Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam




Về luận điệu cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam chẳng qua chỉ là hậu quả của việc đấu đá phe cánh, đấu đá giữa các nhóm lợi ích để tranh giành quyền lợi mà thôi. Sự thực có phải thế không?! Tham nhũng ở VN có một giai đoạn khá dài lan rộng, sâu, là hậu quả của việc Đảng mắc sai lầm về nhân sự, để những kẻ cơ hội lên nắm quyền. Tham nhũng ở VN được thực hiện một cách khéo léo, tinh vi dưới nhiều hình thức. Nhưng từ cuối năm 2012, Ban chỉ đạo chống tham nhũng đã được thành lập và do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng làm trưởng ban. Bất chấp những giọng lưỡi  cho rằng ĐCSVN nhu nhược, hữu khuynh, bao che cho tham nhũng… công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam do ông Trọng khởi xướng trong những năm qua được tiến hành bền bỉ vừa quyết liệt. Nhiều vụ án tham nhũng đã bị đưa ra xét xử, nhiều kẻ tham nhũng đã bị trừng trị theo pháp luật. Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm được điều mà người dân mong đợi, đã tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng vì lẽ phải, công lý, đấu tranh không khoan nhượng với những phần tử cơ hội và những kẻ tham lam. Cuộc đấu tranh này hoàn toàn không phải là cuộc đấu tranh giữa các phe phái, nhóm lợi ích tiêu cực mà là cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa chân lý với bạo tàn, giữa luật pháp và những kẻ chà đạp lên pháp luật.
Theo số liệu của Tòa án Nhân dân tối cao tại cuộc họp báo ngày 20-6-2018, đến nay, các tòa án đã giải quyết được 193133 vụ, việc trong tổng số 303348 vụ việc đã thụ lý (đạt tỷ lệ 63,5%). Số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo số liệu của cơ quan có thẩm quyền, từ đầu nhiệm kỳ của ĐHĐTQ lẫn thứ XII đến nay, về các tội tham nhũng, cơ quan điều tra đã khởi tố mới 463 vụ án với 976 bị can; tòa án nhân dân các cấp đã xét xử  sơ thẩm 436 vụ án với 1118 bị cáo. Đáng chú ý là trong số đó có 58 vụ án, 36 vụ việc tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, thu hút sự quan tâm của dư luận, thuộc diện do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Sau khi kết thúc điều tra, truy tố, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ án cùng với 440 bị cáo với mức án đúng quy định của pháp luật (trong đó có 10 bị cáo với 11 án tử hình, 10 bị cáo với 20 mức án chung thân, có 7 bị cáo bị phạt tù với mức án 30 năm, 393 bị cáo bị phạt tù với mức án từ 12 tháng đến dưới 30 năm…).
Trong 2 năm 2016, 2017 và những tháng đầu năm 2018, tài sản tham nhũng bị phát hiện, phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng là gần 5237 tỷ đồng, 198183 m2 đất… Cùng các số liệu khác tương ứng về thời gian như cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 35380 đảng viên vi phạm, trong đó, gần 1300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ngành thanh tra, kiểm tra đã triển khai 15434 cuộc thanh tra hành chính, 570536 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm 232044 tỷ đồng, 39225 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 102939 tỷ đồng, 12021 ha đất, cho thấy Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều biện pháp phòng, chống và xử lý quyết liệt, triệt để các hành vi tham nhũng, không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ hoặc miền trừ. Trên thực tế, sự nghiêm túc kiên quyết đó đã từng bước làm trong sạch bộ máy đảng, chính quyền, doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương, góp phần tăng cường củng cố niềm tin trong nhân dân.
Từ kết quả trên, cho thấy muốn cuộc đấu tranh tham nhũng có hiệu quả thì chính sách cần phải minh bạch, nhất là sự minh bạch về ngân sách, tài chính của ngân hàng. Minh bạch là một giải pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần có một người lãnh đạo công cuộc phòng, chống tham nhũng chí công vô tư, dũng cảm, không bao giờ được phép đầu hàng kẻ tham nhũng; phải đặc biệt quan tâm đến dư luận xã hội, xem đó là một kênh quan trọng để phát hiện tham nhũng; phải xử lý nghiêm khắc những kẻ lợi dụng chức quyền để tham nhũng, chức quyền càng cao thì càng phải xử nặng và điều tiên quyết là phải kiên quyết thu hồi lại những tài sản, ngân lượng đã bị tham nhũng. Chỉ khi làm được điều này, Đảng CSVN tự khắc sẽ lấy lại được sự tín nhiệm và tin yêu của người dân.
Xin cảm ơn ông Nguyễn Phú Trọng đã đem lại cho chúng tôi niềm tin đối với đảng của mình. Người dân chúng tôi luôn ủng hộ ông. Chúc ông mạnh khỏe và vững bước trên con đường đã lựa chọn.
PH



