Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Sự thật không thể thay đổi



                    
                                                                             Ngô Mạnh Trí

Cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể nói hầu hết mọi người đều biết sử dụng công nghệ, và mạng internet giờ đây đã trở thành nơi hội tụ của rất nhiều cư dân, để chia sẻ, để chia sẻ thông tin với nhau, được tiếp cận với những thông tin đang diễn ra của đất nước và thế giới. Cũng là nơi mọi người thể hiện quan điểm, cách nghĩ, tư duy về những vấn đề trong đời sống xã hội, thổ lộ tâm tư, tình cảm,… và cũng là nơi mà một số người xả stress, bung ra những câu chuyện với thái độ, ứng xử tiêu cực, bất mãn, nói xấu người khác, rồi bêu xấu chế độ, thậm chí nói sai lịch sử và kêu goi lật đổ chính quyền,… Vấn đề là chúng ta, những cư dân mạng thông thái cần biết chắt lọc thông tin để lựa chọn cho mình những gì cần thiết, bổ ích, có tác dụng đối với bản thân.
Điều đó càng thể hiện rõ hơn khi tôi đọc bài Nguyên nhân nào khiến CSVN hèn nhát” của một tác giả lấy bút danh Cánh Dù lộng gió, có đoạn viết rằng:Trước năm 1975 cs Bắc Việt nghèo đói sống hoàn toàn vào nông nghiệp,… Sau năm 1975 cướp được miền Nam, bọn lãnh đạo "i tờ" choá mắt vì nền kinh tế của một miền đất tự do phát triển vượt bực so với các nước lân bang hồi đó, nên chúng đã quốc hữu hoá tất cả, chuyển từ tư nhân qua quốc doanh, của cải miền Nam chở hết về ngoài Bắc, một miền Nam trù phú sau 1975 trở thành lạc hậu … Có quyền, có chức nắm trong tay quyền sinh sát thích gì làm nấy, muốn cướp đâu tuỳ ý …tên nào cũng sợ chiến tranh xảy ra, vì chiến tranh sẽ làm sụp đổ tất cả quyền lực, tài sản và nhất là không còn mạng để hưởng thụ những của cải chúng đã cướp được. Từ đó chúng sinh hèn nhát cúi đầu trước giặc, nhận giặc làm cha, thà chịu nhục làm con rùa rúc đầu còn hơn phải mất đảng, mất quyền lực cũng như mất tất cả tài sản cướp được của người dân…”.
Có thể khẳng định đây là một kiểu xuyên tạc trắng trợn đối với lịch sử của dân tộc VN, cố tình nói xấu ĐCS và những người cộng sản đã phải hy sinh cả mạng sống của mình để giành lại cuộc sống tự do cho người dân, nó thể hiện ngày từ tiêu đề mà tác giả chọn đặt.
Về điều này, qua những gì biết được với tư cách là một người dân bình thường, tôi xin trao đổi cùng cư dân mạng để chúng ta có cái nhìn khách quan và đúng đắn nhất.
Nhìn lại lịch sử VN, chúng ta thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến VN phải thường xuyên chống lại các thế lực thực dân xâm lược và phải có chính sách hòa hiếu với các quốc gia, nhất là các nước láng giềng, là bởi VN là quốc gia nằm trong khu vực địa chính trị có tầm quan trọng nhất khu vực và trên thế giới. Đã là người dân VN, ai cũng biết rằng, đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ bởi phong kiến phương bắc, rồi bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ  xâm lược, cuộc sống cơ cực lầm than của người dân thời đó ai ai đều đã rõ. Chỉ khi có Bác Hồ và ĐCS lãnh đạo, toàn dân tộc đứng dậy đánh đổ thực dân, đế quốc, giành độc lập, đồng cam, cộng khổ kiến thiết xây dựng đất nước được như ngày hôm nay. Hơn thế nếu nhìn nhận một cách khách quan ở thời người dân Miền Nam bị kìm kẹp hà khắc của Mỹ, Ngụy (chế độ VNCH) thì bao nhiêu vấn đề được thực tế sử sách ghi lại, chỉ một số ít dẫn chứng thôi đẫ thấy rõ bản chất của chế độ thời đó: Nếu kể đếm thì không biết bao nhiêu cuộc thảm sát do quân đội Mỹ, ngụy làm hàng trăm nghìn người dân bị giết hại. Rồi những chính sách dồn dân vào các “Ấp chiến lược” để giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của người dân và dễ dàng đàn áp; cùng với đó là những cuộc thảm sát dã man của đội quân viễn chinh Mỹ - Ngụy làm hàng trăm nghìn người dân vô tội bị giết hại; dưới chế độ VNCH, do thiếu trường học hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên chỉ có khoảng 24% tổng số thanh, thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 được đi học; năm 1967, toàn miền nam chỉ có khoảng 160 bác sĩ và năm nữ hộ sinh cho 100 nghìn người dân; toàn bộ chương trình y tế công cộng chỉ được dành khoảng 2% ngân sách… Cho nên, nếu tự trọng thì những người đang tôn thờ chế độ VNCH nên biết thừa nhận, và thử hỏi với sự dã man tàn bạo của chế độ đó thì làm gì có “… nền kinh tế của một miền đất tự do phát triển vượt bực so với các nước lân bang hồi đó… một miền Nam trù phú” và để “bọn lãnh đạo "i tờ" choá mắt” như tác giả rêu rao trong bài viết là hoàn toàn bịa đặt, không đúng thực tế. 
Sau khi thống nhất đất nước, đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đất nước này phải khắc phục hậu quả của chiến tranh, rồi bị các nước bao vây, cấm vận với lý do đã đánh thắng đế quốc sừng sỏ nhất thế giới, vì thế cuộc sống nhân dân thời đó rất khó khăn, nhưng nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, VN từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển. Những thành tựu mà VN đạt được trong hơn 40 năm qua là rất đáng tự hào. Đời sống nhân dân từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD; GDP năm 2018 tăng 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua; chúng ta vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội; an ninh quốc phòng được giữ vững. Vị thế của VN trên trường quốc tế ngày càng nâng cao, là một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Đến nay, VN có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước. VN trở thành thành viên (không thường trực) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016).
Một thực tế nữa mà không thể phủ nhận là mọi quyết sách của Đảng phải bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Đảng, Nhà nước luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Chính sách đối ngoại cuả VN là một chính sách chính trị, công khai, minh bạch, quang minh chính đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Đặc biệt đối với các nước láng giềng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Đảng, nhà nước VN luôn mềm dẻo, linh hoạt trong các quan hệ đối ngoại, đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trước sau như một nhất quán quan điểm là tự chủ, không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào. VN thực hiện chính sách quốc phòng “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự; không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia. Thực tế ấy đã được chứng minh hùng hồn rằng, tiếng nói, vị thế của VN đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, trong đó có cả những quốc gia trước đây là đối tượng thù địch của dân tộc Việt, nhưng trên hết VN đã thể hiện với tấm lòng bao dung, độ lượng để nén đau thương, gác lại quá khứ để tạo tiếng nói chung, cùng hợp tác, phát triển. Chính lẽ đó không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội -thành phố hòa bình của VN được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Ấy vậy mà tác giả còn viết rằng cộng sản “…Có quyền, có chức nắm trong tay quyền sinh sát thích gì làm nấy, muốn cướp đâu tuỳ ý …tên nào cũng sợ chiến tranh xảy ra, vì chiến tranh sẽ làm sụp đổ tất cả quyền lực, tài sản và nhất là không còn mạng để hưởng thụ những của cải chúng đã cướp được. Từ đó chúng sinh hèn nhát cúi đầu trước giặc, nhận giặc làm cha, thà chịu nhục làm con rùa rúc đầu còn hơn phải mất đảng, mất quyền lực cũng như mất tất cả tài hiện nay sản cướp được của người dân…”.
Tôi cho rằng tác giả đã trích xuất một vài sự vụ mà Đảng, Nhà nước đang xử lý tham nhũng, tiêu cực trong một số cán bộ, đảng viên vi phạm thời gian qua để quy chụp cho đa số. Đây là một thủ đoạn tạo dư luận tiêu cực trong cư dân mạng cũng như tạo mối nghi ngờ trong cộng đồng, những thông tin tác giả nêu ra không có số liệu, không được kiểm chứng, chỉ có điều duy nhất “bịa và bịa” hòng dẫn dắt người đọc vào những điều phi lý, không có thực. Những thông tin của tác giả nêu ra trong bài viết trên là những luận điệu vu cáo, xuyên tạc, kích động, tạo sự nghi kỵ, giảm lòng tin trong nhân dân với Đảng. Vì thế tôi thiết nghĩ, chúng ta cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin đi ngược lại lịch sử của tác giả Cánh Dù lộng gió trong bài viết trên để có cách nhìn khách quan, đầy đủ hơn về những vấn đề liên quan tới lịch sử dân tộc, tới Đảng và Nhà nước, để giữ gìn sự bình yên cuộc sống của người dân đang được thụ hưởng.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

