Pha (Malipo - 麻栗坡县) là 2 nơi bị quân ta phản kích vào dữ dội nhất. Thông tin này còn được ghi nhận trong tài liệu "China's War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications" (Hoover Press xuất bản năm 1987) của giáo sư chính trị học Mỹ King C. Chen, chuyên môn về chính trị châu Á.

Đó chỉ là lần thứ hai trong chiến sử Việt Nam mà một quân đội người Việt đánh vào lãnh thổ chính thức của Trung Quốc. Lần thứ nhất là cuộc "tấn công để phòng thủ" của Lý Thường Kiệt. Danh tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản tấn công trước vào đất Tống là để tiêu diệt kho hậu cần, lương thảo mà giặc Tống chuẩn bị để tiến đánh Đại Việt.

Quân đội Nhân dân Việt Nam trả đòn, phản công vào lãnh thổ Trung Quốc cũng với mục tiêu đó, đồng thời còn là để trả đũa và răn đe. Sự phản công vào Ninh Minh, Ma Lật Pha, Hà Khẩu, Đông Hưng, Bằng Tường của quân đội Việt Nam cuối tháng 2 đã góp phần không nhỏ vào quyết định lui quân toàn bộ của Trung Quốc vào ngày 5/3/1979. Mở đường cho một loạt tập kích 13 ngày đêm, đẩy lui hơn 50 vạn đại quân Trung Quốc về nước vào ngày 18/3/1979.

Thiếu Long

Biển Đông và những lá bài lật ngửa

Biển Đông và những lá bài lật ngửa
(Viết nhân dịp kỷ niệm ngày hải chiến Trường Sa 14/3)


Thiếu Long

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước, Biển Đông luôn có quan hệ máu thịt với Việt Nam, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Biển Đông suốt ngàn năm nay đã góp phần lớn trong việc nuôi sống dân tộc Việt Nam. Nhờ Biển Đông mà VN có tài nguyên thủy sản và hải sản phong phú, đất đai dễ trồng trọt, dễ làm ruộng, thuận lợi cho nông nghiệp, hầu như không bao giờ sợ mất mùa, hạn hán, thiếu lương thực. Những cơn gió mát từ Biển Đông cũng đóng vai trò lớn trong việc làm trong sạch môi trường, môi sinh của Việt Nam.

Trong thời kỳ nửa phần đất nước Việt Nam dưới vĩ tuyến 17 vẫn còn dưới quyền Mỹ, Biển Đông đã đưa từng đợt hàng hóa chi viện từ miền Bắc vào miền Nam qua "Đường Hồ Chí Minh trên biển", 1 trong 5 con đường Hồ Chí Minh huyền thoại nối liền Bắc-Nam và giúp miền Nam đánh Mỹ. Trong thời Bao cấp sau chiến tranh, dưới sự bao vây cấm vận toàn diện của Trung Quốc và Hoa Kỳ, nợ hai ba đầu, chiến tranh hai đầu biên giới, sự phá hoại của Mỹ và các thế lực phản động đem bom đạn vào khủng bố đất nước, đời sống gian khổ, cuộc sống điêu linh, chính những nguồn lương thực, hải sản vô tận của Biển Đông đã góp phần giúp Tổ quốc ta, dân tộc ta vượt qua được thời kỳ muôn vàn khó khăn đó.

Nhìn từ góc độ kinh tế, vật chất, thì Biển Đông chính là "túi tiền" của Việt Nam. Là một nguồn tài nguyên hải sản vô tận và là một "túi tiền không đáy" của Việt Nam. Ngoài những "túi tiền" như hải sản, khoáng vật photphat, cát trắng, khí đốt v.v. thì "túi tiền" lớn nhất ở Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa chính là dầu mỏ. Từ năm 1972, một số công ty dầu khí của tư bản Mỹ đã thăm dò và phát hiện ra vùng chung quanh Hoàng Sa - Trường Sa có một trữ lượng dầu thô cực lớn, như ở Trường Sa là tương đương hơn 100 tỷ thùng. Nếu trước năm 1975 Mỹ thắng cuộc chiến, thành công bình định miền Nam Việt Nam thì họ đã khai thác dầu mỏ quanh Hoàng Sa, Trường Sa và tài nguyên khác của Việt Nam trên Biển Đông.

Khu vực Biển Đông có ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị vô cùng quan trọng và có vị trí chiến lược trọng yếu. Nắm được Biển Đông là gần như nắm được toàn bộ khu vực. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua Eo biển Malacca, Eo Sunda, và Eo Lombok. Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc Vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải, và xuống tận mãi châu Úc, đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Hơn 1.6 triệu m³ (10 triệu barrel) dầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, nơi thường xảy ra những vụ cướp biển.

Vùng biển này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng Khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối). Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippines, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.

Tầm quan trọng của Biển Đông đối với khu vực và thế giới là như thế, càng cho thấy việc hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt (2 tộc duy nhất còn sót lại trong Bách Việt, không bị Tần Thủy Hoàng thôn tính và đồng hóa) đã từ miền Nam Trung Hoa mà lui dần, di cư dần xuống phương Nam lập nghiệp, cuối cùng đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), lập nên nước Văn Lang, sau đó hợp nhất với tộc Âu Việt do Thục Phán lãnh đạo thành nước Âu Lạc, chính là những quyết định vô cùng sáng suốt, chính xác, đúng đắn của tổ tiên ta từ hàng ngàn năm trước, và đưa đến mối lương duyên hoàn mỹ giữa tộc Việt và Biển Đông.

"Biển Nam Trung Hoa" (South China Sea) được coi là danh từ của quốc tế để chỉ Biển Đông, vì nó là thuật ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh để chỉ vùng biển này, và tên trong đa số các ngôn ngữ châu Âu khác cũng như vậy, nhưng các nước xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thường phản ánh chủ quyền lịch sử của họ đối với quyền bá chủ vùng biển. Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải (南海). Trong ngành xuất bản hiện nay của Trung Quốc, nó thường được gọi là Nam Trung Quốc Hải (南中國海), và cái tên này cũng thường được dùng trong các bản đồ bằng tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành. Philippines gọi là biển Luzón (theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines) hoặc biển Tây Philippines (West Philippines Sea).

Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng Đông, do đó tên tiếng Việt của biển này hàm nghĩa là vùng Biển Đông Việt Nam. Danh từ "Biển Đông" đã ghi dấu ấn của mình vào văn hóa và sử thi Việt Nam, thể hiện qua câu tục ngữ "Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn" hay thành ngữ "Dã tràng xe cát Biển Đông"...

Tên gọi quốc tế "Biển Nam Trung Hoa" của Biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, vì thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, ấn tượng nhất, nổi bật nhất trong khu vực và đã có giao thương với phương Tây qua Con đường tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, hoàn toàn không có ý nói về chủ quyền. Dù nó mang tên "South China Sea" không có nghĩa nó là của Trung Quốc. Như Ấn Độ Dương (Indian Ocean), là đại dương ở phía Nam Ấn Độ, giáp nhiều nước châu Á và châu Phi; hay Biển Nhật Bản (Sea of Japan), được bao quanh bởi Nga, bán đảo Triều Tiên, và Nhật Bản.

Trên Biển Đông có hai lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam mà ta có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử. Một là quần đảo Hoàng Sa, thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp và đưa vào tỉnh Hải Nam của họ. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp và đưa vào thành phố Cao Hùng của họ. Tuy nhiên, do tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan vốn thuộc Trung Hoa Quốc dân đảng, nhất quán với bản đồ đường lưỡi bò do chính đảng này vẽ ra năm 1947 và xuất bản năm 1948 và chính sách "1 nước Trung Quốc", cho nên vấn đề Hoàng Sa vẫn là sự tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hai là quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam và được Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng giữ hợp pháp, tổ chức bầu cử Quốc hội liên tục và thường xuyên, khai thác kinh tế, và thực hiện chủ quyền thực tế trên phần lớn quần đảo của mình. Tuy nhiên, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia đều chiếm một số đảo. Philippines là nước ngoài chiếm nhiều đảo nhất trên quần đảo Trường Sa, họ đưa Trường Sa vào tỉnh đảo Palawan. Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, và đưa vào thành phố Cao Hùng. Trung Quốc đưa vào tỉnh Hải Nam. Malaysia chiếm một ít đảo nhỏ, tuyên bố chủ quyền, và đưa Trường Sa vào tiểu bang Sabah của họ. Ngoài ra Brunei không có quân đội chiếm lĩnh thực tế nhưng vẫn tuyên bố chủ quyền.

Lâu nay những bài nghiên cứu, tham luận, phân tích về đề tài Biển Đông đều thường là nghiêng về góc độ lịch sử, quân sự, khoa học, trong phạm vi bài này tôi viết theo hướng nghiêng về góc độ chính trị. Mong rằng bài viết sẽ miêu tả được bức tranh toàn cảnh một cách dễ hiểu, rõ ràng nhất, góp phần vào công cuộc bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam.

Người Việt xác lập chủ quyền trên Biển Đông

Nhà nước Đại Việt từ thời chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua hải đội Hoàng Sa và hải đội Bắc Hải từ đầu thế kỷ 17 đến năm 1801. Trong thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh và thời Tây Sơn, những nguồn tài liệu chứng minh điều này có "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư" (1686) trong Hồng Đức bản đồ hay "Toản Tập An Nam Lộ" trong sách "Thiên Hạ Bản đồ và Phủ Biên tạp Lục" (1776) của Lê Quý Đôn. Trong "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư" hay "Toản Tập An Nam Lộ", năm 1686, bao gồm bản đồ, chính là tài liệu cổ nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở "Bãi Cát Vàng" (Hoàng Sa).

Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (1776) là tài liệu cổ miêu tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có 2 đoạn văn đề cập đến việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Khi quân Tây Sơn khởi nghĩa, dân xã An Vĩnh vẫn tiếp tục xin chấn chỉnh hoạt động ở Hoàng Sa với tờ đơn của ông Hà Liễu gởi cho chính quyền Tây Sơn ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) và Chỉ thị ngày 14 tháng 2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) của Thái phó Tổng Lý Quản Binh Dân Chư Vụ Thượng tướng Công gởi cho cai đội Hoàng Sa đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu hiện lưu giữ ở Nhà thờ họ Võ, xã An Vinh huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Sau đó có những tài liệu thời nhà Nguyễn như "Dư Địa Chí" trong bộ "Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí" của Phan Huy Chú (1821) và sách "Hoàng Việt Địa Dư Chí" (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ 18. "Đại Nam Thực Lục Tiền Biên" (1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Trong bộ sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" (1910) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản. Trong quyển III "Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu" của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng, có 3 đoạn văn liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Không những chỉ có những tài liệu cổ trong thời phong kiến Việt Nam minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, mà nhiều tài liệu cổ trong thời phong kiến Trung Quốc cũng minh chứng chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo này. Trước tiên là "Hải Ngoại Kỷ Sự" của Thích Đại Sán (tác giả Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của "Hải Ngoại Kỷ Sự" đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa chưa thuộc về Trung Quốc. Khảo sát tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả các bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả các bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam Trung Hoa.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực cướp Hoàng Sa của Việt Nam từ tay Mỹ tháng 1 năm 1974, chính các nhà khảo cổ của họ phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam. Bởi người Trung Quốc không hề dùng danh từ "Hoàng Sa" khi nói về quần đảo này, và sự kiện này đã trùng khớp với việc xây miếu thờ ở Hoàng Sa từ lâu và kể cả đời Minh Mạng sau này của Việt Nam.

Ngoài những tài liệu khách quan của Việt Nam và Trung Quốc góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa - Hoàng Sa, thì nhiều tài liệu khách quan, trung lập của giới học thuật hàn lâm, khoa học phương Tây cũng xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo này, như nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) đã xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

"Le Mémoire sur la Cochinchine" của tác giả Jean Baptiste Chaigneau viết vào những năm cuối đời Gia Long (1820) đã khẳng định năm 1816 Nguyễn Ánh đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels. "Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes" của giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho biết rằng Nguyễn Ánh đã chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Paracels năm 1816.

"An Nam Đại Quốc Họa Đồ" của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của triều đình Việt Nam. "The Journal of the Asiatic Society of Bengal" đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận nhà Nguyễn chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels. "The Journal of the Geographycal Society of London" (xuất bản năm 1849) của GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels. Đó là một hành xử chủ quyền rất rõ ràng.

Hải đội Hoàng Sa, một đơn vị quân đội của triều đình Huế đã thực thi, thực hiện, hành xử chủ quyền tại Hoàng Sa và cả Trường Sa, đã liên tục có những hành động khẳng định chủ quyền, khai thác, quản lý hai quần đảo này từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đội Hoàng Sa đã hoạt động kể từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần đến hết thời kỳ chúa Nguyễn, cả thảy 7 đời chúa, gần một thế kỷ rưỡi. Phong trào Tây Sơn khởi nghĩa, chúa Nguyễn chạy vào đất Gia Định thì đội Hoàng Sa đặt dưới quyền kiểm soát của triều đình Tây Sơn mà trong tài liệu còn lưu giữ tại Nhà thờ họ Võ tại phường An Vĩnh, Cù Lao Ré, đã cho biết năm 1786 Thái Đức năm thứ 9, dân Cù Lao Ré đã xin nhà Tây Sơn cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại.

Đến những năm cuối cùng của triều đại Tây Sơn, hoạt động của đội Hoàng Sa cũng bị ảnh hưởng, nên đến năm Gia Long thứ 2 (1803) mới cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại như "Đại Nam Thực Lục Chính Biên", quyển 22 đã ghi rõ: “Cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Năm 1815, Nguyễn Ánh sai đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa. Theo những tài liệu như "Dư Địa Chí", "Hoàng Việt Địa Dư Chí", "Đại Nam Thực Lục Tiền Biên", "Đại Nam Nhất Thống Chí", hàng năm đội Hoàng Sa bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch thì về. Đứng đầu đội Hoàng Sa là cai đội như "Phủ Biên Tạp Lục", quyển 2 đã ghi: “Lính cai đội Hoàng Sa tính quản”. Như binh chế thời chúa Nguyễn mà chúng ta đã biết đội có cai đội và đội trưởng chỉ huy. Chức cai đội Hoàng Sa thường được kiêm luôn các chức khác như trường hợp Phú Nhuận Hầu kiêm cai thủ đồn cửa biển Sa Kỳ, kiêm cai cơ thủ ngự, như theo tài liệu tờ kê trình của Phú Nhuận Hầu, ngày 1 tháng 10 năm Gia Long thứ 2 (1803), tài liệu hiện lưu trữ tại Nhà thờ họ Võ phường An Vĩnh nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài những tư liệu lịch sử thì nhiều tài liệu chính sử cũng minh chứng chủ quyền của người Việt trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Trước hết là "Đại Nam Thực Lục Chính Biên" đệ nhất kỷ (1848); đệ nhị kỷ (1864); đệ tam kỷ (1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của người Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong "Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ" (1851) có đoạn văn đề cập đến việc dựng miếu ở Hoàng Sa trong quyển 207 và đoạn văn trong bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ quyển 221 chép “Bộ Công tâu rằng: Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu. Hàng năm cần phải đi thám dò khắp chỗ thuộc đường bể. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.

Tài liệu rất quý giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ 19), hiện đang được lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương 1 ở Hà Nội. Tại đó lưu trữ những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc...

Trước khi lên ngôi hoàng đế năm 1802, Nguyễn Ánh cũng đã được anh em Dayot giúp đo đạc hải trình ở Biển Đông trong đó có vùng quần đảo Hoàng Sa. Sang đến đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân có trách nhiệm và thuê thuyền của dân hướng dẫn hải trình. Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám Thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa”.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công tác đi Hoàng Sa về chậm trễ, đã có "thánh chỉ" giao Bộ Công trị tội và bị phạt 80 trượng. Tộc họ Phạm Văn hiện có Nhà thờ họ và lăng mộ tộc họ ở thôn Đông xã Lý Vĩnh (trước đây là phường An Vĩnh). Hiện có hàng trăm hậu duệ đang sống tại huyện đảo Lý Sơn. Các viên giám Thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất cũng bị phạt mỗi người 80 trượng. Những chi tiết trên đã minh họa và minh chứng rất rõ ràng, thuyết phục việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam trong việc đo đạc hải trình và vẽ bản đồ.

Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa được quy định cũng rất rõ ràng có ghi trong "Đại Nam Thực Lục Chính Biên" đệ nhị kỷ quyển 165 cũng như "Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ", quyển 221 như sau: “Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nướcbể nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ Thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào? và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để về trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”.

Như thế việc đo đạc phải kết hợp với việc vẽ bản đồ mà chuyên viên vẽ bản đồ lại là các viên giám Thành. Việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa Dưới triều Nguyễn đã được bắt đầu từ thời Gia Long 14 (1815), song đến đời Minh Mạng mới được thúc đẩy mạnh. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) các viên giám Thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Hoàng vẽ hoạ đồ Hoàng Sa chưa chu tất đã bị phạt mỗi người 80 trượng như đã nêu trên. Tấu của Bộ Công vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cũng chỉ vẽ được một nơi và cũng chưa biết rõ nên làm thế nào. Theo dụ vua Minh Mạng ngày 13 tháng 7 năm thứ 18 (1837), thủy quân đi Hoàng Sa vẽ Thành đồ bản 11 nơi, tuy nhiên chưa được chu đáo lắm. Theo Tấu Bộ Công ngày 21 tháng 6 Minh Mạng thứ 19 (1838), thủy quân đệ trình sau khi đo đạc 3 nơi với 12 hòn đảo đã vẽ được 4 bức đồ bản, 3 bức vẽ riêng và 1 bức vẽ chung, song cũng chưa vẽ rõ ràng lắm, Bộ Công phải yêu cầu vẽ lại tinh vi hơn. Kỹ thuật đo đạc và vẽ bản đồ Hoàng Sa của Việt Nam vào thời kỳ Nhà Nguyễn tuy có kỹ, chu đáo hơn trước, song vẫn còn lạc hậu so với kỹ thuật tân tiến của phương Tây lúc bấy giờ, nhất là chưa xác định được tọa độ theo kinh độ và vĩ độ trên toàn địa cầu.

Từ đời Minh Mạng, thủy quân Đại Nam hàng năm liên tục đã thành lệ đều đặn ra Hoàng Sa, Trường Sa đi vãng thám, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, và các hoạt động khác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ xác lập và thực thi chủ quyền này là một lực lượng đặc nhiệm gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương trong đó có hải đội Hoàng Sa. Kinh phái đứng đầu là thủy quân cai đội hay thủy quân chánh đội trưởng chỉ huy cùng với lực lượng thủy quân lấy trong vệ thủy quân đóng ở kinh Thành hay ở cửa Thuận An. Ngoài thủy quân kinh phái còn các viên giám Thành trong vệ giám Thành, là những chuyên viên vẽ bản đồ như đã trình bày ở trên. Tỉnh phái là các viên chức ở tỉnh Quảng Ngãi có nhiệm vụ phối hợp với kinh phái trong công tác hướng dẫn, cung cấp dân công, lo xây dựng, đồng thời còn điều động binh dân ở tỉnh Quảng Ngãi, có khi gồm cả dân binh tỉnh Bình Định như trong chuyến công tác năm 1835 và 1837 đã dẫn trên đây.

Dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, nhiệm vụ của những lực lượng đặc biệt này rất quan trọng. Vua Minh Mạng đã ra nhiều chỉ dụ công bố rõ việc làm cụ thể của từng chuyến đi. Ví dụ như năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu trình lên vua về chuyến vãng thám Hoàng Sa của thủy quân, chính đội trưởng Phạm Hữu Nhật, vua Minh Mạng phê sửa: “Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thụ ngay, giao cho tên ấy (Phạm Hữu Nhật) nhận biên" và rồi vua Minh Mạng lại phê: “Thuyền nào đi đến đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”. Trong đời vua Minh Mạng, thủy quân Đại Nam đã được tổ chức quy củ và có nhiệm vụ đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công sang năm Minh Mạng thứ 15 (1834) phái người ra dựng bia chủ quyền. Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ nhị kỷ, quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ công tâu vua cứ hằng năm cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc".

Vua Minh Mạng rất quan tâm đến việc dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công cho tỉnh Quảng Ngãi cất miếu Hoàng Sa một gian theo thể chế Nhà đá. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua Minh Mạng đã cử cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám Thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách toà miếu cổ 7 trượng. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Thường ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây. Theo "Việt Sử Cương Giám Khảo Lược" của Nguyễn Thông, thì các quân nhân đến đảo thường đem những hạt quả thủy nam mà rải ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để tìm dấu mà nhận. Như thế cây trồng ở Hoàng Sa chủ yếu trồng bằng cách gieo hạt, quả chứ không trồng theo kiểu trồng loại cây con. Đó cũng hợp lý vì mang cây con ra biển đi trên thuyền nhỏ như thế cũng khó khăn, khó bảo dưỡng được cây sống để mà trồng.

Ngoại quốc "đục nước béo cò"

Đến đời Tự Đức, lợi dụng việc Việt Nam bị mất quyền tự chủ trong thời kỳ Pháp "bảo hộ", chính quyền Quảng Đông, Trung Quốc bảo rằng các đảo ở biển Nam Hải là "vô chủ", đã tổ chức chiếm hữu bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam vốn đã có từ lâu. Nhà cầm quyền Pháp và triều đình Huế im lặng.

Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố họ sẽ kiểm soát quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ tay Pháp. Tuyên bố chuyển tới đại sứ Pháp tại Nhật bằng một thông điệp bảo rằng "Nhật Bản là người đầu tiên thám hiểm quần đảo Trường Sa vào năm 1917". Người Nhật cho rằng ở đó "không có một quyền lực hành chánh địa phương nào, đó là một tình trạng có hại cho các lợi ích của Nhật và về lâu dài có thể gây ra những khó khăn với Pháp".

Ngày 4 tháng 4 năm 1939, Bộ Ngoại giao Pháp gởi một công hàm phản kháng quyết định của Nhật và khẳng định các quyền của Pháp. Do nhu cầu lập đầu cầu xâm chiếm khu vực Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương, Nhật đã nhanh chóng tấn công đảo Phú Lâm (Ile Boisée) thuộc Hoàng Sa vào năm 1938 và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc Trường Sa vào năm 1939. Mãi đến ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật mới bắt làm tù binh các đơn vị lính Pháp và lính ngụy (lính khố xanh, khố đỏ) đóng ở các đảo Hoàng Sa.

Suốt thời kỳ Pháp thuộc, các nhà chức trách Pháp tuyên bố chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của vương quốc An Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà nước Pháp có trách nhiệm "bảo hộ", song các nhà chức trách Pháp vì quyền lợi riêng của nước Pháp có những thái độ bất nhất, khi thì thờ ơ, không phản ứng kịp thời khi chủ quyền này bị Trung Quốc xâm phạm, thậm chí còn lấy Hoàng Sa làm vật trao đổi trong quan hệ với Trung Quốc như Pasquyer thú nhận trong bức thư ngày 20-3-1930 gởi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa hoặc có ý đồ tách các đảo phía Nam Biển Đông không còn nằm trong khối thống nhất của Hoàng Sa (Paracel) và cho đó là quần đảo Spratly vô chủ để người Pháp chiếm hữu cho riêng nước Pháp, song lại sát nhập vào Nam Kỳ, mà người Pháp gọi là sự sát nhập về hành chính mà thôi.

Năm 1946, trong lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra với thực dân Pháp, thì hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc (Tàu Tưởng) gồm 4 chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây ngày 29-11. Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Tàu Tưởng rút nhưng họ không rút. Pháp bèn gởi một phân đội lính ngụy đến đóng một đồn ở đảo Pattle (thuộc Hoàng Sa).

Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam, đã đem quâm chiếm đóng đảo Phú Lâm (Ile Boisée) thuộc quần đảo Hoàng Sa vào cuối năm 1946 và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947, sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố độc lập và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kế thừa những lãnh thổ do nhà Nguyễn để lại, Nhà nước VNDCCH đã tuyên bố xóa bỏ mọi hiệp ước, hợp đồng, ký kết bất bình đẳng giữa Pháp và nhà Nguyễn, xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, trong đó có những "chủ quyền" của Pháp ở VN, bao gồm 6 tỉnh miền Nam mà triều đình Huế đã nhượng cho Pháp dưới thời Tự Đức.

Năm 1950, quân Tưởng do đã thua lực lượng Mao Trạch Đông trong Nội chiến Trung Quốc (Chinese Civil War) nên đành rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa trở về cố thủ Đài Loan. Sau đó, hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của ngụy quyền Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 14-10-1950, nằm trong sách lược "Da vàng hóa chiến tranh", dùng người Việt đánh người Việt để chống lại phong trào bảo vệ độc lập của Mặt trận Việt Minh do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, chính phủ Pháp đã chuyển giao cho ngụy quyền Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.

Như vậy, trong thời gian kháng chiến chống Pháp thì dù căn cứ theo luật pháp Việt Nam hay luật pháp quốc tế thì quần đảo Hoàng Sa vẫn là của người Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam DCCH thì đây là lãnh thổ của Việt Nam đang bị thực dân Pháp chiếm đóng. Theo luật pháp quốc tế (chỉ coi ai đứng tên, không cần biết đến thực quyền chính trị hay chủ nhân phía sau, ông chủ thật sự là ai) thì quần đảo HS là của chính quyền "Quốc gia Việt Nam", tức cũng là một chính quyền của người Việt, dù nó là ngụy quyền hay chính quyền thì không có gì khác biệt trong luật pháp quốc tế. Tương tự, khi một công ty có chuyện thì luật pháp sẽ xử người nào đứng tên làm chủ công ty, chứ không cần biết đến ông chủ đứng sau, chủ nhân thật sự là ai. Trong những trường hợp này, tòa án quốc tế chỉ sẽ xem xét có phải chính quyền người Việt hành xử chủ quyền ở đây không, chứ không quan tâm đến thực quyền chính trị và bản chất chính trị của các bên. Điều này cũng đúng cho các ngụy triều ở Huế dưới thời Pháp thuộc và các ngụy quyền ở Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ.


Quân đồn trú Pháp-ngụy chào cờ trên Hoàng Sa

Nhưng vào tháng 10/1956, lúc này quyền lực Mỹ đang bao trùm miền Nam Việt Nam, hải quân Đài Loan quay lại chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba), thuộc quần đảo Trường Sa, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, Đài Loan vốn là "đàn em" của Mỹ nên Mỹ-Diệm bỏ mặc. Ngày 21-1-2008, lần đầu tiên Đài Loan đã cho máy bay quân sự C-130 Hercules hạ cánh xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình.

Nói chung, sau khi thua phe Đồng minh, phát xít Nhật đã chính thức từ bỏ sự chiếm đóng trái phép. Song từ tháng 4/1956, quân Pháp rút khỏi Việt Nam theo hiệp ước Genève 1954, các nước ngoài đã lợi dụng tình trạng phòng vệ qua loa, chiếu lệ của ngụy quân ở các đảo trên Biển Đông mà chiếm đóng trái phép. Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là Phú Lâm, Đài Loan chiếm đảo lớn nhất Ba Bình của quần đảo Trường Sa, Philippines sau đó cũng tuyên bố quần đảo Trường Sa là "của Philippines" rồi cũng chiếm một số đảo trong đó có đảo Song Tử Đông. Năm 1988, Trung Quốc xâm lược Trường Sa và bị Hải quân Nhân dân Việt Nam đẩy lùi, nhưng họ vẫn chiếm giữ bãi đá ngầm Gạc Ma sau trận đánh đó.

Ban đầu hải quân ngụy đồn trú trên các hải đảo ở Biển Đông phòng thủ rất qua loa, chiếu lệ, cẩu thả, chính vì vậy mà sau hiệp định Genève 1954 các quân đội khác trong khu vực ồ ạt kéo vào xâm chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp lên nhiều phần của Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là phối hợp, trợ giúp, bảo vệ an toàn cho các chuyên gia khoa học của Mỹ ra thăm dò dầu thô và các nguồn tài nguyên vô tận ở Biển Đông và HS - TS. Năm 1972, một số công ty dầu khí của tài phiệt Mỹ đã thăm dò và phát hiện ra vùng chung quanh HS - TS có một trữ lượng dầu cực lớn, như ở Trường Sa là tương đương hơn 100 tỷ thùng.

Mặc dù đã có tiền lệ các nước trong khu vực vào xâm lấn biển đảo, Mỹ-ngụy do chỉ lo đối phó với lực lượng kháng chiến của Việt Nam nên vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể về hải quân cũng như về tình trạng phòng thủ lơ đễnh, sơ sài, hời hợt, chiếu lệ. Đến năm 1968, Mỹ-ngụy mới bắt đầu tăng cường quân số đóng tại quần đảo HS và TS và chung quanh khu vực, với nhiệm vụ để ý theo dõi những chiếc tàu khả nghi và truy bắt những đoàn tàu không số, nhằm ngăn chặn con đường huyết mạch "Hồ Chí Minh trên biển", 1 trong 5 "đường mòn Hồ Chí Minh", là tuyến đường vận tải bí mật trên Biển Đông được thành lập để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong những chuyến đầu từ năm 1961 trở đi, CIA của chính quyền Mỹ và Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office - CIO), Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội (Service des Etudes Politiques et Sociales - SEPES), Nha Kỹ thuật (Strategic Technical Directorate - STD) của ngụy quyền Sài Gòn đã biết con đường này ngay từ những chuyến đầu, nhưng họ không biết là tàu nào vì có quá nhiều tàu đánh cá, và biển cả mênh mông không biết quân ta sẽ đi đường nào để tiếp tế vào Nam. Do đó, họ đã tăng cường rải quân quan sát, ngăn chận, đón bắt, trong đó có các căn cứ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Sở dĩ như vậy là vì sau năm 1968, hải quân Việt Nam phải đi đường xa, đường vòng, và đi ngang qua Hoàng Sa - Trường Sa chứ khó thể đi gần đất liền được nữa vì Mỹ-ngụy đã biết nên canh phòng kỹ, giăng ra "thiên la địa võng" để truy lùng, đón đánh cho bằng được những đoàn tàu bí mật.

Năm 1994, Việt Nam phản đối Trung Quốc đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc hùa nhau với Hoa Kỳ định hợp tác khai thác trên lãnh thổ và vùng đặc quyền của Việt Nam, khi họ ký với công ty Crestones (Mỹ) định hợp tác thăm dò khai thác dầu mà Trung Quốc gọi là hợp đồng Vạn An Bắc 21.

Ngày 18 tháng 4 năm 1994, ông R.C. Thompson, chủ tịch công ty Năng Lượng Crestones (Mỹ) ra thông báo với báo chí, nói rằng họ đang tiến hành khảo sát địa chấn và chuẩn bị thăm đảo để đánh giá tiềm năng dầu khí của khu vực, gọi là hợp đồng "Vạn An Bắc 21". Thông báo chính thức và hùa theo luận điệu của Trung Quốc: "Việc nghiên cứu khoa học và kế hoạch khai thác thương mại trong tương lai là những bước phát triển mới nhất của lịch sử nghiên cứu khoa học và thăm dò ở Biển Nam Trung Hoa và Khu vực vạn An Bắc của Trung Quốc, bắt đầu từ những báo cáo năm 200 trước Công Nguyên vào đời Hán Vũ Đế!"


Cầu cảng do người Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này nằm trong “đường lưỡi bò” do Quốc dân đảng Trung Quốc công bố năm 1947

"Đường lưỡi bò"

"Đường lưỡi bò", "Đường chín đoạn" (Nine dotted line), "Đường chữ U" v.v. là tên gọi của một đường vạch do chính quyền Tưởng Giới Thạch đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên "Nam Hải" do Bộ Nội Vụ nước Trung Hoa Dân Quốc tự vẽ, tự biên tự diễn, ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 khúc. Trong bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc, "đường lưỡi bò" này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Ðông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Pratas (Trung Quốc gọi là Ðông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).