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

KHÔNG PHẢI TRÁCH AI – NÊN TRÁCH CHÍNH MÌNH


                                                            Nguyễn Văn Hoan

Là người con xa quê đi làm ăn nơi đất khách quê người, tôi càng thấm thía nỗi lòng của những người xa xứ. Lúc nào cùng muốn hướng về quê cha đất tổ, nơi tôi sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm thời thơ. Tôi được sinh ra trong thời kỳ đất nước không còn chiến tranh, được sống trong hòa bình và được bố mẹ chăm lo, nuôi nấng, được đi học như các bạn cùng trang lứa và trưởng thành thì lại lập nghiệp ở nước ngoài. Thỉnh thoảng mới về quê thăm bố mẹ và gia đình cùng người thân. Là người không hay quan tâm lắm đến tình hình thời sự thỉnh thoảng tôi mở vài trang mạng xem có gì vui vui cho đỡ căng thẳng trong những ngày làm việc vất vả, đúng là cũng nhiều chuyện thật, đủ thứ thông tin trên đó, kể cả vấn đề thầm kín của một cá nhân,… nhưng nhiều nhất có lẽ là những bài viết về chế độ chính trị ở VN, cá biệt hơn có cả những bài viết phê phán Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng, Nhà nước VN. Với riêng tôi thấy thì đâu phải như vậy.
Ví như bài viết “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” của tác giả Đỗ Ngà trên trang báo Tiếng Dân, viết rằng: “…Ông Hồ cũng hô hào “sánh vai cường quốc năm châu” hơn nửa thế kỷ trước... chính nguyên nhân làm VN tụt hậu là những thứ mà ông Hồ mang về đây áp lên đầu dân tộc. Miệng nói….tay thì kìm kẹp dân tộc bằng 2 gọng kìm sắc nhọn…Mũi thứ nhất là, khống chế dân tộc bằng thứ giáo dục nhồi sọ để lớp trẻ lớn lên trong mù loà…thì Đảng tiếp tục dẫn chúng hụp mặt vào những thứ thú vui thấp hèn tạo nên một xã hội bại hoại và đạo đức xuống cấp... Nhưng tiên hãy trách kỷ thì mới hậu trách nhân: Trung Cộng không thể thực hiện được cuộc xâm lăng mềm nếu không có sự tiếp tay của ĐCSVN. Vậy nên, tại sao người ta nói muốn thoát Trung thì trước hết phải thoát Cộng là vậy”.
Đúng là tác giả đã đưa ra thông tin không hề có căn cứ, hoàn toàn thiếu khách quan, với tình hình thực tế của đất nước và trách nhiệm của một công dân xin được  chia sẻ đôi điều để mọi người có thêm thông tin, nhìn nhận và có cơ sở đánh giá, nhận định khách quan, công tâm hơn.
Trước hết, nói về Hồ Chủ tịch, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành nhiều tình cảm, sự quan tâm chăm lo và kỳ vọng lớn vào thế hệ trẻ của đất nước. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên khi lập nước năm 1945, Người đã căn dặn các thế hệ học sinh rằng “Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc VN có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Tại đại hội Liên hiệp Thanh niên VN năm 1956, Người đã căn dặn toàn thể thanh niên nước nhà “Đoàn kết phấn đấu, vui vẻ, mạnh dạn, tiến bộ là gì? Là để mà giúp sức vào xây dựng một nước VN Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Cùng với đó, tôi biết rằng những năm qua Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư cho giáo dục, xác định mục tiêu cơ bản để phát triển giáo dục là xây dựng những con người thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc vừa làm chủ tri thức và khoa học, công nghệ hiện đại; thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; trên thực tế cho dù kinh tế của VN còn thấp, nhưng học sinh VN vẫn có thành tích vượt trội so với học sinh ở các nước OECD trong các kỳ đánh giá quốc tế PISA 2012 và PISA 2015 đối với học sinh phổ thông. Riêng năm 2018, học sinh VN dự thi OLYMPIC quốc tế cũng như khu vực các môn đều đoạt giải và đứng thứ hạng rất cao, trong đó môn Toán quốc tế đoạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng; môn Vật lý đoạt 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng (xếp trong tốp 10/86 nước tham dự); môn Hóa đoạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng; môn sinh học đoạt 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc( đứng trong tốp 10/71 nước tham dự); môn tin học đoạt 1 huy chương vàng quốc tế và đoạt 7 huy chương kỳ thi ÔLYMPIC Châu Á- Thái Bình Dương… Đặc biệt vừa rồi, đội tuyển sinh viên trường Đại học Lạc Hồng đại diện cho VN đã vô địch giành chiến thắng trong trận chung kết cuộc thi ROBOCON Châu Á – Thái Bình Dương, rõ ràng qua những con số biết nói kể trên là những minh chứng sinh động, rõ ràng nhất để bác bỏ hoàn toàn những lời nói mang tính phiến diện, thiếu xây dựng của tác giả Đỗ Ngà. Qua đó cũng khẳng định rõ con em chúng ta đã, đang sánh vai với các cường quốc năm châu đấy thôi. Điều đương nhiên dễ hiểu là với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của xã hội và từng gia đình, với sức trẻ, tầm trí tuệ của các thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay, họ sẽ hiểu và xác định được trách nhiệm đối với đất nước, với gia đình của mình, để tiếp tục học tập, rèn luyện và cống hiến thật nhiều, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trong con mắt bạn bè quốc tế. Tất nhiên họ cũng đủ trình độ để nhận thức đầy đủ hơn về những mặt trái, những biểu hiện của sự công kích, lôi kéo, mua chuộc của các phần tử, tổ chức, cá nhân bất mãn, tiêu cực hòng dẫn dắt giới trẻ đi theo con đường không tốt đẹp để chính họ thực hiện ý đề đên tối, xấu xa của mình.
Thứ hai, việc tác giả cho rằng: “…Nhưng tiên hãy trách kỷ thì mới hậu trách nhân: Trung Cộng không thể thực hiện được cuộc xâm lăng mềm nếu không có sự tiếp tay của ĐCSVN. Vậy nên, tại sao người ta nói muốn thoát Trung thì trước hết phải thoát Cộng là vậy”. Tôi thiết nghĩ tác giả đang lạm dụng sự quan tâm của cộng đồng mạng để đưa vấn đề chính trị vào trong bài viết. Tôi chắc rằng mọi người cùng sẽ phân tích và nhận định khách quan hơn, cũng có thể có những quốc gia không muốn lãng giềng của họ phát triển hơn mình, điều này hiện hữu trên thế giới qua các cuộc xung đột về chủ quyền, về quyền lợi kinh tế, chính trị hoặc vai trò vị thế của mình, đã có chiến tranh ở một số quốc gia. Song đối với VN chúng ta đã qua bao cuộc kháng chiến với sự hy sinh của hàng triệu đồng bào mới có cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, thì không có chuyện Đảng Cộng sản VN tiếp tay cho “Trung Cộng” để “thực hiện được cuộc xâm lăng mềm”, và chẳng dại gì, hà cớ gì mà Đảng lại tự dưng đi phụ thuộc vào “Trung Cộng” như tác giả viết ở trên? Bởi vì quan điểm của Đảng, nhà nước VN là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chú trọng phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Và chúng ta cũng chẳng có gì phụ thuộc mà phải “muốn thoát Trung thì trước hết phải thoát Cộng” như tác giả viện dẫn ở trên.
Tôi cho rằng, mỗi quốc gia đều có chủ quyền, có lập trường và chiến lược đối ngoại khác nhau. Hiện nay có nhiều tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài đã đầu tư vào VN, du khách đến VN ngày càng nhiều với nhiều điểm đến hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ẩm thực phong phú vì vậy du khách Trung Quốc sang VN làm ăn và du lịch khá nhiều cũng là nhẽ thường, điều lo ngại của tác giả cũng như nhiều người quan ngại cho rằng Trung Quốc sẽ dần dần lấy mất chủ quyền của chúng ta. Cảnh giác là điều tốt, nhưng đừng quá cực đoan, quan trọng là chúng ta có biện pháp tốt để quản lý vì có hệ thống luật pháp, có chủ quyền và các quan hệ giữa các quốc gia được ứng xử bằng luật pháp quốc tế, những tác động từ chính sách hay ảnh hưởng từ Trung Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào cũng đều được ứng xử thông qua pháp luật. Vì vậy không dễ gì mà ai đó lấy được đất của ta, làm ảnh hưởng đến chế độ của chúng ta và “xâm lăng mềm” đối với nước ta như tác giả nêu trong bài viết. Tất nhiên, chúng ta cùng cần tỉnh táo, sáng suốt và lựa chọn những nhà đầu tư, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư một cách phù hợp, vừa có lợi cho người dân, cho phát triển đất nước, hài hòa lợi ích, song cũng đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng mối quan hệ đối ngoại thân thiện, tích cực, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước. Tôi thiết nghĩ, mọi người cần bình tĩnh, khách quan khi xem xét, phân biệt rõ đúng - sai những thông tin trong bài viết của tác giả Đỗ Ngà để không bị lợi dụng tác động, lôi kéo vào những việc làm sai trái của họ.
           





Có còn là biểu tình ôn hòa nữa không?!


Dạo qua các Facebook, fanpage kêu gọi xuống đường biểu tình "ôn hòa", thấy tụi nó bàn mưu, lên kế hoạch, đại loại qua tổng hợp thì như thế này:
- hô hào mọi người mang theo khi xuống đường biểu tình: súng phun nước để phun xăng, súng cao su, gậy, dao lam, đao, kiếm, khoan điện để khoan bánh xe, chai nhựa đựng cồn… ngoài ra còn chuẩn bị các các vật liệu nổ như bom xăng, bom tự chế, thiết bị bay không người lái… để gây bạo động (cái này nếu không có hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài thì cá nhân nào trong nước có thể chuẩn bị được).
- quy ước về màu sắc trang phục để dễ nhận ra nhau: ống chít, khăn bịt mặt, đồng phục trắng hoặc đen; chuẩn bị đồ nhét tai chống âm thanh lớn, chanh để chống hơi cay, bao trùm đầu lực lượng chức năng…;
- chuẩn bị thức ăn, nước uống dọc đường để sẵn sàng tiếp tế để thực hiện biểu tình dài hơi.
- hướng dẫn cách thức chiếm giữ các vị trí quan trọng như đài truyền hình, ngân hàng, sân bay, kho xăng dầu…; rồi kêu gọi tấn công, đặt bom xăng phá hủy, đốt sạch, giết sạch, phá sạch tại nhà riêng lãnh đạo, trụ sở cơ quan, nơi công cộng, các công ty, xí nghiệp liên quan đến TQ;
- hô hào sẵn sàng liều chết tấn công lực lượng chức năng, bắt giữ người thi hành công vụ làm con tin nhằm gây sức ép với chính quyền; và kêu gọi tiến hành tụ tập biểu tình ở bất cứ địa điểm công cộng tại các địa phương trên toàn quốc…
- tung tiền sử dụng những đối tượng dễ bị tổn thương làm lực lượng "nòng cốt", như xã hội đen, nghiện hút, nhiễm HIV…
- đẩy phụ nữ, thiếu niên, trẻ em làm hàng rào ngăn cản lực lượng chức năng;
- tổ chức lực lượng mặc quân phục cải trang công an trà trộn, đánh người tham gia biểu tình và vu cáo cho lực lượng an ninh sử dụng bạo lực đối với người tham gia biểu tình…
- sử dụng xe gắn máy để làm vật cản hoặc giả tai nạn, gây gổ làm ách tắc giao thông, biến ùn tắc thành cuộc biểu tình ở những địa điểm lượng người lưu thông lớn như sân bay, trường học…
- sẵn sàng sử dụng bạo lực bảo vệ lẫn nhau…
- tổ chức tuyên truyền kích động tại chỗ; dụ dỗ, lôi kéo, đe dọa những người không theo biểu tình gây rối.
- sử dụng ứng dụng livestream trực tiếp diễn biến biểu tình để vu khống, dựng chuyện, đặt điều nói xấu lực lượng chức năng…
- phân công nhóm chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động biểu tình tại các thành phố lớn nhằm thu hút sự chú ý của lực lượng chức năng; nhóm thực hiện các vụ tấn công khủng bố vào công sở, cơ quan công quyền, nhà riêng lãnh đạo; nhóm lôi kéo người dân, những người đang bức xúc về đất đai, những người bất đồng chính kiến tham gia biểu tình và tiến hành các hoạt động gây rối, phá hoại; nhóm kích động tập hợp lực lượng công nhân tại các địa bàn có đông khu công nghiệp, khu chế xuất…
Sự thật thì cách mạng màu, hoa, quả gì đó để lật đổ chính quyền đang được tụi nó dự định tiến hành trong đợt nghỉ lễ 2/9 năm nay chứ không còn là âm mưu nữa rồi!


