Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

PHAN BỘI CHÂU VÀ HỒ CHÍ MINH ĐỀU LÀ NGƯỜI CHÍNH DANH, ĐỀU ĐƯỢC LỊCH SỬ GHI NHẬN CÔNG LAO





Tôi sinh ra, lớn lên ở một vùng quê nghèo, hiện nay là sinh viên năm thứ hai của khoa Sử một trường đại học ở Hà Nội. Cha tôi là một cựu chiến binh còn mẹ tôi làm nghề buôn bán nhỏ. Không biết duyên cớ gì mà từ thuở bé, tôi đã rất thích tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt ngững mộ những danh nhân được lịch sử ghi nhận, tôn vinh.
Phần vì yêu thích lịch sử, lại là chuyên ngành đang theo học nên tôi đọc khá nhiều bài viết về Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh qua nhiều nguồn khác nhau, thể hiện quan điểm của học giả Việt Nam và học giả nước ngoài. Tôi nhận thức được đây là hai con người tiêu biểu cho hai khuynh hướng cách mạng ở hai giai đoạn kế tiếp nhau trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, đây là hai con người sinh ra từ quê hương Nghệ An, đều ở huyện Nam Đàn, bên bờ sông Lam đậm chất văn hóa. Tuổi trẻ sinh viên như chúng tôi, không ai không biết về hai danh nhân tiêu biểu này. Họ đều kính nể và quý trọng công lao của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc. Không chỉ có vậy, nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận và đánh giá cao về Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh với những bài viết, công trình nghiên cứu sâu sắc.
Nhưng tôi thật băn khoăn khi đọc bài viết “Phan Bội Châu so với Hồ Chí Minh: người chính danh, người giả danh” của Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao). Lúc đầu, tôi tò mò tìm xem có luận điểm nào mới so với các bài viết khác, nào ngờ, càng đọc, thấy tác giả càng nhầm lẫn giữa cái hiện tượng và cái bản chất, chưa hiểu biết lịch sử thấu đáo, hình như là cố tình hạ thấp vai trò, công lao của Hồ Chí Minh, qua đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Công bằng mà nói, các tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam đã công phu khảo sát, liệt kê nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử trong giai đoạn cách mạng dưới ngọn cờ của cụ Phan Bội Châu và những diễn biến trong hành trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Rất tiếc là bài viết có nhiều chi tiết sai lịch sử, thậm chí có chỗ “viết càn”.
Ngay một đoạn viết: “Năm 1904 cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Cùng thời với cụ có các cụ Lương Khải Siêu, Phan Chu Trinh, Cường Để, Huỳnh Thúc Kháng…”, bạn đọc dễ dàng nhận thấy có ít nhất 3 chi tiết chưa chính xác: (1) Năm 1904, Phan Bội Châu chưa sang Nhật, đang ở trong nước, thành lập Hội duy tân, tập hợp nhân sĩ để chuẩn bị thực hiện mục đích cách mạng. (2) Phong trào Đông du không phải theo kế hoạch của vua Nguyễn. (3) Lương Khải Siêu là nhà cải cách Trung Quốc, không phải là chí sĩ Việt Nam như tác giả liệt kê vào cùng với Phan Chu Trinh, Cường Để, huỳnh Thúc Kháng.