Năm 1949, sau khi Trung Hoa Quốc dân đảng thua chạy ra Đài Loan, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên nắm quyền, năm 1953, để tỏ "thiện chí" với Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực, cũng như muốn xoa dịu, thỏa hiệp với Pháp - Mỹ, thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn bỏ bớt 2 đoạn, một đoạn nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển VN trong vịnh Bắc Bộ, một đoạn nằm giữa Ðài Loan và các đảo Lưu Cầu (Ryukyu) của Nhật Bản, còn lại 9 đoạn. "Xác lập chủ quyền của Trung Quốc" trên Biển Đông, dù đường này chưa hề được Trung Quốc hay Đài Loan xác lập tọa độ.

Hành động bỏ bớt này của Chu Ân Lai đã bị chính phủ của Tưởng Giới Thạch khi đó lên án, tố cáo, phản đối gay gắt, cáo buộc CHND Trung Hoa vào tội "bán nước", "phản bội quốc gia", "nhu nhược", "từ bỏ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc", "muốn đưa Trung Hoa về thời kỳ Đông Á bệnh phu"... Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, hội thảo lịch sử ở Đài Bắc, Đài Loan ngày nay vẫn có quan điểm ấy, và Quốc dân đảng vẫn dùng chuyện này và "đường lưỡi bò" để tuyên bố "chủ quyền của dân tộc Trung Hoa" trên Biển Đông và dùng nó như một chiêu bài chính trị để chống chính phủ Đại lục. Đến nay Quốc dân đảng Trung Hoa vẫn còn quy trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc "nhiều vùng biển, hải đảo của dân tộc Trung Hoa bị mất về tay ngoại quốc".

Trên thực tế thì giữa thế kỷ XX trở về trước, cái gọi là "đường lưỡi bò" ấy chưa từng xuất hiện trong bất cứ một tấm bản đồ nào trên thế giới, kể cả những bản đồ của Trung Hoa thời phong kiến. Bản đồ sau đó được chính phủ Dân Quốc xuất bản vào tháng 2 năm 1948. Các học giả Trung Quốc gọi đường này là "đường chữ U" (U shaped line) hoặc "Đường 9 đoạn" (9 dotted line), còn một số học giả khác, đặc biệt là các học giả người Việt gọi nó là "đường lưỡi bò" bởi đơn giản là nhìn nó trên bản đồ giống "một cái lưỡi bò liếm sạch và nuốt chửng Biển Ðông". Thực chất khái niệm "đường lưỡi bò" là một sự đòi hỏi phi đạo lý, phi thực tế, và là một sự hoang tưởng bất chấp công lý và luật pháp quốc tế. Dẫm đạp lên dư luận thế giới. Đây không phải là sự "thủ dâm tinh thần", "tự sướng", mà thật ra là một sự hoang tưởng có chủ ý, với mục đích muốn "nói thách", đưa ra đòi hỏi cao nhất, lớn nhất, để dễ bề mặc cả trong đàm phán sau này.

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, được quân đội Việt Nam đóng giữ, tổ chức bầu cử Quốc hội liên tục và thường xuyên, khai thác tài nguyên, thực hiện chủ quyền, và sử dụng thực tế trên phần lớn quần đảo.

Tuy nhiên, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia đều chiếm một số đảo. Philippines là nước ngoài chiếm nhiều đảo nhất trên quần đảo Trường Sa, họ đưa Trường Sa vào tỉnh đảo Palawan. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình, đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, và đưa Trường Sa vào thành phố Cao Hùng. Trung Quốc đưa quần đảo Trường Sa vào tỉnh Hải Nam. Malaysia đưa Trường Sa vào tiểu bang Sabah. Brunei không có quân đội chiếm lĩnh thực tế nhưng vẫn tuyên bố chủ quyền.

Nói chung, hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước, 5 bên và yêu sách về chủ quyền có 5 nước, 6 bên, cụ thể như sau:

- Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo: Gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca. 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan).

- Philippines: Chiếm đóng 9 đảo và bãi đá: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Do, Bãi cạn Cỏ Mây.

- Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005.

- Trung Quốc: Chiếm đóng 7 bãi đá ngầm: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven, Vành Khăn.

- Malaysia: Chiếm đóng 7 đảo và bãi đá ngầm: Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm.

- Brunei: Không có quân đội đóng giữ ở đảo nào song có tuyên bố và đòi hỏi chủ quyền.

Quần đảo Trường Sa vốn không có đất trồng trọt và không có dân bản địa từ xưa. Có hơn ba mươi đảo và bãi đá (bao gồm bãi đá nổi và bãi đá chìm), trong đó đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường.

Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt. Ngoài nghề cá, các hoạt động kinh tế khác bị hạn chế do sự tranh chấp chủ quyền. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá uy tín về tiềm năng dầu khí và khoáng sản. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên Biển Đông.

Năm 1988, khi hải quân CHND Trung Hoa đưa quân ra đóng ở 3 bãi đá ngầm Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên hải quân CHXHCN Việt Nam phải cấp tốc đưa quân ra. Tại Gạc Ma, do thực binh có vũ trang chưa ra kịp nên ta khẩn trương cho lực lượng công binh tay không ra Gạc Ma đổ bộ trước để giữ chủ quyền mà tránh được xung đột quân sự theo đúng luật pháp quốc tế, không ngờ hải quân Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và nã đạn vào những người tay không một tấc sắt, những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng đã cùng nắm tay nhau làm thành một vòng tròn để thực thi chủ quyền và ghi lại chủ quyền bằng chính xương máu, mạng sống của mình, sự hy sinh cao cả thiêng liêng này, tấm lòng trung nghĩa và yêu nước cao quý này, tinh thần không sợ chết này, tấm gương ngàn năm này, sự kiện gây xúc động lớn này đã đi vào lòng dân và được dân gian và cư dân mạng, cộng đồng mạng người Việt đặt cho tên gọi: Vòng tròn bất tử!

Ngoài ra, tại mặt trận Cô Lin, Len Đao, lực lượng vũ trang nhân dân đã kéo ra kịp và đã kịp thời chặn đánh giặc Tàu, bảo vệ Cô Lin, Len Đao và các lực lượng công binh tay không đang giữ đảo và thực hiện chủ quyền theo công pháp quốc tế. Cuộc chiến đã nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau trận đánh, Trung Quốc bị đẩy lùi ra khỏi Cô Lin, Len Đao và phần lớn quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn chiếm giữ bất hợp pháp bãi đá ngầm Gạc Ma. Trong tài liệu chính thức của Quân đội Nhân dân, sự kiện này được biết đến với tên gọi chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền năm 1988). Trong dân gian, quần chúng, sự kiện này được gọi là "Hải chiến Trường Sa".


Bức tranh miêu tả những bộ đội cụ Hồ đang chiến đấu bảo vệ Trường Sa (đang được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam và đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và đưa vào tỉnh Hải Nam của họ. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền và đưa vào thành phố Cao Hùng của họ.

Trong thế kỷ 21, không thể phủ nhận vai trò chính trị, kinh tế ngày càng gia tăng của Biển Đông đối với các quốc gia Đông Nam Á. Toàn vùng này chiếm một diện tích khoảng 4.523.000 km², với dân số ước chừng 568.300.000 người, và có GDP vào khoảng 2,800 tỷ USD trong năm 2004. Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc Vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải, và xuống tận mãi châu Úc, đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Ngoài ra, Biển Đông còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể. Hoàng Sa lại là một quần đảo chiến lược nằm ngay trên thủy lộ đó. Những xung đột đẫm máu và các tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông cho thấy chủ quyền của Hoàng Sa là then chốt trong việc nắm quyền kiểm soát thủy đạo quan trọng bậc nhất khu vực và bậc nhì thế giới.

Năm 1970, CIA Mỹ cung cấp cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc nhiều tài liệu mật về sự mâu thuẫn sâu sắc giữa Trung Quốc và Liên Xô. Từ những hồ sơ này, các nhà phân tích CIA kết luận: Bất đồng Xô - Trung sẽ kéo dài. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Henry Kissinger đã nhanh chóng chớp thời cơ để bắt đầu lộ trình phục hồi quan hệ với Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 1970, Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu "đi đêm" với nhau, mà điểm nhấn là chuyến thăm Bắc Kinh của tổng thống Nixon năm 1972, trong lần gặp gỡ này Nixon và mật đàm với Mao Trạch Đông về nhiều vấn đề, không những về quan hệ song phương, mà còn về quan hệ đa phương trên phạm vi toàn cầu và khu vực, đặt trọng tâm vào bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam châu Á, trong đó có tâm điểm Việt Nam. Sau đó là nhiều cuộc mật đàm giữa ngoại trưởng Kissinger và thủ tướng Chu Ân Lai, chủ tịch Hoa Quốc Phong như nhiều hồ sơ được bạch hóa về sau, cũng như hồi ký của McNamara đã thừa nhận và đề cập tới những vụ "đi đêm", mật đàm này.

Năm 1974, Mỹ vẫn đang thực hành chiến lược "thay màu da trên xác chết", thay xác da trắng bằng xác da vàng, dùng người Việt đánh người Việt. Hoa Kỳ vẫn làm chủ, có toàn quyền ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Lúc bấy giờ, tình hình chiến trường càng lúc càng tiêu cực, bi quan, họ cho rằng khó giữ nổi miền Nam Việt Nam, sớm muộn gì cũng thua và mất miền Nam Việt Nam, nên đã thỏa thuận nhượng lại Hoàng Sa cho Trung Quốc để đổi lấy những lợi ích chính trị, kinh tế, và củng cố, thắt chặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hình thành thái cực Mỹ - Trung chống Việt - Xô. Đó là thời kỳ Trung - Xô xung đột và Trung Quốc "liên Mỹ đả Việt" (聯美打越).

Đó là lý do vì sao khi hải quân Trung Quốc được Mỹ bật đèn xanh bất ngờ tấn công vào Hoàng Sa, hải quân ngụy sau khi buộc phải tự vệ thì có lệnh phải triệt thoái, và họ đã chạy khỏi và bỏ lại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, các lực lượng hải quân hùng hậu quanh đó bị Nguyễn Văn Thiệu hạ lệnh án binh bất động, những tàu chiến đang trên đường ra Hoàng Sa thì bị gọi quay về. Hạm đội 7 của Mỹ đóng gần đó lờ đi và án binh bất động.

Trong trận đánh nhỏ trước khi rút lui, theo thống kê của báo New York Times trong loạt bài về sự kiện này năm 1974 ngay sau khi sự kiện xảy ra, thì quân đội Sài Gòn có 138 quân lính bị thương vong hoặc bị bắt sống, quân đội Trung Quốc có 18 quân lính thương vong. Sau trận đánh, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến ngày nay.

Có câu "đánh tớ phải nể mặt chủ" nên dĩ nhiên Trung Quốc đã an bài trước với Hoa Kỳ sau hậu trường, được Mỹ gật đầu, thì mới có thể ngang nhiên, công khai đánh thẳng vào quần đảo Hoàng Sa ngay trước mắt Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ như vậy. Lúc đó Trung Quốc không muốn và không dại gì làm mất lòng Mỹ trong khi quan hệ hai nước đang phục hồi và phát triển tốt đẹp. Mỹ vừa hợp tác, vừa lợi dụng Trung Quốc để chia rẽ khối XHCN châu Á và gây hại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Trung Quốc nói là để "tự vệ", nhưng thực chất đó là một hành động xâm lược, một hành vi "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu", thừa lúc miền Nam Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa đang bị Mỹ xâm lược để trục lợi. Đó là một sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam từ tay Mỹ để về trước mắt: cướp Hoàng Sa, về lâu dài: khống chế Việt Nam từ mặt biển và từng bước thực hiện ý đồ độc bá Biển Đông, biến Biển Đông thành "ao nhà" ở sân sau của mình.

Hành động xâm lược của Trung Quốc đã có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó người Mỹ ở Sài Gòn đã trao đổi với Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh nhắm mắt làm ngơ cho Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa, đồng thời các lực lượng hải quân ngụy đang trên đường tiếp viện, tái chiếm Hoàng Sa trên nhiều chiến hạm như HQ-5, HQ-6, HQ-17 v.v. đều bị buộc phải quay về đất liền.


Mao và Nixon năm 1972

Bất kể xét từ góc độ luật pháp Việt Nam hay luật pháp quốc tế thì CHND Trung Hoa đều sai trong việc này. Theo luật pháp Việt Nam bắt đầu từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946, thì miền Nam Việt Nam trong đó có quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, và năm 1974 Hoàng Sa là vùng tạm chiếm mà Mỹ-ngụy đã chiếm đóng bất hợp pháp, Trung Quốc giữ đảo không trả lại cho Việt Nam là họ sai, và đó là một hành động "cướp lại từ kẻ cướp và giữ luôn không trả lại cho chủ nhà".

Theo luật pháp quốc tế, sau khi hiệp định Paris 1973 công nhận chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) thì quần đảo Hoàng Sa là của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đó là lý do ngày 20/1/1974, chính phủ Tây Ninh của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 26-1-1974, chính phủ Tây Ninh tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14-2-1974, CHMNVN tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Từ đầu thế kỷ 20, việc dùng vũ lực để sát nhập một lãnh thổ đã có chủ quyền đã bị lên án và không được chấp nhận, đó là lý do tất cả mọi cuộc xâm lược sau thời gian này đều được thực hiện bằng cách dựng lên ngụy quyền và dùng chiêu bài "giúp đỡ" ngụy quyền đó. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”. Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc để sát nhập Hoàng Sa vào nước Trung Quốc không thể mang lại sự chính danh về pháp lý quốc tế cho họ đối với quần đảo này, đó là lý do Việt Nam luôn kiên trì với quan điểm vấn đề tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa cần được giải quyết căn cứ vào luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Trong cuộc hội đàm với Việt Nam năm 1975, phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận rằng hai bên đều tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình, cho nên cần gặp gỡ để bàn bạc giải quyết. Điều đó càng chứng tỏ hành động của phía Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa là ngang ngược, bất chấp lẽ phải, vi phạm cả luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, gây ra một tình trạng việc đã rồi. Về vấn đề biên giới, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các đàm phán về vịnh Bắc Bộ và biên giới, xin tham khảo Bị vong lục của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam ngày 7 tháng 8 năm 1979 và ngày 27 tháng 9 năm 1979, và Sách trắng của Bộ Ngoại Giao CHXHCN Việt Nam công bố ngày 28 tháng 9 năm 1979.

Mặt trận ngoại giao

Lâu nay có một bộ phận nhân dân vì căm thù bọn bá quyền Trung Quốc nên đã mong muốn Mỹ "giúp" Việt Nam chống Trung Quốc, muốn dựa vào Mỹ, muốn được Mỹ "bảo kê", chống lưng, muốn chính phủ ta mời Mỹ vào cho TQ "sợ", hoặc muốn "lợi dụng" (?) Mỹ để chống Trung Quốc, họ không hiểu là bất cứ mối quan hệ hai chiều nào cũng đều phải có qua, có lại và bất kỳ mối quan hệ song phương, đa phương nào cũng xuất phát từ lợi ích. Mỹ có thực lực áp đảo VN và họ cũng không phải trẻ con để cho VN lợi dụng được. Cái tâm của họ và những "thành tích" của họ trong lịch sử, những "uy tín" của họ với VN trong lịch sử, cũng không đủ để VN tin tưởng. Trong số những người Việt Nam muốn làm "đồng minh" của Mỹ để chống Trung Quốc có cả những người yêu nước, tử tế, ủng hộ Đảng và Nhà nước Việt Nam, Việt kiều yêu nước ở hải ngoại.

Thật ra, trong dư luận quốc tế từ xưa tới nay, chưa quốc gia nào có tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam hay Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, tất cả đều trung lập, đứng giữa, bao gồm cả Mỹ. Hoa Kỳ ngày nay không công khai chống Trung Quốc như ngày xưa cả thế giới đều biết họ chống Liên Xô. Hiện tại Mỹ không có bất cứ 1 tuyên bố chính thức nào đi ngược lại với tuyên bố chính thức của TQ, gây phương hại cho lợi ích TQ, kể cả vấn đề Biển Đông. Trung Quốc hiện đang là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ, là công xưởng khổng lồ giá rẻ cho tài phiệt Mỹ, và là thị trường tiêu thụ khổng lồ cho tư bản Mỹ.