Phước Nguyễn Gia FB

CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI






                 PGS,TS Đàm Đức Vượng

 1. Trên các trang mạng gần đây, ông N.K.M có bài viết: “ĐCSVN đã đái vào CN Mác”. Ông dùng từ hết sức thô lỗ, “đái” để “câu khách” và muốn làm chuyện giật gân với thiên hạ. Ông lấy cái cớ tự do báo chí để phản đối Luật An ninh mạng (ANM) vừa được Quốc hội VN thông qua. Ông viết: “Thông qua Luật ANM, ĐCSVN đã đái vào CN Mác, bởi tự do báo chí là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của C.Mác”. Ông coi Luật ANM như một thứ luật kiểm duyệt, không thể chấp nhận được. Rồi ông trích dẫn một loạt câu của C.Mác để minh chứng cho vấn đề này, như câu: “Tệ lớn nhất, tệ giả dối gắn liền với báo chí bị kiểm duyệt… Điều đó dẫn đến cái gì? Chính phủ (đảng – N.K.M thêm) chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần quốc gia như thế đó” (Câu này, ông trích trong C. Mác -  Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 102). Tôi (Đ.Đ.V) chưa có thời gian để xem lại các câu ông trích từ sách của C.Mác có đúng không, nhưng ông có một lầm lẫn rất đáng tiếc, chứng tỏ ông chẳng hiểu gì về CN Mác. Những câu ông trích từ sách của C.Mác nếu có thật đi chăng nữa, thì C.Mác nói về tình cảnh báo chí dưới CNTB, chứ không phải chỉ vào báo chí dưới CN xã hội. Thời C.Mác sống, chưa có đảng cộng sản, chưa có nhà nước xã hội CN trên thực tế, mới chỉ có Liên đoàn những người cộng sản, cho nên vấn đề mà C. Mác viết, nói là ám chỉ báo chí dưới CNTB, chứ không phải ám chỉ báo chí dưới CN xã hội, CN cộng sản mà ông N.K.M đã lầm lẫn.
Thời C.Mác sống, báo chí bị nhà cầm quyền tư sản kiểm duyệt cực kỳ gắt gao, mất hẳn tự do dân chủ với đúng nghĩa của nó. Đã có nhiều bài báo do C.Mác viết đều không được đăng. Nhiều bài báo của C.Mác thể hiện tư tưởng tiến bộ rõ rệt, gửi đăng tại tờ báo tư sản “Presse”, nhưng đều bị kiểm duyệt gắt gao và bị từ chối thẳng thừng mà không cần cho biết lý do. Cuối năm 1861, C.Mác nhận ra rằng, một loạt bài báo do ông gửi đi đã không được đăng. Trong thư gửi cho Ph.Ăngghen, ngày 27-12-1861, C.Mác phàn nàn: “Tờ Presse ghẻ lở không đăng đến một nửa tổng số những bài báo của tôi”. Đặc biệt, tờ Presse đã không đăng một số bài của C.Mác viết về cuộc chính phục Mêhicô của các nước Pháp, Anh và Tây Ban Nha, công phẫn lên án chính sách thực dân ăn cướp của các cường quốc châu Âu. Năm 1862, Ban Biên tập tờ  Presse chỉ đăng “nhỏ giọt” những bài báo của C.Mác. Nhiều bài bị cắt xén đến thảm hại. Họ dùng kính núp để soi từng bài viết của C.Mác. Trước ngày khai mạc cuộc triển lãm công nghiệp toàn thế giới lần thứ nhất ở Luân Đôn, Vương quốc Anh trong năm 1862, Frítlenđơ, người phụ trách báo chí của cuộc triển lãm đã cố giới hạn đề tài của C.Mác, chỉ cho C.Mác viết những vấn đề liên quan tới cuộc triển lãm thôi, mà không được phép sa vào chính trị. Về những vấn đề khác, người ta đề nghị C.Mác mỗi tuần gửi nhiều nhất là một bài. Ý đồ đó của Ban Biên tập đã dẫn tới chỗ từ tháng 12-1862, C.Mác thôi không thể viết và cộng tác với tờ Presse nữa.
Từ mùa xuân năm 1861, xảy ra cuộc nội chiến ở nước Mỹ đã thu hút sự chú ý của C.Mác và Ph.Ăngghen. Trước đó, vào năm 1860, Abram Lincôn, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, được bầu làm Tổng thống. Ông là người chống lại chế độ nô lệ của người da đen ở Mỹ, cho rằng, cần giới hạn địa hạt áp dụng chế độ đó. Sự kiện này đã thúc đẩy bọn chủ nô, chủ đồn điền ở miền Nam nước Mỹ bước lên con đường công khai nổi loạn. Các bang ở miền Nam nước Mỹ lần lượt tuyên bố tách ra khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - tức ly khai, khỏi Liên bang Mỹ. Ngày 4-2-1861, những đại biểu của các bang ly khai thành lập một Liên minh miền Nam riêng rẽ. Ngày 12-4-1861, quân phiến loạn mở đầu chiến sự chống lại các lực lượng vũ trang của Liên bang. Cuộc nội chiến ở Mỹ bắt đầu với một quy mô chưa từng thấy, kéo dài đến tháng 4-1865. C.Mác coi cuộc nội chiến ở Mỹ là một sự kiện có ý nghĩa toàn thế giới. Ông đã viết nhiều bài về sự kiện này, nhưng đều bị nhà cầm quyền kiểm duyệt rất gắt gao khi ông gửi bài xin đăng trên tờ New York Daily Tribune, một tờ báo mà ông cộng tác đã nhiều năm. Cuối cùng, ông cũng phải chấm dứt cộng tác với tờ New York Daily Tribune, khi Ban Biên tập của tờ báo này đề nghị ông tạm ngừng công tác cộng tác viên. Đến tháng 3-1862, C.Mác đã phải chấm dứt hẳn quan hệ với tờ New York Daily Tribune. Việc đình chỉ công tác cộng tác viên cho tờ New York Daily Tribune cũng như với tờ Presse, lại đặt C.Mác vào tình trạng hết sức nguy kịch về tài chính. Ông phải tất tả chạy ngược chạy xuôi, lần hồi kiểm miếng cơm manh áo.
Còn rất nhiều sự kiện khác nói về tình cảnh báo chí dưới chế độ tư bản mà C.Mác đã phải trải qua, và có lúc phải kêu trời về sự kiểm duyệt cực kỳ khắt khe của nhà chức trách. C.Mác đã phê phán gay gắt chế độ báo chí dưới CNTB, họ đã tước hết quyền tự do báo chí và luôn luôn đặt “cây thòng lọng” vào cổ các nhà báo. Ông N.K.M đã không thấu hiểu điều này, cho nên từ chỗ C.Mác chĩa vào CNTB mà phê phán, ông lại quay sang đánh tráo chĩa vào báo chí dưới CN xã hội.
2. Vấn đề kiểm duyệt báo chí gay gắt dưới chế độ thực dân và đế quóc còn được thể hiện trong nhiều bài viết của Nguyễn Ái Quốc (NAQ), trong đó có tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản đầu tiên tại Paris năm 1925.  Trong tác phẩm này, Người đã dành hẳn một chương (Chương IX) phân tích về chính sách ngu dân của CN thực dân, đế quốc. Người viết:
“Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lọt dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để.
Cho nên, theo Sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in.
Sắc lệnh đó viết: Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền. Báo tiếng Việt không được xuất bản nếu không được phép của quan toàn quyền. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo phải được quan thống đốc duyệt trước. Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được.
Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm họa hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều được trừng trị.
Đấy, bạn thấy bài kiểm duyệt ở thuộc địa cầm kéo khéo đến mức nào!
Với biện pháp đó, chính quyền Đông Dương có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ nhớp và tha hồ mà lạm quyền”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 97).
Qua những đoạn viết trên của NAQ, ông N.K.M có thể hình dung chế độ hà khắc của báo chí thực dân, đế quốc biết nhường nào. Dưới chế độ thực dân, đế quốc, báo chí không có chuyện được tự do đâu, hỡi ông N.K.M!