Thậm chí, các tác giả còn viết: “Những gì mà đảng csvn tuyên truyền về Nguyễn Tất Thành rằng ông ấy rời VN năm 1911 là để tìm đường cứu nước thực ra chỉ để thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Không biết các tác giả bài viết học hành đến đâu, nghiên cứu lịch sử như thế nào và sinh sống làm nghề gì ở đâu mà lại viết như vậy. Ai cũng biết, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 là mốc mở đầu cho chuỗi hoạt động đem lại kết quả to lớn cho cả dân tộc Việt Nam: thoát khỏi cảnh lầm tham, nô lệ, giành lại độc lập, tự do vào năm 1945.
Các tác giả còn nhầm lẫn khi viết: “Suốt thời gian hơn 30 năm (1911-1945) Nguyễn Tất Thành gọi là hoạt động đấu tranh chống sự đô hộ của Pháp nhằm giành độc lập cho Việt Nam, Nguyễn Tất Thành không một lần nào bước chân về Việt Nam để gọi là trực tiếp chiến đấu”. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị TW 8, vạch ra đường lối dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tháng 8/1942, Người đích thân đi Trùng Khánh (Trung Quốc) để vận động sức mạnh quốc tế ủng họ cách mạng Việt Nam, nhưng không may bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, mãi đến tháng 8/1944 mới trở về nước, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng 8/1945, soạn thảo và độc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Các tác giả nên nhớ, trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, để bảo đảm cho thắng lợi, thủ lĩnh phong trào không nhất thiết lộ diện!
Trong hoạt động cách mạng, vì lý do phải bí mật, nên việc thay đổi danh tính là chuyện tất yếu. Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn viết nhiều sách báo, nên dùng nhiều bút danh cũng là điều dễ hiểu. Cụ Phan Bội Châu lúc đầu có tên là Phan Văn San, có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam, còn có bút danh khác là Thị Hán...  Tại sao tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lại quy kết:tất cả những nhà đấu tranh đi giành lại đọc lập tự chủ cho Việt Nam đều dung chính danh của mình, nhưng Nguyễn Tất Thành thay tên đổi họ nhay thay xiêm đổi áo!”, “Với tên Việt giả danh, Nguyễn Tất Thành cố ý quên đi các tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, dùng những tên với thâm ý tự tâng bốc cá nhân...” ? Và sao lại lý giải một cách vu vơ rằng: Nguyễn Tất Thành không muốn dòng họ Nguyễn của mình tại Nghệ An bị người đời nguyền rủa vì việc làm tán tận lương tâm của mình, gây chết chóc cho hàng triệu người dân vô tội, bán đứng tổ quốc..., đẩy cả dân tộc vô gông cùm cộng sản, khiến cả nước lâm vào cảnh diệt vong.
Đoạn viết đó càng lộ rõ nhận thức và ý đồ xuyên tạc, bôi nhọ Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam. Cả Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, đều được lịch sử ghi nhận công lao, đóng góp; người đương thời và hậu thế đều ngiêng mình kính nể. Vì vậy, khi ai đó bàn luận về các danh nhân này, cần phải cẩn trọng, đòi hỏi có hiểu biết tầm cỡ, nhân cách đàng hoàng, biết phân biệt đúng - sai, khen  - chê khách quan và công tâm. Chớ nên “viết càn” dễ làm cho người đọc không chỉ hiểu sai lịch sử mà còn có thể khinh bỉ người viết. Tôi mạo muội nhắn nhủ rằng, trước khi đặt bút viết, xin tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam hãy nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh rằng: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”!
@Nguyễn Tiến Đông