Mỹ vẫn có thái độ ba phải, phong cách nước đôi, hai mặt, tiêu chuẩn kép như truyền thống. Ngày nay Mỹ chống Iran, chống Syria, CHDCND Triều Tiên, chứ không công khai chống Trung Quốc. Đối với Nga và TQ thì Mỹ chỉ có vài bất mãn và thỉnh thoảng "đấu võ mồm", bày tỏ sự bất mãn với nhau, và có một số lợi ích chính trị, kinh tế, quân sự khác nhau. Còn vấn đề ý thức hệ với TQ thì ngày nay vấn đề này đã mờ nhạt.

Mỹ dòm ngó và lăm le tiến vào Biển Đông không phải để giúp Việt Nam và không hẳn là để ngăn chặn sự bành trướng khu vực của Trung Quốc, mà họ vào để chia phần / thỏa hiệp / tranh giành lợi ích ở Biển Đông với Trung Quốc. Năm 2009, sau vụ tàu chiến Mỹ - Trung đụng độ, Trung Quốc đã gợi ý muốn "chia đôi Thái Bình Dương" cùng Mỹ, biến Biển Đông thành một tiểu thế giới lưỡng cực.


Biếm họa quan hệ Mỹ - Trung và ý tưởng "chia đôi Thái Bình Dương"

Đài Loan, là đàn em lâu năm lệ thuộc Mỹ, họ không có căn cước quốc gia và phải nằm trong ô dù của Mỹ, đang xâm chiếm bất hợp pháp đảo Ba Bình, là đảo có diện tích lớn nhất quần đảo Trường Sa và 1 bãi đá khác. Khi nói đến Biển Đông thì nhiều người quen nghĩ tới "Tàu anh", nhưng quên rằng Mỹ đang dùng các đàn em Philippines và "Tàu em" chiếm đóng bất hợp pháp và sử dụng thực tế 8 đảo (7 Phi, 1 Đài), 1 bãi đá nổi (Đài), 2 bãi đá ngầm, 1 đảo nhỏ (Phi), và 11 bãi đá ngầm và vũng cát khác (Phi) của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền lên nhiều lãnh thổ, lãnh hải khác của Việt Nam trên Biển Đông. Đài Loan và Philippines mà tổ chức khai thác trong bất kỳ lãnh thổ nào của VN mà họ đang làm chủ thực tế thì chắc chắn sẽ có phần lớn nhất cho chính phủ Mỹ và tư bản tài phiệt Mỹ vào kiếm tiền, kiếm lợi.

Tuy nói là Đài Loan, Philippines đang chiếm đóng bất hợp pháp một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng rõ ràng là Mỹ có quyền không nhỏ trong những đảo này, vì hiện nay Đài Loan còn nhờ vả, phụ thuộc Mỹ rất nhiều, thậm chí chưa có cả căn cước quốc gia, không thể quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác, còn Philippines thì là "đàn em" lâu năm của Mỹ.

Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, một nhà ngoại giao kỳ cựu đã hoạt động nhiều năm trong ngành, thì những cường quốc với nhau luôn có những "cách chơi" riêng. Ý đồ của Hoa Kỳ lâu nay luôn luôn là lợi dụng các mối mâu thuẫn để thủ lợi, Mỹ muốn khoét sâu, đào sâu và khai thác mọi mâu thuẫn giữa Việt - Trung và sử dụng những xung đột giữa Việt - Trung để thủ lợi nhưng lại khôn khéo không bao giờ can thiệp quá sâu để làm phật lòng Trung Quốc. Và xưa nay cách ngoại giao đi với nước lớn này để chống nước lớn kia không bao giờ là bền. Lịch sử đã để lại nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm đau thương, đắt giá. Đến lúc nào đó, nước nhỏ sẽ là vật hy sinh cho "anh bạn lớn", "đồng minh lớn" kia. Cho nên, cách vẹn toàn nhất luôn là giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đứng vững bằng đôi chân của chính bản thân mình.

Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, giảng viên của Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì Việt Nam nên tránh Mỹ, gần Úc, Ấn Độ, Nhật, và thiết lập quan hệ an ninh – quốc phòng chiến lược với các nước có sức mạnh tầm trung. Ngoài ra, VN cũng có những lợi ích tức thời và rõ ràng khi thúc đẩy quan hệ theo hướng đó. Bởi Úc, Ấn Độ, Nhật Bản đều lên tiếng ủng hộ cho tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, và điều này chính là gián tiếp phủ định các tuyên bố chính thức của CHND Trung Hoa.


Các vùng biển theo luật biển quốc tế

Trong đấu tranh ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, Việt Nam luôn kiên trì với đường lối và tác phong độc lập, tự chủ, tranh chấp nào có nhiều nước liên quan thì VN sẽ giải quyết đa phương, tranh chấp nào chỉ có VN với phía bên kia thì ta sẽ giải quyết song phương. Ngoài ra, chúng ta cũng sử dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển như một công cụ để bảo vệ những vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS) được đưa ra ký vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 ở Montego Bay, Jamaica. Có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 sau khi đã có đủ 60 quốc gia phê chuẩn. CHXHCN Việt Nam ký vào công ước này ngày 25 tháng 7 năm 1994. CHND Trung Hoa ký vào công ước này vào ngày 7 tháng 6 năm 1996. Trong những cuộc nói chuyện, đối thoại giữa hai bên, phía Việt Nam luôn nhấn mạnh cần giải quyết dựa trên UNCLOS. Lý lẽ rất đơn giản, tôi và anh đều đã ký vào đó thì cứ căn cứ theo đó mà giải quyết. Nhưng Trung Quốc luôn tránh né điều này, họ muốn dùng thế mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự để tạo áp lực lên các láng giềng và gây sức ép cho VN hòng thủ lợi.


Đảo Woody thuộc quần đảo Hoàng Sa trong tương lai, theo hy vọng của Trung Quốc

Bảo vệ Trường Sa trong hiện tại

Trung Quốc đã xây dựng một sân bay ở đảo Woody nhằm mục đích góp phần khống chế và kiểm soát khu vực Biển Đông, và đồng thời có tác dụng như một bàn đạp thôn tính Biển Đông và khu vực, hỗ trợ cho các đơn vị khác xâm lược quần đảo Trường Sa, bá chủ Biển Đông, và bành trướng khu vực. Từ đảo Woody đến Trường Sa chỉ mất 700 km là cự ly vừa tầm máy bay tác chiến và quay về tiếp nhiên liệu.

Một trong những lá bài lật ngửa, quân cờ chiến lược của Việt Nam trong việc đối trọng với sân bay trên đảo Woody của Trung Quốc và bảo vệ quần đảo Trường Sa chính là sân bay quân sự Thành Sơn. Sân bay Thành Sơn còn được gọi là Căn cứ không quân Phan Rang, là một sân bay quân sự gần thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, cách quần đảo Trường Sa 600 km về phía Tây.

Căn cứ quân sự này đầu tiên do phát xít Nhật xây dựng trong Thế chiến 2 trong lúc họ xâm lược bán đảo Đông Dương, sau đó được thực dân Pháp phát triển, nâng cấp, và sau đó được đế quốc Mỹ sử dụng và là một căn cứ không quân quan trọng của họ trước năm 1975. Tại đây, ngày 28 tháng 4 năm 1975, Phi đội Quyết Thắng, một phi đội gồm các phi công Không quân Nhân dân Việt Nam, đã sử dụng máy bay ném bom A-37 Dragonfly cướp được của ngụy quân để ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau năm 1975, không quân Việt Nam đã tiếp quản căn cứ này và hiện vẫn đang sử dụng cho mục đích quân sự, đặc biệt là để bảo vệ quần đảo Trường Sa, sẵn sàng bay ra phối hợp và hiệp đồng tác chiến với lực lượng hải quân và lực lượng đồn trú. Cơ sở vật chất của sân bay Thành Sơn sau năm 1975 không bị thiệt hại nhiều và cho đến nay thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vẫn sử dụng nó như là căn cứ không quân chiến lược. Khi có biến thì sẽ dùng ngay những chiếc máy bay chiến lược bay ra Trường Sa hỗ trợ tác chiến cho các lực lượng đồng đội. Trong hải chiến Trường Sa năm 1988, 6 máy bay chiến đấu của VN bay từ sân bay Thành Sơn ra thị uy, trợ chiến đã làm chùn bước quân Tàu và góp phần đẩy giặc tháo lui.

Khoảng cách từ sân bay Woody đến quần đảo Trường Sa là 700 km và từ sân bay Thành Sơn đến Trường Sa là 600 km, đã cho thấy tầm quan trọng của sân bay chiến lược Thành Sơn. Nếu xảy ra xung đột tại Trường Sa những phi cơ chiến đấu của Việt Nam sẵn sàng từ đây bay ra nghinh chiến với không lực Trung Quốc. Có thể bay về để tiếp thêm nhiên liệu và tiếp tục chiến đấu.

Ngày nay, hầu hết những phi cơ chiến lược hiện đại, tối tân, đời mới nhất của Việt Nam đều tập trung ở sân bay Thành Sơn. Với những chiếc Su 22 cải tiến có khả năng mang tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là lá bài lật ngửa của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa, và vì nó là "lật ngửa" nên nó có tác dụng răn đe hiệu quả, làm hụt hẫng ý chí xâm lược của tất cả mọi kẻ thù.


Sân bay Thành Sơn, Woody và cự ly đến Trường Sa

Lấy lại Hoàng Sa trong tương lai

Một trong những âm mưu của Trung Quốc là biến Hoàng Sa từ khu vực quân sự thành dân sự và dựa vào đó làm cơ sở cho tiến trình chiếm đóng và khai thác lâu dài. Và sau này nếu có chiến sự ở đây thì Trung Quốc vẫn “chính ngôn” chống trả, sử dụng vũ lực tối đa để bảo vệ vùng đất phi quân sự “của mình”. Một cơ sở từ quân sự sang phi quân sự cho thấy Việt Nam muốn đánh cũng sẽ rất khó về mặt danh nghĩa chính trị, vì sẽ mang tiếng là “xâm lược” và bị lên án do hành động đánh vào nơi dân sự.

Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần tiếp tục phát triển kinh tế, phát triển hải quân như bao năm qua, giữ vững bản thân và trường kỳ mai phục, chờ khi nào Trung Quốc có biến thì sẽ ra tay. Nằm trong thế yếu, việc chúng ta duy nhất có thể làm bây giờ là đấu tranh ngoại giao và bằng các biện pháp hòa bình, tập trung duy trì hiện trạng và giữ vững những chủ quyền biển đảo đang có, chặn đứng mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa bá quyền nước lớn, đồng thời tạo ra một tiền đề, một cơ sở, một bàn đạp thuận lợi cho các thế hệ sau thực hiện mục đích tối hậu là lấy lại cố thổ. Truyền ngọn đuốc lại cho các thế hệ sau. Còn hiện tại thì chúng ta không có cả 3 yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa để lấy lại Hoàng Sa bằng vũ lực, đang ở thế yếu và không đủ mạnh về quân sự, thực lực, tiềm lực quân sự và kinh tế ta đều kém hơn và đi sau Trung Quốc nhiều năm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Trung Quốc cũng tiềm tàng nhiều vấn đề phức tạp khó giải, nhiều nguy cơ ẩn chứa. Về đối ngoại, xa thì họ phải ứng phó với Mỹ và phương Tây lâu nay luôn có chính sách hai mặt với Trung Quốc, gần thì họ đang tranh chấp những vùng đất biên giới và hải đảo, vùng biển mà họ đang chiếm đóng của Nga, Nhật, Ấn Độ, các phong trào nổi dậy Hồi giáo ở Tân Cương, các phong trào giành độc lập vũ trang tự phát (trong đó có những thành phần được CIA tài trợ) ở Tây Tạng và phong trào giành độc lập cho Tây Tạng bằng biện pháp ôn hòa của Đạt Lai Lạt Ma.

Về đối nội, Trung Quốc vẫn phải đối phó với âm mưu Diễn biến hòa bình lật đổ chế độ của Mỹ, phương Tây và sự chống đối của Đài Loan, cũng như chủ nghĩa ly khai ở Đài Loan. Nạn tham nhũng, tiêu cực, gia tộc, cường quyền, ác bá, quy hoạch đất đai bất công, bất minh, tệ nạn cướp đất của nông dân, thiếu dân chủ v.v. làm một bộ phận dân chúng bất mãn. Nhiều vụ nổi dậy và biểu tình đã xảy ra. Ngoài ra TQ còn phải đối diện với các vấn đề dân số, môi sinh, trai thừa gái thiếu, "dương thịnh âm suy", khoảng cách giàu nghèo, văn hóa và đạo đức xuống cấp, nguy cơ lai căng hóa, Âu hóa, Mỹ hóa v.v.

Vấn đề hạt nhân và tình trạng bất ổn, có thể bùng nổ và lan rộng chiến tranh bất cứ lúc nào trên bán đảo Triều Tiên và vùng Đông Bắc Á cũng khiến Trung Quốc lo ngại. Một khi có chiến tranh, vùng Mãn Châu và Đông Bắc Trung Quốc vốn đang có kinh tế rất phát triển, sẽ đón nhận hàng triệu dân tỵ nạn chiến tranh, kinh tế Hoa Bắc của TQ sẽ bị khủng hoảng, suy thoái, kinh tế toàn quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chứng khoán TQ sẽ chao đảo.

Tất cả những vấn đề trên đều là những nguy cơ tiềm ẩn, có thể tích đọng rồi bùng nổ bất cứ lúc nào, vấn đề này bùng nổ sẽ kéo theo vấn đề kia. Tại Trung Quốc, một khi chính quyền trung ương bị lật đổ, đảng cầm quyền bị lật nhào, thì Trung Quốc khả năng rất cao là sẽ loạn, sẽ biến thành "trăm hoa đua nở", không ai phục ai, hình thành nhiều thế lực chính trị, quân phiệt đấu đá lẫn nhau như suốt 5000 năm lịch sử Hoa Hạ. Cho nên nguy cơ Trung Quốc biến loạn là có, và khi đó nếu Việt Nam đã mạnh thì có cơ hội để lấy lại Hoàng Sa.

Tuy nhiên, biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán v.v. mặc dù rất khó có hiệu quả nhưng vẫn là giải pháp chính thống hiện nay, xuất phát từ tiềm lực, thế đứng của Việt Nam hiện nay và sự mong muốn thanh bình, yên ổn, rảnh tay để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đặt vấn đề, phải làm sao vừa bảo vệ được chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ cao nhất, vừa giữ được hòa bình, tránh xung đột, tránh chiến tranh để ổn định xây dựng đất nước. Ông nói: “Chúng ta luôn luôn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam nhưng chúng ta chủ trương dùng hòa bình và pháp lý để đấu tranh giữ vững chủ quyền chứ không chủ trương dùng vũ lực. Vì thông lệ quốc tế không cho phép.” và “Ta đang khẩn trương thu thập và tập hợp những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền của ta ở các khu vực này. Để đến lúc nào đó cần thiết, chúng ta có thể sẽ đưa ra Tòa án quốc tế.”

Vậy làm cách nào để cụ thể hóa việc Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, như khẳng định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội? Theo 3 nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Linh, Lê Minh Phiếu, Lê Vĩnh Trương của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông thì chúng ta cần phải làm từng bước sau...

Xác lập chủ quyền: Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự - tức là chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.

Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ. Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2-7-1976 đã kế thừa hợp pháp của những nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay. Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần theo đúng luật pháp quốc tế. Tháng 12-1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đấu tranh ngoại giao: Việt Nam cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía Nam để phát triển kinh tế của họ.

Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên Biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai. Tất nhiên chúng ta vận dụng khéo léo vị thế mà mình đang có để đàm phán với Trung Quốc để họ hiểu rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà Trung Quốc sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.

Lập cơ quan chuyên trách: Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC). Cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.

Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó. Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp Biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa. Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.

Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài. Cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của "ngoại giao nhân dân" và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.