NAQ có lần kể lại, trong một cuộc bầu cử hội đồng thành phố Sài Gòn, viên thống đốc gặp ba ông chủ nhiệm báo tiếng Việt không được đăng lên báo của họ bản sắc lệnh quy định thể lệ bầu cử hội đồng thành phố ở Nam Kỳ. Họ là ứng cử viên, thế mà báo chí của họ bị cấm tuyệt không được đăng một cái gì dính dáng, dù xa hay gần, đến chương trình của họ. Vì ở VN, dưới chế độ thực dân, không có quyền hội họp quá 20 người, nên ứng cử viên phải gặp 3 nghìn cử tri lần lượt từng người một. Rồi viên thống đốc còn thông tri cho các tờ báo tiếng Việt khác biết là sở kiểm duyệt sẽ thẳng tay cắt xén những bài báo đăng bất cứ một lời bóng gió nào đụng chạm đến nhà cầm quyền thực dân, đụng chạm đến cuộc bầu cử ở thuộc địa. Một tờ báo tiếng Việt dịch đăng đạo luật nói về việc trừng trị những hành động hối lộ trong bầu cử, bài ấy đã bị cắt.
Bàn tay bỉ ổi của kiểm duyệt dưới chế độ thực dân không dừng lại ở các xuất bản phẩm tiếng Việt, mà còn rờ mó cả vào thư từ riêng và các tờ báo tiếng Pháp không chịu ca tụng đức độ của các “cụ lớn” thuộc địa. “Sở Bưu điện và Sở Mật thám Nam Kỳ (Giám đốc Sở này là con rể Toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô) đã nhận được lệnh không để lọt – bất cứ với lý do gì – những thư từ, bài vở, v.v. gửi cho báo Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản ở Paris mà NAQ là một trong những người sáng lập, hoặc tờ báo ấy gửi về (Đông Dương). Một người Mangát nguyên là lính tình nguyện tham gia đại chiến trong quân đội Pháp và có vợ người Pháp, đã bị trục xuất khỏi Tổ quốc của anh và bị kết án 5 năm tù đày biệt xứ, chỉ vì đã viết một bài báo cho tờ Le Paria và vài tờ báo khác ở Pháp, để tố cáo những sự nhũng lạm của bọn quan cai trị Pháp ở xứ sở anh” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 98). NAQ kết luận:
      Làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”.
      (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 99).
     Có thể kể ra đây vô số trường hợp mà Nguyễn Ái Quóc đã tố cáo chế độ thực dân, đế quốc đè đầu cưỡi cổ lên nền báo chí thời Đông Pháp. Hàng trăm, hàng nghìn nhà báo VN, trong đó có Nguyễn Văn Nguyễn, một nhà báo cách mạng nổi tiếng, sống dưới chế độ thực dân, đế quốc phải chịu cảnh tù đày, tra tấn, đánh đập đã man, chỉ vì dám nói lên tiếng nói của chân lý và công lý. Ông N.K.M có hiểu điều đó chăng, mà lại cứ chĩa mũi nhòn vào đả kích chế độ báo chí dưới chế độ dân chủ, cộng hòa.
      3. Nên hiểu về tự do báo chí sao cho đúng?  Nói đến tự do báo chí là nói đến tinh thần báo chí. Tự do báo chí ở đây không có nghĩa là tự do vô chính phủ về báo chí, muốn viết gì thì viết, muốn làm nhục ai thì làm nhục, muốn dựng đứng những câu chuyện không có thật để làm mất danh dự của người khác, xúc phạm đến nhân phẩm con người, mà là thứ tự do trong giới hạn và nó phải được gắn với luật pháp. Bóc tách tự do, dân chủ ra khỏi luật pháp là một thứ tự do ngoài vòng pháp luật. CN dân tộc đã phá vỡ mọi thứ, trong lúc thế giới đang chao đảo về kinh tế và chính trị. Công nghệ càng phát triển, con người càng phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng những con người cố chấp lại cố bới chuyện, soi mói, đả kích một cách dã man vào chính thể VNDCCH, nay là chính thể CHXHCN VN, một chính thể được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông vững chắc, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Trong cuốn sách “Tư duy như một hệ thống”, tác giả David Bohm bình luận rằng, tự do, dân chủ không có nghĩa là “thích làm gì thì làm”. Trong sách “Bàn về khế ước xã hội” (Du Contrat social), tác giả Jean Jacque Rousseau bình luận: “Nếu hiểu thuật ngữ “dân chủ” một cách thật chuẩn mực, thì ta sẽ thấy từ trước chưa bao giờ có dân chủ, và sau này cũng sẽ không bao giờ có dân chủ thật sự… ta không thể tưởng tượng rằng cả dân tộc luôn luôn họp lại để bàn cãi liên miên về công việc chung”. Tự do báo chí cũng như tự do dân chủ đều có giới hạn của nó và nhất thiết phải gắn với luật pháp và phải trung thực với lịch sử, với sự kiện mà mình tung ra trên mặt báo. Nếu sự kiện mà mình tung ra không trung thực, thì sự kiện ấy chỉ là một bóng ma. Vu cáo một cách vô căn cứ để xúc phạm đến người khác, là lối tự do dân chủ phản động và không thể chấp nhận được.
      Gần đây, trên các trang mạng, những người khác chính kiến thi nhau lên án, buộc tội Luật ANM đã được Quốc hội nước CHXHCN VN khóa XIV, kỳ họp thứ 5, thông qua ngày 12-6-2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Qua nghiên cứu, tôi thấy đây là Luật được soạn thảo công phu và ban hành trong lúc này là cần thiết, vì tình hình trong lúc này (kể cả ANM) đang rất phức tạp, do sự chống phá quyết liệt của những người thù địch với chế độ xã hội CN, vừa bảo đảm tính dân chủ, vừa bảo đảm tính pháp lý, như Khoản 3, Điều 2, đã viết: “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ ANM, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng”; đồng thời, như Điểm I, Khoản 1, Điều 5 đã ghi rõ: “Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tự do dân chủ với luật pháp. Điều 6 của Luật ANM về bảo vệ không gian mạng quốc gia, cùng ghi rõ: “Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân trên không gian mạng” và Điều 16 về phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm ANM, có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”.
      Tuy nhiên, theo tôi, đây mới chỉ là Luật ANM, chứ chưa phải Luật Mạng. Luật Mạng có đến hàng trăm tình tiết về vấn đề mạng và ANM. Vấn đề khó nhất hiện nay là nhiều máy chủ đặt ở nước ngoài, ta không xử lý được.
      Luật ANM có tất cả 7 chương và 43 điều, là “thanh bảo kiếm” bảo vệ an toàn những vấn đề trên mạng; ghi rõ chính sách của Nhà nước về ANM; nguyên tắc bảo vệ an nình mạng; biện pháp bảo vệ ANM; việc bảo vệ không gian mạng quốc gia; hợp tác quốc tế về ANM; nêu các điều, khoản các về các hành vi bị nghiêm cấm về ANM; xử lý vi phạm pháp luật về ANM; vấn đề bảo vệ ANM đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trong đó có vấn đề phòng, chống tấn công mạng và khủng bố mạng; nêu rõ trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng.
      Vấn đề ANM đang là vấn đề hai mặt, không chỉ riêng của VN, mà đang trong phạm vi toàn cầu trên phương diện kinh tế - tài chính và thông tin đại chúng. Nhiệm vụ của chúng ta là khai thác những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trên mạng. Theo tôi, thì trên mạng mặt tốt nhiều hơn mặt xấu. Nếu không có internet thì làm sao mà chúng ta biết được thông tin toàn cầu, làm sao mà ngồi trong phòng 20 m2 chúng ta lại biết được toàn thế giới. Ai đó chỉ nhăm nhăm khai thác mặt xấu mà không biết khai thác mặt tốt trên mạng, là người không thiện chí. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cảnh giác đề phòng những kẻ dã tâm tấn công vào mạng của VN và của các nước khác, gây mất an ninh quốc gia, thiệt hai kinh tế - tài chính, trở thành nỗi lo âu “canh cánh bên lòng”.
     Luật ANM ra đời là một trong những công cụ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội CN trong thời kỳ đổi mới.
     VN là một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không cho phép bất cứ ai lợi dụng mạng để can thiệp vào công việc nội bộ của VN.
     Chúng ta hãy đưa Luật ANM vào cuộc sống!
   

