Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Việt Nam, một thành viên tích cực và trách nhiệm của UNESCO

Đại sứ Dương Văn Quảng: Chất lượng đóng góp của Việt Nam đã mang lại rất nhiều bài học quý báu về sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên UNESCO.
NDĐT - Ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ là thành viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO, ngày 19-11, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên của Ủy ban Di sản thế giới. UNESCO đánh giá cao các đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Chấp hành khóa 2009-2013. Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp có cuộc phỏng vấn Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, sau khi Đại hội đồng UNESCO lần thứ 37 kết thúc.
PV: Xin Đại sứ đánh giá về kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Việt Nam là thành viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ Hội đồng Chấp hành, một trong ba cơ quan lãnh đạo của UNESCO gồm có 58 thành viên kéo dài bốn năm từ 2010 đến 2013. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội đồng Chấp hành, nhưng lần này chúng ta tham gia trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta tiến hành chiến lược hội nhập toàn diện và sâu rộng. Vì vậy việc tham gia Hội đồng Chấp hành lần này mang nhiều ý nghĩa. Chúng ta đã chủ động, tích cực hơn và vị thế tham gia cũng tốt hơn trong các hoạt động của Hội đồng Chấp hành.
Thứ nhất, về những vấn đề chính trị lớn, Việt Nam đều tham gia một cách tích cực và đúng với quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề đối ngoại cũng như vấn đề khu vực hay từng nước một.
Thứ hai, trong UNESCO có những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền, vấn đề Syria, vấn đề kết nạp Palestine. Tất cả các vấn đề đó chúng ta đều bày tỏ quan điểm phù hợp và đúng với chính sách đối ngoại và thể hiện được lợi ích của Việt Nam trong UNESCO, nhưng đồng thời cũng đồng thuận với quan điểm của nhiều nước tiến bộ trong UNESCO.
Chúng ta tham gia tích cực, nhưng không phải như những người đứng ngoài cuộc, kể cả vấn đề nhạy cảm như nghị quyết của UNESCO về Syria hay vấn đề kết nạp Palestine. Chúng ta ứng xử theo nguyên tắc. Vì vậy, đối với những vấn đề nhạy cảm trong UNESCO, chúng ta cũng đã đáp ứng, thể hiện đúng quan điểm và đồng thời góp tiếng nói của mình để làm sao vừa xây dựng, giải quyết được vấn đề và tạo ra được vị thế tiếp tục góp phần xây dựng, củng cố UNESCO.
Trong nhiệm kỳ vừa qua có một vấn đề đáng chú ý là sau khi UNESCO kết nạp Palestine là một thành viên thì Mỹ, theo luật của họ, cắt tất cả những đóng góp cho UNESCO. Điều này đẩy UNESCO này rơi vào tình hình khó khăn, thậm chí có người nói đây là một cuộc khủng hoảng tài chính và cơ cấu trong UNESCO vì liên quan đến tài chính. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải hiểu được những khó khăn của UNESCO và quan điểm của Mỹ. Hưởng ứng lời kêu gọi của bà Tổng Thư ký Irina Bokova, Việt Nam cũng đã đóng góp hết khả năng của mình nhằm giúp UNESCO vượt qua cuộc khủng hoảng này. Cụ thể là chúng ta đóng niên liễm tự nguyện trước niên hạn của 2013-2014 để hỗ trợ những hoạt động của UNESCO, đặc biệt là hỗ trợ cải cách của bà Tổng Giám đốc.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam ủng hộ tích cực những cải cách của bà Bokova và chào mừng việc bà được tái bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của UNESCO. Chúng ta đã đẩy mạnh quan hệ về giáo dục, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và truyền thông với UNESCO theo nhịp độ mới, trên bình diện mới.
Một đóng góp tích cực nữa của Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua là chúng ta thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và UNESCO, thể hiện qua việc tích cực đóng góp ý kiến và vận động ban thư ký của ASEAN thúc giục các nước thành viên ASEAN chấp thuận dự thảo Hiệp định hợp tác khung giữa ASEAN và UNESCO. Văn bản này đã hoàn thiện và trình lên Hội đồng chấp hành thông qua và đệ trình lên Đại Hội đồng lần thứ 37 của UNESCO để ký thông qua. Hiện Ban Thư ký của UNESCO và ASEAN đang tính thời điểm thích hợp và hy vọng rằng vào tháng 12-2013 văn bản này được ký chính thức giữa Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc UNESCO.
Tóm lại, bốn năm làm thành viên Hội đồng Chấp hành là một thành công của Việt Nam về ngoại giao đa phương. Trong thời gian này, Việt Nam học hỏi thêm, khẳng định tính đúng đắn của chiến lược hội nhập toàn diện của Đảng và Nhà nước ta và chứng tỏ ngoại giao của nước ta đã trưởng thành về mọi mặt, tham gia hoạt động ngoại giao đa phương tự tin hơn trong lĩnh vực quan điểm, chính sách, ngoại ngữ. Trong UNESCO không phải là ngoại giao chính trị thuần túy mà mang đậm nét về nội dung chuyên môn. Đó là văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục, truyền thông… Đó là đánh giá sơ bộ về bốn năm hoạt động của Việt Nam trong Hội đồng Chấp hành với cương vị là thành viên.
PV: Riêng năm 2013, chúng ta có một năm rất đặc biệt, đó là Đại hội đồng UNESCO lần thứ 37 đã ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du và Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Di sản thế giới. Xin Đại sứ cho ý kiến đánh giá về hai sự kiện này?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Có thể nói chúng ta kết thúc bốn năm tham gia Hội đồng chấp hành vào thời điểm cuối năm 2013 và trùng thời gian với Đại Hội đồng UNESCO lần thứ 37. Tại Đại hội đồng lần này, UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam cùng với nhiều danh nhân văn hóa khác trên thế giới. Đây là một vinh dự rất lớn bởi vì chúng ta đã có ba nhà văn hóa được UNESCO vinh danh gồm có Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nguyễn Du.
Hy vọng rằng trong các Đại Hội đồng lần tới chúng ta sẽ giới thiệu những hồ sơ khác để UNESCO vinh danh. Năm 2015, chúng ta sẽ tổ chức kỷ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du với nghị quyết này của UNESCO.
Sự kiện lớn liên quan đến Việt Nam là lần đầu tiên chúng ta được bầu vào Ủy ban Di sản thế giới được thành lập trên cơ sở của Công ước 1972. Số lượng gồm 21 thành viên với nhiệm kỳ của mỗi thành viên là bốn năm. Bầu cử vào Ủy ban Di sản khác ở chỗ người ta không bỏ phiếu theo khu vực địa lý mà bỏ phiếu tổng thể cho tất cả số ghế đang khuyết cần phải bổ sung. Chính vì vậy mà bầu cử vào Ủy ban Di sản là cuộc bầu cử khó nhất của UNESCO và thường không kéo dài dưới ba vòng, có khi đến bảy vòng mới bầu được đủ.
Năm nay hơi đặc biệt. Với chúng ta là tin rất vui vì ngay từ vòng một đã bầu đủ 11 thành viên và Việt Nam nằm trong số đó. Ủy ban Di sản là cơ quan duy nhất mà trước đây chúng ta chưa từng tham gia. Như vậy, trúng cử vào ủy ban này chúng ta đã tham gia vào tất cả các cơ quan trọng nhất của UNESCO.
Đây là một thành công của ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là ngoại giao văn hóa. Đi kèm với vinh dự to lớn đó là trách nhiệm nặng nề vì ủy ban này làm nhiệm vụ quan trọng như tham gia việc đôn đốc thực hiện Công ước 1972 đối với 190 nước thành viên của công ước. Việt Nam cũng sẽ tham gia xét duyệt các hồ sơ di sản được tất cả các nước đệ trình lên Ủy ban Di sản (khoảng 40-60 hồ sơ mỗi năm) và phải đưa ra ý kiến. Việt Nam cũng sẽ phải suy nghĩ cách thức tham gia ủy ban sao cho hiệu quả, để phát huy được vị trí quan trọng mà chúng ta vừa được bầu chọn.
Trở thành một thành viên của ủy ban này thể hiện được uy tín, khả năng đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam. Tôi nghĩ đó là thành công của ngoại giao Việt Nam nhưng đồng thời trách nhiệm cũng nặng nề vì vậy chúng ta phải chuẩn bị về vấn đề này.
PV: Được bầu vào Ủy ban Di sản thế giới, liệu chúng ta có đủ chuyên gia cần thiết để tham dự cùng các thành viên khác của Hội đồng Di sản?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Đây là tin vui, là niềm vinh dự đối với Việt Nam, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề. Việc Việt Nam lần đầu tiên làm thành viên Ủy ban Di sản sẽ cho chúng ta cơ hội lớn để học hỏi, phát huy được nhiều điều. Việt Nam muốn phát huy hình ảnh thì phải vào các tổ chức chuyên môn, trong đó có Ủy ban Di sản.
Việt Nam đã được bầu là một trong 21 thành viên, như vậy chắc chắn và bắt buộc chúng ta phải tham gia. Hiện nay, UNESCO có nhiều công ước mà chúng ta đã là thành viên, ví dụ công ước 2003, 2005, 1970 là những công ước về văn hóa. Công ước 2005 là công ước đa dạng văn hóa, công ước 1970 liên quan đến chống buôn bán và đánh cắp các sản phẩm văn hóa. Chúng ta tham gia những công ước đó và được bầu vào ban chấp hành, hội đồng chủ tịch.
Riêng Công ước 1972, khó khăn của chúng ta là có 21 thành viên phải xem xét hồ sơ của các nước trình. Vì vậy chúng ta bắt buộc phải có người để tham gia. Yêu cầu cần thiết để các chuyên gia tham gia Ủy ban Di sản phải là một ê-kíp vì quyết định hồ sơ liên quan đến vấn đề chuyên môn và các vấn đề khác nữa. Người đứng đầu ê-kíp phải là chuyên gia về vấn đề văn hóa, đặc biệt là vấn đề di sản. Bên cạnh chuyên gia hàng đầu đó phải có người trợ giúp, chuyên gia đó ngoài vấn đề chuyên môn không chỉ trong nước thừa nhận mà quốc tế cũng phải thừa nhận. Điều quan trọng là tại Ủy ban này người ta chỉ sử dụng hai ngôn ngữ để làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Hai ngôn ngữ này phải sử dụng thành thạo chứ không phải chỉ đọc hiểu mà phải phát biểu, ứng khẩu, xem xét hồ sơ.
Mỗi hồ sơ di sản khi được xét đều trải qua rất nhiều quá trình xem xét của Ban thư ký xem hồ sơ có đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chí người ta đưa ra hay không sau đó chuyển cho các cơ quan thẩm định. Khi thẩm định xong người ta mới đánh giá, cho ý kiến, sau đó chuyển cho các nước thành viên. Nhóm thành viên này phải đọc, phát biểu đồng ý hay không đồng ý với đánh giá của các chuyên gia.
Bên cạnh việc không đồng ý có rất nhiều lý do mà chúng ta không loại trừ những lý do khác là chính trị và ngoại giao. Nhiều nước người ta cử luôn ông đại sứ am hiểu về văn hóa và đồng thời thông thạo về ngoại giao, chính trị để tham gia ủy ban này. Phía Việt Nam cần phải có quyết định nhanh về nhân sự và tài chính vì vào tháng 1 năm tới chúng ta phải tham gia hoạt động tại ủy ban này.
Ngoài nhiệm vụ xem xét hồ sơ, một nhiệm vụ rất quan trọng nữa là phải thúc đẩy các nước, cho ý kiến về việc thực hiện Công ước 1972 và đồng thời đôn đốc các nước thực hiện mà trước hết là nước ta vì hiện có bảy di sản được công nhận.
Theo tôi, văn hóa phục vụ cho phát triển bền vững là cực kỳ quan trọng mà văn hóa ở đây chính là các di sản. Phát triển bền vững là vừa khai thác được di sản vừa bảo tồn và trùng tu di sản, đó là vấn đề khó đối với các nước phát triển.
PV: Xin Đại sứ chia sẻ cảm xúc trong mấy năm tham gia các hoạt động của UNESCO?
Đại sứ Dương Văn Quảng: Tôi rất hạnh phúc và sung sướng mỗi lần hồ sơ di sản của chúng ta được công nhận. Trong nhiệm kỳ của tôi có Hồ sơ Thành Nhà Hồ đệ trình và được ghi danh vào danh mục các di sản văn hóa thế giới. Cụ thể là di sản do con người tạo ra. Lần thứ hai là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Phú Thọ. Khi đó tôi vừa hồi hộp, vừa lo lắng, nhưng khi có được kết quả được công nhận, niềm vui sướng òa ra không chỉ với bản thân tôi mà tất cả mọi người. Trước khi di sản được công nhận bao giờ cũng mang tâm trạng lo lắng, nhưng khi hồ sơ di sản được công nhận thì niềm sung sướng dâng trào.
Cách đây ít hôm là khi Đại hội đồng lần thứ 19 của Công ước 1972 bầu Việt Nam vào Ủy ban Di sản thế giới. Trước đó tôi rất tin tưởng nhưng cũng phải xác định là khả năng trúng không cao và có khả năng phải bầu nhiều vòng. Tuy nhiên, ngay khi công bố kết quả vòng một Việt Nam đã trúng khiến cho chúng tôi vô cùng hạnh phúc và tự hào vì đã đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của ngoại giao văn hóa tại UNESCO.
PV: Xin cảm ơn Đại sứ.
KHẢI HOÀN - ĐÌNH TUẤN
Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp

Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Hội đồng UNESCO

Thứ 7, 23/11/2013, 11:08Thành công ngoại giao này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công, vinh dự bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề.
Kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa khép lại. Đây cũng là thời điểm Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ là thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO (2010-2013).
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Pháp, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã tổng kết những thành công của Việt Nam trong ngoại giao đa phương trong nhiệm kỳ tại Hội đồng chấp hành UNESCO vừa qua. 
Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, 4 năm là thành viên của Hội đồng chấp hành là 4 năm thành công của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao đa phương đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn của chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội đồng chấp hành, một trong ba cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức UNESCO, nhưng lần này Việt Nam chủ động và tích cực hơn, đóng góp hiệu quả hơn vào các hoạt động của UNESCO. 
Đại sứ nhấn mạnh hai sự kiện quan trọng liên quan đến Việt Nam vừa được quyết định trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 Đại hội đồng UNESCO lần này, đó là Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam và Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017), một ủy ban chuyên môn rất có uy tín thuộc UNESCO. 
Về việc vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du, ông cho biết đây là một vinh dự lớn cho Việt Nam. Trong các năm 2014-2015, cùng với UNESCO, Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Cho đến nay, Việt Nam đã có ba nhà văn hóa được UNESCO vinh danh, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Về việc Việt Nam được bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, ông nêu rõ đây là một trong những ủy ban chuyên môn quan trọng nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đồng thời phải đảm nhiệm công tác đánh giá tình trạng bảo tồn các Di sản thế giới trên toàn cầu. 
Theo ông, trách nhiệm của các thành viên của Ủy ban Di sản thế giới là hết sức nặng nề. Hàng năm, các thành viên phải xét duyệt tất cả các hồ sơ trình lên Ủy ban để được công nhận và ghi danh là Di sản văn hóa hoặc thiên nhiên thế giới.
“Muốn vậy, trong quá trình thẩm định hồ sơ, chúng ta phải đưa ra các ý kiến đánh giá xác đáng, có giá trị chuyên môn. Một yêu cầu bắt buộc là cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao và phải giỏi ngoại ngữ. 
Ngoài ra, Việt Nam có 7 di sản văn hóa và thiên nhiên, vì thế hàng năm chúng ta phải báo cáo việc khai thác và bảo tồn các di sản. Với tư cách là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, chúng ta càng phải gương mẫu trong việc khai thác và bảo tồn các di sản đã được công nhận" - Đại sứ nhấn mạnh.
Về các lý do khiến Việt Nam đạt được sự tín nhiệm cao tại diễn đàn UNESCO, Đại sứ Dương Văn Quảng cho rằng bạn bè quốc tế rất tin tưởng Việt Nam khi thấy Việt Nam đóng góp hiệu quả vào hoạt động của UNESCO trong những năm qua trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ứng xử một cách linh hoạt khi trình bày các quan điểm liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như vấn đề nhân quyền, Nghị quyết về Syria, việc kết nạp Palestine…
Ông nói: “Chúng ta đã bày tỏ quan điểm của Việt Nam đúng với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng vẫn đảm bảo lợi ích của Việt Nam và thể hiện sự đồng thuận với nhiều nước tiến bộ trong UNESCO. Chúng ta đã ứng xử khéo léo nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc, góp tiếng nói chung để giải quyết mọi vấn đề phức tạp ở phạm vi toàn cầu đồng thời tạo thế để tiếp tục xây dựng và củng cố UNESCO.”
Ông cũng nhắc lại việc thời gian qua, Mỹ cắt các khoản đóng góp tài chính cho UNESCO sau khi tổ chức này bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, việc này đẩy UNESCO rơi vào tình thế hết sức khó khăn, có thể gọi là một cuộc khủng hoảng cơ cấu và ngân sách.
Trong bối cảnh đó, đáp lại lời kêu gọi của bà Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Việt Nam đã góp sức trong khả năng của mình nhằm giúp UNESCO vượt qua cuộc khủng hoảng. 
Trên thực tế, Việt Nam đã đóng tiền niên liễm hai năm 2013 và 2014 trước thời hạn để hỗ trợ các hoạt động của UNESCO, đặc biệt là hỗ trợ các cải cách của bà Tổng Giám đốc Bokova. 
Việt Nam cũng đã tổ chức Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37, tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình (9/2012) và kỷ niệm 10 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Quảng Nam (6/2013). 
Ngoài ra, Việt Nam cũng được đánh giá cao vì những thành tích trong lĩnh vực giáo dục vì sự phát triển bền vững. “Như vậy,trong những năm qua, chúng ta cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với UNESCO cả về giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông theo một nhịp độ mới, trên bình diện mới.”
Ông cũng nhấn mạnh một đóng góp tích cực của Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua là thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và UNESCO. “Chúng ta đã tích cực đóng góp ý kiến, vận động Ban Thư ký ASEAN nhằm thúc giục các nước thành viên ASEAN chấp thuận dự thảo Hiệp định hợp tác khung giữa ASEAN và UNESCO.
Văn bản dự thảo Hiệp định khung đã trình Hội đồng chấp hành và đã được chuyển lên Đại hội đồng lần thứ 37 của UNESCO. Hiện chỉ còn chờ ký chính thức, thời điểm thích hợp có thể là tháng 12/2013.” 
Kết thúc buổi phỏng vấn, Đại sứ Dương Văn Quảng nói : “Như vậy, chúng ta đã tham gia tất cả các cơ quan quan trọng nhất của UNESCO. Thành công ngoại giao này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công, vinh dự bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề. 
Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với tinh thần tích cực và chủ động, cộng với kinh nghiệm tích lũy được trong những nhiệm kỳ vừa qua và tinh thần học hỏi cao của các cán bộ chuyên môn, Việt Nam sẽ tham gia diễn đàn đa phương UNESCO một cách tự tin hơn, đóng góp một cách hiệu quả hơn và gặt hái được những thành công vang dội hơn trong thời gian tới”.


Theo TTXVN

Những người trẻ Việt thành công khắp năm châu

Một chàng trai Việt thành danh ở Google tổng, nữ sinh “made in Vietnam” nhiều thành tích khiến ngành giáo dục Úc ngỡ ngàng… Bước chân của người Việt trẻ sải rộng năm châu, tạo nên những dấu ấn trong năm 2012.
Nguyễn Thành Nhân và vợ tại nơi làm việc Google ở Mỹ.
Dấu ấn Việt Nam Tôi biết chàng trai Google Nguyễn Thành Nhân khi còn là sinh viên ĐH Simon Fraser (SFU – Mỹ), với rất nhiều thành tích nổi bật. Sau khi làm trợ lý khoa học cho chương trình nghiên cứu quan sát vệ tinh trái đất của chính phủ Canada, ra trường, chàng trai siêu tin, giỏi toán, quán quân cờ ngày nào được mời về thung lũng Silicon, Mỹ làm việc (lĩnh vực quảng cáo).
Sau hơn một năm thử sức ở tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, chàng trai Việt trẻ tuổi nhận hai bằng khen vì thành tích làm tăng doanh thu cho Google. Ngoài ra, giám đốc tài chính còn viết thư khen “mức tiến bộ đột phá của nhóm Nhân là nguồn gốc sự phát triển của Google”.
Hiện tại, Nhân đã chuyển sang nhóm AdWords, trực tiếp với các công ty trả tiền quảng cáo trên Google. Trong đội ngũ đang ngày đêm sáng tạo, cho ra sản phẩm công nghệ mà cả thế giới phải ngả mũ chào thán phục ấy, có dấu ấn của chàng trai trẻ đến từ Việt Nam.
Trên lĩnh vực đèn sách, dấu ấn của năm 2012 gọi tên Nguyễn Tiến Vũ (quê Bình Định). Sau khi tốt nghiệp lớp cử nhân tài năng ngành Khoa học máy tính, khoa Công nghệ thông tin, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) với điểm trung bình 8,7 và điểm 10 cho luận văn tốt nghiệp; điểm TOEIC 830, TOEFL iBT 80 và IELS 6.5, Vũ được ba trường máu mặt là ĐH Quốc gia Singapore (NUS), Concordia (Quebec, Canada) và Deakin (Victoria, Australia) cấp học bổng.
Đầu năm 2012, chàng trai xứ đánh roi đi quyền khăn gói sang Australia, theo đuổi nghiên cứu về mô hình toán học tại trường Deakin, do Giáo sư Dinh Phung hướng dẫn. Trong nhóm nghiên cứu của vị giáo sư này ở Trung tâm Prada (ĐH Deakin) – cũng là một trong số ít nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này trên thế giới – có nhân tố trí tuệ Việt mang tên Nguyễn Tiến Vũ.
Ở Đức, nữ nghiên cứu sinh trong lĩnh vực y học nano về điều trị bệnh ung thư Nguyễn Kim Mai Thi (ĐH Kỹ thuật Aachen) xuất sắc vượt qua gần 100 nhà khoa học và doanh nghiệp trẻ đến từ 38 nước, để giành giải ba tại vòng chung kết Falling Walls Lab 2012, diễn ra tại Berlin, hồi tháng 11.
Ý tưởng của cô gái gốc Việt là tổng hợp một thiết bị sử dụng công nghệ nano, đưa thuốc vào trong tế bào của bệnh nhân bị ung thư, mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác. Kết quả công trình nghiên cứu được đánh giá cao ấy không chỉ mang lại vinh quang cho nữ nghiên cứu sinh gốc Việt, mà còn làm rạng danh cộng đồng người Việt tại Đức, vì mở ra cơ hội lớn hơn cho hàng triệu người bệnh.
Trong một năm bóng ma kinh tế bao trùm khắp năm châu, tạo ra vô vàn khó khăn cho người dân bản xứ, thì những bước chân của người trẻ không vì thế mà ngắn lại. Ở nhiều góc độ, khía cạnh của cuộc sống, họ vượt lên bản thân, khẳng định dấu ấn – trước hết là cái tôi mạnh mẽ – và cao hơn cả là sức trẻ, nỗ lực học tập, cống hiến của cả một thế hệ năng động có nguồn gốc con rồng cháu tiên.
Đó là Hoàng La Mã (Nguyễn Lương Huy Hoàng, 24 tuổi) một mình liều lĩnh đến châu lục đen với chút tiền tích cóp và 200 USD bố cho để… mở quán games. Hơn năm trời một mình bám trụ nơi không họ hàng, thân thích, chàng trai tốt nghiệp ĐH Hồng Bàng giờ là chủ của hai quán game ở Lobito thuộc Benguala, thành phố lớn thứ hai của Angola xa tít tắp.
Đó là Thái Minh Thùy (hiện học cử nhân thương mại tại Đại học Sydney, Úc), với những kết quả học tập vượt trội đến ngỡ ngàng. Khi học phổ thông, Minh Thùy là học sinh xuất sắc hàng đầu của Sở Giáo dục New South Wales. Trên báo chí, đại diện ngành giáo dục của tiểu bang này phải thốt lên khi nói về trường hợp nữ sinh người Việt này rẳng: Không hiểu nổi tại sao cô ấy lại có thể đạt một kết quả học tập cao đến vậy.
Cũng tại xứ sở Kangaroo, sức trẻ Việt một lần nữa được hâm nóng khi Nguyễn Ngọc Trúc, (28 tuổi, sinh viên trường TAFE NSW Sydney Institute, Australia) là một trong 103 thí sinh đến từ 13 trường học ở nước này, được chọn vào vòng chung kết cuộc thi cắm hoa toàn quốc năm 2012. Trúc đoạt giả ba cuộc thi tầm cỡ quốc gia ở xứ sở chuột túi.
Bản sắc hội nhập
Người ta bảo, ở đâu có bạn trẻ Việt, nơi đó đậm đà bản sắc quê hương. Tôi là người Việt Nam là câu nói thân thuộc đầy tự hào, kiêu hãnh của bao bạn trẻ thành danh trên xứ lạ. Theo từng bước tiến của du học sinh, người Việt khắp nơi trên thế giới, những truyền thống văn hóa tốt đẹp, bao phong tục tập quán đậm đà được quảng bá nơi nơi.
Ở Mỹ, hồi cuối năm nay, nhiều sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Texas, tổ chức cuộc thi nhảy, quyên tiền làm từ thiện. Dưới tài tổ chức, kêu gọi của các bạn trẻ đến từ Việt Nam, đông đảo du học sinh từ các nước, bất kể màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, đã nắm chặt tay cùng tham gia làm từ thiện. Thế giới như nhỏ bé hơn trong vòng tay đoàn kết, hội nhập của những người trẻ, trong đó du học sinh Việt Nam đóng vai trò chủ đạo.
Tại Thái Lan, sinh viên Đặng Thị Phượng (vừa tốt nghiệp khoa hội họa Trường đại học Nghệ thuật Huế), giành giải nhì cuộc thi mỹ thuật đương đại tiểu vùng sông Mekong lần một năm 2012, với tác phẩm Linh cảm niềm đau bằng chất liệu sơn mài. Thành tích của Phượng như muốn nói với thế giới, hòa trong nhịp chân hội nhập không mệt mỏi của những người trẻ hôm nay trong lĩnh vực hội họa, có đại diện của Việt Nam đấy nhé!
Còn rất nhiều những dòng chảy khác đang mạnh mẽ đổ ra biển lớn, mà nguồn gốc từ nơi dải hình chữ S thân thương. Họ là những người trẻ Việt Nam đang ngày đêm miệt mài mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới, thông qua những kỳ tích của cá nhân mình.
“Vì tôi là người Việt Nam”
Dự Đại hội Toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X vừa diễn ra thành công tại Hà Nội, Đặng Tất Dũng – Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Leeds, Vương Quốc Anh, khẳng định, thanh niên, sinh viên ở ngoài nước luôn hướng về Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội. Trong đó, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn được các bạn trẻ coi trọng.
Đặng Tất Dũng cho rằng, trách nhiệm giữ gìn và phát huy những nét bản sắc dân tộc được mọi người dân Việt Nam đang thực hiện hàng ngày.
Để tăng cường việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả hơn, ở góc độ các tổ chức sinh viên Việt Nam ngoài nước, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Leeds mong muốn Trung ương Đoàn sẽ phối hợp với Đại sứ quán các nước xây dựng một bộ sưu tập các trò chơi dân gian, bài hát dân ca, tài liệu văn hóa đa dạng kèm hình ảnh chính thức (về bản đồ, các cảnh đẹp..) để các Hội Sinh viên Việt Nam khi tổ chức hoạt động sẽ có nguồn hỗ trợ hiệu quả hơn.
Đây có thể được xem là một công trình thanh niên của Đoàn dành cho sinh viên, học sinh ngoài nước.

Theo Tiền Phong

'Việt Nam sẽ có tiếng nói trọng lượng về quyền con người'

"Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền sẽ là câu trả lời đích đáng đối với các thế lực lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta", Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng nói.
Bên lề Quốc hội chiều 13/11, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng trao đổi với VnExpress khi Việt Nam vừa trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
- Là người theo dõi vấn đề đối ngoại nhiều năm, ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền?
- Việt Nam lần đầu ứng cử vào Hội đồng này và được bầu với số phiếu cao nhất, điều này có nhiều ý nghĩa và là một thành công lớn trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người. Trước hết, nó chứng tỏ chúng ta đã hội nhập quốc tế rất sâu, rất rộng và thể hiện thành tựu to lớn trong vấn đề bảo vệ, đảm bảo quyền con người.
Trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi mà Quốc hội đang thảo luận, chuẩn bị thông qua thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng. Trước đây, chúng ta chỉ nêu ở phần sau, bây giờ chúng ta đặt hẳn một chương, đó là xu hướng của thế giới, bao giờ cũng đặt mục tiêu bảo đảm quyền con người là trên hết.
Thứ hai, trong các vấn đề quyền con người, phải nói rằng chúng ta rất quan tâm đến bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù thời gian qua kinh tế hết sức khó khăn, thế nhưng đầu tư cho an sinh xã hội vẫn được đảm bảo cao.


Bên cạnh đó, trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo Việt Nam đã thực hiện thành công, được Liên Hợp quốc đánh giá cao. Công tác xóa đói giảm nghèo này cũng là một trong những yếu tố bảo đảm cho quyền con người được bình đẳng.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng. Ảnh: N.Hưng.
- Trước khi được bầu vào Hội đồng này thì một số quốc gia luôn đặt nhân quyền ở Việt Nam như một yêu cầu rất khắt khe trong quan hệ, hợp tác. Vậy với vị trí hiện tại, theo ông, vấn đề này sẽ thế nào?
- Khi chúng ta ứng cử, rất nhiều lực lượng tung lên mạng, rồi đưa lên các phỏng vấn tập trung vào các đối tượng phản động, tập trung kích động để giảm uy tín của Việt Nam. Thế nhưng, qua thực hiện đối thoại, đặc biệt với các đoàn quốc tế đến từ Mỹ, EU thì họ đều khẳng định rằng vấn đề này ở Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc. Chúng ta rất tích cực và mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại chứ không e ngại. Và họ nhận thức được mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người.
Việc chúng ta trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền và thế giới nhận thức được nhân quyền của Việt Nam sẽ tạo thuận lợi để tăng cường, đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật…. Bởi thông thường họ dựa vào vấn đề nhân quyền để cản trở gây khó khăn.
Tôi tin rằng những hạn chế đó sẽ dần dần bị loại bỏ. Đây là một điều kiện và thời cơ để chúng ta hợp tác tốt hơn với các nước trên thế giới.
- Trên một số trang mạng trong và ngoài nước luôn có những tiếng nói trái chiều về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Vậy còn bây giờ, những tiếng nói đó theo ông được nhìn nhận thế nào?
- Một ý nghĩa rất quan trọng của việc này đó là làm cho các thế lực phản động đang hoạt động ráo riết để tẩy chay, thậm chí dựng nên nhiều vụ vu cáo, xuyên tạc về vi phạm nhân quyền của chúng ta trở thành những tiếng nói đơn độc và không đúng sự thật.
Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền sẽ là câu trả lời đích đáng đối với các thế lực bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta. 
Ông Hằng và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề Quốc hội. Ảnh:N.Hưng.
- Trên bình diện quốc tế, vị thế của Việt Nam sẽ có gì khác so với trước?
- Chúng ta là một thành viên của Hội đồng nên sẽ có tiếng nói quan trọng để làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia được thể hiện thế nào. Hiện nay, nhận thức, hiểu biết về quyền con người chung chung của các thế lực rất khác nhau. Muốn hiểu biết được phải chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng thực tế của đất nước.
Trước đây chúng ta không phải là thành viên, nên họ nói thậm chí họ ra các nghị quyết trong khi chúng ta không được tham gia. Còn giờ Việt Nam có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở nước ta. Chúng ta sẽ có tiếng nói trọng lượng hơn về quyền con người.
- Vậy sắp tới, Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện và bảo đảm tốt hơn việc thực thi quyền con người?
- Một trong những vấn đề cốt yếu là sắp tới khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi thì phải ban hành nhiều luật để cụ thể hóa quyền con người. Theo đó, trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội năm 2014 sẽ thông qua một loạt luật để cụ thể hóa Hiến pháp. Từ đó các bộ ngành phải phấn đấu để cụ thể hóa chủ trương, chính sách bảo đảm quyền con người của chúng ta ngày một tốt hơn và phát triển hơn.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: "Việc Việt Nam trúng cử là thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Thành công này không đến một cách ngẫu nhiên, nó thể hiện thế và lực của đất nước đang ngày một vững chắc hơn, là sự tiếp nối của những thành công của Việt Nam trong ASEAN, APEC, ASEM, của việc cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới năm 2015 và hội nghị cấp cao APEC năm 2017"


Nguyễn Hưng thực hiện

184/193 phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

TTO - "Việc đông đảo các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc tín nhiệm bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa lớn về nhiều mặt" - Bộ trưởng Phạm Bình Minh trả lời báo chí về việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016.
* Xin Bộ trưởng cho biết mục đích, ý nghĩa của việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 ?
- Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là một trong những vấn đề quốc tế lớn, một trong ba trụ cột hoạt động chính của LHQ, bên cạnh các vấn đề hòa bình, an ninh quốc tế và hợp tác phát triển. Với tầm quan trọng như vậy của vấn đề quyền con người, năm 2006, Đại hội đồng LHQ đã thành lập Hội đồng Nhân quyền để thay thế Ủy ban Nhân quyền trước đây bị các nước phê phán là hoạt động kém hiệu quả.
Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các khu vực, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm, là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của LHQ trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Hội đồng có nhiều cơ chế giúp việc như Ủy ban Tư vấn, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, các Thủ tục đặc biệt gồm 48 Báo cáo viên đặc biệt, Chuyên gia độc lập hoặc Nhóm làm việc, Thủ tục Khiếu nại và đặc biệt là Cơ chế Kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR) mà theo đó, tất cả các nước phải định kỳ nộp báo cáo và kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền về việc đảm bảo quyền con người tại nước mình.
Việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ là bước đi quan trọng trong lộ trình triển khai chính sách đối ngoại “là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” và “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị. Quyết tâm này cũng thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ta trên lĩnh vực này.
Vì vậy, việc đông đảo các quốc gia thành viên LHQ tín nhiệm bầu ta làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân. Thậm chí, phát triển kinh tế có lúc gặp khó khăn, nhưng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc luôn được thực hiện tích cực, mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
Trong sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp, vấn đề quyền con người cũng được chú trọng, theo hướng vừa thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.
Việc Việt Nam trúng cử là thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Thành công này không đến một cách ngẫu nhiên, nó thể hiện thế và lực của đất nước đang ngày một vững chắc hơn, là sự tiếp nối của những thành công của Việt Nam trong ASEAN, APEC, ASEM, của việc cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới năm 2015 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2017. Trong các cuộc tiếp xúc để vận động các nước bầu Việt Nam vào HĐNQ, tôi cũng rất xúc động về tình cảm sâu sắc bạn bè quốc tế đối với đất nước, nhân dân ta; trong đó, nhiều vị lãnh đạo đã tích cực ủng hộ chúng ta trong những năm tháng đầy khó khăn trước đây của đất nước ta.
* Xin Bộ trưởng cho biết những định hướng lớn của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Nhân quyền với tư cách là quốc gia thành viên?
- Với tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, trong ba năm tới, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và chủ động đóng góp vào công việc chung của Hội đồng, bám sát quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người và các định hướng lớn trong chính sách đối ngoại của ta, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên LHQ.
 Là một quốc gia thành viên, chúng ta sẽ có điều kiện đề cao quan điểm, lập trường, chính sách, luật pháp, chia sẻ các kinh nghiệm thành công của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tăng cường vai trò của Quốc hội, cải cách tư pháp; thực tế tôn trọng và đảm bảo các quyền con người về kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sự, chính trị tại Việt Nam, kết quả tích cực về xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, thực hiện tốt các Mục tiêu Thiên niên kỷ về Phát triển, qua đó góp phần phản bác các thông tin sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Ta cũng có thêm điều kiện tranh thủ những kinh nghiệm quốc tế phù hợp.
Ta cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm tăng cường đóng góp trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế quan tâm; tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và việc tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách cân bằng, tổng thể và toàn diện; đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế khác của LHQ về nhân quyền.
Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, việc tham gia vào các công việc của Hội đồng Nhân quyền cũng là cơ hội tốt để ta nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, sẵn sàng tham gia sâu hơn vào các cơ chế đa phương quan trọng trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế.

TTO

Không thể phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam

Là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và phát triển quyền con người phù hợp với các Công ước quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Thành tựu đó là không thể phủ nhận.
Trước hết, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam, Nhà nước Việt Nam có quan điểm, tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với tinh thần Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (QCN) và thực tế đất nước. Đối với Cách mạng Việt Nam, QCN hay các quyền và lợi ích của nhân dân được xem là bản chất của chế độ XHCN; lý tưởng, mục tiêu đấu tranh của ĐCS Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp tư tưởng nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (triệt để giải phóng con người) với đạo lý đầy lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam (thương người như thể thương thân) để đề ra mục tiêu, lý tưởng của toàn Đảng, toàn dân là phấn đấu giành độc lập dân tộc, thống nhất, cả nước đi lên CNXH. Cương lĩnh của ĐCS Việt Nam năm 1991 xác định: xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Thực tiễn trong lịch sử dân tộc, người Việt Nam luôn đấu tranh giành quyền được sống trong độc lập tự do (một nhân tố cơ bản trong nhân quyền). Trải qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ tàn bạo của phong kiến phương Bắc và hơn một trăm năm dưới ách xâm lược dã man của thực dân, đế quốc, khái niệm QCN ở Việt Nam còn là một điều xa lạ, có chăng đó là quyền được làm nô lệ! Lịch sử dân tộc chỉ ra rằng, QCN ở Việt Nam chỉ có được khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo giành độc lập dân tộc, tự do với bản “Tuyên ngôn độc lập” nổi tiếng. Trong đó, QCN được đặt lên hàng đầu và gắn liền với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Các quyền công dân và QCN được tôn trọng và bảo đảm. Quan điểm và tư tưởng đó được thể hiện trong cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp và hệ thống pháp luật quốc gia xuyên suốt các giai đoạn cách mạng từ khi dân tộc ta giành được độc lập đến nay. Thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chủ trương, đường lối, chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việc thúc đẩy và bảo vệ QCN là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Về xây xựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật bảo đảm QCN ở Việt Nam:“Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền” nêu rõ “Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ”. Quán triệt tinh thần ấy, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện và phát huy đầy đủ các QCN ở Việt Nam. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, hoạt động vì con người, bảo đảm và thực hiện QCN, ngay từ khi thành lập (năm 1945), Nhà nước Việt Nam đã quan tâm đặc biệt về QCN. Điều đó được thể hiện nhất quán, ngày càng đầy đủ trong Hiến pháp các năm: 1946, 1959, 1980 và năm 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 càng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta về QCN. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được Nhà nước quan tâm, đáp ứng đầy đủ và kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo xu thế phát triển của xã hội. Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi năm 2013) đang trình Quốc hội khóa XIII thông qua dành cả Chương II (từ Điều 14 đến Điều 49) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong đó, cụ thể hóa đường lối, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ QCN, quyền công dân. Đồng thời, hiến định một số nguyên tắc về QCN cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên. Khoản 1, Điều 14 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đến nay, hầu hết các quyền tự do cơ bản của con người theo tinh thần của các Công ước quốc tế về QCN đã được luật pháp hóa ở Việt Nam. Chỉ tính từ giữa năm 1992 (thời điểm Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực) đến hết năm 2008, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 547 văn bản luật, pháp lệnh và nghị quyết quy định khá đầy đủ và toàn diện về QCN trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... cũng như cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó. Từ năm 2008 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về QCN, liên quan đến QCN. Vì thế, hệ thống pháp luật về QCN ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đảm bảo cho người dân có đủ các quyền: tự do đi lại, tự do cư trú, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, bình đẳng giới, bất khả xâm phạm về chỗ ở; bảo đảm bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín và quyền khiếu nại, tố cáo, bất khả xâm phạm về thân thể, v.v.
Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản luật và dưới luật mang tính đặc thù nhằm chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho các nhóm người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam,... Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Nhà nước, những nhóm người đặc thù, yếu thế trong xã hội ở Việt Nam còn được chăm sóc, bảo vệ thông qua các hoạt động của cộng đồng mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Đó là các hoạt động: đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/ đi-ô-xin, ủng hộ người nghèo, người tàn tật, bệnh nhân ung thư nghèo, nạn nhân thiên tai, bão lụt,... Các hoạt động này đã phát huy cao độ truyền thống nhân nghĩa “lá lành đùm lá rách”, “người trong một nước phải thương nhau cùng” của dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực cùng Đảng, Nhà nước thực thi và bảo đảm QCN ở nước ta một cách hiệu quả, thiết thực.
Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực QCN. Trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cùng với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn và thực thi đầy đủ nghĩa vụ được nêu trong các công ước quốc tế về nhân quyền; đồng thời, chủ trương tích cực hợp tác, đối thoại nhân quyền với các nước và các tổ chức quốc tế. Bởi vì, nhân quyền là cuộc đấu tranh lâu dài, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết triệt để vấn đề này nếu không có sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã và đang tiến hành hợp tác, đối thoại nhân quyền với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, như: với Mỹ và EU,… Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau trên lĩnh vực QCN, giảm thiểu những hiểu lầm và căng thẳng không cần thiết.
Về những thành tựu nhân quyền nổi bật trên thực tế. Có thể nói những năm qua, các quan điểm, tư tưởng đúng đắn, tiến bộ và hệ thống pháp luật về QCN của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, được triển khai thực hiện sâu rộng trong xã hội. Người dân Việt Nam đã và đang được hưởng thụ QCN trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo tinh thần các công ước quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các quyền cơ bản về chính trị luôn được đảm bảo, chất lượng cuộc sống về vật chất, văn hóa, tinh thần và tâm linh,... ngày càng tốt hơn. Việt Nam từ một nước nghèo đói, phải nhập khẩu lương thực, hiện nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (khoảng 6-7 triệu tấn/năm). Các năm gần đây, nhiều nền kinh tế, trong đó có cả các nền kinh tế phát triển đang phải chịu sự tác động xấu của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng khá (khoảng 5-6%/năm). Việt Nam được các tổ chức quốc tế xếp vào nhóm các nước đang phát triển, có thu nhập bình quân đầu người vào loại trung bình trên thế giới (năm 2012 bình quân đầu người đạt 1.600 USD). Đây có thể coi là thành tựu nổi bật nhất, quan trọng nhất trong bảo đảm QCN ở Việt Nam, bởi lẽ “có thực mới vực được đạo”. Việt Nam chẳng những đã tự đảm bảo lương thực mà còn là thành viên tích cực đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) theo tiêu chuẩn quốc tế công bố ngày 03-7-2013, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng cao trên thế giới. Từ năm 1980 đến năm 2012, tuổi thọ trung bình người dân Việt Nam tăng từ 55,7 lên 75,4. Người dân Việt Nam ngày càng có quyền tự hào là công dân của một quốc gia độc lập, có chủ quyền; thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Liên hợp quốc.
Thành tựu nhân quyền của Việt Nam đã, đang được dư luận thế giới, trong đó có các cựu Đại sứ Mỹ thừa nhận, đánh giá cao. Ông Peterson trong một cuộc phỏng vấn đã khẳng định: “những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam trong 15 năm qua là rất quan trọng”. Ông Michael W. Michalak tại buổi họp báo (ngày 06-01-2011) kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, khi đề cập đến vấn đề nhân quyền đã khẳng định: “về lĩnh vực nhân quyền, chúng ta đã thấy những tiến bộ, những nét tích cực từ phía Việt Nam...”. Mặc dầu vậy, chúng ta cũng thừa nhận và không né tránh những thách thức, yếu kém về QCN còn tồn tại ở Việt Nam. Đi lên từ một nước kém phát triển; từ đống tro tàn do chiến tranh xâm lược của ngoại bang để lại, những thành tựu nhân quyền của gần 30 năm đổi mới là rất đáng quý, đáng trân trọng cần gìn giữ và phát triển. Những thành tựu trên chỉ là bước đầu, chặng đầu trên con đường tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chừng ấy chưa đủ để chúng ta hài lòng. Vì, đâu đó cũng đang còn những bất cập về QCN: giữa nội dung văn bản pháp luật với thực thi trên thực tế vẫn còn khoảng cách; sự phân hóa giàu nghèo có khuynh hướng tăng lên; tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; một số vi phạm quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân chưa được đẩy lùi,... Đặc biệt, hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, nạn nhân bom mìn sau chiến tranh thực sự là những vấn đề nhức nhối mà Việt Nam đang phải đối mặt. Dù thế nào thì những thành tựu trên cũng đủ để khẳng định, không thể phủ nhận.
Những đánh giá sai lệch về nhân quyền Việt Nam thường chỉ dựa trên lối tư duy sai lệch, cách nhìn méo mó với những luận điệu cũ rích: khi một người có đạo, hay một người dân tộc thiểu số vi phạm pháp luật bị xử lý theo luật pháp Việt Nam thì họ cho là “đàn áp tôn giáo”, “đàn áp dân tộc thiểu số”, “Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Một kẻ lợi dụng mạng in-tơ-nét, viết blog xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống phá chế độ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, bị xử lý theo pháp luật thì họ lu loa “Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận”,... Chung quy lại, cứ kẻ nào có hành động chống phá chế độ, chính quyền nhân dân ở Việt Nam, vi phạm pháp luật và bị xử lý theo pháp luật thì họ đều cất lên “bài ca nhàm chán” là “Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Vậy là họ chỉ quan tâm “quyền chống phá chế độ” nhằm gây mất ổn định chính trị của một số ít người mà không đếm xỉa đến nhân quyền thực sự của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam. Cách hành xử đó không chỉ là vô nhân đạo mà còn là tội ác. Đặc biệt, những thế lực đã từng gây nên “thảm họa nhân quyền” bằng chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, nay lại thường xuyên lên giọng chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam “tồi tệ”, “xuống cấp” là hành động phi lý và vô đạo đức. Điều đó chỉ càng chứng tỏ sự vô liêm sỉ của họ.
Cần khẳng định thêm rằng, việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật Việt Nam, dù họ là ai, theo hoặc không theo tôn giáo nào, thuộc sắc tộc nào, tầng lớp nào là việc làm bình thường của bất cứ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới. Căn cứ vào đó để vu cáo “Việt Nam vi phạm nhân quyền” hòng phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam là điều không thể chấp nhận được. Vui mừng, chia sẻ, giúp đỡ Việt Nam nhiều hơn là thái độ cần có của những người có lương tri trên thế giới.


TRUNG DŨNG  

Tấm gương sáng của dân tộc

“Đừng Hỏi Tổ Quốc Đã Làm Gì Cho Ta
Mà Hỏi Ta Đã Làm Gì Cho Tổ Quốc Hôm Nay”.
 Tấm gương sáng của dân tộc Việt Nam
Những câu thơ này như nhắc nhở chúng ta phải hoàn thành Tốt nghĩa vụ cho đất nước Việt Nam. Vì vậy khi chiến tranh nổ ra trên mọi mặt đất nước, đã biết bao nhiều con người, hàng trăm, hàng triều người con việt nam trên khắp mọi miền đứng lên xông pha chiến trường để giành lại Độc Lập cho Tổ Quốc. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là đại diện tiểu biểu cho tất cả những người con đánh kính đó. Với tài năng Quân sự đó và sự kiệt xuất của Đại Tướng đã đóng góp công lao vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đại Tướng được giới báo chí thế giới khen ngợi “Vị Anh Hùng Huyền Thoại” sánh cùng các các vĩ nhân quân sự trong suốt 2000 năm qua. Ông là nhân vật vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là nhân vật vĩ đại…..Bác có nói rằng: Vị tướng dù có công lao biết mất, chỉ là giọt nước mắt của biển cả…. Chỉ có nhân dân, đồng bào Việt Nam là chiến Thắng, đánh thắng được quân Mỹ sang xâm lước Việt Nam. Các ngài gọi tôi nhớ tôi là một anh hùng huyền thoại, một vị tướng xuất sắc. Nhưng tôi nghĩ đến sự bình đẳng, và những người lính của mình”.
Thời chiến Bác Giáp là 1 vị tướng huyền thoại với trận đánh ở Đông khê, chiến dịch Điện Piên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh...Và những chiến dịch đó mang lại thắng lợi cho dân tộc ta. Những trận đánh đó do Bác Giáp chỉ huy,  những trận đánh táo bạo và tỉ mỉ khiến cho nước Pháp, Mỹ phải khiếp sợ. Bác luôn cẩn thận và phát lịch nổ súng. Vất vả đã làm lên 7/5/1954, lá cờ Tổ Quốc Quyết Chiến Quyết Thắng Của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của Điện Biên Phủ…Có những cái tên: Việt Nam, Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là lòng dũng cảm chiến đấu được noi gương cho Việt Nam.
Bác Giáp là cố vấn về cải cách giáo dục, Quốc phòng….
Những đóng góp công lao của Bác rất là kính phục. Ngoài ra, Bác là một người kính yêu trong lòng nhân dân việt nam là những bài học quý giá cho thế hệ trẻ noi theo..
Chúng ta cần noi theo gương của Bác, và học tập, đó chính là lòng yêu nước. Chỉ có lòng yêu nước của nhân dân ta. Bác Giáp Không thể đứng nhìn, đất nước ta trong thời hồn loạn chiên tranh, sự nô lệ, Bác và đồng bào Việt Nam đứng dậy đấu tranh giành lại tự do của đất nước và sự bình yên. Chúng ta sinh ra trong thời chiến tranh tàn khốc, mà chúng ta là con dân Việt Nam, chúng ta yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Chúng ta vẫn có sự thể hiện trong học tập thật tốt trong những kiến thức ta đã học, sau này phát triển cho Đất nước.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”.
Bác là biểu tượng của sự ý chí, quyết tâm trong công việc.Những cuộc chiến tranh vì chính nghĩa, rất khó khăn, đầy gian lao, vất vả. Thiều lương thực, vũ khí….Thế thì Bác và những chiến sĩ đã đứng lên vượt qua những khó khăn đó. Còn chúng ta thì sao, cuộc đời buông xuôi, số phận của gia đình thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta đầu hàng trong học tập không học hành bắt đầu xa vào ma túy, bài bạc, ăn trộm. Các bạn có cuộc sống khổ chưa, làm sao các bạn sống được như thế không, tất cả đã oán trách sâu trong tim mỗi người chúng ta chính là cuộc đời. Các bạn nên nhớ trong người chúng ta có dòng máu của đất nước Việt Nam, đó chính là những thử thách mà chúng ta phải vượt qua những thử thách đó và cuộc sống.
Lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đản và ý chí của Thanh Niên Việt Nam chúng ta phải học tập theo Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Bác như đó là hình ảnh của mục tiêu, làm động lực. Chính những lý tưởng đó đã giúp dân tộc ta toàn thắng và giành lại Độc Lập Tự Do của Tổ Quốc và chiến dịch Hồ Chí Minh Giải Phóng Sài Gòn(4/1975). Bác đang trang bị lòng can đảm, và ý chí của mình. Nếu không lòng can đảm và chí, đất nước ta vẫn là sự nô lệ. Thanh niên càng ngày phải có ý chí cao đẹp và lòng can đảm của mình. Vì Thanh niên là chủ nhân của đất nước sau này. Nếu đất nước Việt Nam có những con người sống buông thả không có mục đích sống trong tương lai, không dám phát triển và nghị lực. Mọi Thanh Niên hãy đứng lên, hãy thể hiện sự nhiệt huyết, ý chí và lòng can đảm của mình, để xây dựng lại một đất nước cao đẹp. Hãy biết rằng: Đất Nước Việt Nam có những con người dám đương đầu và khó khăn. Không biết yêu thương, trước những khó khăn, đánh thấp bản thân mình, thử hỏi có ai dám đương đầu đầu tư vào Việt Nam không và những người có tài năng nhưng quá kém về nhân cách.
Thanh Niên Việt Nam hãy học tập Bác, vì Bác là những tinh hoa của dân tộc. Học theo Bác sau này những dùng bản chất cao đẹp của bản thân để phát triển đất nước tươi đẹp hơn. Nhưng bây giờ Đại Tướng Võ Nguyên Gíap đã sông ở tuổi 103 cả đất nước đau thương, mát mác, của những chiến sĩ hy sinh trên con đường chiến đấu hãnh diện của dân tộc Việt Nam. Đất Nước Việt Nam, toàn dân Việt Nam đã biết Bác đã sống thọ lâu nhưng sao trong lòng thấy man mác:
“Mùa Thu lặng lẽ lá vàng rơi
Cả Nước Tiếc Thương Tiễn Một Người”.
Bác đã biết bao lần ra đi, nhưng lần này là khác, không phải là xông pha ra chiến trường, mà thực ra Bác đã đi về cõi vình hằng. Sự ra đi mất mát của người dân Việt Nam, có hàng chục triệu người trên khắp đất nước, thế giới mang trái tim Việt Nam hướng về Bác. Là một tướng huyền thoại, Bác luôn là con người Việt Nam mà nhân dân ta vẫn mong đợi. Bác là một học trò của Hồ Chí Minh. Những nước mắt, đau khổ của người dân, đồng bào trên khắp cả nước, khóc tràn ngập trong tim ta như một người thân của mình đã ra đi vậy. Hãy cố gắng đứng lên học tập thất tốt sau này phát triển đất nước việt nam tươi đẹp, và làm theo gương Bác. Ở đâu đó, Bác vẫn luôn theo chúng ta Từng bước đi trên con đường của chúng ta.
Sống sao để như Bác về với cõi Vĩnh hằng và cách thanh thản đó.
Tác giả: Nguyễn Phùng Dương 
(phường Lam Sơn, Tp. Thanh Hóa)