Tuy nhiên, cái khó khăn và lắt léo trong việc đưa ra Tòa án quốc tế là chúng ta có chắc thắng hay không? Nếu bị xử thua thì Việt Nam mất trắng Hoàng Sa, và dù chúng ta không công nhận kết quả của tòa thì chúng ta cũng không còn cơ sở chính danh về pháp lý quốc tế để đòi lại Hoàng Sa. Và tất cả mọi hành động quân sự của ta sau này để lấy lại đảo của ta đều sẽ bị mang tiếng là "xâm lược", "chiếm đóng bất hợp pháp", và mặc nhiên trao danh nghĩa về luật pháp quốc tế vào tay Trung Quốc.

Lâu nay, Việt Nam luôn tuyên bố là có chủ quyền "không thể tranh cãi" ở Hoàng Sa, và căn cứ vào các chứng cứ lịch sử khách quan thì chúng ta có chủ quyền không thể tranh cãi thật. Đó là lý do mà Trung Quốc nửa thế kỷ nay luôn tìm đủ mọi cách để biến vấn đề không thể tranh cãi thành "có thể tranh cãi", cũng như hải quân và lực lượng hải giám (cảnh sát biển) của họ luôn rình rập để biến vùng đặc quyền của Việt Nam thành "vùng tranh chấp".

Gần 50 năm qua, Trung Quốc đã có khoảng 60 công trình nghiên cứu quy mô nhằm chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền "của họ". Nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập. Và khoảng 60 công trình của cả cá nhân và tập thể ra đời, dày dặn, bề thế, chẳng hạn Nam Hải chư đảo địa danh tư liệu hối biên (tập thể tác giả, Trần Sử Kiên chủ biên, 1987), Trung Quốc Nam Đảo chư đảo địa lý - lịch sử - chủ quyền (Lữ Nhất Nhiên chủ biên, 1992), Trung Quốc dữ Trung Quốc Nam Hải vấn đề (Trung Quốc và vấn đề biển Nam Trung Quốc, Phó Côn Thành - Thủy Bỉnh Hòa, 2007), Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo (Lưu Nam Uy, 1996)...

Nhiều công trình còn được dịch sang tiếng Anh để phát tán khắp năm châu bốn biển. Và cũng đã có một ít bài nghiên cứu, tham luận khoa học của các học giả Trung Quốc về vấn đề lãnh hải đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới và khu vực như: Marine Policy, Marine Custom Management, Marine and Coastal Law Journal (các tạp chí về hàng hải và luật biển), American Journal for International Law (tạp chí nghiên cứu luật pháp, của Mỹ), Southeast Asia Studies (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, của Singapore). Tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm một mục đích: Biến chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trở thành có thể tranh cãi.

Trong các tòa án, bao gồm những tòa án cao nhất, cấp quốc gia, kể cả tòa án cấp quốc tế cũng có những tiêu cực, khuất tất và nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Không nhất định anh đúng là anh được xử đúng. Không nhất định lúc nào công lý cũng được thực thi. Không nhất định tranh tụng nào cũng được phán xử công minh. Trong đó luôn tồn tại những tiêu cực, mờ ám xuất phát từ lợi ích, luôn có những "vận động hành lang" (lobby) từ cửa sau. Lợi ích của Trung Quốc có thể trao ra thì sẽ hơn xa Việt Nam so với thực lực của hai bên. Nếu VN có chủ quyền "không thể tranh cãi" thì có thể tự tin và đấu tranh để đưa ra tòa án quốc tế giải quyết. Nhưng nếu chủ quyền đã bị TQ dùng hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình biến thành "có thể tranh cãi" thì cũng đồng nghĩa với việc có chỗ thỏa hiệp bằng lợi ích, và lợi ích có thể lọt vào. Chính trị cổ kim luôn xuất phát từ lợi ích và thế mạnh, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Do đó Mao Trạch Đông đã từng nói: "Súng sinh ra chính quyền!"

Có một sự thật là, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải là chuyện thường xảy ra trong quan hệ quốc tế và trên thế giới ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều tranh chấp giữa các phía khác nhau. Nhưng với việc nhân loại ngày càng văn minh hơn, quyết tâm bảo vệ hòa bình hơn, việc tấn công quân sự ít khả năng xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng vũ lực để chiếm hữu và sát nhập là trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cũng nhấn mạnh: "Bất cứ giải pháp nào chỉ dựa vào sức mạnh quân sự cũng không có giá trị pháp lý".

Tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu (Việt kiều Pháp) cũng từng viết trong một tham luận năm 1998: "Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề HS - TS ra trước Tòa án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý".

Việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế không đơn giản, vì nó đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai bên vì tòa án quốc tế không chấp nhận một nước đơn phương kiện một nước khác, và ngay khi đã có sự đồng thuận từ đôi bên thì vẫn có nhiều vấn đề nhạy cảm, lắt léo, phức tạp bên trong. Tuy nhiên, ngay cả khi không làm được điều đó, chúng ta vẫn có thể thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm tuyên truyền, vận động thế giới công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Dù sau khi đã có quyết định từ Tòa án Công lý Quốc tế (1 phân ban của Liên Hiệp Quốc) thì chưa chắc họ chịu công nhận kết quả đó, không có nghĩa họ sẽ cuốn cờ, rút quân, trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, khả năng là họ sẽ tuyên bố không công nhận kết quả phiên tòa, và có khi dùng những biện pháp chính trị, để "cù nhầy", "ăn dằm nằm dề", hoãn binh, câu giờ, hứa suông v.v. để cố bám giữ cho bằng được, như việc Đông Ngô đòi Kinh Châu thời Tam quốc bên Trung Quốc, cuối cùng cũng phải dùng vũ lực mới thu hồi được.

Theo tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu (Pháp), giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc Liên Hiệp Quốc để giải quyết. LHQ là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật và các quốc gia khác tham dự vào. Hơn nữa, trường hợp LHQ không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, LHQ vẫn có quyền đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế và yêu cầu Tòa cho ý kiến (avis consultatif) mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. “Thủ tục cho ý kiến” của Tòa án Quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thật sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.

Tuy nhiên, việc đưa ra Liên Hiệp Quốc hay khối ASEAN để mong "đánh hội đồng" Trung Quốc cũng không đơn giản. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, nhà ngoại giao kỳ cựu đã nói đại ý: "Đừng nên tưởng chỉ có mình là khôn." Chưa biết ai sẽ "đánh hội đồng" ai!

Trong đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, CHDCND Triều Tiên chủ quan cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ đứng về phía mình, hình thành cục diện "3 chọi 3" công bằng trên bàn đàm phán, không ngờ sau những thỏa thuận sau lưng nhau giữa các nước lớn, cục diện đã trở thành "1 chọi 5" và họ bị "đánh hội đồng" phải rút khỏi đàm phán.

Trong hội nghị quốc tế Genève về vấn đề giải quyết chiến tranh trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam chủ quan cho rằng Liên Xô và Trung Quốc sẽ đứng về phía mình, không ngờ qua những đàm phán sau lưng nhau giữa các cường quốc, Việt Nam đã bị Trung Quốc phản phé, Trung Quốc đã thỏa hiệp với những lập luận, quan điểm, và lợi ích của Pháp. Nên trong hội nghị Paris về vấn đề giải quyết chiến tranh ở Việt Nam, Việt Nam kiên trì và quyết tâm đàm phán song phương với Mỹ dù thực lực hai bên rất chênh lệch, kiên quyết không cho đồng minh nào khác vào tham gia đàm phán.

Tất cả đều chủ yếu xuất phát từ lợi ích quốc gia. Trung Quốc có nhiều lợi ích có thể trao ra hơn ta, nhiều lợi ích có thể thỏa hiệp hơn ta. Tất cả mọi đàm phán đa phương đều không tránh khỏi sự thỏa hiệp và đổi chác về lợi ích giữa các bên, vì đó chính là bản chất của đàm phán ngoại giao. Thực lực, sức mạnh, và quyền lợi sẽ quyết định tất cả.

Lẽ phải, lý lẽ đúng đắn, sự chính danh, chính nghĩa, uy tín cũng là một phần trong thế mạnh, nhưng không có nghĩa ta nói đúng là họ sẽ trao ra lợi ích của họ cho ta, không có nghĩa Trung Quốc sẽ cuốn gói rút quân không kèn không trống ra khỏi quần đảo Hoàng Sa nhường lại cho Việt Nam vào tiếp quản. Bỏ qua yếu tố "đúng - sai", "chính - tà", ta nên tự hỏi các nước khác sẽ được lợi gì khi đứng về phía Việt Nam, được lợi gì khi đứng về phía Trung Quốc, VN có thể đưa ra mồi gì, TQ có thể đưa củ cà rốt gì, mỗi bên có thể bỏ ra những gì, chấp nhận những gì, để đổi lại những gì.

Hiện đại hóa quốc phòng

Để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông trong hiện tại, hay để thu hồi cố thổ Hoàng Sa bằng bạo lực cách mạng trong tương lai, hay để tăng cường thực lực, nâng cao vị thế, tăng cường thế mạnh và tính răn đe, tăng cường trọng lượng của tiếng nói trên bàn đàm phán đều phụ thuộc rất lớn vào khả năng quân sự, quốc phòng. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã tích cực đổi mới quân sự, cải thiện, xây dựng, phát triển và hiện đại hóa toàn quân bằng cách tăng cường huấn luyện, đổi mới tư duy, đổi mới công tác huấn luyện, hội nhập quốc tế về an ninh quốc phòng, nâng cao hợp tác quốc phòng và quan hệ chiến lược với nhiều đối tác quốc tế, kể cả các cường quốc và những cựu thù trước đây, các lãnh đạo quân đội và chuyên gia quân sự thăm viếng, nghiên cứu, công tác, học hỏi nhau, cử cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu, du học v.v. Về vũ khí, VN tích cực nâng cấp trang bị, mua sắm và tự sản xuất hàng mới. Nâng cấp về số lượng lẫn chất lượng, chiều rộng lẫn chiều sâu.

Theo chuyên gia quân sự người Anh gốc Hoa Gary Li, người đứng đầu Trung tâm phân tích và dự báo chiến lược Không quân và Hải quân London, thời gian gần đây Việt Nam đã tăng cường ráo riết việc mua sắm và tự đóng mới các chiến hạm, cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách về sức mạnh hải quân với các nước tiên tiến như Trung Quốc, Nga, Mỹ. Việt Nam đã sản xuất thành công một số tàu chiến và đang dự định hợp tác với Hà Lan đóng chiến hạm Sigma. Trong năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo cùng với máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 của Nga với giá trị lên đến 3,2 tỷ USD. Hợp đồng này được xem là lớn nhất Việt Nam và cũng là hợp đồng xuất khẩu hải quân lớn nhất của Nga.

Cũng trong năm 2011, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận hai tàu hộ tống hợp Gepard-3.9, đây là hai chiếc tàu chiến hiện đại và lớn nhất Hải quân Việt Nam, ngoài ra, 2 chiếc nữa đang được đặt hàng và bắt đầu đóng mới trong năm 2012.

Ngoài việc mua vũ khí từ bạn hàng truyền thống là Nga, Việt Nam còn mở rộng nguồn cung sang các nước châu Âu. Cuối năm 2011, Việt Nam và Nhà máy đóng tàu Schelde của Hà Lan đã ký hợp đồng mua 4 tàu hộ tống lớp Sigma. Theo đó, hai chiếc được đóng tại Hà Lan và 2 chiếc còn lại được đóng tại Việt Nam dưới sự giám sát của phía nhà máy đóng tàu Schelde.

Các tàu tuần tra nói trên sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép dưới sự trợ giúp kỹ thuật từ phía Hà Lan, ngoài ra, Hà Lan còn giúp đỡ Việt Nam thiết lập một trung tâm nghiên cứu hải quân mới, tạo thuận lợi cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp đóng tàu, đặc biệt là đóng tàu quân sự trong nước. Sự giúp đỡ này được xem là một lợi thế lớn của Việt Nam so với Trung Quốc, bởi nước này không thể nhập khẩu vũ khí từ các nước châu Âu, một phần là do lệnh cấm vận vũ khí, một phần lo ngại Trung Quốc có thể sao chép các công nghệ tiên tiến như từng làm với Nga. Kế hoạch này là một phần trong chương trình giúp đỡ các liên minh chiến lược, đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều mà phương Tây đang làm đối với Ấn Độ.

Trong tháng 9/2011, Ấn Độ cho biết sẽ bán tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos cho Việt Nam, đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với quyết định của công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC công bố kế hoạch cùng với Việt Nam tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Ấn Độ cũng cam kết giúp đỡ Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm từ năm 2014.

Tuy nhiên, hải quân Việt Nam chưa có nhiều uy tín như lực lượng bộ binh truyền thống đã có nhiều kinh lịch và chiến công trong những cuộc chiến tranh với Nhật, Pháp, Mỹ, Khmer Đỏ, Trung Quốc trong suốt hơn 30 năm. Sự tăng cường sức mạnh hải quân trong thời gian qua nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia tại Biển Đông cũng như đối phó với những nguy cơ đang nổi lên ở khu vực. Kinh phí dành cho hải quân ngày một tăng cao hơn.

Việt Nam nắm giữ nhiều đảo và bãi đá nhất tại quần đảo Trường Sa. Không chỉ vậy, Việt Nam có sự hậu thuẫn lớn từ các lực lượng mặt đất bố trí dọc theo bờ biển, đội tàu tấn công cao tốc và tàu ngầm, máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 có trang bị tên lửa hành trình chống tàu có thể tiến hành tấn công và rút lui an toàn vào các căn cứ dọc theo bờ biển.


Tàu tốc độ cao mang tên lửa Taratul I của Quân chủng Hải quân Việt Nam

Ngoài nhiều tàu chiến, vũ khí hải quân do Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ sản xuất trước Đổi mới, thì sau Đổi mới Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực đáng kể để nâng cấp, hiện đại hóa, mua mới, đóng mới nhiều tàu chiến và vũ khí hải quân, ví dụ như tàu ngầm Kilo cải tiến (Liên bang Nga), tàu ngầm Yugo (CHDCND Triều Tiên), tàu hộ vệ / tên lửa và chống ngầm Gepard (Nga), gồm 2 chiếc HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, tàu tên lửa cao tốc BPS-500, Tarantul V do Nga và Việt Nam đồng sản xuất, tàu tuần tra lớp TT400TP (Việt Nam chế tạo), tàu tuần tra xa bờ lớp HQ-56 và nhiều tàu lớp HQ-37 (công ty đóng tàu Vinashin của Việt Nam sản xuất), nhiều tàu đổ bộ lưỡng dụng lớp LSM Polnocny-B (Ba Lan sản xuất), tàu vận tải hậu cần lớp AK (HQ-966), tàu hậu cần lớp AK BD-621 (Việt Nam).


Một cuộc diễn tập của hải quân có sự tham gia của tàu chiến Lý Thái Tổ

Đó là những tàu chiến, còn hệ thống tên lửa thì gần đây Việt Nam có thêm: Dàn tên lửa phòng thủ bờ biển P-800 Oniks/SS-N-26/SS-C-5 Yakhont mua của Nga, đây là loại tên lửa siêu âm chống hạm tầm thấp hay còn được biết dưới tên gọi hệ thống phòng thủ Bastion, có thương hiệu tốt và là một trong những hệ thống phòng thủ tối tân, hiện đại nhất trên thế giới. Tên lửa sử dụng trên tàu chiến Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E (Nga), đây là tên lửa hạ âm chống hạm tầm thấp, được trang bị trên khu trục hạm Gepard (Nga). Tên lửa không đối đất P-800 Oniks/Yakhont (Nga).


Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo với giá trị là 3.1 tỷ USD, bao gồm cả xây dựng căn cứ tàu ngầm tại Việt Nam. Chiếc đầu tiên đã được khởi đóng ngày 24.8.2010. Thời gian nhận chiếc đầu tiên dự kiến vào năm 2014.