Làm gì trong ngày mùng 2-9 ?

Ngày 2-9-1945, cả dân tộc Việt Nam vui mừng, háo hức, chờ đợi và có được giây phút thăng hoa khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (nay là Lăng Hồ Chí Minh), khai sinh ra nước Việt Nam DCCH - được coi là nhà nước công nông - cờ đỏ búa liềm đầu tiên ở Đông Nam Á.
Những người cộng sản ở Việt Nam tự hào làm nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á thì chắc hẳn cũng có lúc ray rứt về một thực tế Việt Nam hiện nay là nước nghèo trong 11 nước Đông Nam Á. GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn Philipines chứ chưa nói gì so với Singapore, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Myanma. Đó là một thực tế, không ai biện hộ được. Đúng không nào?
Bởi vậy, có người hỏi rằng, đảng, nhà nước Việt Nam tích cực cải cách, đổi mới, ban hành chính sách này luật nọ, nhất là “cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục” mà sao giáo dục cứ rối như tơ vò? Tại sao không khống chế được tham nhũng, chống thất thoát để cho đất nước nợ công nhiều đến thế? Tại sao người Việt không biết tiết kiệm thời gian hàng giờ, thậm chí cả buổi ở quán xá để nghĩ cách làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần làm giàu cho xã hội? Cũng có người ác mồm độc miệng mà dùng câu từ không hay ho gì để trù ẻo chế độ cộng sản Việt Nam, xỉa xói một số cán bộ lãnh đạo, thậm chí còn kêu gọi lật đổ chế độ, phủ nhận những gì mà Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam.
Ví như mấy ngày nay, xuất hiện một số bài viết đăng tải ở một số diễn đàn, kêu gọi người dân Việt Nam biểu tình nhân ngày 2-9, với những khẩu hiệu rất bạo miệng như: “Tổng biểu tình 2-9 - Cả nước xuống đường”; “giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ”; “mỗi người là một chai xăng thành hành động”;  “toàn dân nổi dậy, thực hiện phương thức làm kẹt xe, tạo sự tê liệt, gây khó khăn cho chế độ”; “chặt cầu, chiếm công sở, đài truyền hình, quốc lộ, đốt cờ đỏ, đốt đồn côn an, trụ sở UBND, chặt đầu quan tham, tấn công vào nhà cửa, vợ con các quan chức cộng sản”; “lên án, tấn công, đánh sập thần tượng đồ Hồ Chí Minh”…
Tôi là người không đảng phái, cứ gọi là “người vô chính phủ”, không công chức công chọt gì hết, chỉ là tiểu thương ven chợ đầu mối kiếm sống qua ngày. Mỗi khi vắng khách, tiện trên tay có cái điện thoại có sim 3G, tôi lại vào mạng đọc tin tức. Đọc những bài viết kiểu như nói ở trên, tuy thấy cũng có ý nhưng tôi thấy kiểu thất đức thế nào ý. Sao tác giả không chia sẻ cách làm giàu, kêu gọi tình thương yêu đùm bọc, đoàn kết xây dựng quê hương mà lại kêu gọi đứng lên phá hoại cuộc sống bình yên của người dân như chúng tôi? Giả dụ như có biểu tình, nổi loạn xảy ra thì chúng tôi đóng cửa hàng, có ai mua mà bán, thế thì lấy lấy tiền đâu mà sống? Còn những người kêu gọi biểu tình, nổi loạn thì có được ai cho cái gì chăng?
Đấy là căn nguyên buộc tôi phải vắt óc suy nghĩ để viết bài này chia sẻ cùng bạn đọc. Chắc chắn là câu từ trong bài viết của tôi còn cổm cổm, vì tôi không phải là nhà khoa học hay nhà nghiên cứu gì hết, mong bạn đọc thông cảm. Tôi chỉ học hết lớp 9 là phải ra chợ buôn bán kiếm sống, nhưng tôi vẫn biết về ý nghĩa kỷ niệm ngày 2-9 hằng năm. Vì đây là ngày lập nước, mở ra chế độ xã hội mới. Nước nào trên thế giới mà chả có ngày lập nước? Do đó, kỷ niệm để nhớ lại lịch sử, biết gốc tích nước Việt Nam, để giáo dục mọi người biết nhớ ơn người có công vì nước, biết yêu nước mà giữ nước, yêu nước thì quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm cho nước nhà hoàn toàn độc lập, tự do. Tôi nói thẳng là chỉ có người không bình thường mới mất thời gian viết bài kêu gọi lật đổ đất nước vào ngày kỷ niệm lập nước 2-9.
Thế này mới đau chứ, có tác giả Nguyễn Tất Đạt còn viết bài “2/9: Yêu sách 5 điểm của nhân dân Việt Nam”, tôi tưởng là hay ho lắm, đọc đi đọc lại hai lần, thấy không ổn. Chả biết ông Đạt học hành đến đâu, làm chức vụ gì mà khoe trong bài viết là cán bộ làm việc ở tỉnh ủy, được đài thọ tiền đi du lịch khắp các tỉnh trong nước, đến tỉnh nào cũng được mời cơm và còn được “hóng hớt” nội dung họp ban thường vụ, ban chấp hành tỉnh. Nhưng lời lẽ và ý tứ trong bài viết của ông Đạt thì tôi thấy chả hay ho gì cả. Đã thế, tòa soạn báo Danlambao còn cho đăng mới lạ chứ? Đúng là “Đạt” mà “không đạt”!
Dưới đây, tôi xin phân tích 3 điểm trong bài viết của ông Đạt để bạn đọc tiện xem xét nhé:
1) Ông Đạt bảo là đến tỉnh nào cũng nghe tin lãnh đạo tỉnh ủy, công an tỉnh họp hành bàn việc quản lý nhân dân các nơi nổi dạy biểu tình nhân ngày 2-9. Tôi cho rằng, đó là ông Đạt nói ngoa, vẻ chuyện, chứng tỏ chẳng phải được nhà nước cho tiền đi du lịch. Ông Đạt xưng là ông làm việc ở tỉnh ủy mà lại còn nhầm lẫn: “sở công an”. Thưa ông, làm gì có khái niệm đó, mà chỉ gọi là Công an tỉnh thôi. Không phải Sở đâu nhé!
2) Ông Đạt dựa trên 8 yêu sách của Nguyễn Ái Quốc trình Hội nghị Véc-xai năm 1919 để tự luận ra “5 yêu sách của nhân dân Việt Nam”, thực chất là 5 yêu sách của ông Đạt kêu gọi nhân dân nổi loạn, với lời ngoa ngôn: “Biểu tình nhân ngày Hồ đọc tuyên ngôn mà có một biểu ngữ cũng xứng lắm thay… cộng sản Việt Nam còn tàn ác hơn cả thực dân Phong kiến năm xưa, nên chúng ta hãy chỉ đòi ít thế đã”. Tôi xin đối chiếu qua bảng sau đây:
8 yêu sách của Nguyễn Ái Quốc
năm 1919
5 yêu sách của Nguyễn Tất Đạt năm 2018
1- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
1- Chứng minh rõ Hồ Chí Minh là ai? 
2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu...
2- Trả tự do ngay cho tù Chính trị. 

3- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng. 
4- Tự do lập hội và hội họp.
4- Tự do lập Đảng và tự do hội họp. 
5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
5 - Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. 
6- Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.

7- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

8- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ

3) Ông Đạt yêu cầu phải “Chứng minh rõ Hồ Chí Minh là ai?”. Tôi cho rằng, chỉ có người mù chữ, hoặc có chữ mà như mù, hoặc cố tình làm mù để khuấy động, náo loạn cuộc sống bình yêu của nhân dân lương thiện mới đòi hỏi như vậy. Không cần đọc nhiều, hay thắc mắc, vặn vẹo gì cả, chỉ cần biết tại sao “thế giới vẫn ca ngợi Hồ Chí Minh” là đủ để biết ông Hồ có đóng góp to lớn như thế nào cho văn hóa nhân loại. Chỉ có người thiếu văn hóa mới phủ nhận văn hóa, thiếu tình người mới từ chối tình người, thiếu kiến thức mới chê kiến thức!
Ông Hồ đã phải lăn lộn, vất vả cả cuộc đời để cứu dân tộc, làm đẹp cho cuộc sống muôn dân mà không hề có tài sản riêng, không tham ô, tham nhũng dành cho con cháu nào cả, sống vui tươi tôn trọng mọi người. Thế mà ông Đạt còn chê trách ông Hồ, thử hỏi ông Đạt còn biết trân trọng cái gì hơn nữa? Còn chuyện ông Hồ về quê có 2 lần, có nhiều nguyên nhân, nhưng chí ít là vì bận việc nước non, đường sá xa xôi, không tiện lộ diện khi còn nặng ghánh non sông. Còn việc ông Phạm Văn Đồng ký văn bản gì đó, đấy là chuyện của lịch sử, nhiều lúc chúng ta phải chấp nhận vì tình thế không thể làm khác được. Ví dụ như năm 1946, ta phải ký tạm ước với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước, sau đó ký tạm ước với Tưởng để đồn sức đối phó với Pháp. Hay như năm 1954, kẻ thù và thế lực phản động quá hung hãn, cứng đầu, chúng ta tạm chấp nhận trong Hiệp định Giơne có nội dung là đến năm 1956 tổ chức tổng tuyển cử cả nước để thông nhất. Làm như vậy không phải là chúng ta dại dột chấp nhận chia đất nước mà là vì tình thế chỉ đòi được đến vậy. Nếu không chấp nhận thì thậm chí khó có thể có độc lập một nửa nước chứ nói gì độc lập cả nước.
Quá khứ bao giờ cũng chứa đựng mặt được và chưa được do thời đại quy định mà sau này chúng ta mới nhìn nhận lại để phán xét cho đúng. Ngày 2-9-1945 là một hiện thực lịch sử, là kết quả của quá trình phấn đấu, thậm chí phải hy sinh xương máu của dân tộc Việt Nam. Nên tất yếu được những người có nhận thức, có văn hóa, yêu chuộng hòa bình, khát vọng tự do, độc lập tôn nhờ, trân trọng kỷ niệm. Đó là giá trị vĩnh hằng không chỉ có chế độ cộng sản của ông Hồ mà bất cứ ai trên đất nước này cũng phải ghi nhận, tôn vinh.