DẤU ẤN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TIÊN TẠI VIỆT NAM



Nguyên Minh
Trước sự kiện Việt Nam chúng ta được Mỹ và Triều Tiên tin tưởng và đã tổ chức an toàn, thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều, nhiều bà con ở quê đều thấy: Sao trên mạng nói linh tinh vậy? Vì các cụ đọc mấy bài viết nhăng nhít kiểu như “Vì sao khách quý tới, chủ nhà đi vắng?” và mấy bài giọng “cuội” khác trên mạng đều thấy hết sức “hài hước”, nó quá khác so với thực tế. Cho nên, đối với mấy kẻ nhăng cuội đó không cần phải nói thêm gì nữa. Thực tế đã chứng minh rồi.
Thưa bà con. Trong hai ngày 27-28/02/2019, hai nhân vật thượng đỉnh Mỹ - Triệu và hội nghị của họ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam và sự theo dõi của đông đảo cộng đồng quốc tế. Sự kiện này đã để lại những kết quả tích cực và dấu ấn sâu sắc đối với các bên liên quan.
Mặc dù kết quả Hội nghị Thượng đỉnh lần này không đạt được tuyên bố chung, nhưng Tổng thống Mỹ D. Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un đã khẳng định cuộc gặp gỡ tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên, rút ngắn khoảng cách khác biệt và cải thiện quan hệ hai bên. Lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên đã có nhiều nỗ lực tích cực, xây dựng trao đổi nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, mở ra những triển vọng tươi sáng cho tiến trình đàm phán trong tương lai.
Trên thực tế, cộng đồng quốc tế đánh giá qua sự kiện này hai nước Mỹ - Triều đã thu hẹp khoảng cách khác biệt, giúp cục diện bán đảo Triều Tiên giảm căng thẳng, tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt lên, giúp tăng cường việc duy trì hòa bình trên bán đảo cũng như tại khu vực Đông Bắc Á và trên thế giới. Trên thực tế, với quá nhiều khúc mắc của một hồ sơ lịch sử phức tạp gần 7 thập kỷ qua, và là vấn đề nỏng bỏng của thế giới, sẽ là quá vội vàng nếu trông đợi vào một kết quả toàn diện trong “ngày một ngày hai”.
Đối với Việt Nam, việc được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên và chúng ta đã làm tốt đã khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam với các vấn đề quốc tế, khẳng định chúng ta có năng lực trong tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế; đồng thời có trách nhiệm đóng góp kiến tạo hòa bình, phối hợp thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bản đảo Triều Tiên cũng như sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế và toàn cầu. Đây cũng là dịp để Việt Nam tăng cường quan hệ với cả hai nước Mỹ và Triều Tiên, là cơ hội to lớn để quảng bá đất nước ra thế giới. Đã có hàng nghìn phóng viên của các hàng truyền thông, báo chí trên toàn thế giới đến Việt Nam để đưa tin, từ đó hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, du lịch của Việt Nam đã đến với khắp thế giới, để bạn bè thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam - Đất nước xinh đẹp, an toàn, ổn định và đang trên con đường đổi mới, phát triển.
Đối với cánh phóng viên nước ngoài, trong những ngày các bạn đến tác nghiệp tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung tâm báo chí là người nhà của các bạn. Ấn tượng hơn, có khoảng 3.000 phóng viên đến từ gần 40 quốc gia có mặt đưa tin về sự kiện lần này. Việt Nam đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong vai trò xúc tác cho hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, khu vực và thế giới: Bên cạnh các khu vực làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng và dịch vụ viễn thông hiện đại, trung tâm còn bảo đảm an ninh và hậu cần cho phóng viên. Các phóng viên đánh giá: Nhiều trạm phát sóng 4G, 3G được bố trí thuận lợi. Mọi điều kiện đều được sẵn sàng để tác nghiệp. Họ cũng dành nhiều thiện cảm với sự phục vụ tận tình của nhân viên tại Trung tâm báo chí.
Điều đặc biệt, các bạn phóng viên báo chí rất thích thú khi được thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống của Việt Nam. Du lịch ẩm thực cũng được giới thiệu và quảng bá cùng với những món ăn tiêu biểu như phở, bún thang, bún chả, bánh khúc, cà phê trứng… được “chủ nhà” Việt Nam thết đãi khách. Từ đó, nhiều hình ảnh, thông tin về món ăn, sự thân thiện, mến khách đã được các phóng viên quốc tế chia sẻ trên trang cá nhân của họ.
Các phóng viên quốc tế còn được giới thiệu và tạo điều kiện hiện thực hóa các tour du lịch hấp dẫn. Hanoitourist dành năm sản phẩm du lịch miễn phí cho báo chí quốc tế như tuyến xe buýt Bonbon kết nối với bảo tàng, tour khám phá phố cổ Hà Nội với những chiếc máy ảnh cổ, tour trải nghiệm cà phê Việt Nam tại Hà Nội, tour khám phá các viện bảo tàng Việt Nam; Saigontourist cũng tổ chức bốn tour miễn phí cho các phóng viên quốc tế như tour trong thành phố, tới làng cổ Đường Lâm, làng nghề truyền thống ngoại thành Hà Nội, đi Hạ Long…
Không chỉ ấn tượng với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam mà cánh phóng viên có lẽ sẽ nhớ mãi về sự thân thiện, cởi mở, mến khách và không kém phần chuyên nghiệp trong ứng xử khi khách đến nhà của người dân Hà Nội. Câu chuyện về bác bàn trà đá trên phố Lý Thường Kiệt sẵn sàng phục vụ miễn phí các phóng viên tác nghiệp, hay những người dân vui vẻ dẫn phóng viên về khách sạn khi họ không nhớ đường… đã trở thành những hình ảnh, biểu tượng giản dị và đẹp đẽ về văn hóa ứng xử cũng như mong muốn hòa bình cho thế giới của người dân Việt Nam.
Qua sự kiện này càng nhận ra nét đẹp trong sự chào đón, ứng xử bắt nguồn từ truyền thống hiếu khách, tinh thần yêu chuộng hòa bình, hữu nghị của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Những năm qua, nhiều sự kiện, hoạt động lớn trên nhiều lĩnh vực đã trở thành những cơ hội để tỏa sáng hơn phẩm chất đẹp này. Cùng với sự nỗ lực tổ chức của chính quyền, cơ quan chức năng, rất nhiều người dân cũng có những cách hưởng ứng độc đáo, sáng tạo, thể hiện lòng tự hào dân tộc cũng như thái độ tôn trọng, sự thân thiện, cởi mở và sự đồng lòng với công việc quan trọng của đất nước. Quần chúng nhân dân thực sự là một phần quan trọng góp phần vào thành công, nâng cao hiệu quả, ý nghĩa của các hoạt động, sự kiện lớn; khẳng định Việt Nam là điểm đến tươi đẹp hòa bình, mến khách, giàu giá trị văn hóa, đang trên con đường hội nhập và phát triển bền vững./.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Về việc giáo sư Chu Hảo “bỏ Đảng”