Gần đây, Việt Nam đã gia nhập thị trường xe thiết giáp chở quân và xe tăng chiến đấu chủ lực. Những xe tăng, thiết giáp này có thể được tàu chở tới đổ bộ xuống đảo, tham chiến tấn công vào những vùng tạm chiếm. Tháng 4 năm 2001, Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp khoảng 50 xe bọc thép M-113. Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bởi Nhà máy Z751 ở Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng một số linh kiện mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ trước năm 1975. Trước đó, Việt Nam đã cố gắng kết hợp với Singapore Automotive Engineering (nay là ST Kinetics thuộc ST Engineering), tuy nhiên nỗ lực này đã bị dừng lại do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam.

Tháng 9 năm 2011, Viện Kỹ thuật Cơ giới, thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng đã hoàn thiện nâng cấp, cải tiến xe thiết giáp V-100. Động cơ cũ được thay bằng động cơ diezen, gắn thêm camera quan sát bóng tối về đêm, thiết kế lại hệ thống điện, điện tử. Năm 2006, Israel bán cho Việt Nam 2 xe bọc thép hạng nhẹ (LAV). Hiện nay, một số công ty của Israel thắng thầu và đang tham gia nâng cấp thử nghiệm một số xe tăng T-55 của Việt Nam. Chương trình của Israel bao gồm nâng cấp giáp, hệ thống nhìn đêm, pháo chính và một hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp (sản xuất ở Ba Lan).

Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraina đạt được thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự kéo dài tới 2005. Theo đó, Ukraina sẽ hỗ trợ chủ yếu để Việt Nam nâng cấp thiết giáp và pháo binh, hợp tác sản xuất vũ khí và sửa chữa, nâng cấp và cung cấp một số lượng lớn các loại vũ khí và trang bị chưa xác được chủng loại. Tháng 2 năm 2005, Phần Lan bán với giá ưu đãi cho Việt Nam khoảng 70 xe tăng T-54 và T-55 có từ thời Liên Xô. Đầu tháng 3 năm 2005, Ba Lan ký hợp đồng bán cho Việt Nam 150 xe tăng T-72 đã qua sử dụng cùng việc hỗ trợ huấn luyện, đạn dược, thiết bị bảo trì sửa chữa cơ bản.

Ngoài nâng cấp xe quân sự, Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam đã ký một thoả thuận hợp tác quân sự với Bộ quốc phòng Liên bang Nga, trong đó hai bên thỏa thuận về xe tăng T-90S huấn luyện. Trước đó, Nga từng có đề nghị bán xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 cho Việt Nam nhưng Việt Nam từ chối vì cho rằng chưa có nhiều cần thiết đối với loại vũ khí tấn công trên bộ như vậy.

Hệ thống phòng không rất cần thiết trong tác chiến bảo vệ các hải đảo, chống lại những cuộc không kích, oanh tạc của không quân địch. Lực lượng phòng không truyền thống Việt Nam, đặc biệt là ở quanh khu vực đồng bằng sông Hồng, trong những năm 1970 là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới, đã làm nên chiến công vang dội với đại thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, đánh bại chiến dịch Linebacker II của Hoa Kỳ, tiêu diệt không quân, "giặc lái" Mỹ và bắn "tan xác" những máy bay chiến lược B52 của Mỹ.

Trong những cuộc chiến tranh hiện đại, không quân đã thể hiện ưu thế siêu việt của nó so với lục quân và hải quân. Không quân di động và tác chiến nhanh, chuẩn. Ít phải dùng nhiều người và đỡ hao binh tổn tướng. Về chính trị thì nó mang tính chất công kích, quấy rối, đỡ bộc lộ bản chất xâm lược so với bộ binh chiếm đóng. Không quân có thể tấn công vào các mục tiêu trên không, dưới đất và trên biển, có thể chiến đấu trong nhiều không gian và thời gian khác nhau và phá hoại mọi nơi. Nó cũng có nhiều tác dụng đa dạng như chuyển quân rất nhanh, đổ bộ, nhảy dù, bắn đạn, phóng tên lửa, dội bom vào các mục tiêu khác nhau. Ngoài vai trò chính, nó còn có thể chiến đấu với với vai trò phụ, tiếp ứng, trợ chiến cho lục quân và hải quân bạn cũng như tấn công, oanh kích vào các mục tiêu bộ binh và thủy binh địch.

Không quân, máy bay quân sự, trực thăng chiến đấu tốn rất nhiều tiền, do đó thường chỉ có những quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, có ngân sách quốc phòng cao, và có xu hướng tấn công, xâm lược, bành trướng mới đặt trọng tâm phát triển, vì nó vẫn chủ yếu là vũ khí tấn công.

Với thiên tài chính trị và tầm nhìn quân sự hơn người, ngay từ năm 1968, Bác Hồ đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo: "Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua." và "Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội."

Vì những lẽ đó, Đảng, Bộ quốc phòng Việt Nam DCCH, chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không Việt Nam và hệ thống phòng không để bảo vệ miền Bắc XHCN và những vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Và nhờ thế, phòng không Việt Nam đã trở thành một trong những lực lượng hàng đầu thế giới thời bấy giờ.

Tuy nhiên, sau ngày toàn thắng, nguy cơ chiến tranh với Hoa Kỳ không còn, nhu cầu phòng không cũng giảm bớt. Khả năng chiến đấu của cả hệ thống phòng không Việt Nam đã xuống cấp kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và dần dần chúng trở nên lạc hậu và không còn mạnh như xưa. Thời gian gần đây do nhu cầu bảo vệ biển đảo, Việt Nam đã có những nỗ lực cải thiện đáng kể hệ thống phòng không của mình.

Năm 2000 và 2004, Nga bán 8 tên lửa và bệ phóng và 20 tên lửa và bệ phóng cho Việt Nam. Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraina đã ký Hiệp định Hợp tác quân sự đến năm 2005. Theo đó, Ukraina đồng ý hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp các hệ thống phòng không, bao gồm radar, thông tin liên lạc và tên lửa đất đối không. Năm 2008, Việt Nam đã mua 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga có khả năng phát hiện và nhận dạng các mục tiêu trên đất liền và biển.

Tháng 8 năm 2003, Nga đồng ý bán cho Việt Nam 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 theo hợp đồng trị giá 200 triệu USD. Cũng trong năm 2005, Việt Nam đã nhập 12 xe mang phóng và 62 quả tên lửa S-300. Nhiều nguồn tin công nghiệp cũng cho hay 1 hệ thống S-300PMU1 cùng 12 xe phóng và 62 quả tên lửa đã được giao cho Việt Nam tháng 8 năm 2005. Hệ thống S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất thế giới.

Bên cạnh việc cải thiện lực lượng phòng không. Việt Nam cũng tăng cường xây dựng, phát triển và hiện đại hóa lực lượng không quân. Tháng 3 năm 2000, Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định về Hợp tác quốc phòng, theo đó Ấn Độ sẽ tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ cho các máy bay MiG-21 hiện đang có trong trang bị và hỗ trợ huấn luyện các phi công chiến đấu và kỹ thuật viên của Việt Nam. Tháng 3 năm 2005, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ để bàn thảo sâu hơn về việc Ấn Độ hỗ trợ bảo dưỡng và sửa chữa các máy bay chiến đấu MiG.

Cuối năm 1999, cơ quan quản lý vũ khí trang bị Rosoooruzheniye của Nga đã tiến hành đàm phán để nâng cấp những chiếc Su-27 và Su-30 hiện có của Việt Nam để chúng có thể mang được tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77 (AA-12), tên lửa không đối hạm Kh-31 (AS-17) và các loại tên lửa không đối đất Vympel Kh-27 (AS-14) và Kh-59M (AS-18).

Năm 2010, Ấn Độ giúp cho Việt Nam nâng cấp những máy bay MiG-21 cũ của Không quân Việt Nam lên thành MiG-21 Bison cùng các phụ tùng hải quân. Mig-21 Bison là gói nâng cấp hiện đại nhất của Mig-21, và có lẽ đây cũng là gói nâng cấp cuối cùng của loại máy bay huyền thoại này. Những máy bay nâng cấp MiG-21 Bison có hiệu suất tốt và có thể chống lại được những máy bay F-15 và F-16 của Không quân Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung Ấn Độ - Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây, đứng trước sức ép của Trung Quốc và những tranh chấp với một số nước khác, trong đó có 2 đàn em của Mỹ là Đài Loan (chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Philippines (chiếm đóng bất hợp pháp trên nhiều đảo và bãi đá thứ hai trong quần đảo TS, chỉ sau VN) trên Biển Đông, Việt Nam bắt đầu chú trọng, quyết tâm hơn trong việc trang bị cho lực lượng không quân của mình nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những hợp đồng trang bị mới nhất cho thấy việc gia tăng trang bị những mẫu máy bay chiến đấu hiện đại như Su-30 hoặc những quan tâm đến mẫu tiêm kích thế hệ mới nhất như MiG-35, cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường sức mạnh không quân của mình.

Năm 1996, Không quân nhân dân Việt Nam đã đàm phán mua 2 phi đội máy bay Dassault Mirage 2000 từ Pháp nhưng bị ngăn cản vì lệnh cấm vận quân sự của Hoa Kỳ với Việt Nam. Trong giai đoạn 1994-2004, Việt Nam đã mua tổng cộng 12 chiếc máy bay hiện đại của Sukhoi từ Nga. Trong các năm từ 1996 đến 1998, Nga đã nâng cấp 32 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-22M4 và 2 chiếc Su-22UM3 huấn luyện. Cùng năm, Ukraina đã bán 6 chiếc MiG-21UM cho VN.

Năm 2002 và 2003, Ukraina giao 10 chiếc L-39 cho Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam mua từ 4 tới 10 máy bay tiêm kích bom Su-22M4 từ Cộng hòa Séc, bao gồm cả phụ tùng, đạn dược. Sau đó Việt Nam đạt thỏa thuận nâng cấp các máy bay để có thể mang được tên lửa diệt hạm. Năm 2005, Việt Nam mua 40 chiếc Su-22M4 cũ của Ba Lan. Năm 2005, VN nhận 3 chiếc Su-22 từ Ukraina. Cùng năm đó, Cộng hòa Séc đã giao 5 chiếc Su-22UM3 cho Việt Nam.

Trong tháng 9 và 10 năm 2008, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam cùng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tới Liên bang Nga, Việt Nam đã bày tỏ ý định mua 20 chiếc Su-30 và có thể là cả MiG-29. Việt Nam đã đặt mua 8 chiếc Su-30MK2 từ công ty Rosoboronexport. Tháng 1/2009, công ty Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 8 máy bay tiêm kích Su-30MK2 từ năm 2010 trị giá hơn 500 triệu USD. Ông Aleksandr Fomin cho biết: "Chúng tôi sẽ bắt đầu các hoạt động tư vấn thực tế vào mùa thu này về khả năng cung cấp cho Việt Nam lô tiếp theo các máy bay này", nhưng không nói rõ số lượng. Tuy nhiên, một nguồn tin tại Rosoboronoexport nói đến con số 8-12 chiếc Su-30MK2.

Ngày 19/6/2009, tại triển lãm hàng không Le Bourget, Pháp, Phó Giám đốc Cục Hợp tác KTQS Liên bang Nga (FSVTS) Aleksandr Fomin tiết lộ Nga và Việt Nam đã đàm phán hợp đồng bán cho Việt Nam lô tiếp theo máy bay tiêm kích Su-30MK2 gồm 12 chiếc vào mùa thu, giao hàng vào năm 2012-2013.

Năm 2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam qua sự vận động lâu dài của tập đoàn Executive Decision Export Services Group. Thay thế vào đó các trực thăng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam phải được thiết kế cho các công tác chuyên vận hay cứu hộ (SAR).

Sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ, Việt Nam đã ký kết các hợp đồng nâng cấp những chiếc UH-1H Huey thu được sau Giải phóng. Đồng thời Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam đã ký hợp đồng mua trực thăng của Pháp. Bao gồm: EC-155B, AS-350B3, SA-332L2, SA-330J, EC-225... Các loại máy bay này được chuyển giao cho Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam.

Việt Nam đang rất nỗ lực cải thiện khả năng kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế, hướng sức mạnh hải quân vào vùng Biển Đông và tăng cường khả năng chống ngầm. Hải quân Việt Nam gần đây có kế hoạch đóng tới 20 tàu tên lửa theo chiến lược "biển xanh - blue water" và hiện đại hóa các Tổ hợp đóng tàu Hồng Hà và Ba Son. Việt Nam cũng đang thực hiện chương trình để thay thế các tàu và phương tiện cũ và lỗi thời thông qua chương trình mua sắm hoặc tự đóng mới đến 2010. Chương trình này hướng đến việc trang bị những tàu chiến đấu và phương tiện có tính chiến lược cho hải quân theo kế hoạch đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng thông qua. Việt Nam chú trọng bảo vệ những khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt then chốt ngoài khơi. Những chương trình mua sắm của hải quân tập trung vào việc phát triển khả năng tác chiến chống ngầm, chống tàu nổi và quét mìn.

Trong giai đoạn 1996-1999, Việt Nam đã mua 4 tàu hộ vệ loại Tarantul-2 cải tiến từ Liên bang Nga. Các tàu này được trang bị các cặp ống phóng kép dùng tên lửa đối hạm SS-N-2D Styx, tên lửa phòng không Igla, và pháo bổ trợ.

Năm 1997, Việt Nam đã mua 2 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo từ Bắc Triều Tiên. Theo Hiệp định Hợp tác quốc phòng giữa 2 nước, Hải quân Ấn Độ đồng ý cung cấp dịch vụ huấn luyện nhân viên cho Hải quân Việt Nam, bao gồm cả huấn luyện kíp thủy thủ tàu ngầm. Hiện vẫn chưa rõ là có sự liên quan với một chương trình mua sắm tàu ngầm mới hay không, hay đơn thuần chỉ là đi kèm với việc mua các tàu ngầm lớp Yugo. Dù vậy, việc mua tàu ngầm mini Yugo có thể cho thấy đây là bước đầu trong chương trình tăng cường năng lực tác chiến dưới mặt nước và chống ngầm của Việt Nam vốn đã được định hướng từ lâu.

Gần đây, năm 2008, Việt Nam muốn mua rẻ những tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia. Cơ hội này đã nảy sinh khi Serbia và Montenegro chia tách năm 2006, dẫn đến Serbia không còn đường bờ biển. Việt Nam định mua 3 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm mini vốn đã không còn bờ biển để hoạt động. Tuy nhiên, nỗ lực này bất thành, vì sau đó toàn bộ các tàu ngầm đã được bán cho Ai Cập vì họ chịu trả giá cao hơn.

Theo Hiệp định Hợp tác Quốc phòng ký giữa Việt Nam và Ấn Độ tháng 3 năm 2000, hải quân Ấn Độ cũng đồng ý sửa chữa, nâng cấp và đóng mới những chiếc tàu tuần tra cao tốc cho hải quân Việt Nam. Tháng 6 năm 2005, hải quân Ấn Độ đã chuyển 150 tấn phụ tùng và linh kiện cho các tàu hộ tống Petya và tàu tấn công tên lửa Osa-II. Tháng 12 năm 2007, trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng A. K. Anthony, Ấn Độ đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 5000 phụ tùng thiết yếu cho những chiếc tàu chống ngầm lớp Petya để bảo đảm khả năng hoạt động của chúng.

Ngày 24/6/2009, tại triển lãm hải quân MVMS-2009 ở St. Petersburg, Nga, ông Oleg Azizov, đại diện công ty Rosoboronoexport cho biết, năm 2010, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 theo hợp đồng ký năm 2006. Tàu hộ tống đa năng hạng nhẹ, tàu hộ vệ lớp Gepard dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển; khi cần thiết có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Ngoài ra, Nga cũng đang đàm phán về việc đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo và các vũ khí kèm theo trị giá 4,3 tỷ USD.

Theo các báo cáo gởi United Nations Register of Conventional Arms (UNROCA), 1992-2006, thì năm 1995 Việt Nam mua của Nga 1 máy bay chiến đấu Su-27UBK, 5 máy bay chiến đấu Su-27SK, 14 tên lửa R-27R1. Năm 1996, VN mua 6 máy bay chiến đấu Mig-21UM của Nga. Năm 1997, VN mua 2 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của Nga. Năm 2000, VN mua 8 tên lửa và bệ phóng. Năm 2002 và 2003, mua 10 HMS Shearwater (L39), tàu tuần tra của Anh. Năm 2004, mua 4 máy bay chiến đấu, 20 tên lửa và bệ phóng. Năm 2005, mua 3 máy bay Su-22 và 5 chiếc Su-22UM3 của Nga, 12 xe mang phóng và 62 tên lửa chiến lược S-300 cũng của Nga. Năm 2006, mua 5 chiếc Su-22 (Nga), 2 xe thiết giáp hạng nhẹ.