Yêu nước thiết thực là làm tốt công việc và chấp hành pháp luật

Thời gian qua, trên các trang mạng phản động liên tục xuất hiện nhiều bài viết với luận điệu kích động, xuyên tạc, kêu gọi công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN–KCX) xuống đường, tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Ðơn vị hành chính kinh tế đặc biệt...
Để đảm bảo ANTT, giúp mọi người hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các phần tử phản động, Công an các tỉnh miền Tây Nam bộ phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức Công đoàn, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào thi đua yêu nước gắn với đảm bảo ANTT trong tầng lớp công nhân...
Tình hình ANTT, ATXH tại các KCN-KCX trên địa bàn TP Cần Thơ được giữ vững.
Để đảm bảo ANTT tại các cơ sở sản xuất cho nhà đầu tư nước ngoài theo tinh thần Chỉ thị và Công điện của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy, UBND TP Cần Thơ, Ban quản lý Các KCN-KCX Cần Thơ phối hợp các sở, ban ngành, đến từng doanh nghiệp để tuyên truyền ý thức tuân thủ pháp luật, không tham gia đình công, biểu tình, gây rối trật tự.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồ - Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, cho biết: “Trước thông tin có thể xảy ra tình hình mất ANTT tại các KCN-KCX, Công đoàn đã cắt cử cán bộ trực 24/24h. Phối hợp cùng các lực lượng đảm bảo ANTT, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cơ sở sản xuất, nhà đầu tư nước ngoài và trong nước trên địa bàn.
Bằng nhiều biện pháp đồng bộ, đến nay tình hình ANTT-ATXH trong và ngoài KCX-KCN, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn được đảm bảo. Sắp tới, để tuyên truyền có chiều sâu chúng tôi sẽ tổ chức gặp mặt, lắng nghe ý kiến của người lao động.
Từ đó phối hợp với chủ doanh nghiệp giải quyết những đề đạt, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Đặc biệt, tuyên truyền để công nhân không mắc mưu trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch…
Qua công tác tuyên truyền, định hướng từ trước, nên phần lớn người lao động tại các tỉnh, thành khu vực miền Tây Nam bộ nhận thức, hiểu được những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Không bị các phần tử xấu lôi kéo, kích động.
Chị Nguyễn Thị Thu Phương (32 tuổi, quê Hậu Giang) đang làm công nhân may mặc tại KCN Thốt Nốt (TP Cần Thơ) chia sẻ, vào đầu tháng 6, các tài khoản Facebook và số điện thoại liên tục xuất hiện những tin nhắn, đoạn video clip với các hình ảnh, lời phát biểu xuyên tạc dự thảo luật về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; nói xấu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.
“Tuy nhiên, từ nhận thức của bản thân, cũng như nhận được sự tuyên truyền của Công an khu vực và Công đoàn của công ty nên tôi và các công nhân khác không nghe những luận điệu sai trái ấy. Tôi thấy thật đáng buồn, không ít người, nhất là nhiều bạn trẻ chưa nhận thức đúng đắn, vẫn nhẹ dạ, tin theo những lời xuyên tạc dụ dỗ của các phần tử xấu. Có người còn đăng tải, “câu like” bằng nội dung xuyên tạc”.
Qua tìm hiểu của PV Báo CAND, đa phần người lao động trên địa bàn các tỉnh, thành phố tại ĐBSCL hiểu rằng, những kẻ xấu chỉ nhằm gây rối, kích động biểu tình, bạo loạn.
“Chúng tôi yêu nước bằng cách làm tốt công việc của bản thân, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội” – anh Nguyễn Tấn Lãng, công nhân chế biến thủy sản tại tỉnh Hậu Giang, cho biết.
Tại An Giang có khoảng 39.000 công nhân, chủ yếu là lao động tại địa phương. Tập trung ở 2 KCN: Bình Hòa (huyện Châu Thành) và Bình Long (huyện Châu Phú), với 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 8.000 lao động.
Nói về công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân trên địa bàn, tránh để bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo tham gia biểu tình, ông Nguyễn Thiện Phú – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang cho biết, đơn vị phân công cán bộ xuống từng doanh nghiệp, gặp gỡ chủ doanh nghiệp, tập trung công nhân tuyên truyền giải thích cho đoàn viên, công nhân lao động hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách, luôn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
Tại các KCN, cụm công nghiệp, thường xuyên và duy trì phát loa lời kêu gọi của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để người lao động bình tĩnh, yên tâm lao động, bảo đảm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và công việc bản thân.
“Hiện, tình hình ổn định, nhưng phía Liên đoàn vẫn tuyên truyền để người lao động không nghe theo sự xúi giục, lôi kéo của các phần tử xấu, không tham gia bất cứ hoạt động gì gây mất ANTT tại doanh nghiệp và địa phương. Bằng cách phát tờ rơi, kèm theo băng đĩa (lời kêu gọi của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Đồng thời, nhắc nhở Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thường xuyên quan tâm, gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của công nhân. Phối hợp cùng Công an, Quân đội tổ chức diễn tập các phương án ngăn ngừa công nhân lao động đình công, tụ  tập  đông người, có dấu hiệu biểu tình, gây bất ổn ANTT” – ông Phú cho biết.
Trần Lĩnh

Cái giá phải trả cho những kẻ hám tiền và chức tước viển vông

Khi chân tướng những kẻ tham gia các vụ chống người thi hành công vụ, đập phá trụ sở, ném bom trụ sở Công an… được bóc trần, dư luận trong nhân dân bày tỏ sự phẫn nộ xen lẫn sự ngỡ ngàng.
  • Nggỡ nàng bởi có những tên hung hăng nhất trong các vụ này chỉ vì đã nhận được 200.000đ tiền công; hay kẻ nhận tổ chức “ném bom liều chết” trụ sở cơ quan Công an lại ăn rất ngon món… bánh vẽ từ trời tây. Thật khó tin và cũng thật tội nghiệp cho những con người ở thời đại này rồi mà vẫn dễ dàng bị dụ dỗ bởi thứ vật chất… quá hẻo lẫn ảo vọng xa vời vợi…
Ngày 12-7, TAND TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận mở phiên xét xử 7 đối tượng trong vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại khu vực trước cổng UBND tỉnh Bình Thuận vào ngày 11-6. Hẳn bạn đọc vẫn còn nhớ những hình ảnh, clip tràn ngập trên internet về vụ việc gây rối này và không thể nào quên những kẻ đang đứng trước vành móng ngựa kia đã từng chống phá như thế nào.
Tại phiên tòa ngày 12-7, Hội đồng xét xử đã làm rõ hành vi của các bị cáo: Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Phương Đông, Nguyễn Minh Hải khi ném vỏ chai bia, gạch đá, bom xăng tự chế vào lực lượng Công an đang thực thi công vụ.
(Xem tiếp trang 2)