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

“Tàn độc hay Nhân đạo”?



      
Nhiều khi suy ngẫm thấy thật lạ, khi mà mọi người phải ngày đêm tất bật, vất vả làm ăn, lo toan cuộc sống thì lại có những kẻ ăn không ngồi dồi sinh ra lắm chuyện. Các cụ nói cấm có sai “Nhàn cư vi bất thiện”, rảnh rỗi quá sinh ra lắm chuyện, túm 5 tụm 3 bàn tán chuyện làng trên, xóm dưới rồi đến chuyện huyện, tỉnh, trung ương, thậm chí còn bàn cả những chuyện quốc gia đại sự; chưa hết, còn bình phẩm, mỉa mai, ghen ghét, đố kị…. chuyện lớn chuyện bé đủ cả. Nào là soi mói, xuy xét mọi người xung quanh, bàn tán, bình phẩm về chuyện đời tư của người khác, rồi chuyện cô này ăn diện, anh kia giàu có đi ô tô xịn, ông nọ làm quan huyện nên lắm tiền nhiều của… Có hôm đi làm về, ngang qua khu tập thể, đã thấy mấy bà, mấy ông “rảnh rỗi” ngồi xì xầm, chỉ trỏ rồi lại cười khúc khích. Tôi biết, kiểu gì mình cũng ít nhiều bị là “đối tượng” để các bà, các ông mang ra cân đo đong đếm. Vốn là người chúa ghét kiểu ngồi lê đôi mách, nhưng thiết nghĩ mình còn phải lo làm ăn, miễn sao sống tốt, chấp hành đúng pháp luật nên không thèm chấp những kẻ “rỗi hơi”.
Mấy ngày nay thấy có một số người “rỗi hơi” bàn tán về cái Nghị định 120/2017 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam”, lại nhân đọc bài Tà phủ cộng sản đổi một mạng người bằng 100 đến 200kg gạo tẻ  của CTV Danlambao, xin có vài điều với bạn đọc.
Trước hết phải nói rằng, có Nghị định này thì việc áp dụng thực hiện các chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đốvới trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam là người nước ngoài dễ dàng hơn rất nhiều, vì Nghị định đã quy định, hướng dẫn chi tiết từng mức, từng loại cụ thể.
Thứ hai, việc tính các loại chi phí quy ra số kilogam gạo tẻ đơn giản chỉ là lấy một “vật ngang giá chung” quy đổi ra tiền để cấp kinh phí, trong Nghị định cũng nêu rõ Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ”, hoàn toàn không phải quy đổi như vậy để cấp gạo cho các cơ sở tạm giam, tạm giữ như lời CTV đã nói “Giá trị một sinh mạng chỉ được đổi bằng 100kg đến 200kg gạo tẻ loại trung bình. Phải chăng cộng sản muốn chứng tỏ Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với sản lượng gạo xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới nhưng hiện tại vẫn tồn dư quá nhiều... Vì thế không thể lấy tiền để lo chi phí cho việc tạm giam, tạm giữ… mai táng những người chẳng may vướng vòng lao lý mà “tự tử” trong đồn côn an hay nhà tù cộng sản”.
Lẽ tất nhiên sẽ có người thắc mắc là tại sao không quy định luôn mức tiền cho từng khoản chi phí mà lại quy đổi ra gạo tẻ? Theo tôi, việc quy đổi ra gạo tẻ cũng có lí lẽ riêng và cũng có thuận tiện riêng, việc căn cứ vào giá gạo trên thị trường tại thời điểm đó để quy đổi và cấp kinh phí là phù hợp, vừa đảm bảo được chế độ, vừa thích ứng với sự biến động của thị trường. Nếu quy định cứng thành mức tiền chung, thì sẽ khó khăn, thiệt thòi khi giá cả các mặt hàng lên xuống thất thường.   
Thứ 3, những người bị tạm giam là bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên nhân thân không tốt, đã có tiền án tiền sự hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.; người bị tạm giữ là những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Như vậy người bị tam giam, tạm giữ là những người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Nhưng khi bị tạm giữ, tạm giam vẫn được đảm bảo đầy đủ các chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ngoài việc được hưởng định mức ăn như người bị tạm giữ, tạm giam khác còn được ăn tăng thêm 30% định lượng về thịt, cá. Người bị tạm giữ, tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật trị giá tương đương 30 kg gạo tẻ. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ, ngoài việc đảm bảo ăn theo định mức chung còn được tăng thêm 30% thịt, cá, được hoán đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ; được cấp thẻ bảo him y tế theo quy định của Luật bảo him y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); được bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016. Ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường, Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em; được chăm sóc y tế, tiêm phòng theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị  Trường hợp người bị tam giam, tạm giữ chết, trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, được cấp kinh phí và các vật dụng  đảm bảo cho việc khâm liệm và an táng. Điều đó cho thấy chính sách của Nhà nước ta thể hiện rất rõ tính nhân văn, nhân đạo. Đến cả những người bị tam giam, tạm giữ (những người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội) còn được Nhà nước đảm bảo các chế độ ăn, mặc, ở, được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh,… được cấp kinh phí và các vật dụng khâm liệm khi bị chết, vậy thì đương nhiên mọi người dân bình thường khác đều được tạo điều kiện thuận lợi và được hưởng những chế độ, chính sách đảm bảo cho việc học tập, làm ăn, sinh sống. Vậy nên rõ ràng những gì CTV Danlambao nói “Việt Nam là một đất nước tự xem là “thiên đường” dưới sự cai trị độc tài của những cái đầu khỉ tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” của loài người. Thế nhưng trong quốc gia đó người dân luôn phải sống trong cái ách tàn độc của những kẻ cầm quyền” hoàn toàn không phải là sự thật!!!

Vài trao đổi với tác giả Nguyễn Đan Thanh về bài viết: “Đảng cộng sản - Một tổ chức tội phạm!”



Hòa Bình

Tôi là một cựu chiến binh, từng tham gia chiến trường miền Nam, đã xuất ngũ, hiện nay làm bảo vệ cho một khu chung cư ở Hà Nội. Cậu con trai mới tốt nghiệp đại học, vừa đi làm, nhận được tháng lương đầu tiên, nên biếu cái điện thoại có sim 3G để tôi tiện vào mạng internet đọc báo. Làm bảo vệ, hàng ngày tiếp xúc với nhiều người ra vào, tôi nghe người ta bàn tán một số chuyện về tình hình đất nước, về Đảng và Bác Hồ. Khen cũng nhiều mà chê cũng có. Còn bản thân tôi, nhiều lúc đọc báo, xem ti vi thấy chuyện cán bộ, đảng viên vi phạm tiêu cực, nhất là hiện tượng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên như hiện nay, có lúc tôi cũng rất buồn. Nhưng về Bác Hồ thì tôi hoàn toàn ngưỡng mộ, cả nhân cách và những việc mà Bác đã làm cho đất nước ta.
Ngoài đọc các bài viết “chính thống” về Đảng, về Bác Hồ, thi thoảng tôi cũng đọc một số bài gọi là “trái chiều” để ngẫm với thực tiễn xem sao. Cái mà tôi gọi “trái chiều” ở đây là ý nói những bài viết có tính phản biện lại, chỉ ra điểm tồn tại, yếu kém của Đảng để Đảng kịp thời sửa chữa. Qua đọc báo mạng internet, tôi thấy có rất nhiều bài phản biện về Đảng và Bác Hồ nhưng không phải bài nào cũng có tính xây dựng. Thậm chí, có những bài viết nói sai sự thật, cố ý xuyên tạc lịch sử dân tộc, về Đảng và bôi nhọ Bác Hồ. Như bài viết “Đảng cộng sản - Một tổ chức tội phạm!” của tác giả Nguyễn Đan Thanh (Danlambao) là một ví dụ.
Thực ra, tôi không phải là người cố chấp, cũng không có dính líu về chính trị, lại nghỉ sinh hoạt đảng từ mấy năm nay và cũng không có hơi đâu mà viết bài tranh luận với Nguyễn Đan Thanh - một người mà tôi không hề biết làm gì ở đâu. Nhưng ngẫm lại lịch sử của Đảng mà tôi biết, ngẫm lại công lao của người đi trước cho đất nước có hòa bình hôm nay, trong đó có một phần xương máu của tôi và đồng đội tôi, nên tôi phải viết ra suy nghĩ của mình, có thể tác giả Nguyễn Đan Thanh không đọc được bài viết này của tôi.
Trước hết, tôi thấy tác giả Nguyễn Đan Thanh đã dày công nghiêm cứu, đọc tài liệu, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và lịch sử Đảng cùng tiểu sử Hồ Chí Minh; quan tâm nhất định về tình hình đất nước và cuộc sống của nhân dân. Nhưng tôi thấy tác giả đã nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn lịch sử, lẫn lộn giữa công và tội, giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa bản chất với hiện tượng, nên đã phủ định hoặc cố tình phủ định hết mọi đóng góp của Đảng cho cách mạng Việt Nam; không những phủ đinh hết công lao của Bác Hồ mà còn xuyên tạc sự thật, cố tình gán ghép, bộc lộ ý đồ không trong sáng. Bởi thế, Nguyễn Đan Thanh mới viết: Chưa kể sự kỳ thị lý lịch ba đời làm thui chột nhân tài, kể cả con cháu quan chức cộng sản cũng không muốn về nước, dù là về để tiếp nối sự nghiệp độc tài do cha ông chúng để lại, sau khi đã hoàn thành tín chỉ du học. Đó là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước, dẫn đến làn sóng tỵ nạn chính trị - kinh tế kéo dài từ sau Hiệp Định Genève 1954, cho đến tận ngày nay vẫn chưa chấm dứt việc người dân chạy trốn chế độ cộng sản”. 
Điều thứ hai, nếu là viết bài để bày tỏ nỗi lòng của một người có có tinh thần xây dựng, có hiểu biết lịch sử dân tộc, biết đúng biết sai thì có lẽ không dùng những từ ngữ mà tôi cho là có phần “thô tục theo kiểu xã hội đen” thể hiện ngay từ đầu đề bài viết. Hơn thế, tác giả hình như cũng chưa phân biệt được đâu là việc vì nước vì dân, đâu là việc hằn học cá nhân nên mới cho rằng: “Tên đứng đầu tổ chức tội phạm, toàn quyền quyết định nhận hoặc sa thải đàn em… Nguyễn Phú Trọng không ngần ngại triệt hạ đồng chí, đồng đảng, đồng bọn một thời tay bắt mặt cười trong các kỳ đại hội đảng. Điển hình như trường hợp Nguyễn Tấn Dũng và đàn em. Gần đây là Trịnh Xuân Thanh. Dù là người dân ít hiểu biết nhất thì cũng đều tán đồng với việc xử lý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh. Nhưng không rõ là Nguyễn Đan Thanh có nhận thức thế nào mà lại cho đó là việc triệt hạ đồng chí?
Điều thứ ba, càng đọc bài viết của Nguyễn Đan Thanh, tôi càng thấy y không hiểu gì về Bác Hồ và cương lĩnh của Đảng (hoặc cố tình không hiểu để xuyên tạc sự thật). Đảng ra đời gắn với công lao của Bác Hồ. Sau khi Đảng ra đời đã lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền trong Cách mạng tháng 8-1945 và thắng lợi trong các cuộc kháng chiến sau đó, nhất là thành công của 30 năm đổi mới đất nước. Thế mà tác giả Nguyễn Đan Thanh lại viết là: “Hồ và thuộc hạ lộ nguyên hình là những tên cộng sản, thừa sai của khối cộng sản quốc tế, thực hiện mưu đồ bành trướng, nhuộm đỏ Đông dương bằng CNCS”. “Cương lĩnh đảng cộng sản là do Hồ Chí Minh sao chép từ cương lĩnh đảng cộng sản Liên xô… Truyền thống ngàn đời chống ngoại xâm của dân tộc VN bị Hồ vứt bỏ... Bản chất của Hồ là tên cộng sản vong bản”. “Băng đảng cộng sản ngày nay, có thể nói đó là di sản của Hồ Chí Minh... Băng đảng cộng sản là hiện thân của tội ác, không phải đảng phái chính trị. Nó là một tổ chức tội phạm mạo danh cách mạng”.
Sao lại viết như vậy được. Đảng cũng có thể có sai sót như mỗi con người vậy. Công là công và tội là tội. Không thể đánh đồng và không thể vì động cơ nào đó mà bôi nhọ cá nhân, tổ chức nào cả. Cũng như tôi viết bài này, tôi chỉ trao đổi vài ý kiến với Nguyễn Đan Thanh về bài viết của y chứ không thể đánh giá y là người phản động hay này khác. Ai cũng là con người, nhưng chủ yếu hơn nhau ở chỗ nghiêng nhiều về “phần con” hay “phần người”.
Ai cũng có cội nguồn dân tộc và tổ tiên mà mỗi con người là một điểm trong đó. Mỗi khi con người ta không nhận ra đâu là công, đâu là tội thì dễ tạo ra “vết đen” trong sợi dây lịch sử và dễ rơi vào tội vong ân bội nghĩa với dân tộc, tổ tiên.



Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Sao phải ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị?!




                                            Triệu Văn Hải

Ai trong đời thành công mà không phải qua một quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu. Chẳng có ai tự nhiên trở thành thiên tài, cũng không có thành công nào tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Bà lão nhà tôi vốn xưa nay rất ít khi nói và lại hay có tính lo xa. Bà rất chăm chút trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, nhất là việc nêu gương của bố mẹ, ông bà. Tối qua, khi cả nhà đang ăn cơm đông đủ, với vẻ mặt nghiêm trọng, bà nói:
- Ông đấy nhé, từ trước đến giờ ông luôn là người ông, người cha, người chồng mẫu mực. Làm thế nào thì làm, để cho con cháu nó noi theo mà học tập. Đừng có thành tấm gương xấu.
- Tôi hơi bất ngờ không hiểu đầu cua tai nheo ra sao, liền hỏi: Ơ cái bà này, hôm nay làm sao vậy? Tôi có gì sai hay sao? Tự dưng bà lại lên lớp tôi thế?
Bà lão im lặng không nói gì. Ăn uống xong, khi ai về phòng ấy, chỉ còn tôi với bà lão, tôi cất lời: Hôm nay bà làm sao vậy? Có chuyện gì bà nói tôi nghe xem. Lúc này bà lão mới kể đầu đuôi câu chuyện. Chẳng là dạo này, mấy bà hàng xóm ca thán với nhau về các đức ông chồng, rằng: Gần đây mấy ông lão xóm mình rỗi hơi, không có việc gì làm nên ngồi túm 5 tụm 3 chén trà, điếu thuốc, có hôm lại lôi rượu ra uống từ sáng đến trưa rồi hết nói chuyện ta, chuyện tây, lại chuyện thế giới, thời sự... Có ông khề khà vài chén rượu rồi về nhà mắng vợ, quát con. Các bà tức lắm bèn bày cách cho nhau là phải “dạy dỗ”, ngăn chặn các ông theo phương châm “phòng” còn hơn “chống” để tránh đến khi quá đà sinh thói hư, tật xấu. Tôi té ngửa ra cười... thì ra là vậy. Kể các bà nói cũng không sai, ngẫm lại mấy mươi năm cuộc đời, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, chứng kiến bao hoàn cảnh, đúng là con người không biết thế nào, các cụ ta đã nói “sông có khúc, người có lúc” “không ai nắm tay thâu ngày đến tối”. Vậy nên cần phải thường xuyên được nhắc nhở, rèn giũa và giáo dục.
Nhân câu chuyện của bà lão, tôi lại chợt nhớ vừa mấy hôm trước đọc trên trang Danlambao bài Sao kỳ vậy lú của tay tư nghèo. Thú thực, tôi chẳng biết tay tư nghèo này là ai, nhưng đọc bài hắn  viết thì rõ ràng thấy hắn đã lợi dụng câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú TRọng trong chuyến thăm và làm việc với Hải Phòng ngày 14-15/11 vừa qua để châm chọc, đả kích, nói xấu.
Là một công dân của huyện Tiên Lãng – Hải Phòng nên tôi cũng khá quan tâm đến nội dung cuộc làm việc của Tổng bí thư lần này. Không phải nói cho hay nhưng xét đi xét lại thì những gì ông TRọng phát biểu chẳng có gì để mà mỉa mai, châm chọc cả. Ngẫm lại bài viết của tay tư nghèo, tôi thầm nghĩ, câu nói của Tổng bí thư hoàn toàn không có vấn đề, vấn đề là ở chỗ tay tư nghèo. Sau khi đi nắm tình hình thực tế và nghe báo cáo của Thành ủy Hải Phòng, ông Trọng đã ghi nhận, đánh giá cao những cố gắng nỗ lực của Thành ủy và những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên ông cũng lưu ý Thành ủy cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, trong đó, có lưu ý về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, ông nhấn mạnh, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa, nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, không phải chỉ là mấy triệu đảng viên, mà liên quan đến cả hệ thống chính trị, cả tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, cả phương thức, lề lối làm việc. Công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân… Đồng thời ông còn đặc biệt lưu ý, “cần hết sức thấm thía, từ đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau… thực hiện thật tốt các Nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Dựa vào câu nói này của ông Trọng, tay tư nghèo đã bẻ cong, xiên xẹo ra đủ kiểu: Nào là Sao mà "thấm thía" kiểu gì mà cực kỳ kỳ cục vậy cha nội! Đảng ta vinh quang như vậy, còn đảng thì còn tiền sao lại đứa đồng chí ngu nào lại chán? Bầy đàn Hồ Chính Mi của ta ngày đêm đóng cửa ướt át với nhau như bia ôm Hồ Chí Minh sao lại khô? Chính trị đảng ta mặn mùi máu đồng chí dí đồng rận thì sao lại nhạt? Mà "hết sức thấm thía" và rất... tâm tư kiểu chú Phành Quang Thung để hỏi cái Tên Ba Trợn của đẻng rằng thì là: đứa nào là vua kèn cựa? đứa nào là chủ sự của cái gọi là đả giòi đập sán lãi (nhưng đừng làm hư đống phân xanh mênh mông tiền đảng mà đám ký sinh trùng đang quậy ở trỏng)? Đứa nào kèn với ba Ếch, cựa với la Thăng đến mức phải dỡ thói du đãng Hải Phòng sai quân bắt cóc con ruồi Trịnh Xuân Thanh ở xứ người - mặc kệ mọi nguyên tắc ngoại giao?”... Có lẽ không cần phải bàn thêm, mọi người cũng thừa hiểu lời lẽ, giọng điệu của tay tư nghèo này như thế nào và “ý đồ” đằng sau đấy là cái gì?. Ngay cả những lập luận của tay này cũng chẳng có gì để thuyết phục người đọc, ngoài cái việc cố tình xiên xẹo nói cho có và “nói cho nó sướng mồm”.  Phân tích câu nói của ông Trọng, đó hoàn toàn là những điều mà một người lãnh đạo cao nhất của Đảng đang băn khoăn, trăn trở. Trước thực trạng tình hình hết sức phức tạp như hiện nay, đặc biệt là tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, sự phai nhạt về lý tưởng của một số người, đặc biệt là tâm lý dễ lung lay, dao động của giới trẻ... thì việc phải thường xuyên chú trọng, quan tâm công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, nhắc nhở, phê bình là hết sức cần thiết. Tôi vẫn nhớ và thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh  tự phê bình và phê bình là phương cách tốt nhất để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải như chúng ta rửa mặt. Có như vậy thì “trong Ðảng sẽ không có bệnh mà Ðảng sẽ mạnh khỏe vô cùng". Trở lại với câu nói của ông Trọng, xét ở góc độ của một người lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thì đó là sự chỉ đạo, là yêu cầu, giao nhiệm vụ để địa phương không được chủ quan, buông lỏng mà phải làm tốt công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Xét ở góc độ khác thì đó là nỗi niềm băn khoăn, trăn trở và mong muốn để ngăn chặn tình trạng cán bộ, đảng viên, nhân dân mất lòng tin vào Đảng sinh ra chán Đảng, ngăn chặn tình trạng thế hệ trẻ mất đi nhiệt huyết cống hiến hay nói cách khác là “khô Đoàn”; ngăn chặn tình trạng phai nhạt tưởng, dao động, tha hóa, kèn cựa nhau... Và để xây dựng Đảng, xã hội XHCN ngày càng văn minh, tiến bộ thì điều đó là hoàn toàn chính đáng.
Còn về câu chuyện chống tham nhũng,lãng phí, trong buổi làm việc, ông Trọng có nêu "Chống tham nhũng, tiêu cực phải làm từ trên xuống dưới, quyết liệt, bền bỉ, tạo chuyển biến rõ nét, nếu không hậu quả sẽ khôn lường". Vin vào câu nói này, tay tư nghèo lại tiếp tục luận điệuVậy thì hỏi nhỏ Lú rằng đến bây giờ trong cái đống củi khô củi ướt cộng sản đã có bao nhiêu củi khô đồng chí, củi ướt đồng rận đã cháy trong cái lò "đã nóng lên rồi" của Lú? Hay là củi khô củi ướt cũng là củi đảng, miễn sao theo Trọng phò Tàu thì sẽ là củi quý?” Là một người khá quan tâm đến các vụ việc, vụ án tham nhũng lớn, thời gian qua, tôi theo dõi khá kỹ về những chỉ đạo của Trung ương, mà trực tiếp ông Trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Công bằng mà nói, không riêng gì tôi mà rất nhiều người dân đều nhận thấy sự quyết tâm và những cố gắng, nỗ lực của Tổng Bí thư, của Trung ương, Chính phủ trong việc chỉ đạo, kiểm tra, xử lý những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, ví dụ như các vụ: Vinashin, Vinalines, vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê, Bầu Kiên... mới đây là sự chỉ đạo kiểm tra và xử lý vụ Giám đốc Sở TN&MT tỉnh yên Bái, vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng... Nhân dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ những việc làm và quyết tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ. Những người dân chúng tôi luôn mong mỏi Tổng Bí thư và các đồng chí Trung ương Đảng, Chính phủ quyết liệt hơn nữa để xử lý nghiêm minh những vụ việc và cá nhân vi phạm, tham ô, tham nhũng để Đảng ngày càng vững mạnh, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

đồ hiếm hay chuyện phiếm

về bài viết Thỏa thuận bán nước trước thềm APEC