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu đánh Pháp, ngành quân giới Việt Nam do giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa – Cục trưởng Cục Quân giới và nhiều đồng chí phát triển. Trong suốt 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, ở miền Bắc Việt Nam và những vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam đã có rất nhiều xưởng quân giới chế tạo các loại vũ khí, trong đó có nhiều vũ khí "rất Việt Nam", phù hợp với người dùng VN, môi trường VN, không gian VN như súng trường Phan Đình Phùng, súng Ngựa trời do các xưởng quân giới ở Bến Tre và miền Tây Nam Bộ chế tạo, Tiểu liên Sten do xướng quân giới Nam Định sản xuất năm 1946, lựu đạn, mìn, thủy lôi, súng ngắn, bom ba càng, súng cối 60mm, Đạn phóng bom, xưởng quân giới AL1 chế tạo năm 1948, Súng phóng lựu làm từ thân súng trường Mas và súng cối 63mm, quân giới Nam Bộ chế tạo, Súng phóng lựu, bom bay, đạn cối 187mm, quân giới Việt Bắc chế tạo, Ống đạp lôi v.v. và nhiều sửa chữa, nâng cấp, cải tiến khác của Quân giới Việt Nam.

Nhiều vũ khí của quân giới Việt Nam làm cho người Pháp phải ngán sợ. Trong cuốn “Chiến tranh Đông Dương” xuất bản tại Paris năm 1963, ký giả Lucien Bodart đã viết: “Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn SKZ. Chỉ cần vài quả là đã tiêu diệt được lô cốt của chúng tôi”.

Từ truyền thống đó, sau Giải phóng, Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển công nghiệp quốc phòng, nhiều vũ khí hỏng đã được sửa chữa, nhiều vũ khí cũ đã được nâng cấp, và nhiều vũ khí mới đã được chế tạo, sản xuất. Nếu như trong thời chiến, Việt Nam chỉ có đủ điều kiện để sản xuất những vũ khí hạng nhẹ, thì trong thời bình VN đã chú trọng hơn vào việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạng nặng. Do nền công nghiệp nhẹ của VN phát triển tốt, những vũ khí hạng nhẹ, vũ khí cá nhân của VN trong thời kỳ sau năm 1975 vẫn tiếp tục "ra lò". Tuy nhiên, VN vẫn tập trung nghiên cứu để xây dựng và phát triển một nền công nghiệp nặng.

Để tác chiến trên Biển Đông, Việt Nam cần cường hóa khả năng tác chiến trên biển và trên không, hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân. Về hải quân, năm 2001, Việt Nam bắt đầu dự án đóng tàu tên lửa lớp Molniya. Theo hợp đồng mua công nghệ năm 2006, Việt Nam được cấp bản quyền công nghệ để tự đóng 10 tàu loại này.

Cuối tháng 9/2011, Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173) đã xuất cảng tàu chiến "made in Vietnam", hoàn toàn do Việt Nam tự sản xuất từ khâu thiết kế (có mua tham khảo từ phía Nga) đến khâu đóng tàu. Tàu hiện mang tên TT-400TP. Đây là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: Tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của giặc; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước. Cuối năm 2011, Việt Nam cũng đàm phán với Nga về việc mua tiếp 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 và công nghệ để tự đóng 2 tàu loại này.

Về không quân, từ thập niên 1980, Việt Nam đã đề xuất chương trình chế tạo máy bay. Ba chiếc máy bay TL-1, HL-1, HL-2 được chế tạo phục vụ công tác huấn luyện, nhưng sau đó phải lưu kho. Sau đó, nhà máy A41 thuộc Cục Kỹ thuật quân chủng phòng không - không quân chế tạo thành công máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41. VNS-41 hiện đang được đưa vào sử dụng cho mục đích tuần tra. Tiếp đó, dự án "thiết kế chế tạo máy bay không người lái điều khiển theo chương trình" thành công sau 5 năm (2001-2005). Máy bay do thám không người lái M-400 UAV đã được đưa vào sử dụng.

Năm 2011, Việt Nam đã ghi dấu ấn với những thành công nổi bật đối với nền công nghiệp nặng về lĩnh vực an ninh quốc phòng, với những thành tựu vô cùng quan trọng. Nhằm mục tiêu đưa Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là quân chủng hải quân và quân chủng không quân ngày càng chính quy, tinh nhuệ và tiến lên hiện đại, Nhà nước đã tích cực đầu tư cho các ngành công nghiệp quốc phòng để có thể từng bước tự thiết kế, chế tạo, xây dựng dây chuyền sản xuất các loại vũ khí hiện đại, góp phần tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội Việt Nam trong thời kỳ mới, phục vụ cho nhu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Những thành tựu quốc phòng nổi bật của Việt Nam trong năm 2011 vừa qua có thể kể đến:

- Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195.

- Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%.

- Nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) hạ thủy tàu K122 cho quân chủng hải quân.

- Tự sản xuất 4 tàu tên lửa Molnya.

- Tự chế tạo và bàn giao tàu khảo sát đo đạc biển HSV-6613 mang tên giáo sư, kỹ sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa cho đoàn đo đạc, vẽ hải đồ và nghiên cứu biển của quân chủng hải quân.

- Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3).

- Cục kỹ thuật binh chủng công binh đã thực hiện một số chương trình cải tiến tổ hợp tên lửa, xe tăng - thiết giáp. Đặc biệt, cục chủ trì dự án nâng cấp hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B. Theo đó, trong quá trình nâng cấp xe tăng T-54B đã được ứng ụng một số công nghệ mới, tháp pháo vát góc và đặc biệt là xe tăng có thể bắn khi hành tiến (trước kia không thể vừa chạy vừa bắn).

- Công ty Hồng Hà hoàn thiện thiết kế, tự đóng tàu pháo TT400TP.

- Tổng cục Kỹ thuật đã khôi phục, nâng cấp V-100, xe thiết giáp lội nước bánh lốp, là một trong những "chiến lợi phẩm" mà Việt Nam đã cướp được của Mỹ trong thời chiến.

- Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) đã nghiên cứu thành công và sau đó các nhà máy đã sản xuất thành công mẫu kính ngắm quang học đa năng MS để lắp cho súng AK báng gập và cả súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh, vũ khí cá nhân khác, nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc công, chống khủng bố v.v. Kính ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ đã được triển khai thực hiện từ năm 2007. Kính ngắm MS có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây), có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm, khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.

Lẽ phải thuộc về ai?

Hiện tại, ngoài Việt Nam và Trung Quốc thì cả Malaysia, Philippines và Brunei cũng đều có ý muốn xác lập chủ quyền đối với ít nhất là một phần của quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, những lý lẽ họ đưa ra chủ yếu là từ khía cạnh địa lý (khoảng cách địa lý giữa Trường Sa và lãnh thổ các nước này), thay vì có bằng chứng trên bình diện lịch sử.

Theo pháp lý quốc tế, sự gần kề về địa lý không có giá trị, trừ phi hòn đảo/quần đảo đang xét nằm trong lãnh hải của một quốc gia; theo quy định hiện nay là 12 hải lý tính từ đất liền (như trong công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng cho biết sẽ tôn trọng 12 hải lý của Trung Quốc). Trên thế giới có không ít trường hợp đảo/quần đảo nằm gần nước này nhưng lại thuộc chủ quyền nước khác, ví dụ Greenland gần Canada nhưng lại thuộc Đan Mạch... Do đó, Malaysia, Philippines và Brunei không có nhiều cơ sở pháp lý quốc tế để sở hữu Hoàng Sa - Trường Sa vì họ không có hoặc không đủ cơ sở lịch sử.

Những luận điệu của Trung Quốc chủ yếu là từ những dữ kiện mà họ cho là người Hán đã "khám phá, phát hiện ra Nam Sa, Tây Sa trước", nhưng ngay cả độ xác thực, độ tin cậy, độ chính xác của những thông tin này cũng cần được kiểm chứng lại. Dù nó có thật đi nữa thì một cá nhân, một nhóm người, một công ty không có quyền chiếm hữu chủ quyền, tư nhân không đủ tư cách pháp nhân xác lập chủ quyền cho quốc gia, nhà nước. Sự "nhìn thấy", "khám phá", "phát hiện", "tìm thấy" v.v. cũng không phải là những hành động thực thi chủ quyền, hành xử chủ quyền, vì vậy nó không thể xác lập chủ quyền. Việt Nam đã thực hiện chủ quyền từ thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn liên tục đến nay và vì vậy, VN có cơ sở lịch sử mạnh mẽ và thuyết phục hơn hẳn so với Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, người đã tìm đọc khá nhiều cổ sử Trung Quốc cũng như phần nửa trong số các tài liệu của Trung Quốc từ giữa thập kỷ 1950 đến nay, cũng khẳng định: Những tư liệu cổ sử của Trung Hoa là các biên chép dạng "du ký" của các nhà hàng hải theo kiểu "trông thấy thì ghi lại", chứ không phải chính sử và không nhằm mục đích xác lập chủ quyền. Trong khi đó, các tài liệu cổ sử ở Việt Nam hầu hết đều biên chép thể hiện sự khẳng định chủ quyền, xác lập chủ quyền, và những ghi chép đó đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán triều Minh Mạng biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục...

Từng nghiên cứu sâu về Hoàng Sa và Trường Sa ngay cả trong thời chống Mỹ, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trong tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, tháng 12/2008, cũng cho rằng: Căn cứ trên cổ sử, chỉ Việt Nam mới có cơ sở vững chắc để khẳng định Trường Sa - Hoàng Sa là của mình. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục từ đầu thời chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn. Việt Nam còn có cả châu bản, hội điển chép những hành động của nhà nước chiếm hữu, thực thi chủ quyền như vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia, xây miếu thờ, trồng cây, đào giếng v.v. của thủy quân triều Nguyễn. Chính vì thế mà khi tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa với Trung Quốc trong hai năm 1932 và 1947, chính quyền thực dân Pháp đã đề nghị đưa vấn đề ra một trọng tài quốc tế để phân xử nhưng Trung Quốc đều từ chối.

Trên bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thời nhà Nguyễn, triều Minh Mạng có ghi tên hai đảo rõ rệt vẽ bằng chữ nho: Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.






Bản đồ Đại Việt đời Hồng Đức


Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (Lê Trung Hưng)

Trước thời Minh Mạng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được xem như một quần đảo, nên gọi hai quần đảo là Hoàng Sa, có khi gọi là Vạn Lý Trường Sa. Nhưng sau khi các đoàn công tác được Vua Minh Mạng ra lệnh lấy kích thước và thám sát cả hai quần đảo, thì bản đồ được vẽ sau đó (tức bản Đại Nam nhất thống toàn đồ), mới ghi rõ ràng hai tên khác nhau cho hai quần đảo. Do đó có thể kết luận rằng Việt Nam đã hành xử chủ quyền trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nên mới có sự kiện đội Bắc Hải được cử đi khai thác và quản lý Trường Sa, Côn Lôn, vùng Hà Tiên...

Lý lẽ của Trung Quốc

Trung Quốc viện dẫn Quyền khám phá trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã khẳng định rằng mình đã khám phá ra hai quần đảo tranh chấp "từ thời Hán". Tuy nhiên, những thông tin của họ thường mâu thuẫn, khiên cưỡng, lủng củng, và đối chọi nhau, như một số học giả Trung Hoa khác lại xác định là những tài liệu sớm nhất ghi chép sinh hoạt của người Trung Hoa trên những đảo này là thuộc thời Tống.

Trung Quốc đã viện dẫn nhiều đoạn trích từ sách sử địa của mình. Nhưng thực tế cho thấy các đoạn do Trung Quốc đưa ra, chỉ tả hai quần đảo như những gì nằm trong lộ trình đi ngang Biển Đông mà thôi. Ngoài ra, những đoạn được viện dẫn trước thế kỷ 13 cũng rất mơ hồ, không nói rõ cụ thể đến đảo nào mà chỉ nói đến "Nam Hải" chung chung. Những đoạn sách viết từ thế kỷ 13 mới bắt đầu nêu tên đảo, nhưng không có đoạn nào nói tới Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa). Nhiều điểm từ những đoạn được nêu ra, còn cho thấy rõ ràng Wanlishitang (Vạn Lý Thạch Sành) mà Trung Quốc nói là Nansha thực tế không phải là Nansha mà là đảo khác.

Không có một quyển sách sử nào nói đến hai cái tên Nam Sa và Tây Sa, và không có một quyển sách nào nói đến chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này. Những sách sử địa của Trung Quốc nhắc đến rất nhiều tên, nào là Qianli Chang sha, Wanlishitang, quyanlishitang, Jiuruluozhou, Qizhouyang, Zizhousan. Và bây giờ Trung Quốc ngụy biện rằng tất cả những tên đó đều ám chỉ Xisha và Nansha.

Trung Quốc cũng cho rằng những di vật tìm thấy trên các đảo chứng minh rằng dân Trung Hoa đã sống ở đó. Những di tích lịch sử đào được trên đảo Xisha như bình, đồ gốm, và các di vật khác từ những năm 420 cho đến thời nhà Thanh, cho thấy từ thế kỷ thứ V, dân Trung Hoa đã sinh sống làm ăn trên các đảo vùng biển Nam Hải. Thực tế là sau khi xâm chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, Trung Quốc đã dàn dựng, ngụy tạo. Chứ những phần Trường Sa khác do Việt Nam các nước khác quản lý thì không thấy những "di tích lịch sử" đó.

Trung Quốc bảo rằng vì dân Trung Quốc "đã sinh sống ở đó" nên Trung Quốc có chủ quyền. Đây là luận điệu ngang ngược và hoang đường, vì dù dân Hán đã từng sinh sống thật ở đó thì luật quốc tế cũng không chấp nhận chủ quyền trên một lãnh thổ được thụ đắc chỉ vì có dân sống trên đảo. Trên đảo có rất nhiều loại dân sinh sống tuỳ theo mùa, kể cả dân Việt chứ không phải chỉ có dân Trung Hoa và cá nhân, tư nhân không có quyền chiếm hữu lãnh thổ.

Trung Quốc diễn giải xuyên tạc các văn kiện ngoại giao

Năm 1885, chính phủ thuộc địa Pháp và triều Nguyễn ký hòa ước Thiên Tân với nhà Thanh, đây là một thỏa ước được ký kết sau chiến tranh Pháp - Thanh ở miền Bắc Việt Nam. Hòa ước này đã chấm dứt chiến tranh Pháp - Thanh, buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Đại Nam. Hòa ước này cũng chấm dứt lệ triều cống của triều đình Huế ở địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh.

Năm 1887, chính phủ Pháp đại diện triều Nguyễn và nhà Thanh đã ký Công ước Pháp - Thanh (Công ước Constans) nhằm thi hành Điều khoản 3 của hòa ước Thiên Tân mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc đã viện dẫn và diễn giải một cách xuyên tạc rằng Hoàng Sa và Trường Sa "thuộc về họ". Sau này, phát ngôn viên của Trung Quốc và các tác giả Trung Quốc đều nhiều lần diễn giải xuyên tạc hiệp ước này để cho rằng Hoàng Sa "thuộc về Trung Quốc".

Thật ra hiệp ước này không phải là hiệp ước phân chia những đảo ở ngoài xa khơi (high sea) giữa toàn bộ nước Việt Nam và Trung Hoa mà chỉ ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Một số học giả Trung Quốc đã trích đoạn sau đây của Hiệp ước để khẳng định "chủ quyền" của Trung Quốc: “Từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía đông đến phía tây bắc của Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ xác định, có thể coi là thuộc về Trung Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía đông dọc đường kinh tuyến đông 105°43’ của Paris, có nghĩa là trục bắc-nam đi qua điểm phía đông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-Chan (Trà Cổ) và làm thành đường biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía tây của đường kinh tuyến thuộc về An Nam.” Họ lý luận rằng vì Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến Paris 105°43’ nên thuộc về Trung Quốc.