Bị cáo Nguyễn Đình Vũ còn có hành vi mang bình gas đến khu vực giữa cầu Trần Hưng Đạo để chuẩn bị châm lửa đốt… Nếu không bị Công an kịp thời phát hiện, bắt giữ thì hành vi này còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn và bản án mà tòa tuyên trong phiên xét xử này dành cho anh ta cũng nặng hơn rất nhiều.
Với các mức án, nặng nhất 30 tháng tù giam, nhẹ nhất 18 tháng án treo, Hội đồng xét xử đã cho thấy tính nghiêm minh và cả sự khoan hồng của pháp luật khi họ thành khẩn và hối cải.
Hình ảnh người thân của bị cáo trẻ tuổi nhất và có mức án nhẹ nhất Nguyễn Minh Hải được trả tự do ngay tại phiên tòa với nước mắt lăn dài gây nhiều cảm xúc. Mới 18 tuổi, Hải còn rất trẻ và tương lai đang rộng mở ở phía trước.
Chỉ vì bị lôi kéo, bị kích động, nhẹ dạ mà Hải đã tham gia đám đông, đã có hành vi chống đối lực lượng chức năng. Với bản án 18 tháng án treo và thời gian thử thách 36 tháng, cậu thanh niên này phải coi đây là bài học thấm thía cho hành vi ngông cuồng, mù quáng của mình.
Còn bị cáo Nguyễn Văn Minh, với mức án 30 tháng tù giam, hẳn sẽ thấy rất đắt cho cái giá 200.000đ đã nhận từ những kẻ thù địch với Tổ quốc, với dân tộc để đi làm việc chống phá lại sự bình yên vốn dĩ đã được gia đình, dòng tộc mình xây dựng trong nhiều năm.
Trong bối cảnh trung tuần tháng 6, trên địa bàn một số tỉnh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Dương…  xảy ra các vụ gây rối trật tự công cộng; đập phá trụ sở cơ quan nhà nước…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, thì một nhóm 7 đối tượng trú tại Đồng Nai, Đắk Nông, thành phố Hồ Chí Minh… lại nghe theo sự xúi giục của tổ chức phản động, ném bom vào trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh…
Sau một thời gian quyết liệt điều tra, ngày 5-7, cơ quan CSĐT Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố bị can, bắt giam 7 đối tượng về hành vi “khủng bố chống chính quyền nhân dân” và mua bán trái phép vật liệu nổ”.
Lời khai của các đối tượng cho thấy, Nguyễn Khanh, 54 tuổi, ngụ ở Đồng Nai đã được Ngô Hùng (một kẻ phản động ở nước ngoài tự phong cho mình chức “Tổng tư lệnh của nhóm phản động triều đại Việt Nguyễn”) phong cho chức “Tỉnh trưởng khu tự trị Đồng Nai” và con trai hắn là Nguyễn Tuấn Thành, 28 tuổi hàm “Thiếu tướng”.
Sau đó, Hùng chuyển cho Khanh 120 triệu đồng để thực hiện vụ nổ tại trụ sở Công an như nêu ở trên. Nhận lệnh và nhận tiền, Khanh đã giao cho con trai và đồng bọn thực hiện việc chế tạo trái nổ và thực hiện vụ nổ tại Công an phường 12.
Tìm hiểu nhân thân các đối tượng trong vụ án này mới thấy, họ ôm những ảo vọng khi được các thế lực phản động phong các chức cao vọng trọng trong một vương triều… trên trời thật nực cười. Ví như Nguyễn Khanh - đối tượng chủ mưu trong vụ khủng bố vừa nêu, trước năm 2013 từng tham gia đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn mua bán thiên thạch, đồng thời cũng là nạn nhân bị lừa.
Thế nhưng sau khi tan giấc mơ… thiên thạch, Khanh lại bập vào con đường “chính trị” khi liên tục cập nhật các “kiến thức” từ các thế lực phản động; lôi kéo các đối tượng khác tham gia chống chính quyền.
Với sự tác động, lôi kéo và những lời đường mật của các thế lực thù địch, Khanh ôm giấc mơ sẽ có chức vụ cao, sẽ được hưởng nhiều bổng lộc khi “triều đại” mà ông ta làm “công thần” được tạo dựng. Nhưng kết quả là không chỉ ông ta rơi vào vòng lao lý, mà cả đứa con trai ruột cũng bị lôi vào con đường phạm pháp và hiện đang phải chịu hậu quả.
7 đối tượng trong vụ án gây rối trật tự công cộng tại Bình Thuận đã nhận những bản án thích đáng. Tới đây, với tội danh “khủng bố chống chính quyền nhân dân” và “tàng trữ vũ khí vật liệu nổ”, Nguyễn Khanh và đồng bọn sẽ ra trước tòa. Bộ Luật Hình sự quy định, tội “khủng bố chống chính quyền nhân dân” có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Thật đáng tiếc, chỉ vì ảo tưởng xa vời, chỉ vì tin vào miếng bánh vẽ của bọn phản động mà cha con Khanh đã tự tước đi quyền được làm công dân tự do, ở một đất nước tự do. Đây là bài học cảnh tỉnh cho bất cứ ai còn ảo tưởng, làm theo âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản bội lại lợi ích của dân tộc vốn có truyền thống yêu chuộng hòa bình và giàu lòng nhân ái hàng ngàn năm qua.        
Cao Hồng

Lại diễn trò hề “tiếm danh”

Trang “Luật Khoa tạp chí” do nhóm đệ tử VOICE thể hiện tư tưởng cực đoan của một vài cá nhân nhưng lại nhân danh “hơn 50 triệu người sử dụng Việt Nam” nhằm “uy hiếp” ông chủ Facebook phải cân nhắc lợi hại trong việc tuân thủ Luật An ninh mạng của Việt Nam...
Những ngày qua, trang “Luật Khoa tạp chí” do nhóm đệ tử VOICE là Trịnh Hữu Long, Phạm Thị Đoan Trang điều hành khởi xướng việc vận động ký tên vào thư gửi ôngMark Zuckerberg - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Facebook, chất vấn và yêu cầu ông này phải công khai có thực hiện các quy định được nêu trong Luật An ninh mạng Việt Nam hay không, đồng thời xuyên tạc “đạo luật này tương tự với Luật An ninh mạng Trung Quốc, trực tiếp đe doạ tới quyền riêng tư và tự do ngôn luận của người dùng Việt Nam” và viện dẫn các phản đối luật này của tổ chức HRW, Ân xá quốc tế nhằm gây áp lực tới ông chủ Facebook, lu loa Facebook “hợp tác với chính phủ và phản bội người dân Việt Nam”.
Điều đáng nói nhất là nhóm Luật Khoa tạp chí này thể hiện tư tưởng cực đoan của một vài cá nhân nhưng lại nhân danh “hơn 50 triệu người sử dụng Việt Nam” nhằm “uy hiếp” ông chủ Facebook phải cân nhắc lợi hại trong việc tuân thủ Luật An ninh mạng của Việt Nam hay không.
Trước khi dự luật này được thông qua, trang “Luật Khoa tạp chí” này là một trong số những trang mạng đi đầu đăng tải các bài viết xuyên tạc dự luật An ninh mạng, nói rằng dự luật này “sao chép Luật An ninh mạng của Trung Quốc” nhằm gieo hoang mang trong dân chúng rằng Nhà nước Việt Nam bị “lệ thuộc” vào Trung Quốc ngay trong tư tưởng làm luật và “để giữ lấy chế độ cộng sản, chính quyền bất chấp các giá trị nhân quyền”.
Căn cứ là họ chỉ viện dẫn một số điểm tương đồng về chế tài trong dự luật để quy kết, trong khi không hề đếm xỉa đến thực tế dự luật này đã tham khảo rất nhiều quy định, chế tài của các nước đã ban hành văn bản luật về an ninh mạng tương tự và đã áp dụng hiệu quả như Nga, Mỹ, Đức…
Nên nhớ, để xây dựng và ban hành một đạo luật, ban soạn thảo với các chuyên gia trong lĩnh vực này được thành lập với quy trình bắt buộc là tham khảo các quan điểm pháp lý, các đạo luật có liên quan của các nước trên thế giới được ban hành về lĩnh vực này ra sao, hiệu quả và hạn chế thực thi thế nào, các điều luật đã áp dụng ở Việt Nam có phù hợp, thực tế cần thay đổi gì…
Có thể nói, Luật An ninh mạng đã được “thai nghén” hàng chục năm mới ra được một dự luật để trình Quốc hội và được nhiều cơ quan thẩm định trước khi đại biểu thảo luận. Bản thân dự luật đã được công khai trên báo chí, phương tiện truyền thông cả năm và tạo điều kiện cho giới chuyên gia, người dân quan tâm đóng góp ý kiến xây dựng, phản biện.
Việc Luật An ninh mạng có tham khảo một số chế tài từ Luật An ninh mạng Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, bởi thực tế rõ ràng Trung Quốc là một trong số những nước đã triển khai các chế tài này nhiều năm trước, đem lại hiệu quả, đã có tiền lệ, góp phần giữ ổn định xã hội và tạo hành lang pháp lý để các công ty công nghệ, cung cấp dịch vụ mạng trong và ngoài nước chấp hành.
Luật đã được thông qua với đại đa số đại biểu Quốc hội tán thành, được nhân dân ủng hộ, kể cả doanh nghiệp trong và ngoài nước chịu ảnh hưởng trực tiếp cũng hiểu và tuân thủ. Chỉ có những kẻ có quan điểm, tư tưởng thù địch lợi dụng việc này để “nhai lại” điệp khúc “dân chủ”, “nhân quyền” khi luật đã được thông qua.
Nay, “Luật Khoa tạp chí” bấu víu vào sự phản đối của 2 tổ chức nước ngoài luôn có lập trường thù địch, chống Nhà nước Việt Nam và tiếm danh “hơn 50 triệu người dùng Việt Nam” hòng gây áp lực là đủ để thấy sự lươn lẹo cũng như thủ đoạn đánh lận, gian trá.
Còn cái trò ký tên trực tuyến với người dùng ảo, mỗi người thực có thể tự lập hàng trăm tài khoản ảo để ký tên và không thể kiểm soát được người ký có phải là công dân Việt Nam hay từ xứ sở nào đó không gắn bó quyền lợi với dân tộc Việt Nam, một vài kẻ xấu có thể lên mạng giả chữ ký của cả nghìn, cả vạn người.
Họ dựng con số ảo kia làm danh nghĩa “đại diện người dùng Facebook Việt Nam” mà hy vọng tạo được “số đông” để gây áp lực với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài để nhằm khiến họ phải cân nhắc thiệt hại. Xem ra những kẻ này đã quen sống ảo, đấu tranh ảo vốn chỉ có tác dụng lòe bịp người thiếu hiểu biết.
Trên thực tế, trang “Luật Khoa tạp chí” và các nhóm “dân chủ mạng” Việt Nam đang phát động phong trào tẩy chay Facebook chuyển sang Minds và các mạng xã hội khác để trốn tránh chế tài của Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1-1-2019 tới đây, nhưng xem ra cuộc phát động này chẳng mấy người quan tâm.
Hơn nữa, cổ suý điều đó cho thấy số này đang thất thế, bị chính người dùng Facebook tẩy chay khiến họ từ bỏ “vũ khí” lợi hại tiếp cận hàng chục triệu người dân Việt Nam vốn đã quen với Facebook để chuyển sang một “sân chơi hoang vắng” người sử dụng, thiếu thốn tính năng hấp dẫn người dùng và chưa có gì đảm bảo sẽ an toàn…
Trò hề tiếm danh dân mạng Việt Nam không phải là lần đầu của đám đệ tử VOICE này, thực tế đây là chiêu bài cũ rích. Trước đây, nhóm Đoan Trang-Nguyễn Anh Tuấn khi đang học và làm công ăn lương ở VOICE năm 2013 đã khởi xướng nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam” và tổ chức chiến dịch ký tên vào “Tuyên bố 258” cũng tiếm danh dân mạng Việt Nam vận động các tổ chức nhân quyền nước ngoài, các đại sứ quán, chính phủ phương Tây gây áp lực buộc Nhà nước Việt Nam xóa bỏ Điều 258 khỏi Bộ luật Hình sự - một điều luật xử lý các hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Khi đó, trên mạng Internet cũng đã hình thành phong trào “Phản bác Tuyên bố 258” do một nhóm sinh viên phát động, cũng sử dụng cách thức lấy chữ ký người sử dụng mạng xã hội ủng hộ Điều 258 BLHS nhằm vạch trần chiêu trò tiếm danh này của chúng.
Bài học về sự thất bại của “phong trào Tuyên bố 258”, sự tan rã của nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam” và bị chính đồng bọn phơi bày động cơ và nhận thức sai lầm của những kẻ khởi xướng xem ra chưa khiến họ từ bỏ ảo tưởng và dã tâm chống phá.
Võ Yến