- Huy Nam –
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận xử lý kỷ luật ông Chu Hảo thì ông cùng với một vài người nữa xin từ bỏ Đảng. Ấy thế mà trên mạng xã hội đã có những  ý kiến phụ họa vào việc làm của ông Chu Hảo theo cách “ngợi ca” như một người anh hùng khi viết “Nhiều đảng viên cộng sản như giáo sư Chu Hảo, biết được kết cục, nên đã nhanh chóng ra khỏi đảng cộng sản để khỏi chịu chung tội lỗi với nó”.
Khi đọc những dòng chữ này thì chỉ cần một người không có học thức cao cũng hiểu vì sao ông Chu Hảo lại xin ra khỏi Đảng nhanh như vậy? Có thể nói ông Chu Hảo cũng như nhiều trí thức khi gần như cả cuộc đời theo Đảng, theo cách mạng. Ở nước Việt Nam này ai cũng biết rõ ông là người sinh ra trong một giai đình có truyền thống cách mạng. Chính vì vậy, ông được Nhà nước quan tâm cử đi học ở nước ngoài khá sớm khi đất nước còn rất khó khăn vì miền Bắc là hậu phương của miền Nam chống Mỹ. Ngay cả khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại thì ông đâu có phải cầm súng  chiến đấu ở miền Bắc và vào chiến trường miền Nam. Cư như thế ông từng bước trưởng thành và thăng tiến cho đến cán bộ cao cấp là chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Tôi cũng từng nghe đồng nghiệp công tác ở Bộ Khoa học và Công nghệ nói ông Chu Hảo là người có năng lực, có những đóng góp xứng đáng với sự nghiệp Khoa học và Công nghệ nước nhà. Nhưng cũng như một số người khác, sự thành công lại nảy sinh khát vọng cao hơn thế. Cũng có ý kiến khi ông Đặng Hữu được trên đề bạt về Trung ương thế là ông Chu Hảo cũng thi đấu chức Bộ trưởng nhưng trên lại chọn người khác đứng đầu Bộ. Thế là ông Chu Hảo có sự manh mún bất mãn từ đấy. Đến năm 2006 ông Chu Hảo nghỉ hưu và được bổ nhiệm làm Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức thì công bắt đầu lộ diện. Từ một con người xuất thân từ gia đình cách mạng, được đào tạo cơ bản, được Đảng và Nhà nước trọng vọng và thành đạt, ông Chu Hảo đã là thành phần “tự diễn biến” trở cờ sang phía bên kia. Ông đã triệt để sử dụng cương vị ở Nhà xuất bản Tri thức để in ấn, phát tán một số sách, tài liệu phản động. Có lẽ trong giới trí thức chưa có thành phần nào chống cộng một cách có hệ thống, bài bản như thế.
Đứng trước việc kỷ luật sẽ bị khai trừ khỏi Đảng nên ông xin từ bỏ Đảng trước. Nhưng Đảng ta là một chính Đảng có tổ chức, có nguyên tắc nên không phải ai cũng ra vào tự do được. Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kỷ luật khai trừ ông Chu Hảo ra khỏi Đảng là một việc làm đúng đắn và kịp thời. Đồng thời cũng là bài học cảnh tỉnh với một số người muốn đi theo con đường của Chu Hảo ?
Mặc dù còn một số khó khăn, thách thức nhưng đất nước ta đang trên đà đi tới. Có thể nói con đường của Việt Nam đi như một nhà văn nói “Từ thung lũng đau thương đến cách đồng vui” nên những khó khăn nhất định sẽ vượt qua. Một vài nười như Bùi Tín, Chu Hảo cũng không ngăn cản được sự phát triển của đất nước !   

Vì sao chính quyền CS cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng?


Còn mấy ngày nữa là tới Tết Kỷ Hợi 2019 rồi, nhưng câu chuyện chính quyền cưỡng chế công trình dân xây dựng ở vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM vẫn chưa êm xuôi để cho nhân dân đón tết được vui vẻ.
Tình hình thực sự nóng lên từ khi chính quyền CS cưỡng chế tháo dỡ 112 công trình của dân xây dựng ở đây. Từ đó, bùng ra những luồng thông tin khác nhau. Chính quyền có lý của chính quyền, còn người dân có lý lẽ riêng của mình. Báo chí của đảng CS phân tích, cho rằng đó là chủ trương đúng đắn nhằm thu hồi lại đất công bị dân xây dựng trái phép. Còn một số bài viết của một số tờ báo khác đăng trên mạng xã hội thì cho đó là chính quyền đàn áp nhân dân, họi coi đây là “một cuộc chiến không cân sức”, “chính quyền tiền trảm hậu tấu”, “dân đi kêu oan mà không được tiếp”, “người bị cưỡng chế Tết nay về đâu”…
Nói tóm lại, có hai kiểu thông tin: một bên đứng về phía chính quyền CS coi việc cưỡng chế là đúng pháp luật; một bên đứng về phía người dân, cho rằng nhân dân bị đàn áp. Do đó, nhiều người rất muốn biết rõ đầu đuôi sự việc, ai đúng, ai sai.
Tôi là một người thổ cư, từng sống ở đây từ lâu, nay đã gần 80 tuổi, được chứng kiến khá nhiều sự kiện, xin bày tỏ một số thông tin với bạn đọc như sau:
1) Khu đất vường rau Lộc Hưng hiện nay có diện tích 4,8 ha. Trước ngày 30/4/1975, khu đất này do Nha Viễn thông của chế độ Việt Nam cộng hòa quản lý, sử dụng làm các đài ăngten. Sau năm 1975, nhà nước của đảng CS Việt Nam quản lý, giao cho Trung tâm Viễn thông III tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín. Từ năm 1991, khu đất được giao cho Bưu điện TP.Hồ Chí Minh. Đến ngày 25/4/2008, UBND TP.HCM ban hành quyết định thu hồi khu đất này, giao cho chính quyền quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng, phục vụ chương trình tái định cư của thành phố và quận.
Theo đó, chính quyền thành phố và quận Tân Bình điều chỉnh quy hoạch khu đất với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng. Cụ thể, có Trường mầm non Sơn Ca (diện tích 6.300m2, quy mô 20 phòng học, 1 trệt, 3 lầu, 700 học sinh); Trường tiểu học Hùng Vương (diện tích 9.400m2, quy mô 30 phòng học, hơn 1.000 học sinh); Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (12.200m2, 45 phòng học, trên 2.000 học sinh). Ngoài ra, còn dự án xây dựng hạ tầng giao thông khu vực cụm trường học đạt chuẩn quốc gia (đường và công viên cây xanh), tổng mức đầu tư 117,096 tỷ đồng.
2) Từ cách đây mấy chục năm, tôi thấy việc trồng rau của người dân chủ yếu là tự phát. Họ tận dụng đất trống xen kẽ giữa các cột angten, lúc đầu thì hẹp, dần dần khai mở rộng thêm, khoanh lại thành ô riêng của cá nhân. Cũng có người vì lý do nào đó mà chuyển nhượng cho người khác cach tác với thủ tục viết giấy mà không có xác nhận của chính quyền.
Họ canh tác liên tục cho đến nay và hình như có đóng thuế nông nghiệp cho nhà nước. Gần đây, người ta xây dựng lên những hạng mục, trong đó có phòng cho thuê trọ, hàng quán xá, xưởng sản xuất,.. có tính tạm bợ hơn là kiên cố. Cũng có một số hộ gia đình chuyển đến đây ở. Mặc dù chính quyền địa phương có ngăn cấm xây dựng ấy, nhưng dân vẫn lén lút chở vật liệu, xây dựng từng phần, rồi đến hoàn thiện công trình.
Tôi nhớ, trước đây có mấy lần người dân trình đơn xin công nhận quyền sử dụng đất nhưng chính quyền không chấp thuận. Trong khi người dân vẫn cho rằng nhà nước có thể xem xét công nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sử dụng đất liên tục, ổn định từ trước ngày 15-10-1993 mà không bị tranh chấp, khiếu nại, phù hợp quy hoạch.
3) Tôi nhẩm ở phường 6 của quận có 124 hộ sử dụng 134 thửa đất với diện tích 4,8ha ở vườn rau Lộc Hưng. Các hộ này đều có nhà ở nơi khác. Khi chính quyền quận cưỡng chế, người thuê nhà ở khu đất đó đã đi thuê chỗ khác.
Tôi thấy quận đã 2 lần cưỡng chế (ngày 4/1/2019 và 8/1/2019), chưa thấy người dân tái lấn chiếm và quận cũng cử lực lượng túc trực, đảm bảo không xảy ra việc này. Thực ra không phải gần tết quận mới có chủ trương này. Mà là từ năm 2017 đã có kế hoạch cưỡng chế và có một số thông báo gủi cho người dân.
Cái lỗi của chính quyền là từ khi dân mới bắt đầu xây dựng, tại sao không giải quyết cho cứng rắn mà cứ để người ta xây dựng, sử dụng lâu năm, nay lại cưỡng chế phá sạch. Tôi có vài lần chứng kiến: khi quận xử lý thì có hộ dân chống đối quyết liệt. Họ dùng nước tiểu, phân bẩn, ném đá, bắt nhốt cả cán bộ. Nhưng tôi không đồng ý với cách giải thích của ông Châu Văn La chủ tịch phường 6 nói rằng: địa phương ngăn cấm nhưng người dân luôn tìm cách vượt rào xây dựng bất kể lúc nào; quy định cấm xe tải hay các phương tiện chuyên chở vật liệu vào thì họ lấy xe máy chở từng bao cát, viên gạch và ngụy trang che đậy để tránh bị phát hiện; lực lượng chức năng có túc trực xử lý nhưng không đảm bảo đủ quân số, thời gian.
4) Hiện nay chính quyền đang làm thủ tục đền bù với giá 7 triệu đồng/m. Nghe nói đã có khoảng 50 hộ dân tới quận nhận thông báo việc hỗ trợ. Nhưng thông tin mà tôi nhận được qua việc tôi đi tập thể dục, là có một số hộ gia đình không chập nhận đền bù, đang tập hợp đơn từ khiếu kiện. Cũng có người nói, mấy hộ không chấp thuận chủ trương của chính quyền lại đang có trách móc, hù dọa những ai chấp thuận chính quyền.
Bà xã tôi tôi nghe tin ở đâu mà biết là dự kiến 7 - 10 ngày tới, quận sẽ chi tiền đợt đầu cho những hồ sơ kê khai một chủ, chưa có chuyển nhượng. Đối với nhóm mua bán giấy viết tay, quận Tân Bình sẽ thành lập hội đồng, đối chiếu với các thời kỳ kê khai để tính toán thêm. Đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn về chỗ ở và đủ điều kiện theo quy định, UBND phường, quận sẽ rà soát và đối chiếu các quy định về tiêu chuẩn mua nhà xã hội, từ đó sẽ báo cáo đề xuất UBND TP xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
5) Khách quan mà nói, thì cả chính quyền và người dân ít nhiều đều có lỗi. Lỗi để phát sinh đến nay bắt đầu từ chính quyền không kiên quyết, không rõ ràng, dứt điểm để cho dân biết. Mãi đến nay khi dân đã đầu tư xây dựng, canh tác, thậm chí là định cư thì lại cưỡng chế. Trong khi đền bù giá cũng rẻ. Với lại ngày rộng tháng dài sao không giải tỏa để cho dân có thời gian thoải mái mà sắp xếp lại nơi ăn chốn ở, sao lại chọn vào mày ngày gần tết như này. Các ông cán bộ CS đừng nghĩ mình có quyền mà muốn xử lý với dân như thế nào cũng được.
Lỗi của người dân là tùy tiện, không phải đất nhà mình mà tại sao lại vơ vào. Chính quyền đã không cho xây dựng sao còn cố tình lén lút mà xây. Không phải đất của mình thì tại sao cứ cố đòi cố giữ. Đất nhà nước thì nhà nước lấy, mình phải chấp hành chứ. Bây giờ có nên thì xem xem việc bồi thường kinh phí có thấp so với tiền của dân bỏ ra xây dựng hay không, chứ không nên đơn từ khiếu kiện cho phiền phức. Các hộ gia đình phải nhớ một điều: Nhiều lúc dân đúng mà thấp bé nhẹ cân cũng khó khiếu kiện, huống chi dùng sử dụng đất đai của nhà nước khi pháp luật chưa cho phép. Chính quyền CS không để cho dân tùy tiện làm điều mình thích đâu nhé!

Huỳnh Văn Tư,
Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Có tư tưởng HCM để học tập không?



Đậu Anh Liên
Đan Phượng, Hà Nội, 1/2019
Gia đình tôi định cư ở Canađa từ năm 1990 đến nay đã tròn 19 năm mới có dịp về đón Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 ở VN. Vì muốn dành thêm  thời gian thăm hỏi bà con quê nhà nên tôi về VN từ 1/1/2019.
Từ hôm ấy đến giờ, tôi đi lại khá nhiều nơi, nhìn thấy quê hương nhiều đổi thay mà lòng cũng mừng. Nhà tầng mọc lên san sát; đường làng bê tông sạch đẹp; còi xe máy réo inh ỏi; lại có ô tô nữa chứ. Tối 15/1/2019, tôi được tham dự một buổi sinh hoạt chi bộ xóm (thực ra tôi không phải là đảng viên, nhưng ông bí thư muốn tôi tham dự cho biết thực tế ở quê vì thấy tôi lâu lâu mới về đây với lại cũng già cả rồi).
Điều làm tôi hơi ngạc nhiên là trong nội dung họp có việc học tập tư tưởng HCM chuyên đề năm 2019. Tôi thấy bí thư chi bộ đọc rõ ràng tên chuyên đề 2019 là: “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”. Hóa ra, việc học tư tưởng HCM không chỉ đến tận xóm làng mà còn chuyên sâu đến mức theo chuyên đề mỗi năm. Khủng khiếp thật! Nói thực, ở nước ngoài như chúng tôi, nghe tin tức loáng thoáng thôi chứ không nghĩ việc học tập tư tưởng Bác Hồ sâu sắc đến mức như vậy.
Tôi đem câu chuyện này đi lân la dò hỏi thêm mấy cụ hưu trí, đoàn thanh niên và khá nhiều người dân; tôi mới biết ở VN triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng HCM có từ hơn chục năm nay. Một đoàn thanh niên của xóm kể cho tôi biết nào là chỉ thị 23 năm 2003, chỉ thị 06 năm 2006, chỉ thị 03 năm 2011 và chỉ thị 05 năm 2016.
Lâu nay, chúng tôi ở Canađa ít nhiều có biết việc học tập tư tưởng HCM, nhưng tôi không nghĩ là việc này ở VN lại ăn sâu đến tận người dân thôn xóm như vậy. Trong khi đó, một số người cứ cố tình nói là “HCM có tư tưởng đâu mà học”. Thậm chí, trên mạng internet, có người còn cho rằng: “Tư tưởng HCM là do các ông bà ở hội đồng lý luận trung ương và học viện chính trị quốc gia HCM soạn ra với mục đích thay thế chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị nhân loại vất vào thùng rác”; “cáo gọi là tư tưởng HCM phục vụ công tác tuyên truyền bịp bợm”; “tư tưởng HCM là dòng tư tưởng cờ gian bạc lận, điếm đàng thâu đêm suốt sáng”… 
Tư tưởng HCM có gì mà khủng khiếp vậy? Mấy nước nên Tây có học tư tưởng này đâu mà vẫn giàu có đó sao? Đấy là tôi nghĩ thầm, chứ không dám nói thành lời với ai cả! Vậy nên tôi mới đi tìm hiểu trong dân, xem xem thế nào! Họ kể về chuyện học tư tưởng HCM theo hai ý kiến:
(1) Một số người cho rằng việc học này còn hình thức, nhiều lúc tốn kém phô tô tài liệu. Nhưng họ cũng bày tỏ bức xúc về một số cán bộ, miệng thì hô hào học tập Bác Hồ, ra vẻ liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước, mà thực tế thì ngược lại. Dân cần cán bộ gương mẫu để noi theo, chứ công việc nhà nông bận rộn, có thời gian đâu mà nghiên cứu tài liệu này, chuyên đề nọ.
(2) Nhiều người lại rất phấn khởi khi đánh giá tác dụng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM. Theo họ, nhờ việc học này mà xã hội tốt lên; cán bộ đỡ hư hỏng hơn, tham nhũng ít dần, đối xử với dân đỡ hách dịch hơn.
Qua tìm hiểu, đọc một số bài viết của HCM và bài của người nước ngoài viết về HCM, xem nhiều thước phim, tranh ảnh về cuộc đời hoạt động, tôi thấm thía, cảm nhận được nhiều điều thú vị mà trước đó tôi không ngờ như vậy. Tôi xin nêu ra mấy ý ở HCM mà tôi học tập, ví dụ như:
- Từ thuở bé đến khi qua đời, HCM là người siêng năng lao động, chăm chỉ học tập; tự lực cánh sinh, vượt qua gian khó; làm được từ những việc rất nhỏ như rửa bát thuê, bồi bàn, chụp ảnh đến làm chủ tịch nước, trở thành người có trí tuệ thông tường. Điều này, không kể già trẻ gái trai, người VN hay người nước ngoài đều cần học tập.
-  Suốt cả cuộc đời, HCM làm việc tận tụy, cần mẫn cũng chỉ vì độc lập cho dân tộc VN (đánh đuổi giặc Pháp và giặc Mỹ); không danh lợi, không giành của riêng; sống giản dị, chất phác, thường quan tâm, yêu quý mọi người; miệng nói tay làm. Ví dụ, HCM xắn quần cùng với nhân dân tát nước vào ruộng, cùng cấy lúa, kéo lưới… Trong khi nhiều người hiện nay cứ lo cho bản thân mình, cứ đục khoét của công, sống xa hoa lãng phí, khinh người… Thế thì phải học Bác Hồ chứ còn gì nữa?!
- HCM thường lên án những cán bộ, đảng viên hư hỏng sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hủ  hóa, đố kỵ, ba hoa, lười lao động, thích thể hiện; những cán bộ hạch dịch, cửa quyền, ăn đút lót, vòi vĩnh của dân; chạy chọt để làm cán bộ, nịnh nọt để được cái này cái kia… Vậy thì cần học tư tưởng HCM lắm chứ!
- HCM thường khuyên con người sống với nhau có tình có nghĩa, rèn luyện phẩm chất đạo đức, coi trọng người tài (ví dụ Bác mời cụ Huỳnh Thúc Kháng ra làm Bộ trưởng Bộ nội vụ, quyền chủ tịch nước mặc dù cụ Huỳnh từ chối hai lần; mời giáo sư Trần Đại nghĩa bỏ cuộc sống giàu có ở Pháp về giúp cho đất nước VN)… Tôi nghĩ, những điều như vậy, không chỉ có người VN mà có lẽ người nước khác cũng cần phải học tập Bác Hồ.
Từ câu chuyện học tập tư tưởng HCM, tôi cũng muốn nhắn nhủ những ai đang chưa có hiểu biết về điều gì đó thì không nên phủ định, chê bai, bác bỏ. Muốn kết luận về điều gì đó, hãy tìm hiểu kỹ bản chất, đặt vào điều kiện thực tế có cần đến đâu rồi mới bàn phán. Một người có nhiều điểm tốt như ông HCM mà chúng ta không tìm học được gì ở đó, chắc chắn là chúng ta không phải người tử tế và nếu có là người tử tế thì động cơ là không trong sáng!

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Hãy nhìn thẳng vào sự thật



                               

Trong xã hội vẫn có những người hay sống bằng hoài niệm, không thích nhìn nhận đúng những gì mà thực tế đã rõ, thậm chí khi xã hội phát triển, thay đổi tốt hơn thì vẫn muốn giữ lại những gì cổ hủ, như là thói quen vốn có của riêng mình. Cũng lạ lùng còn có người không muốn có sự tiến bộ, phát triển hoặc đổi mới và nhiều khi không muốn thay đổi bản thân. Cũng vì lẽ đó mà khi có sự thay đổi tiến bộ của xã hội, của chế độ thì họ tranh thủ mọi phương tiện truyền thông để đưa ra những nhận định, quan điểm lệch lạc không như thực tế đang diễn ra, có khi còn đả kích, nối xấu đủ kiểu.
Tôi nói không sai, thực tế ấy rất rõ khi NG.Dân trên Dân Làm Báo có bài Tự hào về đất nước có được cơ đồ như hôm nay là cực kỳ phản quốc” có viết rằng: Đất nước việt Nam, qua trên 43 năm gọi là phát triển và xây dựng (từ 1975). Ngày hôm nay, ta thấy được gì? một đất nước hầu như tan hoang, suy tàn về mọi mặt - một sự phát triển đi lùi… Đã đến lúc không còn trông chờ và tin vào CS - một nhà cầm quyền hiện tại quá gian xảo, dối trá, và quá bạo tàn… Quá ư là đớn hèn khiếp nhược (với giặc). Đã đến lúc một dân tộc phải vùng lên - vùng lên, đứng dậy…Phải lật đổ một chế độ bạo tàn để cứu lấy non sông…”.
Ngày từ đầu bài viết, tác giả đã lộ rõ mục đích của mình, phủ nhận hoàn toàn những thành tựu của cả dân tộc, đưa thông tin không đúng sự thật để  hạ uy tín, nói xấu Đảng, Nhà nước, không thừa nhận chế độ hiện nay. Tác giả thể hiện thái độ phản ứng gay gắt đối với nhận định về sự phát triển của đất do cả dân tộc cùng phấn đấu để đạt được, để rồi đưa ra khẳng định rất tiêu cực đối với Đảng và hô hào lật đổ chế độ. Tôi cho rằng những thông tin mà NG.Dân nêu trong bài viết trên với giọng điệu hết sức xuyên tạc, cố tình hiểu sai, cố tình bóp méo, nói xấu về những kết quả mà Việt Nam có được trong mấy chục năm qua. Với những thông tin và thực tế đã và đang diễn ra trên đất nước mình, là một người dân bình thường và làm nghề tự do với chút thành công nho nhỏ, tôi cũng xin chia sẻ đôi điều để mọi người cũng hiểu thêm về vấn đề này.
          Chúng ta đều biết rất rõ rằng, trải qua gần 90 năm, ĐCSVN đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với dân tộc, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân đánh thắng hai thực dân, đế quốc xâm lược sừng sỏ, đặc biệt hơn thành tựu hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có những bước tiến dài, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục; tỷ lệ phần trăm dân số nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009 và ước tính 6,8% năm 2019. Từ những thành quả ấy, Liên hợp quốc cho rằng, các Chiến lược Phát triển kinh tế -xã hội đã giúp Việt Nam vươn mình, đưa đất nước từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo khó, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng.  Từ chỗ chỉ đạt 100 USD trước năm 1986 thì nay đã tăng lên trên 2.109 USD và năm 2019 tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 7,08%, là mức cao của khu vực và thế giới. 
Hiện nay Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương. Nhiều hoạt động đối ngoại và các sự kiện quốc tế đã diễn ra thành công ở Việt Nam. Đặc biệt, việc diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Hà Nội mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam. Việc lựa chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đình của Tổng thống Mỹ và người đứng đầu nhà nước Triều Tiên tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam, đồng thời tiếp tục khẳng định Việt Nam là một đất nước hòa bình, ổn định, thân thiện, an toàn và phát triển, là sự tin cậy của quốc tế dành cho Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Điều đó không thể phủ nhận và tiếp tục là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của người dân Việt Nam về một chính đảng, để dẫn dắt, chỉ đường và lãnh đạo đất nước trong quá trình đi liên xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Từ đó, tôi cho rằng, bài viết của tác giả NG. Dân đánh giá về nhận định thành tựu của Việt Nam là không hề có căn cứ, bịa đặt, là chụp mũ vào những gì thực tế đang diễn ra. Đây không chỉ là những thông tin đơn thuần, mà tác giả đã cố tình dùng bài viết của mình trên mạng xã hội để xuyên tạc, nói xấu Đảng, đánh vào tình cảm thiêng liêng, vào niềm tin của nhân dân dành cho Đảng. Có thể khẳng định thông tin của NG.Dân  thể hiện sự thù địch và âm mưu chống phá, lôi kéo những người bất mãn và kêu gọi lật đổ chế độ, gây rối trật tự xã hội và làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân.
Tôi thiết nghĩ chúng ta cần tỉnh táo, nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội, nhận định cần khách quan, có cơ sở thực tiễn và có thái độ đúng mức, ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch, xấu xa của những người bất mãn với chế độ; chủ động với những thông tin trên mạng xã hội để tránh hiểu nhầm hoặc comment những thông tin trong bài viết của Ng.Dân.

Các cách khôi phục tài khoản facebook khi bị vô hiệu hóa

Các cách khôi phục tài khoản facebook khi bị vô hiệu hóa

https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/cach-de-khoi-phuc-tai-khoan-facebook-khi-bi-vo-hieu-hoa.html

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Có phải giáo dục cộng sản tạo nên những tên trộm cướp và gian trá?



Huỳnh Hữu Trí,
Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Gần chục năm nay tôi mới có dịp trở về đón tết cổ truyền ở Việt Nam. Nhìn đất nước đổi thay, tôi cũng mừng nhưng vẫn xen lẫn nỗi buồn. Vui vì cuộc sống dân làng khắm khá lên, nhà tầng, xe hơi chạy vi vu, hội hè đình đám liên hoan chúc tụng râm ran. Buồn là vì thấy quê hương còn những nhược điểm khó và chậm thay đổi: nào là xả rác tùm lum; rượu chè say xỉn vẫn còn, chửi mắng nhau nặng lời; xảy ra nhiều vụ cướp dật, chém giết; tai nạn giao thông chết nhiều người.
Đặc biệt xấu hổ là có người Việt Nam đi ra nước ngoài lại nảy lòng tham sinh ra trộm cắp, làm cho bạn bè quốc tế xem thường, khinh bỉ. Ví dụ du học sinh Việt Nam trộm cắp bị cảnh sát tỉnh Osaka, Nhật Bản bắt giữ ngày 5/4/2017; có người Việt đến nước Đức cũng ăn cắp một số đồ đạc ngày 11/12/2018; gần đây là 154 người Việt nuos danh nghĩa du lịch đến Đài Loan rồi biến mất tháng 12/2018 để đi làm ăn chui.
Trước những vụ việc xẩy ra như vậy, một số người đã đi tìm căn nguyên. Người thì cho rằng vì cách giáo dục gia đình tốt, pháp luật chưa đủ nghiêm minh để răn đe, ngăn chặn và xử tội; cha mẹ chưa thực sự nêu gương. Người lại cho là vì thế hệ trẻ Việt Nam được nuông chiều quá mức, lêu lổng, thích đua đòi, ăn chơi, lười lao động. Có người lại cho đó là kết quả của nền giáo dục cộng sản.
Tiêu biểu là Nguyễn Lương Tuyền có bài viết đăng ở tạp chí danlambao, đưa ra lý lẽ, so sánh nền giáo dục của chế độ Việt Nam cộng hòa và giáo dục của VN XHCN. Tác giả cho rằng: “Lý thuyết Cộng Sản, triết lý Mác - Lênin và nhất là nền giáo dục cộng sản đã làm hư hỏng con người. Giáo Dục của CSVN chỉ đào tạo ra những tên ăn cắp, ăn cướp và gian trá. Họ ăn cắp tại khắp mọi nơi, từ trong nước ra tới nước ngoài. Tại khắp mọi , người Việt đến từ Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa trở nên nổi tiếng vì hay ăn cắp. Chưa bao giờ quê hương lại có nhiều người nói dối, ăn cắp như trong suốt thời kỳ bị CS cai trị và cho đến bây giờ”.
Ù, cũng phải nhìn nhận cho khách quan. Thật lòng mà nói, không phải vì tôi chê nền giáo dục cộng sản nên bênh vực cho tác giả  Nguyễn Lương Truyền. Nhưng nhiều người có cùng đánh giá: giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay có quá nhiều vấn đề: nào thì là sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch; nào thì là đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tràn lan và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu xong thì bị khai tử (xếp xó); nào thì là thầy lạm dụng tình dục trò - trò đánh thầy; không hiếm thấy tiêu cực trong nhà trường, xin điểm, sửa học bạ, chạy trường chuyên lớp chọn... An ninh xã hội xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp - giết người hàng loạt là nỗi ám ảnh trong mỗi người Việt.
Một khi mà sự học không quy cũ, nền nếp; giáo dục lổm cổm chạy theo đồng tiền thì khó lòng đào tạo nên những con người tốt về nhân cách. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng tôi nghĩ không đến mức như tác giả Nguyễn Lương Truyền đổ lỗi hoàn toàn việc ăn trộm ở nước ngoài là bản chất giáo dục cộng sản; tác giả đã rất chủ quan khi quy kết “khắp mọi nơi trên thế giới đều cảnh giác lo sợ người Việt trộm cắp”.
Nếu nói đến giáo dục cộng sản phải tính từ năm 1945 - khi nước Việt Nam được ông Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập đến nay. Cả thời kỳ dài, cộng sản đào tạo, giao dục ra nhiều con người kiên trung, bản lĩnh, làm nên nhiều việc to lớn. Đó chính là cốt gốc tạo ra những con người gan dạ hy sinh đánh thắng Pháp và Mỹ, xô dạt luôn những người theo Việt Nam cộng hòa. Hơn nữa, người nhiều nước trên thế giới cũng trộm cắp ở nước ngoài, họ có phải được giáo dục cộng sản đâu?
Cũng phải thừa nhận là mấy năm đầu dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm có chú trọng về giáo dục, đào tạo; trước năm 1975, có gửi nhiều người du học tại các nước tiến bộ. Nhưng rồi chúng ta cũng chưa có mấy người nổi danh. Trong khi tác giả Nguyễn Lương Truyền lại hết lời ca ngợi chế đọ giáo dục của Việt Nam cộng hòa, phủ nhận sạch trơn nền giáo dục cộng sản, vội vàng kết luận “Giáo Dục của CSVN chỉ đào tạo ra những tên ăn cắp, ăn cướp và gian trá. Từ Hồ Chí Minh trở xuống, đều là những tên bịp bợm, lường gạt, ăn cắp, ăn cướp. Chúng đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân 1946-1954”.
Đọc đoạn viết này, tôi thấy hình như tác giả không am hiểu lịch sử Việt Nam cho lắm. Cá nhân tôi cho rằng, không biết thì không nên nói. Biết chưa rõ thì phải nghiên cứu thêm. Không nên vội kết luận. Tôi tuy kiến thức lịch sử dân tộc không nhiều, nhưng tôi biết rõ trong giai đoạn 1946-1954, làm gì có chuyện “Hồ Chí Minh cướp công kháng chiến chống Pháp”. Khi đó ông Hồ Chí Minh tổ chức nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai để giành lại độc lập, tức là đang cố gắng bảo vệ công lao cách mạng của nhân dân đã giành được từ năm 1945. Sau đó, cũng vì mục tiêu có đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, không chịu khuất phục đế quốc nào thì mới phải đánh đuổi Mỹ xâm lược, chứ đâu có đi xâm chiếm miền Nam như tác giả viết ra.
Trộm cắp là một thói xấu, thường tồn tại trong dân gian. Dù ít dù nhiều, mức độ nặng nhẹ, diễn ra nhiều hay ít, nhưng đất nước nào cũng có thói xấu đó. Chúng ta là người Việt Nam, dù sinh sống ở đâu trên trái đất này cũng nên và phải nên góp phần bảo vệ, làm đẹp thêm cho đất nước. Do đó, khi viết về đất nước, nên với tinh thần xây dựng, tôn trọng lịch sử, bảo vệ giá trị văn hóa tốt đẹp. Không nên nhìn một phía, sinh ra bài viết của mình dễ đẩy người đọc đi đến tiêu cực, phản bội lại đất nước mình. Đó là lẽ thường mà mỗi con người cần phải hướng tới. Đúng không tác giả Nguyễn Lương Tuyền?

.



Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Một kiểu chọc gậy bánh xe

Đã qua rồi những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, tôi cũng như mọi người trở lại nhịp sống bình thường. Vẫn phong tục truyền thống vào dịp Tết và đầu năm mới thường là thời điểm mọi người, mọi nhà đoàn tụ, thực hiện các nghĩ lễ thờ cúng, tri ân tổ tiên, dòng tộc, thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành, tưởng nhớ người thân quá cố, đồng thời bày tỏ sự tri ân đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu để đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình và dân tộc. Hoạt đồng thờ cúng, tín ngưỡng cũng luôn được dân tộc gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần của con người trong mọi giai đoạn lịch sử, đã thể hiện nét đẹp văn hóa ngàn đời nay của người dân Việt Nam, không chỉ người dân Việt mà hầu hết người dân trên thế giới cũng cùng chung nét văn hóa đẹp đẽ đó.
Ấy vậy mà, hoạt động tín ngưỡng, đi lễ đầu năm trong thời gian qua vẫn có những hiện tượng chưa phù hợp, một số hoạt động bị thương mại hóa, nhiều lễ hội đã bị biến tướng, xuất hiện những hình ảnh phản cảm, làm mai một đi ý nghĩa hoạt động truyền thống văn hóa tốt đẹp này… Những hiện tượng đó đã được các cấp chính quyền, địa phương có những giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực, thiếu văn hóa trong tổ chức hoạt động lễ hội cho người dân. Song, trên các trang mạng, nhất là mạng xã hội vẫn có những bài viết phản ánh về các lễ hội, có tác giả không chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng, mà còn đưa quan điểm rất nặng nề, thiếu căn cứ thực tế, có tác giả còn đưa vấn đề chính trị vào trong bài viết về hoạt động lễ hội nhằm mục đích nói xấu chế độ, gây hoài nghi, mất niềm tin đối với người dân và cộng đồng mạng.
Có lẽ điển hình nhất là bài “Ngày đầu năm: Bàn chuyện cúng bái của dân và mồ mả của lãnh đạo CSVN” của tác giả Quê Hương trên trang Chân Trời Mới, viết rằng: “Những ngày đầu năm là những ngày người dân Việt đổ đi khắp chốn để cầu khấn lễ bái … Đảng biết mà không thể hoặc không làm gì để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn… Vấn đề là Đảng có lợi từ những hoạt động thờ cúng mông muội ấy. Bởi họ thu được rất nhiều thuế và phí… các lãnh đạo Cộng sản cần gì phải chăm chút cho mộ phần của mình (để thờ cúng) để làm gì…Nói như thế mới thấy cái lăng của ông Hồ Chí Minh thật là khốn nạn…Và đã đến lúc phải phá bỏ thứ Chủ Nghĩa Xã Hội điên rồ này cùng với Chủ Nghĩa Lăng Mộ cổ hủ, đã làm khổ dân ta mấy chục năm qua!”.
Thực tế mà nói, tôi không rõ tác giả là người thế nào nhưng khi đọc những thông tin trong bài viết này tôi cho rằng tác giả Quê Hương đã nhìn nhận, đánh giá không đúng về văn hóa tâm linh, thờ cúng theo truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cũng như một số vấn đề liên quan đến chính sách đối với cán bộ cấp cao của Đảng, nhà nước. Chúng ta cần phân tích ở nhiều khía cạnh, trong đó cần khách quan, nhìn đúng vấn đề và có thể chia sẻ quan điểm của mình một cách đúng mức, không nên lạm dụng một số tồn tại trong hoạt động văn hóa để đả phá cả một chế độ và tình cảm, nguyện vọng của người dân.  
Trước hết nói về hoạt động lễ hội là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có hàng ngàn năm lịch sử, từ thời khai sinh, lập địa. Lễ hội thể hiện lòng tri ân của nhân dân với truyền thống chung của dân tộc, ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.
Lễ hội ở Việt Nam còn mang truyền thống đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vùng miền, phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống của từng dân tộc, từng tôn giáo, mang tính nhân văn sâu sắc. Lễ hội còn mang tính giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết trong cả cộng đồng.
Đối với mỗi người dân Việt Nam, trên khắp miền quê trong cả nước lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh. Mỗi khi Tết đến, Xuân về, từ đô thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao, lễ hội được tổ chức để đón mừng năm mới, tưởng nhớ tổ tiên và người có công với cộng đồng, và cũng là dịp để mọi người vui chơi, giải trí sau một năm lao động, sản xuất vất vả. Đến Lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa độc đáo của người Việt, vậy nên bàn thân tôi cũng như nhiều người thường cho các con đi cùng để các cháu hiểu biết thêm về văn hóa và truyền thống của dân tộc. Song, quan trọng hơn cả, là đến những chốn linh thiêng mỗi người trong gia đình tôi đều tìm được sự thư thái cho tâm hồn, thanh tịch trong chốn linh thiêng.
Mọi người dân khi đến các lễ hội được tham gia hoạt động tâm linh có ý nghĩa, nhắc nhở mọi người phải sống sao có tâm, có đức, cầu mong cho đất nước được bình an, bản thân và gia đình được may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống; mọi người còn được tham gia các trò chơi dân gian, giải trí, liên hoan văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giải toả tư tưởng, qua đó nhắc nhở mọi người sống phải có ý thức trách nhiệm với quê hương và đất nước, đóng góp công sức xây dựng, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, nơi thờ tự, công đức để xây dựng các công trình văn hoá, xã hội, góp phần  phát triển kinh tế của địa phương, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và bất hạnh. Vì vậy lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống của mỗi người dân.
Trên thực tế năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, nêu rõ nguyên tắc tổ chức lễ hội. Theo đó, việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn",... Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam,.. loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân,... Nghị định quy định không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Rõ ràng, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Hiên nay, công tác quản lý và tổ chức lễ hội Xuân Kỷ Hợi 2019 đang được thực hiện rất quyết liệt, hiệu quả, nhằm làm cho các lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, tiết kiệm, văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của các địa phương và nhu cầu của người dân các vùng miền, dân tộc, từ miền núi đến miền xuôi....
Về thông tin mà tác giả Quê Hương nêu rằng: “các lãnh đạo Cộng sản cần gì phải chăm chút cho mộ phần của mình (để thờ cúng) để làm gìNói như thế mới thấy cái lăng của ông Hồ Chí Minh thật là khốn nạn…Và đã đến lúc phải phá bỏ thứ Chủ Nghĩa Xã Hội điên rồ này cùng với Chủ Nghĩa Lăng Mộ cổ hủ, đã làm khổ dân ta mấy chục năm qua…”, tôi cho rằng trên thực tế mọi người ai cũng biết trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thì thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Là người Việt Nam thì mọi người đều thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ khi khuất núi.
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt. Nó được ra đời và duy trì trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, đã hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền vững, được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử nhiều biến động. Điều này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã qua đời cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với tổ tiên. Tôi cũng cho rằng tác giả cũng vẫn đang duy trì hoạt động này, nếu là một người gốc Việt. Điều đó cũng khẳng định rằng, các “lãnh đạo cộng sản” – như tác giả nói trên – cũng là người Việt, thì đương nhiên cũng duy trì và thực hiện hoạt động văn hóa này, không có gì lạ hoặc thái quá.
Còn về nói về “… cái lăng của ông Hồ Chí Minh…” thì năm 1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần trong điều kiện nhân dân Việt Nam đang kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và Di chúc của Hồ Chủ tịch là đề nghị được hỏa táng và “tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam”. Tuy nhiên với công lao to lớn của Người đối với đất nước và tình cảm thiêng liêng của Hồ Chủ tịch đối với cả dân tộc, nhất là đối với đồng bào miền Nam đang ra sức chiến đấu hy sinh để giành độc lập, và khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất muốn vào Nam gặp đồng bào Miền Nam nhưng sức khỏe không cho phép. Xét thấy yêu cầu cần thiết phải giữ thi thể của Hồ Chủ tịch để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Người. Tuy không đúng với Di chúc của Người, song cũng là do thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân cả nước nên Đảng, Nhà nước Việt Nam đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đó Lăng của Người đã được xây dựng trang nghiêm đối diện với hội trường Ba Đình lịch sử - nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và cũng là nơi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta làm lể truy điệu, vĩnh biệt Người. Nhiều năm qua, người dân mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế đã đến thăm viếng Người với tấm lòng thành kính, thiêng liêng và bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.

Những thông tin kể trên luôn đúng với thực tế mà mooic người dân như chúng tôi luôn nghĩ và hành động từ tấm lòng mình đối với Bác Hồ. Vạy nên thông tin mà tác giả Quê Hương nêu trong bài viết, tôi cho rằng tác giả đang kích động người đọc để hướng đến việc “…phá bỏ thứ Chủ Nghĩa Xã Hội điên rồ này cùng với Chủ Nghĩa Lăng Mộ cổ hủ, đã làm khổ dân ta mấy chục năm qua…”. Ở đây phải khẳng định rằng, việc lựa chọn chế độ xã hội của Việt Nam là do người dân Việt Nam quyết đinh, đâu phải do dân tộc khác, quốc gia khác quyết định mà tác giả Quê Hương phải “hô khẩu hiệu”. Và rằng, “thứ chủ nghĩa xã hội” và “Chủ nghĩa lăng mộ cố hủ” mà tác giả nêu ở trên đang làm cho người dân Việt Nam đi đúng hướng đấy, thực tế cho thấy những năm qua Việt Nam đã vượt qua không ít khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Năm 2018 tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 7,08%, là mức cao nhất trong 10 năm qua, quy mô nền kinh tế tăng, nợ công giảm. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên một bước. Văn hóa - xã hội có bước tiến bộ; giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, thể dục, thể thao đạt được nhiều thành tích cao. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng. Ðời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; vị thế và uy tín Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Tôi cảm nhận được niềm tự hào của người dân về những thành tựu đạt được trong những năm qua. Hãy nhìn những con đường rực màu cờ đỏ và tiếng hô vang “Việt Nam vô địch” mỗi khi đội bóng đá quốc gia thi đấu xuất sắc trong năm 2018 trên các đấu trường châu lục thì càng thấy rõ tinh thần và hào khí của cả dân tộc Việt, chứ đâu phải “…khổ dân ta mấy chục năm qua”  như thông tin mà tác giả Quê Hương đã nêu ở trên.

Những điều tôi chia sẻ trên đây cũng hy vọng mọi người có cái nhìn khách quan hơn về những vấn đề liên quan đến hoạt động văn hóa lễ hội và tâm linh của đất nước mình, và tin tưởng vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do nhân dân, dân tộc ta đã lựa chọn và đang ra sức cố gắng, nỗ lực để có được những thành tựu mới. Cũng mong mọi người hãy tỉnh táo trước những thông tin như trong bài viết của tác giả Quê Hương.

   Trần Văn Thanh


Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Trung Quốc nên hạ giọng khi xử lý các vấn đề quốc tế



Đậu Xuân Hiệp
(Du học sinh ở Thượng Hải)

Từ những đòn thuế quan “ăn miếng trả miếng”, căng thẳng Mỹ - Trung leo thang từ thương mại tới nhiều mặt trận khác, khiến nhiều người lo ngại về một cuộc “chiến tranh lạnh” kiểu mới. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ ngày 01/12/2018 khi diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng quan chức cấp cao 2 bên tại Buenos Aires, đem lại một thỏa thuận đình chiến 90 ngày cùng những nhượng bộ nhất định từ cả 2 phía. Với một thỏa thuận đình chiến 90 ngày, có thể dự đoán đầu năm 2019, căng thẳng sẽ không leo thang.
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, một số chuyên gia chính sách ngoại giao Trung Quốc cảnh báo: Nếu phía Bắc Kinh áp dụng lập trường linh hoạt hơn, hành động nhanh chóng hơn trong việc dẹp những lời lẽ khoa trương khoác lác về mục tiêu của mình thì có thể đã kiểm soát được cuộc chiến tranh thương mại này, xin nêu ra một số ý kiến cụ thể sau đây:
- Giáo sư Giả Khánh Quốc (贾庆国), Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh (từng được Bộ Ngoại giao cử sang Mỹ từ ngày 28/10-2/11/2018) đã phát biểu trong cuộc tọa đàm tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đại ý rằng: “Tranh chấp thương mại Trung - Mỹ chỉ là biểu tượng, là biểu hiện của sự biến hóa về tính chất trong mối quan hệ giữa hai nước những năm qua. Trung Quốc nên hạ giọng trong xử lý các mối quan hệ quốc tế. Việc quảng bá mô hình Trung Quốc nên thực dụng, không thể tạo ra bầu không khí để thay thế mô hình Mỹ, cũng không nên cố tình cường điệu việc đối đầu Trung-Mỹ”[1].
- Ông Richard McGregor (từng là phóng viên tại Trung Quốc, hiện là nghiên cứu viên cấp cao của Lowy Institute) cho rằng: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã châm ngòi cho một số phát biểu phê phán Tập Cận Bình. Mầm mống tẩy chay quyền lực tuyệt đối của ông Tập bắt đầu hiện rõ. Điều đó có nghĩa là cuộc đấu tranh nội bộ chính trị thân hữu đang trở nên gay cấn, sẽ có thể dẫn đến sự tê liệt chính sách và mất ổn định. Hay như bà Susan Shirk (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thế kỷ XXI thuộc phân hiệu San Diego, từng làm Phó Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Mỹ) cho rằng: điều thú vị là ở chỗ lời lẽ của quan chức Trung Quốc nói về chính sách ngoại giao đã xuất hiện một số điều chỉnh. Điều đó ngầm cho thấy một số năng lực tự sửa sai, ít nhất là về mặt luận điệu chính sách đối ngoại.
- Nhiều cựu quan chức truyền tay nhau đọc bài của Hứa Chương Nhuận[2], cho rằng tình hình có xu hướng dồn nén lại thành tâm lý bất mãn sâu sắc hơn, tiến tới ăn mòn quyền uy của Tập Cận Bình. Trong khi xã hội xuất hiện một số kẻ tôn sung ông Tập một cách thái quá. Vì vậy bài báo của Hứa Chương Nhuận viết: Những lời lẽ tuyên truyền có liên quan tới Tập Cận Bình rất giống sự sùng bái cá nhân vây quanh Mao Trạch Đông; bài báo kêu gọi phải “lập tức hãm phanh lại”.
- Ông Dương Đại Lợi, chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Đại học Chicago cho rằng: Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã bị chỉ trích vì gây ra sự sùng bái cá nhân ấy cũng như đã làm nhiễu các thông điệp liên quan đến tranh chấp thương mại Trung – Mỹ. Một số bài đăng trên Nhân dân Nhật báo có ý châm biếm những học giả và chuyên gia Trung Quốc tuyên bố nước này đã vượt Mỹ trở thành cường quốc công nghệ; khuyên nhủ giới truyền thông ngăn chặn cách làm tự thổi phồng mình. Sự căng thẳng trong thương mại quốc tế và sự phê bình trong nước Trung Quốc có thể làm cho chính phủ của ông Tập nghĩ cách làm dịu thái độ trước công chúng.
- Sau một số sự kiện gần đây như việc tiêm loại vắc-xin có vấn đề cho mấy trăm nghìn trẻ em đã gây nên làn sóng phẫn nộ và biểu tình của công chúng, nhiều người Trung Quốc ủng hộ phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình, cũng ủng hộ lời thề của ông sẽ xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc không thỏa hiệp trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng một số nhân sĩ trong Đảng, trong giới trí thức, cựu quan chức có đầu óc cởi mở và trong tầng lớp trung lưu dường như đang hình thành một số lo lắng đối với chính sách cứng rắn của Tập.



[1] Nguồn: http://www.kaixian.tv/gd/2018/0718/402859_2.html. Nguyên văn tiếng Trung: 贾庆国院长表示,中美贸易争端只是表象,两国关系在这些年发生了根本性的变化。中国在处理国际问题上应该要低调,宣传中国模式应该务实,不能营造一种要取代美国模式的氛围,也不应该刻意强调中美对抗)
[2] Bài viết có tựa đề: “许章润:我们当下的恐惧与期待”, tạm dịch là “Nỗi sợ và kỳ vọng hiện nay của chúng ta, đăng ngày 24/7/2018 trên trang web của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc,
 http://unirule.cloud/index.php?c=article&id=4625),