Theo Tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu, nếu giải thích sát nghĩa, thì phải hiểu Hiệp ước 1887 là một hiệp ước phân chia biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa mà thôi, chứ không phải chia các đảo ở ngoài xa khơi (high sea, haute mer), không thuộc vùng biển của miền Bắc Việt Nam. Chỉ cần nhìn tên của Hiệp ước cũng đủ để thấy điều đó. Tên Hiệp ước là “Convention relative à la delimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin.”

Tóm lại, hiệp ước này không có chỗ nào nói đến Hoàng Sa và Trường Sa. Toàn văn bản Hiệp ước nói đến việc kẻ biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa, và ấn định những điểm mà Ủy ban kẻ biên giới của hai bên Pháp - Thanh không đồng ý với nhau được, đó là hai đoạn biên giới Vân Nam và Quảng Đông.

Sự tranh chấp không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc đó, Trung Hoa chưa để ý đến hai quần đảo này, và Pháp cũng chưa biết rằng Việt Nam đã có chủ quyền trên hai quần đảo đó. Vì thế lúc đó chưa hề có tranh chấp trên hai quần đảo này. Cho nên, Pháp và Trung Hoa khi ký kết Hiệp ước 1887 không hề nghĩ đến hai quần đảo này. Tóm lại, mục đích của Hiệp ước 1887 là kẻ hai đoạn biên giới Quảng Đông và Vân Nam; và đường biên giới kẻ theo Điều 2 của Hiệp ước 1887 chỉ giới hạn ở biên giới miền Bắc Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ mà thôi.

Sau khi Việt Nam giành lại được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã tuyên bố hủy bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp ở Việt Nam và mọi hiệp nghị, hợp đồng bất bình đẳng mà Pháp đã ký về Việt Nam, tất cả những ký kết bất bình đẳng của thực dân Pháp đã không còn giá trị.

Năm 1958, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ kéo vào Biển Đông, xâm phạm vùng biển Việt Nam và đe dọa vùng biển 12 hải lý của Trung Quốc. Để tỏ thái độ ủng hộ đồng minh, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết một Công hàm gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 và ngay sau đó cho đăng công khai, quang minh chính đại trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958 để công khai, minh bạch với toàn dân, nội dung công hàm cho biết sẽ tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Cũng như với công ước Pháp - Thanh 1887, Trung Quốc lại xuyên tạc một văn kiện ngoại giao và bảo rằng đây là văn kiện "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực tế, họ đã diễn giải công hàm này một cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, bắt nguồn một hành động ngoại giao hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc (Trung Hoa Dân Quốc) đang tăng lên ở eo biển Đài Loan.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không đưa ra được chứng cớ, cũng như nội dung cụ thể từ bản gốc về cái gọi là "bản tuyên bố ngày 4-9-1958" của chính phủ CHND Trung Hoa mà họ bảo rằng thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công nhận. Nhà nghiên cứu biển đảo Dương Danh Huy của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông sau khi tham khảo tài liệu Mỹ đã cho biết tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc không nói gì về về Tây Sa (Xisha) hay Nam Sa (Nansha) trong những đoạn nói về lãnh hải 12 hải lý của họ. Cho nên, để kiểm chứng xem có phải đây là một sự ngụy tạo của Trung Quốc về tuyên bố năm 1958 hay không thì Trung Quốc cần trưng ra bản tuyên bố gốc (không phải những bản sao, mà họ có thể sửa đổi, thêm thắt sau này), ví dụ bản trong tạp chí Peking Review ngày 9/9/1958, hay bản họ gởi cho ông Phạm Văn Đồng, nhưng bao lâu nay họ đã không làm được điều đó.

Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng: Sự diễn giải của Trung Quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung Quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.

Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, khi trả lời phỏng vấn BBC London cũng nhận định rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý và nếu khi đó Hà Nội có phản đối tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải thì cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

Những lời tự tuyên bố đơn phương của Trung Quốc cũng không có hiệu lực pháp lý. Cả hai quần đảo này đều nằm dưới vĩ tuyến 17, vào năm 1958 vốn không thuộc sự kiểm soát, quản lý của Việt Nam mà là dưới quyền cai quản của chế độ Mỹ-Diệm. Do đó, chính quyền Việt Nam không thể ký kết nhượng lại cho ai một vật mà họ không quản lý. Còn Chính phủ Tây Ninh (Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền Việt Nam, mà ngày 20 tháng 1 năm 1974 còn tuyên bố khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam và phản đối hành động dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc.

Tác giả Monique Chemillier-Gendreau thì viết như sau: "Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền Hà Nội không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có quyền lực trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được..."

(“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”)

Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Tòa án Quốc tế vì công lý, 1 phân ban của Liên Hiệp Quốc, đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: Đó là ý chí thật sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thật sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Tòa xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Tòa sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.

Theo tiến sĩ luật học Từ Đặng Minh Thu (Pháp), trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Tòa án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thật sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó. Còn trong trường hợp Việt Nam, thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa (các tuyên bố chính thức của CHXHCN Việt Nam sau này đều phản đối lập luận xuyên tạc của CHND Trung Hoa). Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe dọa của Mỹ. Như vậy, động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.

Những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa "vô tội vạ", những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây tổn hại trực tiếp cho quốc gia nào khác. Vì vậy "ý chí của quốc gia" đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương.

Một vấn đề quan trọng khác, theo tất cả các Hiến pháp và luật pháp Việt Nam từ năm 1946 thì lãnh thổ và lãnh hải luôn luôn là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất kỳ một văn kiện nào dâng nhượng lãnh thổ đều là vi hiến và vi phạm luật pháp và không có bất cứ giá trị nào cả. Và một thủ tướng không có khả năng thay đổi Hiến pháp và luật pháp, chỉ có Quốc hội mới có thể làm điều đó. Tóm lại, đây là một văn kiện không có giá trị pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa.

Sau khi Trung Quốc diễn giải xuyên tạc công hàm này theo lợi ích của họ, từ tham vọng "bá chủ" Biển Đông của họ, thì những thành phần phản động đã rập khuôn luận điệu xuyên tạc này của Trung Quốc, phụ họa với tuyên bố chính thức của Trung Quốc, hùa theo hành động xuyên tạc để bành trướng và cướp đảo của Trung Quốc, tự biến bản thân thành người Trung Quốc, phục vụ cho lợi ích Trung Quốc.

Kết luận:

Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo liên tục trong 3 thế kỷ, sử dụng một cách hòa bình không có sự phản đối của bất cứ một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Không những thế, sách sử phong kiến của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của Việt Nam, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam trên những quần đảo này.

Chúa Nguyễn đã khai thác các đảo từ đầu thế kỷ 17, sau gần 100 năm, chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã hoàn tất. Chủ quyền lịch sử đó lại được củng cố thêm qua sự chiếm hữu của vua Minh Mạng. Đồng thời, chủ quyền vẫn được hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận của triều đình, chính quyền, nhà nước.

Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh rằng mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ cho thấy những thuyền bè của Trung Quốc thời đó đã lui tới Biển Đông, và trong lộ trình, họ tình cờ thấy những đảo mang nhiều tên khác nhau, nhưng không có đảo nào tên là "Tây Sa" hay "Nam Sa". Dù cho Trung Quốc có thật sự khám phá ra những đảo này, thì Trung Quốc đã không hành xử chủ quyền trên đó. Sự hiện diện của những người đánh cá không đủ để gọi rằng đó là hành xử chủ quyền của nhà nước. Do đó, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có, rất yếu, nếu không nói là không có một chút giá trị thuyết phục nào.

Hiệp ước Pháp-Thanh 1887 không trao chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc vì hiệp ước này chỉ là hiệp ước ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Do đó, nó chỉ ấn định phần biên giới ở Vân Nam, Quảng Đông và Vịnh Bắc Bộ. "Công hàm Phạm Văn Đồng" năm 1958 không trao chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc vì bức thơ này không đề cập gì đến 2 quần đảo này mà chỉ cho biết sẽ tôn trọng 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc (TS-HS nằm ngoài phạm vi này), theo đúng luật biển quốc tế, như Bộ ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định rõ ràng năm 1979. Và năm 1958 Hoàng Sa - Trường Sa nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, công hàm này cũng chỉ nói chung chung chứ không nói rõ một cách cụ thể là ủng hộ điều gì trong bản tuyên bố trước đó của họ, và Trung Quốc cũng chưa trưng ra được bản gốc, một vật chứng cần thiết để minh chứng cho những tuyên bố sau này của họ.


12 hải lý theo luật pháp quốc tế

o0o


Trong lịch sử cổ đại và trung đại, các thế lực bên ngoài từ phương Bắc và phương Tây chưa chú ý đến Biển Đông. Đến lịch sử cận đại, họ có dòm ngó nhưng không cho là quan trọng, chưa nhận thức ra nguồn lợi to lớn ở đây. Xuất phát sâu xa từ mối quan hệ nhân duyên, nhân quả đặc biệt giữa tộc Việt và Biển Đông, các chúa Nguyễn và triều đình Minh Mạng sau này đã cho quân đội ra thực hiện chủ quyền bằng cách khai thác, trồng trọt, xây dựng miếu, chùa, nhà cửa, dựng bia ghi lại chủ quyền, cắm cột mốc, vẽ bản đồ, đưa vào bản đồ Đại Nam, và cả thu thuế.

Sau khi nhận ra tiềm năng lợi nhuận khổng lồ của Biển Đông, các thế lực ngoại bang bắt đầu lân la "mò" vào chực chờ chia phần. Lực lượng hải quân truyền thống Đại Việt - Việt Nam xưa nay không đủ mạnh (vì chưa có nhu cầu, hầu hết những cuộc chiến tranh đều diễn ra trên đất liền) để bảo vệ Biển Đông nên luôn bị các thế lực hải quân mạnh hơn lấn ép. Sau hiệp định Genève 1954, thừa lúc Việt Nam đang lo chống Pháp (chưa rút ngay), Mỹ, và chịu những biến động chính trị và quân sự trong nước, các thế lực quốc tế đã thỏa hiệp với nhau chiếm giữ nhiều phần của Việt Nam trên Biển Đông.

Pháp và Mỹ ở miền Nam đã thỏa hiệp với Đài Loan, Philippines, lờ đi cho hai đồng minh ra chiếm đảo trong những vùng họ kiểm soát, ngụy quân thì bất lực, các ngụy quyền Bảo Đại và Ngô Đình Diệm cũng không làm gì hơn được trong những vùng họ quản lý trên danh nghĩa, vì thực quyền nằm trong tay Pháp - Mỹ. Từ đó, các thế lực nước ngoài đã chiếm đóng, kiểm soát, quản lý trên nhiều lãnh hải, lãnh thổ của Việt Nam mà trước đây không hề có mặt quân đội của họ, và họ chưa bao giờ tuyên bố và hành xử chủ quyền tại đây.

Trong hoàn cảnh hiện nay, muốn bảo đảm cho sự chiếm hữu của Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia không thể tạo ra chủ quyền được, thì Bộ ngoại giao CHXHCN Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Nói gì đi nữa thì trong thế giới của thế kỷ 21 này, các bên đều đặt "đô la" lên trên hết. Lợi ích kinh tế đi đầu. Do đó, ngoài Trung Quốc và những thế lực trong khu vực ra thì Mỹ và phương Tây xa xôi cũng ham muốn lợi ích kinh tế của Biển Đông, các nhà tư bản tài phiệt Âu - Mỹ đều đang dòm ngó tài nguyên hải sản, tiềm năng dầu mỏ của Biển Đông, muốn kiểm soát đường vận chuyển giao thông trọng yếu trên biển này, cũng như vị trí chiến lược, vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng ở đây. Dù Biển Đông cách họ nửa vòng địa cầu và không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia của họ.

Hiện Mỹ đang thông qua các "chư hầu" Đài Loan và Philippines chiếm đóng bất hợp pháp trên 8 đảo (7 Phi, 1 Đài), 1 bãi đá nổi (Đài), 2 bãi đá ngầm, 1 đảo nhỏ (Phi), và 11 bãi đá ngầm và vũng cát khác (Phi) của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền lên nhiều vùng đảo, vùng biển khác của Việt Nam.

Tuy nhiên, kẻ đáng lo nhất đối với Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang có toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà họ xâm chiếm của Việt Nam từ tay Mỹ-ngụy đầu năm 1974. Nếu Trung Quốc nắm hết cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì tức là họ đã nắm hết Biển Đông, mà Biển Đông là con đường giao thông, giao thương quan trọng của các thuyền bè Mỹ - Tây, và cả Nga - Nhật, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Về bản chất, cũng như mọi cuộc đấu tranh quyền lợi khác trong thế giới loài người, tất cả lý lẽ, lẽ phải, đúng - sai tạm dạt qua một bên để lợi ích thực tế, tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự, thực lực quốc gia nói chuyện. Không có gì bí mật cả, tất cả các bên đều biết "mánh" của nhau, đây là một ván bài lật ngửa rất khó chơi cho Việt Nam.

Các thế lực gặp nhau trên Biển Đông và hành động của chúng ta?

------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

Việt Nam

- Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 1: Dư địa chí (quyển 1-5), Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân và Phan Huy Giu dịch; Nguyễn Đổng Chi và Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Giáo dục, 2007
- Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn toàn tập, Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính, NXB Giáo dục, 2007
- Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, NXB Trẻ, 2008
- Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Công an Nhân dân, 1995
- Các văn bản pháp quy về biển và quản lý biển của Việt Nam, Ban biên giới Chính phủ CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 1995
- Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam 1955-2005, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2005
- Hoàng Sa, Trường Sa - Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế, tác giả: Nguyễn Q. Thắng, NXB Tri Thức, 2008
- Chiến lược Biển Việt Nam, Nguyễn Hồng Thao chủ biên, NXB Lý luận Thông tin - Sự thật, 2008
- Sổ tay pháp lý cho người đi biển, Tác giả: Tập thể tác giả, Luật sư, Ts. Hoàng Ngọc Giao chủ biên, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2002
- Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, Ts. Hoàng Trọng Lập, Phó Trưởng ban Ban Biên giới và tập thể tác giả, Bộ ngoại giao CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2004
- Những điều cần biết về Luật Biển, Nguyễn Hồng Thao, NXB Công an Nhân dân, 1997
- Luật Biển quốc tế hiện đại, Nguyễn Mai Anh, NXB Công an Nhân dân, 2004
- Biển Việt Nam, Tác giả: Vũ Phi Hoàng, NXB Giáo dục, 1990
- Việt Nam, đất , biển, trời, Tác giả: Lưu Văn Lợi, NXB Công an Nhân dân, 1991
- Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1), Cục chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân QĐNDVN xuất bản, 2011
- Đinh Kim Phúc, Hoàng Sa- Trường Sa : Luận Cứ & Sự Kiện, NXB Thời đại, 2012
- Tham luận của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, đọc tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, VN, tháng 12/2008

Quốc tế

- Keyan Zou. Law of the sea in East Asia: issues and prospects. London/New York: Rutledge Curzon. 2005
- Mark A. Ryan. Chinese warfighting: The PLA experience since 1949.. M E Sharpe Inc. 2000
- Jean Louis Taberd, "Note on the Geography of Cochinchina", Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, Calcutta, Vol. VI, 9/1837
- Jean Louis Taberd, "Additional Notice on the Geography of Cochinchina", Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, Calcutta, Vol. VII, 1838
- Gutzlaff, "Geography of the Cochinchinese Empire", Journal of The Geographical Society of London, vol the 19th, 1849
- Tham luận của Tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu, đọc tại Hội Thảo Hè “Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông” tại New York City, Hoa Kỳ, ngày 15-16 tháng 8, 1998
- Biên bản Hội luận về chủ đề Hoàng Sa - Trường Sa ở Berkeley University, California, Hoa Kỳ do Berkeley Vietnamese-American Student Association tổ chức, 8/3/2008
- Bản báo cáo của United Nations Register of Conventional Arms (UNROCA), 1992-2006

- Tài liệu Internet