Chiêu thức chống phá mới của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Những năm qua, bằng nhiều thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, nền văn hóa mới của dân tộc nhưng không mang lại kết quả, các thế lực thù địch đang có sự điều chỉnh thủ đoạn chống phá hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. 
Chúng cho rằng, vấn đề trước tiên, cốt yếu nhất là phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Đồng thời, xây dựng hệ thống lý luận khác, có khả năng triệt tiêu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng một xã hội mới, theo mong ước của chúng.
Như vậy, mục tiêu tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch không hề thay đổi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chúng đã và đang sử dụng những chiêu thức mới, tiếp cận theo hướng quan hệ “mềm dẻo”, thân thiện hơn, hợp tác toàn diện, thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tác động, phá hoại nền tảng tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Trước hết, cần nhận rõ chiêu thức mới của các thế lực thù địch là, chủ động thâm nhập, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua con đường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, đối ngoại, giáo dục và đào tạo. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, mở rộng trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu thông qua hoạt động hợp tác, đầu tư để làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng XHCN, thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại Việt Nam; từ đó, tạo ra nền tảng vật chất, xã hội thuận lợi, hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hội dân sự” kiểu phương Tây.
Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị đối lập xuất hiện, công khai chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, kích động tâm lý hoài nghi trong xã hội; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN, gây bất ổn về tư tưởng, xuất hiện tình thế mới về chính trị.
Lợi dụng tình thế đó, chúng sẽ kích động đòi “dân chủ kinh tế”, yêu cầu Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây.
Đồng thời, kêu gọi “dân chủ hóa chính quyền”, từng bước cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, tạo áp lực về chính trị - xã hội, thậm chí gây bạo loạn, lật đổ, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Chúng thực hiện chính sách “thân thiện giả hiệu”, thâm nhập sâu vào hoạt động của nền kinh tế, tạo điều kiện, cơ hội tiếp cận rộng rãi với các đối tượng, tầng lớp nhân dân để xây dựng lực lượng, kích động, phá hoại nền tảng tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Cùng với âm mưu, thủ đoạn thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh “tiến công” trên lĩnh vực đối ngoại.
Chúng chủ trương, một mặt, thông qua hoạt động ngoại giao chính thức, “ngoại giao thân thiện”, tăng cường giao lưu, trao đổi, đối thoại với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị tư bản chủ nghĩa; chủ động tiếp cận móc nối, hỗ trợ, mua chuộc, lôi kéo các đối tượng, nhất là những phần tử có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, thoái hóa, biến chất, hữu khuynh, cực đoan, thân phương Tây, tạo lực lượng nòng cốt cho “chuyển hóa” và “tự chuyển hóa” tư tưởng ngay từ bên trên, bên trong.
Mặt khác, chúng đa dạng các kênh quan hệ để tìm kiếm cơ hội, tiếp cận sâu hơn, dùng vật chất, tiền bạc mua chuộc, làm suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên.
Trong đó, vấn đề hợp tác, giao lưu về giáo dục và đào tạo, nhất là việc đi học tập, đào tạo tại các nước tư bản của thế hệ trẻ được chúng hết sức quan tâm, bởi đây là “con đường” ngắn nhất, thuận lợi nhất để xâm nhập, tác động, chuyển hóa tư tưởng ở Việt Nam hiện nay.
Thông qua việc học tập ở nước ngoài, chúng truyền bá các quan điểm, giá trị dân chủ tư sản, làm cho thế hệ trẻ có tư tưởng sùng ngoại, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chỉ coi trọng giá trị vật chất, bàng quan về chính trị,... tạo mầm mống thúc đẩy dân chủ, nhân quyền tư sản, tiến tới xóa bỏ nền dân chủ và chế độ XHCN ở nước ta.
Một trong những chiêu thức vô cùng nguy hiểm mà các thế lực thù địch sử dụng hòng làm chuyển hóa, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là, thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” theo mô thức phương Tây.
Chúng núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, hình thành “kênh phản biện” để cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đồng thời, lợi dụng các diễn đàn tư tưởng, thông qua hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học,... để tuyên truyền về “xã hội dân sự”, đề cao dân chủ tư sản, nhằm chuyển hóa lập trường, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trên cơ sở đề cao “xã hội dân sự”, các thế lực thù địch âm mưu phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng XHCN, về đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới; làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, xây dựng xã hội “dân chủ”, “tự do” theo kiểu phương Tây.
Để thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền tác động hướng lái truyền thông. Đây là những vấn đề rất “nhạy cảm”, luôn được chúng triệt để lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo, chống phá ta. Một số nước phương Tây còn áp đặt “dân chủ và bảo vệ nhân quyền” là yếu tố không thể thiếu trong chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế.
Những năm qua, các thế lực thù địch đã dùng nhiều hình thức, biện pháp, huy động tối đa các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và vấn đề dân tộc ở Việt Nam.
Chúng đưa ra yêu sách đòi mở rộng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do lập hội để tập hợp lực lượng, kích động gây bạo loạn, dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Đặc biệt, chúng luôn tìm mọi cách hướng lái truyền thông nhằm tác động vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, nhất là thời điểm sửa đổi các văn bản pháp luật về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hoặc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng,… để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước; kích động, lôi kéo, chia rẽ nội bộ, nhằm gây áp lực với Đảng, Nhà nước ta.
Đồng thời, thành lập nhiều tổ chức và đưa người vào Việt Nam để theo dõi, tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tiến hành móc nối, cài cắm, truyền bá tư tưởng sai trái, vu cáo, xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam.
Để đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, âm mưu các thế lực thù địch là nhất thiết phải thực hiện “dân chủ” trong đời sống xã hội. Trước hết là thúc đẩy “dân chủ hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp đó thực hiện “dân chủ hóa” trong truyền thông và xã hội.
Hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, yếu tố thứ nhất mang tính quyết định đến tiến trình “dân chủ hóa” từ bên trên, bên trong nội bộ ta; yếu tố thứ hai sẽ đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của toàn xã hội.
Quá trình “dân chủ hóa” truyền thông là đưa dân chủ vào mạng truyền thông quốc gia và đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí, truyền thông. Con đường xâm nhập để hướng lái truyền thông của các thế lực thù địch là tác động thông qua các hoạt động hợp tác giáo dục, hội thảo, giao lưu, “mượn” các phương tiện truyền thông của Nhà nước, các địa phương, cơ quan, đơn vị để tuyên truyền cho chúng.
Lợi dụng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), các thế lực thù địch sẵn sàng mạnh tay đầu tư tài chính cho quảng cáo, đầu tư, tài trợ các chương trình nhằm tác động, dẫn dắt giới truyền thông hoạt động theo ý đồ của chúng, đưa truyền thông tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Mặt khác, chúng còn lợi dụng các trang mạng xã hội, facebook, blogger và một số báo, đài phương Tây, hệ thống phương tiện truyền thông của lực lượng phản động người Việt lưu vong,… để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo, kêu gọi dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí và cạnh tranh trên lĩnh vực truyền thông, gây nhiễu loạn tư tưởng, mất phương hướng trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, các thế lực thù địch còntăng cường hoạt động xâm nhập, móc nối, xây dựng nhân tố bên trong để tác động tư tưởng, phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện xâm lăng văn hóa để thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta...
Đây là những con đường mà các thế lực thù địch đang tìm mọi cách, bằng nhiều biện pháp tiến hành thường xuyên hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần không ngừng nâng cao cảnh giác để giữ vững môi trường hòa bình phát triển đất nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
PGS, TS. ĐỖ MẠNH HÒA, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự