Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

SỰ THẬT LÀ THẾ NÀO?




Vào dịp 30-4 năm nay, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước đã đăng tải khá nhiều bài về sự kiện này. Nó cho thấy dù 40 năm đã qua song dấu ấn của sự kiện vẫn in đậm trong tư tưởng và tâm trạng của các tầng lớp nhân dân ta trong và ngoài nước cũng như dư luận thế giới. Và sự nhìn nhận về sự kiện này có khác nhau âu cũng là điều khó tránh. Chỉ có điều người đọc muốn biết sự thật là thế nào?
Những ai đã từng sống trong những ngày 30-4-1975 cũng như những ai đã từng được xem những thước phim tài liệu về những ngày này không thể không xúc động, tự hào về sự kiện này. Không xúc động sao được khi chứng kiến niềm khao khát của cả dân tộc là đất nước thống nhất đã trở thành hiện thực! Không tự hào sao được khi dân tộc ta đã giành được chiến thắng vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống một đội quân xâm lược với trang thiết bị hiện đại nhất trong thế kỷ XX ! Để giành được chiến thắng đó,để thực hiện được mục tiêu thống nhất nước nhà,nhân dân ta đã tiến hành một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh vô cùng to lớn.Nhân dân miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân của đế quốc Mỹ đồng thời hết lòng hết sức chi viện cho đồng bào miền Nam .Lớp lớp thanh niên nam nữ " xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".Chị em phụ nữ phải gánh vác mọi công việc sản xuất và gia đình thay cho nam giới ở chiến trường.Ngay các cụ phụ lão cũng tham gia vào các đội bắn máy bay giặc.Các em học sinh cùng các thày cô giáo phải rời mái trường thân yêu ở thành phố để về các vùng nông thôn tiếp tục học tập ...Nhân dân miền Nam ở mọi vùng miền, không phân biệt dân tộc ,tôn giáo,nghề nghiệp ...đều tham gia dưới mọi hình thức vào cuộc đấu tranh trực tiếp chống quân xâm lược,lần lượt đánh thắng các chiến lược "chiến tranh đặc biệt","chiến tranh cục bộ","Việt Nam hoá chiến tranh"...cùng cả nước tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Đông bào ta ở nước ngoài bằng mọi khả năng của mình với nhiều hình thức thích hợp đã có đóng góp lớn lao vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, trong đó có hoạt động tuyên truyền về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta cũng như tranh thủ sự đồng tình ,ủng hộ của nhân dân các nước sở tại và các nước khác trên thế giới . Chính vì thế , chiến thắng 30-4 là chiến thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam,là kết tinh sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc được hun đúc trong quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với sức mạnh của thời đại mới.
Đó là một sự thật lịch sử mà không ai có thể phủ nhận.
Bên cạnh chiến thắng vĩ đại đó và để có được chiến thắng vĩ đại đó, nhân dân ta đã phải chịu đựng những tổn thất vô cùng to lớn về sức người và sức của, về vật chất và tinh thần. Hàng triệu người con ưu tú thuộc các thế hệ của dân tộc đã hi sinh, trong đó có không ít người mà đến hôm nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Hàng triệu người mang thương tật suốt đời và hàng ngày vẫn phải chịu sự dày vò về thể xác. Hàng vạn người lớn và trẻ em vẫn đang phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của chất độc hoá học. Biết bao Bà Mẹ Việt Nam đã và dang chịu nỗi đau thương không gặp con mình trong ngày chiến thắng của dân tộc ,không nhìn thấy những đứa con mà mình mang nặng đẻ đau ở bên cạnh khi nhắm mắt xuôi tay. Với thiên chức của Người Mẹ, trong một hoàn cảnh tương tự thì nỗi đau của những Người Mẹ Việt Nam cũng là nỗi đau của tất cả Người Mẹ trên thế giới -những nỗi đau không gì bù đắp được .
Đó là một sự thật lịch sử mà không ai có thể phủ nhận.
Để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng đân tộc,thống nhất đất nước ,trong những năm qua Nhà nước cũng như mọi tầng lớp nhân dân ta đã có những nỗ lực tối đa để góp phần khắc phục những hậu quả chiến tranh, làm dịu đi nỗi đau của mỗi gia đình, nhất là mỗi Người Mẹ trước hậu quả cuộc chiến tranh mà dân tộc ta hoàn toàn không mong muốn nhưng buộc phải chấp nhận. Từ các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, đối với người có công, đến việc tôn vinh và đãi ngộ Mẹ Việt Nam anh hùng, từ việc chăm sóc nạn nhân chất độc da cam đến việc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam trên các diễn đàn quốc tế v.v…Sau khi thống nhất,đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới với mục tiêu  xây dựng một xã hội dân giầu ,nước mạnh ,xứng đáng với sự hy sinh to lớn của tiền nhân,đáp ứng niềm mong đợi của mọi con dân nước Việt.Nhiều chính sách của Nhà nước Việt Nam đã được ban hành nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.Đối với người Việt Nam ở nước ngoài -một bộ phận không tách rời của công đồng dân tộc Việt Nam- đất nước có nhiều chính sách mở cửa đón nhận kiều bào về thăm và định cư ở quê hương như đón những người con ở xa trở về quê mẹ,trở về nơi chôn nhau cắt rốn ; trân trọng đối với những đóng góp tài năng và tài lực của kiều bào vào công cuộc xây dựng đất nước.Tuy nhiên không ai có thể khẳng định những việc làm như nói trên là đã đầy đủ,đã hàn gắn trọn vẹn mọi tổn thất vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại,đã xoá hết mọi mặc cảm trong một bộ phận đồng bào...mà nguyên nhân có cả phần khách quan và phần chủ quan.
Đó là một sự thật lịch sử mà không ai có thể phủ nhận .
Trong những ngày này nếu ai quan tâm tìm đọc báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài viết về ngày 30-4 có thể thấy sự khác nhau nhất định khi đánh giá về sự kiện này. Đó cũng là điều bình thường. Nhiều bài viết cho rằng chiến thắng 30-4 là chiến thắng của những ai là con Lạc, cháu Hồng; nhờ chiến thắng đó mà vị thế  của người Việt Nam ở nước ngoài được nâng cao,được sự trân trọng của nhân dân các nước sở tại .Từ sự đánh giá đó, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê hương đất nước. Nhiều người đã về thăm quê hương và đều có những ấn tượng tích cực về đất nước. Không ít người về định cư ở quê nhà. Lượng kiều hối do đồng bào gửi về nước ngày càng tăng đến nay đã lên tới gần 15 tỷ USD mỗi năm. Nhiều dự án về kinh tế- văn hóa – xã hội do kiều bào ta đầu tư đã có hiệu quả thiết thực. Nhiều nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng ở nước sở tại cũng như trên thế giới đã về nước tham gia tư vấn, hướng dẫn, giảng dạy tại các cơ sở khoa học, các trường đại học trong nước… Đó là chưa kể các hoạt động đa dạng của kiều bào ta ở ngay các nước sở tại . Cũng không ít bài viết nói về đất nước vẫn như những gì mình nhìn thấy từ hàng chục năm trước, không thấy những thay đổi của đất nước, nhất là từ khi đất nước đổi mới đến nay .Điều đó một phần do bà con vẫn còn sự mặc cảm về quá khứ của mình, một phần do bà con thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin một chiều .Một số bài viết cho thấy, cho đến nay có một số người vẫn giữ lòng hận thù với chế độ mà họ gọi là "chế độ cộng sản''. Hơn ai hết họ cần hiểu đúng nguồn gốc sự hận thù này là do đâu.Chính do sự thù hận đó nên họ nhìn nhận sự kiện 30-4 không như số đông người Việt Nam ở nước ngoài. Họ cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua là cuộc nội chiến giữa 2 chính thể, rằng miền Bắc xâm lược Việt Nam, rằng cuộc chiến tranh này do “ chế độ cộng sản khởi sự "  v.v… Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nước, trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và  ở nhiều nước , kể cả ở Mỹ và nhất là thực tiễn lịch sử đã bác bỏ sự đánh giá của họ về sự kiện 30-4.Nhân đây xin nêu một số dẫn chứng. Ngày 1-11-1945, sau 2 tháng kể từ ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Jamess Bierner mong được Chính phủ Mỹ nhận 50 thanh niên Việt Nam sang" tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp và các lĩnh vực khác". Ngày 16-2-1946, Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Tổng thống Mỹ khi đó là Harry Truman để khẳng định Việt Nam mong muốn" được độc lập hoàn toàn và ý nguyện lập sự hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ". Cũng trong năm 1946 Hồ Chí Minh đã gửi tiếp 6 lá thư nữa đến Tổng thống Henry Truman cũng về những vấn đề nói trên nhưng đều không có hồi âm.Trong khi đó , ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (20-7-1954), chính giới Mỹ tuyên bố :“Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” và lập tức viện trợ tài chính, trang thiết bị quân sự, cố vấn cho chính thể Quốc gia Việt nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa. Chỉ với những dẫn chứng nói trên, những ai thật sự tôn trọng sự thật không thể không rút ra kết luận về sự thiện chí của nhân dân Việt Nam cũng như người khởi sự cuộc chiến tranh Việt Nam chính là phái diều hâu trong chính quyền Mỹ.
Đó là một sự thật lịch sử không ai có thể phủ nhận.

Duy Văn

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

… HÃY NHÌN CHO ĐÚNG VỀ THÁNG 4

Trung Dũng
Lang thang dạo chơi trên internet, tôi vô tình đọc được một bài tâm sự chia sẻ của Phan Đăng với tiêu đề: “Một khoảnh khắc tháng 4”. Khi đọc xong những dòng chia sẻ, tâm sự của "bạn", bản thân tôi thấy băn khoăn, day dứt và xen lẫn nỗi buồn, tôi suy nghĩ mãi và cuối cùng quyêt định viết ra những dòng suy nghĩ của mình với tư cách là một công dân đất Việt. Tôi không biết hiện nay "bạn" bao nhiêu tuổi, nhưng theo cảm nhận của tôi "bạn" là người đã trưởng thành về tuổi tác, nhưng trong suy nghĩ và nhìn nhận sự việc tại sao lại "nông cạn, phiến diện" như vậy, phải chăng "bạn" đang thực hiện một công việc trái với lương tâm của chính mình. Khi đọc đoạn văn "Chỉ cần nhìn qua các tít báo có thể thấy ngay người ta đã nhìn về lịch sử dưới góc độ nào, giọng điệu nào và rút ra những bài học nào trong hiện tại... Cứ như thế, tôi chìm đắm trong một thế giới báo chí đầy ắp giọng điệu ngợi ca quá khứ và một tinh thần lạc quan về hiện tại, tương lai..." của "bạn" đã biết bạn là ai? đang làm gì? rồi lại nữa, "bạn" cho rằng "Kỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, tại sao không thấy bất cứ một tờ báo nào, một bài báo nào đề cập tới mặt thứ hai này? Chỉ khi nào người ta công khai nói tới điều này thì lúc đó lịch sử mới được nhận thức một cách đầy đủ. Chỉ khi nào người ta thấy được sự mất mát khủng khiếp của con người trong chiến tranh thì mới có thể xây dựng được một xã hội đích thực của dân, do dân và vì dân" trong hiện tại"...
Với giọng điệu như vậy, nói trắng ra, Phan Đăng đã lợi dụng ngày tháng 4 này của dân tộc để ngầm cho rằng công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là không cần thiết mà chỉ đem lại khổ đau, nghèo đói cho dân tộc; cái ý chính của Phan Đăng, cố nhiên phải được hiểu là Việt Nam thà để cho Mỹ tiến chiếm, đô hộ để xã hội được giàu sang. Không biết nếu như tác giả Phan Đăng được sinh ra khi đất nước bị lầm than cơ cực, bị kẻ thù xâm lược, khi đó, tính mạng của mỗi người dân bị đe dọa, bị xâm hại hàng ngày, hàng giờ thì lúc đó tác giả có thể sống được không, có dám đứng lên bảo vệ chủ quyền của đất nước như cha ông chúng ta đã làm không?. Phải chăng lịch sử của dân tộc ghi lại những thông tin, con số đầy tang tóc, bi ai mà đế quốc Mỹ xâm lược đã gây ra cho dân tộc ta trong 40 năm về trước là không có ý nghĩa, bao nhiêu trang sách, bài báo đã ghi lại chả nhẽ một người như tác giả Phan Đăng lại không nắm rõ điều đó mà còn lại phải phán xét cho là này nọ...thử hỏi, liệu có xứng là một công dân được sinh ra và được nuôi dưỡng trong lòng đất mẹ. Thực ra tôi không muốn nhắc lại những điều đau thương đó, nhưng tôi vẫn phải dẫn chứng ra đây để tác giả Phan Đăng thấy rõ. Mặc dù cuộc chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam 40 năm trước đây vẫn còn hết sức nặng nề. Những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh đó cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, bởi nó không chỉ lý giải về sự thất bại của cường bạo trước sức mạnh chính nghĩa mà còn cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào cái gọi là sứ mệnh “mở rộng dân chủ” như vẫn thường được tuyên truyền.   
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã trút xuống hai miền Nam, Bắc Việt Nam một khối lượng bom lớn hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào do Mỹ thực hiện trước đó. Cuộc khủng bố đẫm máu ở Mỹ Lai, B52 rải thảm ở Khâm Thiên và chiến dịch rải chất độc da cam trên một diện tích rộng trong chiến tranh chỉ là số ít trong hàng nghìn tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam. Trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai, lính Mỹ đã giết hại hơn 500 người, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Vụ việc đã từng bị cố tình che đậy hơn hai năm trời, và chỉ sau khi báo chí điều tra ra, sự thật mới bị phơi bày. Nhiều tờ báo ở Mỹ lúc đó bình luận: "Nước Mỹ và người Mỹ không thể không gánh nặng cảm giác tội lỗi và sự day dứt của lương tâm trước những gì diễn ra ở Mỹ Lai”.
Cho đến hôm nay, nỗi kinh hoàng trong vụ thảm sát phố Khâm Thiên - khu phố đông dân nhất của Hà Nội, tháng 12-1972 bằng bom B52 của không lực Hoa Kỳ vẫn chưa phai mờ trong tâm trí mỗi người dân Hà Nội. Chỉ trong đêm 26-12-1972, toàn bộ 6 khối phố của Khâm Thiên bị phá huỷ, gần 2.000 ngôi nhà bị sập, trong đó có 534 căn nhà sập hoàn toàn. Bom B52 đã cướp đi 283 sinh mạng, trong đó có 40 cụ già, 91 phụ nữ, 55 trẻ em, làm bị thương 266 người. Nhiều gia đình không còn ai sống sót. Tại Bệnh viện Bạch Mai, nhiều phòng bệnh đã bị bom Mỹ đánh sập cùng với các bệnh nhân và nhân viên y tế. Hồi tưởng lại những gì đã xảy ra ngày đó, một nạn nhân sống sót đã bày tỏ, chiến tranh đã đi qua, nhưng mỗi lần đến ngày lễ Giáng sinh, ông lại thấy đau âm ỉ trong lòng vì cảnh tang thương ngày ấy. Giờ đây, sau gần 40 năm, những dấu tích chiến tranh dường như không còn nữa, nhưng bức tượng người phụ nữ bồng xác đứa con thơ đứng đau đớn, lặng lẽ trên phố Khâm Thiên sẽ là một bằng chứng chiến tranh còn lại mãi với thời gian. Năm đó, Đức Chúa trời hẳn đã chứng kiến một mùa Giáng sinh đau thương ở Hà Nội và buồn ở Oa-sinh-tơn.
Chưa hết, có lẽ dã man nhất là việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc màu da cam/dioxin dội xuống các chiến trường miền Nam Việt Nam. Những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Trong tuyên bố phản đối Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác đơn thỉnh cầu của các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ngày 2-3-2009, Hội đồng Hòa bình Mỹ khẳng định: đây là sự vi phạm thô bạo của quân đội Mỹ về quyền con người, một tội ác nghiêm trọng chống lại loài người, đồng thời lên tiếng phê phán chính quyền và các công ty hóa chất Mỹ đã lẩn trốn trách nhiệm và che dấu sự thật trước dư luận...
Thưa với tác giả phan Đăng và những ai còn lầm tưởng như Phan Đăng, hãy tỉnh táo mà suy xét, những dẫn chứng ở trên, thử hỏi dân tộc Việt Nam có phải đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước hay không?. Nhắc lại những ký ức đau thương trong chiến tranh chẳng ai muốn, người viết bài này không nhằm khơi lại mối thù đã qua, mà chỉ nhằm khẳng định một điều: "bạo lực và chiến tranh không phải là phương thức giải quyết các vấn đề của thế giới đương đại, dân tộc Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên trái đất này, để một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng".

Thực chất quan điểm chính trị của các nhà -dân chủ, nhân quyền mạng ?

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội người ta thấy xuất hiện không ít những nhà "dân chủ, nhân quyền mạng". Họ tự xem mình là những người có "sứ mệnh" đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy, thực chất quan điểm chính trị của họ là gì?


Trong thế giới hiện đại, dân chủ, nhân quyền (DC,NQ) được xem là giá trị chung của nhân loại. Các dân tộc không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa đều có đóng góp nhất định vào giá trị chung đó. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn đời sống chính trị quốc tế cho thấy, không có mô hình "chuẩn" về DC,NQ, mà chỉ có những mô hình cụ thể dựa trên những giá trị phổ quát được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người (QCN). Tương tự như quan hệ giữa "cái chung", "cái phổ biển" với "cái đặc thù", "cái đơn nhất" trong triết học, những giá trị phổ quát về DC,NQ chỉ có thể thông qua các mô hình chính trị - xã hội cụ thể để biểu hiện. Nói một cách đơn giản là, DC,NQ có nhiều mô hình, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế nhưng, trên mạng xã hội (MXH) hiện nay, có một số tổ chức, cá nhân tự nhận mình là "nhà dân chủ", sùng bái mô hình DC,NQ của phương Tây, coi đó là "chuẩn", là "mặc định". Từ đó, họ ra sức xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta trên lĩnh vực DC,NQ, nhằm hướng sự phát triển của đất nước ta theo mô hình DC,NQ phương Tây.
Về tư tưởng, các nhà "dân chủ, nhân quyền mạng (DC,NQM)" ra sức phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta. Họ cho rằng: ý thức hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã "lạc hậu, lỗi thời"(!) Họ quy chụp chủ nghĩa Mác là sản phẩm "Từ nhận thức vội vàng, nông nổi, lầm lẫn, cực đoan,... của một trí thức trẻ", hay cốt lõi của chủ nghĩa Mác chỉ là "...học thuyết đấu tranh giai cấp,...", nên việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động đã dẫn đến "Bi kịch Việt Nam". Có kẻ còn vu cáo chủ nghĩa Mác là học thuyết luôn đồng nghĩa với khái niệm "bạo lực cách mạng", đồng nghĩa với "chủ nghĩa duy ác",... Tất nhiên, cái mà người ta gọi là "Bi kịch", "bạo lực..." nói trên chỉ là sản phẩm của những người mang hận thù với dân tộc, với đất nước, hoặc chỉ nhìn sự phát triển của đất nước qua lăng kính méo mó với những mặc cảm, mục đích xấu. Chẳng lẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" ngày nay, lại là "Bi kịch Việt Nam"? Chúng ta không phủ nhận những sai lầm, khuyết điểm của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo ở những bối cảnh lịch sử cụ thể nào đó và những khó khăn, thách thức của giai đoạn hiện nay. Trong đó, nổi lên là tình trạng tham nhũng, lãng phí và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã thẳng thắn chỉ ra. Nhưng chúng ta cũng cần khẳng định rằng, những hạn chế, yếu kém đó không phải xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội ta, của Đảng ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên và đang có biện pháp khắc phục triệt để. Các nhà "DC,NQM" còn "lập luận" rằng: chủ nghĩa Mác - Lê-nin ra đời từ thế kỷ XIX, đến nay đã lỗi thời; và rằng, "Thế kỷ của chủ nghĩa Mác đã vĩnh viễn kết thúc và lùi xa"(!). Thật ra, những nhận định đại loại như vậy của họ chẳng qua chỉ là sự sao chép bài viết của nhà khoa học chính trị Mỹ Francis Fukuyama: "Sự tận cùng của lịch sử và con người cuối cùng" (The End of History and the Last Man, 1992). Mặc dù bị xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận một cách cực đoan, nhưng vượt qua không gian và thời gian, chủ nghĩa Mác vẫn luôn chứng tỏ tính chất khoa học, cách mạng của mình. Đại bộ phận trí thức trên thế giới vẫn xác định C. Mác là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu trên thế giới và chủ nghĩa Mác vẫn là một tư tưởng tiến bộ mà nhân loại có thể vận dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhân đây, xin được cung cấp một vài thông tin đánh giá về C. Mác. Năm 1999 (năm cuối cùng của thế kỷ XX), Đại học Cambridge (Anh) đã tổ chức một cuộc thăm dò bình chọn nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ. Kết quả, C. Mác là người được xếp đứng đầu. Bước sang thế kỷ XXI (tháng 7 - 2005), với câu hỏi tương tự, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Chương trình "Thời đại chúng ta" (In Our Time) trên kênh Radio 4 của BBC, kết quả cho thấy, C. Mác vẫn là người đứng đầu trong các "nhà tư tưởng ưa thích", v.v.
Cùng với việc xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các nhà "DC,NQM" luôn sùng bái CNTB. Họ cho rằng: "nhờ có khoa học - công nghệ hiện đại mà ngày nay CNTB đã trở nên... văn minh, không còn bóc lột nữa...; không còn những ông chủ làm giàu bằng bóc lột" (!) Phải chăng như vậy? Thiết nghĩ, câu hỏi này hãy để cho những người tham gia phong trào "Chiếm phố Wall" năm 2012 ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới trả lời hộ. Nếu là người có đôi chút hiểu biết về CNTB ngày nay, chắc hẳn họ phải biết đến khái niệm "homeless" (người vô gia cư). Khái niệm này ra đời ở chính các nước tư bản phát triển. Hiện nay, những người vô gia cư ở Mỹ, Anh, Nhật, Pháp,... vẫn hằng ngày đi tìm công ăn việc làm, thậm chí phải xin ăn, tối đến về ngủ trong hộp carton mục nát ở các công viên hoặc những ngõ, hẻm nào đó. Cũng cần nhắc lại rằng, những quốc gia có tình trạng nêu trên có thu nhập bình quân đầu người rất cao. Tuy nhiên, sự phân phối của cải ở các quốc gia này đã dẫn tới sự phân cực giàu - nghèo theo tỷ lệ: người giàu chỉ chiếm 1% dân số, nhưng nắm tới 99% của cải xã hội; còn những người nghèo chiếm 99% dân số còn lại, thì chỉ được hưởng 1% của cải xã hội. Câu trả lời thiết tưởng đã rõ ràng!
Về chính trị, các nhà "DC,NQM" ra sức vu cáo chế độ ta là "độc quyền Đảng trị", xã hội ta là "ngục tù",... Họ phủ nhận sự lãnh đạo xã hội và Nhà nước của Đảng đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1992. Trong dịp Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến toàn dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, họ "kiến nghị" với Quốc hội phải "thực hiện cạnh tranh chính trị, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992, thực hiện "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập"; rồi "gợi ý": "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước" và Quốc hội nên "tham khảo" mô hình chế độ xã hội và thể chế nhà nước theo "Chế độ Cộng hòa tổng thống; có thượng nghị viện, hạ nghị viện cùng với các nghị sĩ"(?) Ai cũng biết, cái gọi là "ý kiến", "gợi ý" đó là phủ nhận chế độ chính trị hiện hữu, chuyển xã hội ta sang mô hình dân chủ tư sản, "tam quyền phân lập" theo kiểu phương Tây. Thiết nghĩ, đối với các chế độ xã hội, các nhà nước trên thế giới, không ai có quyền phê phán nếu đó là chế độ xã hội do nhân dân tự do lựa chọn. Đối với chúng ta, sự áp đặt, hoặc sao chép một mô hình chế độ xã hội nào đó là không thể chấp nhận và điều đó cũng không phải là bản lĩnh của dân tộc ta. Nhất là, khi Đảng ta, qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng đã được quảng đại quần chúng nhân dân coi là đảng của mình; chế độ ta - chế độ XHCN đã được Đảng, Bác Hồ và nhân dân lựa chọn, dựng xây và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là con đường phát triển duy nhất đúng. Những đòi hỏi, "gợi ý" thực hiện "đa nguyên, đa đảng đối lập", áp đặt chế độ chính trị theo kiểu phương Tây, vì thế chỉ là ảo tưởng.
Những nhà "DC,NQM" còn cho rằng, đường lối xây dựng, phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN do Đại hội XI của Đảng đề ra là "mù mờ, sai trái"; việc khẳng định "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo", hay Nhà nước thu hồi đất để "phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng",... trong Hiến pháp năm 2013 là nhằm "phục vụ cho lợi ích nhóm",... Nếu là người có ít nhiều hiểu biết về chính trị, thì phải thấy rằng, trên thế giới này không có nền kinh tế nào là không có "tính ngữ" nhằm xác định phương hướng cho sự vận hành của nền kinh tế đó do các đảng chính trị cầm quyền khởi xướng. Do vậy, việc Đảng ta xác định đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn xã hội Việt Nam. Các nhà "DC,NQM" còn xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, nhất là từ khi tình hình tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông nóng lên. Họ vu cáo Đảng và Nhà nước ta "vì lợi ích ý thức hệ đã bán biển, đảo cho nước ngoài",... Dựa trên cái gọi là "tinh thần yêu nước", "tự hào dân tộc", họ bao che, bênh vực cho những người gây rối, làm mất trật tự cộng cộng, vi phạm pháp luật và an ninh quốc gia. Về thực chất, việc làm của họ chẳng qua chỉ nhằm mục đích phủ nhận sự thống nhất giữa lợi ích của Đảng với lợi ích của dân tộc.
Cùng với phủ nhận chế độ xã hội ta, các nhà "DC,NQM" còn ra sức tô vẽ, sùng bái mô hình kinh tế, xã hội, pháp luật của phương Tây. Họ tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về QCN theo mô hình của phương Tây, cố tình tảng lờ một số QCN sẽ bị hạn chế đã được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966). Họ nói: Nhà nước ta đã vi phạm QCN ở các Điều 18 (Về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo), Điều 19 (Về quyền tự do ngôn luận, báo chí), Điều 21, 22 (Về quyền hội họp hòa bình, quyền lập hội,...) trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) mà Việt Nam đã ký kết(!) Nhưng, họ không hề đề cập đến việc thực hiện những quyền nêu trên đều có thể bị hạn chế (trong pháp luật quốc gia) là vì "an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc các quyền và tự do của người khác"1. Gần đây, họ có " sáng kiến": phát triển blog, hình thành "xã hội ảo", "công dân ảo" và các MXH nhằm phát tán, thu gom, lưu trữ các bài viết. Qua đó, họ ra "Tuyên bố", lập bản "Kiến nghị", kêu gọi "ký tên",... ủng hộ các quan điểm cực đoan, sai trái. Chẳng hạn như: Tuyên bố 72 ra bản "kiến nghị" về sửa đổi Hiến pháp theo mô hình dân chủ đa nguyên, chế độ cộng hòa tổng thống; Tuyên bố về việc thực thi các quyền dân sự, chính trị, kêu gọi Nhà nước thực thi các quyền tự do, dân chủ theo các "chuẩn mực nhân quyền phổ quát" (không tính tới tính đặc thù, lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc); Tuyên bố 258, kêu gọi xóa bỏ Điều 258 (Về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, Bộ luật Hình sự 1999 của Nhà nước ta),... Gắn liền với những hoạt động trên, các nhà "DC,NQM" còn lợi dụng bầu không khí dân chủ của đất nước để thực hiện một số hoạt động "thực", như: trao văn bản đến lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đến các cơ quan chức năng, thậm chí trao văn bản tới các đại sứ quán, lãnh sự quán nước ngoài và tổ chức quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Để tránh sự trừng phạt của pháp luật, họ "lách luật" bằng cách lợi dụng quyền "phản biện" (thực chất là để phản bác, phủ nhận), tuyên bố "chỉ thực hiện các QCN về quyền tự do, dân chủ được ghi trong các công ước quốc tế về QCN mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia" và chỉ hoạt động "ôn hòa", "bất bạo động"(!)... Thực tiễn đời sống chính trị quốc tế cho thấy, các cuộc bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội hiện hữu thường bắt đầu bằng những hành động gọi là "bất bạo động", "ôn hòa" kiểu đó,... Do vậy, những hành vi vi phạm pháp luật của họ sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm minh.
Lợi dụng các thông tin sai trái của các thế lực thù địch ở nước ngoài, một số nhà "DC,NQM" còn mưu toan lũng đoạn tình hình tư tưởng, chính trị trong xã hội ta. Có người đã  lấy cớ nghiên cứu khoa học, dựa trên một cuốn sách của tác giả nước ngoài2 xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý đồ thâm độc, "đề nghị" làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan(?) Ý đồ thật sự của họ là gì, không cần phải phân tích ai cũng biết.
Thực ra, với rất nhiều thủ đoạn xấu xa, thâm độc, mục tiêu cuối cùng của các nhà "DC,NQM" là nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta, đưa xã hội ta sang con đường TBCN, bao gồm: xóa bỏ hệ tư tưởng, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta; xóa bỏ Nhà nước cùng với thể chế hiện hành và các thành phần khác trong hệ thống chính trị của xã hội ta; xóa bỏ thành quả của cách mạng Việt Nam trên 80 năm qua. Chiến lược của các nhà "DC,NQM" là thông qua xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng DC,NQ phương Tây, từng bước hình thành các tổ chức chính trị "ôn hòa", "đối lập"; tiến tới chuyển xã hội ta sang con đường TBCN. Trong đó, kịch bản tối ưu là làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị, kết hợp với "tình huống" bạo loạn, lật đổ.
Những hoạt động nói trên của các nhà "DC,NQM" cũng như của các thế lực thù địch chẳng qua chỉ là trò "chọc gậy bánh xe". Hành động của họ chẳng lừa được ai, chắc chắn sẽ bị lên án, bác bỏ.
ĐỨC THÀNH

Đã dốt toán thì đừng bàn chuyện chính trị

Hôm nay, tình cờ thấy trang Bô Shit lại tiếp tục bôi nhọ giới trí thức Việt Nam với bài "Trung lập: Quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp" của một người tự xưng là Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu. Không biết người này là tiến sĩ thiệt hay dỏm nhưng với những gì người này đã viết thì rõ ràng rất đáng ngờ về thực chất của cái danh hiệu TS.
Về mặt phương pháp thì vị TS này đã mắc sai lầm cơ bản khi sử dụng logic hình thức vốn chỉ phù hợp với đại số để khảo sát quan hệ của biến số. Sức mạnh của một quốc gia không phải là một đại lượng độc lập với chiến lược quan hệ quốc tế. Một quốc gia khi lựa chọn một chiến lược quan hệ quốc tế thì chiến lược ấy sẽ có tác động ngược trở lại làm gia tăng hoặc suy yếu sức mạnh của quốc gia đó. Vị TS này định làm toán nhưng đến phương pháp cơ bản của toán học cũng không nắm được thì thật là khó mà tưởng tượng. 

1. Quốc gia mạnh mới có thể lựa chọn trung lập?
Vị TS này viết rằng: "Trên bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ." Điều này hoàn toàn sai. Một quốc gia lựa chọn chiến lược quan hệ quốc tế thế nào hoàn toàn không phụ thuộc vào việc nó mạnh hay yếu mà phụ thuộc vào chiến lược mà các quốc gia khác trong tập hợp đó lựa chọn, các sự lựa chọn dựa trên tính toán về lợi ích của mỗi quốc gia sẽ tác động qua lại lẫn nhau để dẫn đến một thế cân bằng, tại thế cân bằng đó thì mỗi quốc gia sẽ có một chiến lược xác định. Sự tương quan này thường rất phức tạp và mô tả sẽ rất dài dòng bằng lý thuyết trò chơi, chỉ có thể lấy một ví dụ minh họa thế này, một tập hợp ba quốc gia mà có hai quốc gia mạnh ngang nhau đang đối đầu và một quốc gia khác yếu hơn thì rõ ràng mọi nỗ lực của hai quốc gia mạnh sẽ là trung lập hóa quốc gia yếu hơn vì lôi kéo làm đồng minh sẽ không khả thi. Bất cứ quốc gia mạnh nào định tấn công quốc gia yếu hơn sẽ có nguy cơ bị quốc gia mạnh còn lại thừa cơ tấn công tức là đẩy mình vào thế chống lại hai kẻ thù cùng lúc, nguy cơ bị tiêu diệt là chắc chắn. Bản thân quốc gia yếu hơn chắc chắn sẽ lựa chọn trung lập thay vì ngả theo một trong hai phía để phía còn lại bị tiêu diệt và chính mình sẽ là nạn nhân kế tiếp. 
Hồi Thế Chiến II đã có một ví dụ điển hình về trường hợp nêu trên, hai nước đế quốc Đức và Pháp hùng mạnh đã cố gắng trung lập hóa Thụy Sĩ yếu hơn. Sau đó, Thụy Sĩ đã khéo léo tiếp tục duy trì được tình trạng trung lập của mình ngay cả khi Đức chiếm đóng hầu như toàn bộ châu Âu cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nếu theo đúng lập luận của vị TS này, Thụy Sĩ phải bị xóa khỏi bản đồ châu Âu từ lâu rồi.
Vị TS khi bắt đầu giải bài toán thì đã ngay lập tức đánh tráo điều kiện của bài toán nên không chỉ sai hoàn toàn mà còn bất chấp cả thực tế. Tất cả cái trò xảo trá ấy chỉ để ngụy biện rằng nước yếu thì không thể trung lập, để sau đó lén lút đưa cái việc bị một nước lớn đe dọa vào nhằm cổ vũ cho việc liên minh với một nước lớn khác.  

2. Mối đe dọa từ Trung Quốc hay mối đe dọa từ Mỹ lớn hơn?
Người Việt Nam ai cũng biết tâm địa của Trung Quốc với Việt Nam ra sao và ai cũng biết Mỹ đã làm gì với Việt Nam trong một cuộc chiến kéo dài suốt hơn hai mươi năm. Hiện giờ tâm địa của Mỹ đối với Việt Nam ra sao? Vị TS này chỉ nêu ra vế thứ nhất mà giấu biệt đi vế thứ hai, không so sánh được các nguy cơ từ phía Mỹ và từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam, gian trá lấy luôn cái cần chứng minh ra để khẳng định, tức là khẳng định luôn Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.

Thậm chí nửa quan trọng nhất trong việc phân tích mối quan hệ tay ba Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam cũng đã bị lờ đi đó là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ quan hệ với Việt Nam ra sao rõ ràng phải tính đến phản ứng chiến lược của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc định làm gì với Việt Nam cũng phải tính đến phản ứng chiến lược của Mỹ. Bởi vì các lựa chọn đó có thể phát sinh những chi phí và lợi ích chiến lược khác nhau đối với Mỹ cũng như Trung Quốc, nhưng vị TS này có vẻ không biết đến những điều điều đơn giản như vậy. Trên thực tế, đây là một cân bằng động rất phức tạp, nhiều quốc gia thường phải sử dụng một đội ngũ chuyên gia hùng hậu về lý thuyết trò chơi lập nên các mô hình tính toán để xác định được chiến lược cân bằng. Có thể minh họa rõ hơn một chút thế này: Nếu Trung Quốc định lôi kéo Việt Nam về phía mình thì Trung Quốc phải tính được Mỹ phản ứng thế nào về điều đó, không phải lập luận vớ vẩn kiểu Việt Nam không chơi với Mỹ thì Mỹ không cần quan tâm mà Mỹ sẽ hành động ra sao để bảo vệ lợi ích của mình. Về mặt địa thế, Việt Nam nằm tiếp giáp với Trung Quốc và giống như cái sân bay tự nhiên kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nơi có rất nhiều các nước đồng minh của Mỹ và con đường biển quan trọng hàng đầu thế giới đi qua. Nếu Trung Quốc lôi kéo Việt Nam thành công thì Mỹ sẽ bị mất toàn bộ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á vào tay Trung Quốc, vậy là Mỹ phải tìm cách chống lại điều đó. Ngược lại nếu Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình thì phải tính đến việc Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản Mỹ vì nếu có được liên minh với Việt Nam thì Mỹ có thể khóa chặt con đường biển quan trọng nhất của Trung Quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng tới các khu vực tự trị miền núi nằm sâu trong lục địa của Trung Quốc. Cả hai trường hợp đều dẫn đến sự thay đổi chiến lược trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và đó là cái mà hai nước này cần phải tính toán. Rõ ràng là vị TS toán này thậm chí còn không hiểu mình đang nói về cái gì, lập luận hoàn toàn trẻ con.

3. Liên minh với Mỹ đòi hỏi phải có dân chủ và nhân quyền?
Không chỉ có dốt về toán học, vị TS này còn diễn món tập làm văn đầy những gian lận kiểu học trò với các vấn đề chính trị. Tại sao Việt Nam không liên minh với Mỹ? Vì sợ Mỹ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền dẫn đến đa đảng? Lập luận của vị TS này thật nực cười! Giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ nổi tiếng Noam Chomsky đã viết trong cuốn sách "What the Uncle Sam really want" như thế này: while the US pays lip service to democracy, the real commitment is to "private, capitalist enterprise."  When the rights of investors are threatened, democracy has to go; if these rights are safeguarded, killers and torturers will do just fine. hay cụ thể hơn là to install governments that favor private investment of domestic and foreign capital, production for export and the right to bring profits out of the country. Mục tiêu Mỹ đối với các quốc gia độc lập là thiết lập lên các chính phủ phục vụ lợi ích của nhà đầu tư Mỹ, nếu chính phủ nào chấp nhận bán rẻ nhân dân của mình theo cách đó thì Mỹ sẽ để chính phủ đó được tự do tồn tại còn không sẽ là phá hoại và lật đổ. Đối với Mỹ tự do, nhân quyền, dân chủ, độc đảng hay đa đảng, hoàn toàn không phải là vấn đề đáng được quan tâm. Ai cũng biết điều đó chỉ là trò bịp bợm để kiếm chác, tại sao vị TS này lại  ngây ngô đến mức cho rằng điều đó đe dọa được Đảng cầm quyền ở Việt Nam nhỉ?

4. Có thể bảo vệ quyền lợi dân tộc dựa vào liên minh với Mỹ? 
Hãy nhìn lại lịch sử thế giới gần đây, nước Mỹ chẳng đã tài trợ cho những chế độ độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử đó sao? Những cái tên quốc gia như Guatemala, Nicaragua, Honduras, Panama, El Salvado, Haiti, có gợi lên cho vị TS này điều gì không nhỉ? Những quốc gia ấy nhờ vào sự bảo trợ dân chủ và tự do của Mỹ đã đắm chìm trong nghèo nàn, lạc hậu, nội chiến, đã gần như biến mất khỏi bản đồ thế giới. Ở những quốc gia ấy, một bộ phận giàu có đã dựa vào sức mạnh của   nước Mỹ để đàn áp và cướp bóc nhân dân một cách kinh khủng chưa từng thấy, đó là bảo vệ quyền lợi dân tộc hay giai cấp? Vị TS này mong muốn Mỹ sẽ làm điều tương tự với dân tộc Việt Nam chăng?

Kết luận:
Lập luận của vị TS này hoàn toàn là vớ vẩn và gian lận chỉ nhằm kêu gào Việt Nam phải trở thành sân sau Mỹ để chống lại Trung Quốc, tức là đẩy Việt Nam vào thế đối đầu khốc liệt hơn với Trung Quốc. Lúc đó Mỹ sẽ giúp Việt Nam ư? Nước Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh của mình bằng cách một lần nữa đưa quân đội vào Việt Nam chăng? Thực ra thì mục đích chính của tác giả bài viết tầm bậy trên trang boxit là muốn nhân danh quyền lợi dân tộc để đòi đa nguyên đa đảng, chỉ có điều quá ngây ngô và ngớ ngẩn, chẳng thể thuyết phục được ai, ngược lại còn làm người ta phải hoài nghi trình độ của những người tự nhận mình là trí thức.
 
Hiệp sĩ cưỡi lừa
 

Thế giới ám ảnh bởi hành động của nước Mỹ

http://ngocthongqb.blogspot.com/
Tại sao, không quân Mỹ càng dội bom IS càng mạnh? Phải chăng Mỹ bó tay, thất bại trước sự lớn mạnh của nhà nước hồi giáo IS?

Kể từ cuộc khủng bố nước Mỹ năm 2001, Mỹ đã dẫn đầu thế giới ráo riết chống khủng bố với những hành động, tuyên bố, mạnh mẽ của một cường quốc quân sự đứng đầu thế giới.Nếu như sự can thiệp của nước ngoài đã tạo ra một lực lượng ghê sợ là quân khủng bố và quy mô lớn hơn là nhà nước khủng bố (ISIS) thì hành động đó ngày nay còn khủng khiếp, nguy hiểm hơn khi làm sống lại lực lượng phát xít trong một nhà nước hỗn loạn…
Chống khủng bố và truyền bá tư tưởng dân chủ, tài trợ, hỗ trợ cho các cuộc cách mạng màu ở châu Âu, Trung Đông là 2 gam màu chủ đạo trong suốt 15 năm bá chủ thế giới của nước Mỹ.
Điều ngạc nhiên là Mỹ càng chống khủng bố thì quân khủng bố càng phát triển từ lực lượng cho đến quy mô, Mỹ truyền bá tư tưởng dân chủ đến các nước nào được coi là mất dân chủ thì coi như nước đó hỗn loạn, vô chính phủ, dân chúng chịu thảm họa.
“Chống khủng bố kiểu Mỹ”
Tại sao gọi là “kiểu Mỹ”, bởi vì, quân khủng bố chính do Mỹ đẻ ra, nuôi dưỡng, sử dụng để phục vụ cho mục đích chính trị riêng. Mối quan hệ giữa quân khủng bố với Mỹ giống như con chó và người đi săn.
Khi người đi săn cảm thấy con chó không còn tác dụng thì người đi săn phải giết chó. Tuy nhiên, khi chó đánh hơi thấy nguy hiểm thì chó cắn lại chủ là chuyện thường xảy ra.
Trước hết là quân khủng bố Al Qaeda. Một thực tế phũ phàng không thể chối cãi là chính Mỹ đẻ ra, nuôi dưỡng, sử dụng. Và bây giờ, không chỉ riêng Mỹ, một số nước, tùy theo chi nhánh al Qaeda, nếu al Qaeda nào có lợi cho ý đồ chính trị của họ thì họ sẵn sàng cung cấp vũ khí như vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ mà báo chí Đức đã phanh phui.
Tiếp theo là nhà nước hồi giáo IS. Chưa thể khẳng định là chính Mỹ, nhưng việc tấn công Iraq vì Iraq có “vũ khí giết người hàng loạt, là quốc gia khủng bố”, để rồi trên nền tảng chính trị Iraq sau đó, IS được sinh ra là một thực tế. Đặc biệt, xem cách chống IS của Mỹ với 19 quốc gia khác khiến chúng ta nghi ngờ rằng, Mỹ đang nuôi dưỡng, tiếp tay cho lực lượng này.
Kể từ tháng 8/2014 đến nay, theo Defense News, có hơn 16 ngàn cuộc không kích với danh nghĩa chống IS trong đó Mỹ chiếm 60% số phi vụ bởi lực lượng không quân hiện đại của Mỹ như F-16, F15 và cả máy bay tàng hình F-22.
Vậy tại sao, không quân Mỹ càng dội bom IS càng mạnh? Phải chăng Mỹ bó tay, thất bại trước sự lớn mạnh của nhà nước hồi giáo IS?
Không phải vậy! Nếu công nhận như thế là đánh giá quá thấp khả năng quân sự của nước Mỹ. Bởi vì, ngay từ đầu, mục tiêu chính của cuộc không kích không phải là IS mà là Syria.
Không tin? Trên chiến trường Trung Đông rất dễ triển khai vũ khí công nghệ cao thì nước Mỹ không chịu thua lực lượng nào. Nhớ lại lúc nước Mỹ săn lùng ráo riết quân khủng bố Al-Qaeda, Bin Laden…chỉ cần gọi một cú điện thoại di động là lập tức tên lửa Mỹ bay tới ngay lập tức.
Thế nhưng một lữ đoàn Hồi giáo IS hành quân ngạo nghễ bằng xe tải từ Syria qua một vùng sa mạc 200 km để vào Iraq mà không quân Mỹ không biết!
Hình ảnh trên đây cho thấy, dưới góc nhìn quân sự, lữ đoàn IS tổ chức hành quân 200 km trên vùng sa mạc không che chắn, ngụy trang gì hết, trong khi vệ tinh quân sự Mỹ chỉ cần một “ông râu xồm” giống Bin Laden đi bộ trên sa mạc cũng bị phát hiện, thì đây là hành động tự sát, chỉ trừ phi được sự đồng ý của không quân Mỹ.
Điều đó chứng tỏ Mỹ chưa muốn tiêu diệt IS, còn lý do vì sao thì không có gì là khó hiểu khi tình hình Trung Đông đang tồn tại những mâu thuẫn bùng nhùng. Vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là cách chống khủng bố của Mỹ, “kiểu Mỹ” vì càng chống thì tổ chức khủng bố càng phát triển. Và mới đây, Iran đã phát hiện, tố cáo Mỹ tiếp tế lương thực, vũ khí cho IS qua các vụ thả dù “nhầm”…thì IS không hề “sợ” không quân Mỹ là không có gì đáng ngạc nhiên.
Như vậy, có thể khẳng định, ở Trung Đông, Mỹ cùng liên minh thực hiện khẩu hiệu không kích tiêu diệt khủng bố IS, nhưng mục tiêu lại nhằm vào hướng khác. Do đó, “người đi săn chưa đến lúc phải biết ăn thịt chó”.
“Cưỡng dâm chính trị”
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc chiến địa chính trị của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt. Nội dung chủ yếu của cuộc chiến này là Mỹ xây dựng, tài trợ cho lực lượng đối lập, truyền bá tư tưởng dân chủ kiểu Mỹ để tiến hành bạo loạn, lật đổ, hoặc can thiệp trực tiếp bằng quân sự…với những chính phủ nào không theo cái gậy chỉ huy của Mỹ.
Sau sự can thiệp của Mỹ, một chính phủ mới ra đời, có đường lối chính trị thân Mỹ, phụ thuộc Mỹ, hoặc cũng có thể tạo ra một nhà nước hỗn loạn, nội chiến…đó là hành động được coi như “Cưỡng dâm chính trị” hay là sự xâm lược kiểu mới.
“Cưỡng dâm chính trị” tất yếu sẽ đẻ ra những đưa “con hoang thiếu giáo dục”, tại Iraq thì đẻ ra IS, al Qaeda, tại Apgnixtan thì đẻ ra Taliban, tại Lybia thì đang hỗn loạn, đặc biệt, tại Ukraine thì đang đẻ ra một lực lượng phát xít tồn tại trong một chính phủ mất quyền kiểm soát đất nước…
Một câu hỏi đặt ra là tại sao những quốc gia nào có sự can thiệp của nước ngoài, bên trong nổi dậy, gây bạo loạn, lật đổ chính phủ…tạo ra một “chính quyền đường phố” thì luôn luôn bất ổn, đất nước hoặc là nội chiến, hoặc là chia cắt, hoặc lực lượng khủng bố, phát xít, nổi lên như nấm sau mưa rào?
Đến bây giờ câu trả lời được giải đáp sau khi giải thích rõ nguyên nhân thành bại của các cuộc “cách mạng màu” (biểu tình, bạo loạn, lật đổ).
Cách mạng màu muốn thành công phải cần 2 yếu tố bên ngoài (quan trọng) và bên trong (quyết định). Muốn có yếu tố bên trong thì phải có lực lượng đối lập đông, hung hăng, cực đoan…như Maidan chẳng hạn, và tất yếu, chính những lực lượng không thống nhất, cực đoan, hung hăng…này là nguyên nhân làm cho đất nước hỗn loạn mà dù muốn hay không thì các thế lực bên ngoài buộc phải chấp nhận để có lực lượng.

Như vậy có thể nói, cách mạng màu - quân khủng bố, quân phát xít - chống khủng bố, như là một “hệ thức trong tam giác lượng”. Hệ thức này buộc phải và luôn tồn tại nhằm mục đích gì, do ai, của ai thì khó mà chỉ mặt đặt tên, nhưng vì đồng DOLLARS là chắc chắn, bởi lẽ, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập trung của kinh tế mà thôi.

Phạm Hồng Sơn quyết tâm kết liễu sự nghiệp dân chủ của Đoan Trang?

Sau khi blogger Đoan Trang lên án nhóm thanh niên “Quân lực Việt Nam cộng hòa” tự ý tham gia tuần hành mà không được sự cho phép của “Ban tổ chức” là hành vi phá hoại của cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh mà nhóm cô này mất nhiều công lao tổ chức được, lập tức “chạm nọc” không chỉ thành phần “Cờ vàng cực đoan” hải ngoại mà khiến cả “phong trào dân chủ” quốc nội bị tổn thương, nhiều người lên án Đoan Trang gay gắt, trong đó nặng lời nhất chính là cựu bác sỹ Phạm Hồng Sơn.
(http://nhucaytrevn.blogspot.com/ và bài viết của nhà báo Đoan Trang )
Phạm Hồng Sơn liệt kê khá nhiều “lỗi” khó chấp nhận được đối với một người “đấu tranh dân chủ” mà Đoan Trang phạm phải, trưng bày qua phát ngôn của mình, như:
– Không có tinh thần pháp luật (nói rõ hơn là trách cứ cô này không hiểu luật khi cho nhóm thanh niên trên đã vi phạm pháp luật, công an bắt là đúng), không có tinh thần dân chủ trong tư tưởng và công tác tổ chức (đấu tranh nhân quyền mà quên mất nhân quyền cơ bản của, ngăn chặn quyền bày tỏ của nhóm thanh niên Quân lực VNCH kia).
– Ác cảm với Cờ vàng nên cố tình “suy diễn” chính quyền “có thể lấy cớ cờ ‘vàng xuất hiện’” để dẹp tuần hành không khác gì tiếp tay cho chính quyền “xuyên tạc”, “bôi nhọ” thể chế Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí ông này kết luận Đoan Trang “thiếu ý thức xã hội hay ít quan tâm tới chính trị”, chưa “thấu hiểu lịch sử” nên đã không nhận thức được chính thể VNCH là “một biểu tượng của văn minh, dân chủ, nhân bản” và không thức thời khi đến chính cộng sản cũng “hòa giải” với VNCH, từ đó ghẻ lạnh, hắt hửi nhóm thanh niên mặc áo logo Quân lực VNCH kia. Đi xa hơn nữa, ông này quy kết hành động của Đoan Trang “có nguy cơ làm “vùi dập” những mầm xanh tuổi trẻ khác” đang noi gương nhóm thanh niên trên…
– Thâm thúy và cay nghiệt nhất là phần 3, Phạm Hồng Sơn nhắc nhở Đoan Trang rằng dù được xem là cá nhân “xuất sắc nhất cũng tự biết rằng vị thế của mình chỉ là tạm thời và phút chốc có thể trở thành tầm thường” trong môi trường dân chủ nếu không chịu học hỏi, biết người biết ta và “kết hợp được từ những cá nhân, hội đoàn khác”, cho rằng Đoan Trang giữ ngụy biện cần phải “tập dượt cho những người chưa quen, những người vẫn còn sợ việc xuống đường. Làm cho họ quen đã, xuống đường nhiều đã, rồi…” là “ngộ nhận, sai hoàn toàn về quan điểm vận động tiến bộ ý đồ” hoặc có thể là “che chắn cho một kế hoạch” nào đó tiếp tay cho “tinh thần độc quyền, độc tài”, “có lợi cho độc tài” đồng thời gửi gắm thông điệp tới số đông “phong trào dân chủ” rằng “trong xã hội vẫn còn nhiều trí tuệ và tài năng xuất sắc nữa và có thể xuất sắc hơn hết thảy mọi nhà hoạt động xuất sắc đã từng xuất hiện. Nhưng vì một lý do nào đó những người đó vẫn chưa xuất hiện. Chúng ta hãy cùng lưu tâm bảo vệ, tạo cơ hội cho những con người như thế được lên tiếng và thể hiện”.
Với hệ thống lập luận sắc bén của mình, Phạm Hồng Sơn đã thể hiện rõ thái độ tẩy chay Đoan Trang cũng như phủ nhận một bộ phận “phong trào dân chủ” đang ra sức biện hộ nhằm cứu vớt “thiên tài dân chủ” Đoan Trang, cho rằng việc đặt toàn bộ niềm tin, hy vọng vào Đoan Trang là sai lầm.
Có thể nói series 3 bài viết của Phạm Hồng Sơn đã hạ bệ hoàn toàn blogger Đoan Trang – truyền nhân của VOICE, sản phẩm đào tạo “nhà hoạt động xã hội” của Hoa Kỳ, ngọn cờ, niềm hy vọng cuối cùng của đám đông “phong trào dân chủ” vào Đoan Trang. Xếp của Đoan Trang – diễn viên điện ảnh Trịnh Hội, con rể Nguyễn Cao Kỳ, Giám đốc VOICE – không biên hộ được một câu nào cho Đoan Trang ngoài vâng vâng, dạ dạ, xin tiếp thu!!!
Quả thực, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Hoa Kỳ sai lầm khi “đầu tư” vào Đoan Trang mà không có được sự ủng hộ của “lão làng dân chủ” như Phạm Hồng Sơn. Phạm Hồng Sơn đã ra tay như muốn đập chết ăn thịt “nhân tài mới nổi” của cái gọi là phong trào dân chủ. Xem ra phương Tây khó có thể tạo dựng nổi “ngọn cờ” nào ở Việt Nam dù có nỗ lực đến mấy và con đường gây dựng “thủ lĩnh” của phong trào dân chủ này là ảo tưởng. Hy vọng duy nhất đối với tương lai phong trào này vẫn chỉ là khát vọng Đảng Cộng sản Việt Nam tự vỡ, tự chuyển đổi, tự thay đổi…mà thôi.
Thảm thay cho tàn quân và hậu duệ của “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”!
Nguyễn Biên Cương

Ai là người yêu nước?


Đề tài các ""DLV tự phát", hay nói đúng hơn, là các dư luận viên không lương (để phân biệt với loại có lương), "phá rối" cuộc tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma của những người "yêu nước"" vẫn còn đang gây sốt trên mạng. 

Mặt khác, về vấn đề tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma, lại nhân hai chữ "tự phát" thốt ra từ "miệng nhà quan", có thể đặt ra một số câu hỏi về trách nhiệm đối với nhà chức trách. Thứ nhất, tại sao không kỷ niệm ngày này một cách có kiểm soát, mà lại để diễn ra một cách rất "vô tổ chức"? Để rồi phải mất công "trực tiếp có mặt và chỉ đạo tuyên truyền" mới phát hiện ra chỉ có hai phe, phe thứ nhất là "những người yêu nước" và phe kia là "DLV tự phát"? Thế còn những kẻ gây rối một cách "có tổ chức" thì nó lù lù ra đấy, thì lại không nhìn thấy? Thậm chí, nếu khá hơn một chút, thì chẳng cần phải "trực tiếp có mặt và chỉ đạo tuyên truyền" mới biết, vì chúng công khai toang hoác trên mạng đã từ nhiều ngày trước? Thứ hai, theo tôi, nếu tổ chức ngày này, cần phải chọn một địa điểm phù hợp với việc tưởng niệm liệt sỹ (hơn là khu vực tượng đài Lý Thái tổ). Và cần nhất là phải có sự kiểm soát và điều phối của chính quyền. Nhóm, đoàn nào cũng được, có tổ chức như No U hay "tự phát" như các DLV không lương thì cũng đều phải đăng ký, theo đúng trình tự và quy định mà làm. Được như vậy thì từ Đại tướng cho đến Thiếu tý đều nhàn.
Tuy nhiên, vấn đề ai là người "phá rối" và ai là người thực sư yêu nước thì rõ ràng và trước hết đã bị một vài chức sắc Hà Nội nhìn nhận và phát biểu một cách sai lệch, thậm chí là hồ đồ, ở cái tầm mà cá nhân tôi cho rằng còn thiếu trách nhiệm hơn cả mấy anh công an phường, ấp (Thiếu tý (thì) trưởng phường). Chí ít, tôi cho rằng, mấy anh công an ấp cũng còn biết phân biệt ai là người đi tưởng niệm với những kẻ chỉ nhăm nhăm lợi dụng tưởng niệm. 
Các phát biểu thiên lệch ấy, lập tức đã được một vài tờ báo có tính "kên kền" và các nhà "rân chủ" hồ hởi khai thác.
Đề làm rõ vấn đề "ai là người "phá rối" và ai là người thực sư yêu nước", xin trân trọng giới thiệu bài viết "Ai là người yêu nước?" từ blog cuongdaita.blogspot.com.
 Xin nói thêm, trong bài viết này, tôi rất tâm đắc với ý kiến của anh Nguyễn Chí Đức, một người đã từng tham gia nhiều cuộc "biểu tình" hay "tưởng niệm".

Ai là người yêu nước?
http://cuongdaita.blogspot.com/2015/03/ai-la-nguoi-yeu-nuoc.html

Từ câu hỏi của phóng viên “về việc ngày 14/3, một nhóm thanh niên mặc áo đỏ in logo giống của công an và dòng chữ "DLV" ngăn cản hoạt động của một số người dân, tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ chủ quyền đất nước” tại cuộc họp báo chiều 17/3 và câu trả lời của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung trả lời “một số người dân yêu nước đã tham gia đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh tại khu vực Hồ Gươm. “Công an Hà Nội và các lực lượng được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự đã tôn trọng việc thể hiện lòng yêu nước của người dân trong sáng 14.3”, đã xuất hiện một loạt bài báo trên vnexpressthanhnien,Lao động, An ninh Thủ đô …và đặc biệt là báo Giáo dục Việt Nam cho rằng “Lễ dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ Gạc Ma đã bị một số thanh niên tự xưng là dư luận viên ngăn cản”, cụ thể báo Giáo dục Việt Nam giật tít “Hành động của những kẻ vong ân bội nghĩa”, sau đó thay tên thành “Một hành động không thể chấp nhận được” và bình phẩm với nội dung:
Thiết nghĩ Công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, cần phải đưa nhóm này, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi.
Việc nhanh chóng tìm ra nhóm người này không phải là để an ủi vong linh các liệt sĩ đã ngã xuống cho nước Việt, cho người Việt có cuộc sống hôm nay mà là lời xin lỗi của những người đang sống gửi tới vong linh các liệt sĩ vì đã không dạy bảo lớp người trẻ tuổi đến nơi đến chốn, để có những kẻ dám xúc phạm đến cả những điều thiêng liêng nhất trong đạo lý dân tộc. 
Nhóm người này không phải là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước, nhưng không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”, không thể để dư luận xã hội bức xúc vì việc làm của một nhóm người như vậy”.

DƯ LUẬN NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA…

Ngay lập tức dư luận trên facebook tràn ngập nội dung bình phẩm. Những người ủng hộ các bạn trẻ cờ đỏ (mặc áo có chữ “DLV”) cho rằng, đây là sự đổi trắng thay đen, những kẻ nhân danh tưởng niệm kia ai quan tâm đều biết họ chuyên biểu tình, quậy phá Hồ Hoàn Kiếm và Thủ đô với khẩu hiệu chống Đảng, Nhà nước dưới đủ danh nghĩa “chống Trung Quốc”, “đòi trả tự do cho Bùi Hằng”, “tưởng niệm”, “ủng hộ Luật biểu tình”, “phản đối các phiên tòa xử đồng bọn” của họ như Lê Quốc Quân, đòi bạch hóa Hội nghị Thành Đô…Nhiều kẻ từng bị Công an Hà Nội xử phạt hành chính về tội gây rối TTCC sau các cuộc biểu tình đó, một số kẻ đã bị đi tù vì các hành động chống Nhà nước khác nữa.Nhiều người lo lắng các bạn trẻ sẽ bị sốc, sẽ rời bỏ “lý tưởng” và chôn vùi nhiệt huyết vạch mặt những kẻ phản bội dân tộc, tay sai cho những kẻ chống Cộng ở hải ngoại, thậm chí quay lưng lại với chính quyền vì cảm giác “bị phản bội”, “bị lừa” khi trắng đen đảo lộn. Rất nhiều người đã viết thư gửi các tòa soạn báo, gửi ông Giám đốc Công an Nguyễn Đức Chung bảo vệ các bạn trẻ nhóm Cờ Đỏ. Bản thân những bạn trẻ này bắt đầu chia sẻ bị người thân, bạn bè, trường lớp lên án, hiểu sai về hoạt động và động cơ của họ.





                                         Một số hình ảnh tại buổi tưởng niệm 14/3/2015

Ngược lại, phía các báo chí nước ngoài và những kẻ đang tự xưng “nhà đấu tranh dân chủ”, “tổ chức xã hội dân sự độc lập”, trang tin của các tổ chức phản động lưu vong… vốn muốn lật đổ thể chế chính trị này suốt 40 năm qua hoan hỉ ra mặt, phụ họa báo chí trong nước, tha hồ bình phẩm, sỉ nhục thanh niên Cờ đỏ kia như “Phá lễ tưởng niệm Gạc Ma là dơ bẩn”, hoặc nhắn tin, đăng facebook cho rằng nhóm Cờ đỏ kia là tốt thí, bị “vắt chanh bỏ vỏ”, lãnh hậu quả nhục nhã vì “cuồng Đảng” hay màn đấu đá nội bộ…

Trung lập hơn là những người như Nguyễn Chí Đức, cựu thành viên No-U (nhóm chuyên khởi xướng biểu tình, tưởng niệm” cho rằng:

Tôi có thâm niên đi biểu tình chống Trung Quốc với nhóm người đi tưởng niệm kia. Thực ra cái chuyện tưởng niệm các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ hi sinh về tổ quốc là chính đáng và cũng là truyền thống tốt đẹp. Chính ra chính quyền các cấp của CA, Thành Ủy phải chủ trì và tạo ra một nếp truyền thống như lễ hội gò Đống Đa hôm mồng 5 Tết.
Về chuyện tưởng niệm hôm 14-03-2015, không phải ai trong số đi tưởng niệm cũng thực sự là người có lòng thành. Trong khi tướng Chung ca ngợi họ là "yêu nước" thì rất nhiều trong số họ là những kẻ đang chỉ trích ĐCS, mỉa mai lực lượng công an hàng ngày, hàng giờ trên facebook. Cái này tôi nắm rõ và chắc nhất và chắc chắn hơn cả AN.
Bên phía thanh niên gọi là DLV "tự phát" kia, xét về bên ngoài thì quả thật họ có gây lộn xộn, huyên náo do các em còn thiếu kinh nghiệm và mục đích các em là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền XHCN. Hôm 13-3-2015, một trong số các em DLV đã gợi ý tổ chức cho một nhóm người về Thái Bình thăm các gia đình thân nhân liệt sỹ Gạc Ma. Nhưng vì thời gian có hạn, điều kiện khiêm tốn nên chúng tôi chỉ đi thăm được một số gia đình.
Video clip đây: https://www.youtube.com/watch?v=lxdhOF2yyy4
Nếu về mặt thành tâm với những liệt sĩ hi sinh vì tổ quốc (nói chung), khách quan mà nói thì các em thanh niên DLV tự phát có thành tâm và thực tế hơn.
Cách đưa tin và giật tít kiểu này thì về bể nổi thì đúng nhưng bản chất chưa chắc đã thật.Chính báo chí và tướng Chung đã làm tổn thương, sỉ nhục rất nhiều người gia đình có công với cách mạng, những người sẵn sàng tòng quân khi có chiến sự. Còn những thành phần kia, một số là thực tâm có tấm lòng vì người ngã xuống nhưng không thiếu những kẻ "yêu nước trên xác của người khác".
Đành rằng chúng ta sống phải thượng tôn pháp luật nhưng người Việt có câu "100 cái lý không bằng một tí cái tình"
Nếu với cái kiểu đưa tin này thì đến lúc có biểu tình đòi lật đổ chế độ, đập lăng Hồ Chí Minh, phủ nhận các cuộc chiến tranh vệ quốc thì chính những kẻ mà tướng Chung và báo đài đưa tin là "tưởng niệm yêu nước" trong số đó sẽ có những kẻ đầu tiên làm điều đó hoặc hò reo cổ vũ

Có thể nói từ phát biểu củacó tính "chính trị" của tướng Chung cho rằng hành động tưởng niệm Gạc Ma là yêu nước, bình luận của báo chí trong nước lên án những thanh niên Cờ đỏ “ngăn cản tưởng niệm yêu nước” và đòi chính quyền xử lý những thanh niên này đã bùng nổ tranh cãi trên mạng Internet và sự phẫn nộ từ nhiều phía. Những người dân tiếp cận thông tin trên báo chí thì phẫn nộ các bạn Cờ đỏ lại đi ngăn cản hành động “yêu nước” là tưởng niệm kia, đòi công an sớm vào cuộc. Vấn đề căn bản nhất, làm ranh giới xác định đúng sai, chính tà vẫn là: AI LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC và BÀI HỌC TỪ CÁC PHÍA
(Còn nữa)
Các bài tham khảo

25-4-1975 - Ngày "cuốc lủi".

http://locliec.blogspot.com/2015/04/25-4-1975-ngay-cuoc-lui.html
(Lịch Cờ vàng Cali:
30-4-1975, ngày “cuốc hận”,
25-4-1975, ngày “cuốc lủi”).

Vào lúc 7h30 tối ngày 21-4-1975, Tổng thống Thiệu chính thức tuyên bố từ chức trên truyền hình và bàn giao ngôi vị Tổng thống VNCH lại cho cụ Trần Văn Hương. Trong diễn văn từ chức, ông Thiệu cam kết đặt mình dưới quyền lãnh đạo của tân Tổng thống và hứa hẹn, sẽ "sát cánh với các chiến sĩ để bảo vệ đất nước đến cùng".
Chỉ 12 tiếng đồng hồ sau đó, vào sáng ngày 22 -4- 1975, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã có công điện ủy quyền cho tòa Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam cấp và ký sẵn một số parole documents. Các giấy tạm cư này chưa đề tên bất cứ ai, nhưng sẽ được dành riêng cho "phái đoàn" của ông Thiệu. Người Mỹ rất muốn ông Thiệu ra đi ngay sau khi từ chức.
Việc ông Thiệu ra đi là tất yếu phù hợp với ý muốn của người Mỹ, của quân đội và của cả chính ông Hương. Mỹ sẵn sàng "giúp" và thực tế đã gây những sức ép để ông Thiệu ra đi sớm nhưng lại muốn cho dư luận tin rằng đó là áp lực từ nội bộ chính quyền VNCH, chứ không phải từ tòa Ðại sứ Mỹ. Mặt khác, thông qua Lý Quang Diệu từ Singapore, họ gợi ý Thiệu phải đi lưu vong ở một thủ đô nào đó trong các quốc gia thuộc Ðông Nam Á, chứ không phải ở Mỹ.
Nhưng việc ông Thiệu ra đi và đi vào thời điểm nào hẳn nhiên cần phải giữ tuyệt đối bí mật. Thứ nhất, là để đảm bảo an ninh cho chính ông, vì đã có những sĩ quan tháo chạy từ mặt trận về bắn tiếng sẵn sàng "thịt" ông Thiệu nếu ông "đào ngũ". Và thứ hai, là để tránh sự hoảng loạn tinh thần xảy ra có thể dẫn đến bắn giết lẫn nhau trong đám đông binh sĩ và cả dân chúng, như đã xảy ra ở Đà Nẵng.
Chỉ đến ngày 25/4/1975, vấn đề ông Thiệu sẽ "tỵ nạn" ở đâu và cùng với ai mới được chính thức quyết định thông qua các văn bản. Và cũng "thần tốc" chẳng kém gì các mũi tấn công của đối phương, ngay tối hôm đó, vị cựu Nguyên thủ Việt Nam cộng hòa "lủi" khỏi đất nước. Rón rén, nhưng lẹ. Và không kèn, và không trống, không có cả đèn. 
Vì vậy, ngày 25-4, ngày ông Thiệu âm thầm ra đi thật xứng đáng được gọi là ngày "cuốc lủi" đối với các cụ cờ vàng Cali. Thật đáng khen các cụ năm nay khéo chọn ngày này để tổ chức "đại lễ tưởng niệm" thật linh đình. 
Điều đáng nói là các văn bản quan trọng có tích chất lịch sử nói trên đều được viết tay, không hẳn do dinh Độc Lập lúc bấy giờ đã hết người đánh máy, mà có lẽ, là do yêu cầu "tuyệt đối bí mật" như đã nói ở trên.

Trước hết, để có một chút vớt vát “sĩ diện” cho việc "cuốc lủi", tân Tổng thống Trần Văn Hương ban hành một văn bản cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm dẫn một phái đoàn đi Ðài Bắc, dưới danh nghĩa đi viếng Tổng thống Tưởng Giới Thạch vừa qua đời:
Quyết định viết tay của một cụ vừa mới làm Tổng Thống VNCH
Văn bản này do Đại tá Võ Văn Cầm, sĩ quan Chánh văn phòng của cựu Tổng thống Thiệu viết tay vào cuối cuộc họp buổi sáng ngày 25-4-1975. Đích thân cụ Hương đọc lại và tự tay nối thêm mấy chữ "trong khuôn khổ được luật lệ ấn định" trước khi ký. Cụ Hương, vốn là người cẩn thận nên quá lo xa, hoặc chỉ đơn giản là cụ chỉ muốn đề phòng tay chơi Nguyễn Văn Thiệu có thể "vung tay quá trán" như trong những chuyến “công du” trước đó
Toàn văn như sau:
TỔNG-THỐNG VIỆT-NAM  CỘNG-HÒA
TRẦN - VĂN - HƯƠNG

Quyết định:
1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Ðài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.
2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.
Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.
3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.
4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ,
 (Tổng thống Hương viết nối thêm mấy chữ) trong khuôn khổ được luật lệ ấn định.
Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
(ký tên) 

Hương
Ngay sau đó, ông Thiệu tự tay mình viết danh sách phái đoàn trình Tổng thống Hương phê chuẩn. Để cho nhanh, ông cũng trình ông Hương  danh sách những người sẽ đi cùng cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm: 
Tờ trình, cũng viết tay, cũng của một cụ cũng vừa mới là Tổng thống VNCH khác
Nguyên văn:
Saigon 25/4/75
NGUYỄN VĂN THIỆU
Cựu Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa 
Kính trình 
Tổng thống Trần Văn Hương,
- Thưa Cụ,
- Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
1. Ðại tá Võ Văn Cầm
2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bác sĩ Thiếu tá Hồ Vương Minh
7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải 
8. Phục dịch viên Nghị (binh sĩ)
Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
-  Trung tá Ðặng Văn Châu
-  Thiếu tá Ðinh Sơn Thông
-  Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
-  Ông Ðặng Vũ 
Ðại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
Kính chào Tổng thống
(ký tên) Thiệu
(Bút phê của Trần Văn Hương tại góc dưới văn bản:)
Thuận
25/4/75
 (ký tên) Hương
Khoảng 7h30 tối hôm đó, sau khi đã về nhà riêng thay bộ đồ bốn túi bằng vải gabardine màu xanh rêu mới may, ông Thiệu trở vào dinh Độc lập, tự tay mang một hộp quà tặngTổng thống Trần Văn Hương. Trước khi rời khỏi dinh Độc Lập, ông Thiệu quay đầu nói với viên sĩ quan tùy viên đang theo sau: "Tôi sang nhà tướng Khiêm ăn cơm rồi trở về, chú khỏi đi theo".
Tại nhà tướng Khiêm, khoảng 9 giờ tối, trưởng chi nhánh CIA tại Saigon là Thomas Polgar vội vã điền tên từng người một vào các tờ parole documents (giấy tạm cư) đã được ký sẵn từ ngày 22-4. Đáng lưu ý, là thay vì theo quy định các dòng này phải được đánh máy, thì Thomas Polgar cũng đành viết tay nốt vì quên xách theo máy chữ. Các giấy tạm cư này rồi sẽ bị “cơ quan đại diện Hoa Kỳ” tại chỗ thu hồi, ngay khi "phái đoàn" đặt chân xuống Đài Bắc. Vì thế, chuyến "công du" của "phái đoàn"cũng chính thức chấm dứt tại đây, không "phân ưu" mà cũng chẳng có chuyện "tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới" như quyết định của cụ Hương "giao phó".
Khoảng hơn 9h tối, đã đến giờ giới nghiêm, đường phố vắng lặng dưới ánh đèn nhập nhoạng. Từ nhà tướng Khiêm, tất cả cùng ra xe. Tướng Khiêm ngồi chung với Thomas Polgar, đi xe trước. Tiếp đó là xe chở cựu Tổng thống Thiệu, ngồi kẹp giữa Trung tướng hồi hưu Timmes (người được CIA sử dụng lại cho việc nắm bắt các tướng lĩnh VNCH) và đại tá Ðức. Phía trước là trung tá Chiêu ngồi cạnh tài xế Frank Snepp (sĩ quan CIA, tác giả cuốn sách Cuộc tháo chạy tán loạn). Những người khác chia nhau vào hai xe còn lại. Cả 4 xe đều mang biển số ngoại giao và do những người Mỹ tự tay cầm lái.
Ðoàn xe qua cổng chính Bộ Tổng Tham mưu, quẹo phải, đi thẳng vào cổng phi trường Tân Sơn Nhất. Qua trạm gác, Times yêu cầu Thiệu thấp đầu xuống để tránh bị lính gác nhận diện.
Vào những ngày này, một số các sĩ quan thuộc các đơn vị phòng thủ Saigon và các đơn vị đóng quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất lại được rỉ tai là “ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam để ra khỏi nước” và trên thực tế, chiếc chuyên cơ Boeing 727 của hãng Air Viet Nam dành riêng cho các VIP tầm cỡ quốc gia, do phi công trung tá Nguyễn Phú Hiệp lái đã được lệnh luôn trong tình trạng sẵn sàng cất cánh bất cứ khi nào ông Thiệu yêu cầu. 
Nhưng đó chỉ là chiêu bài tung tin thất thiệt của Sứ quán Hoa Kỳ. Trong bóng đêm đen ngòm bao phủ phi trường, chờ sẵn “phái đoàn” không phải là một chiếc Boeing 727 như các thành viên phái đoàn tiên liệu mà là một chiếc máy bay lạ. Một chiếc C-118, có số đuôi 231. Đây là chiếc máy bay do đích thân đại sứ Graham Martin điều động đột xuất từ Thái Lan sang Tân Sơn Nhất, dành riêng cho phi vụ “cuốc lủi” của vị cựu Tổng thống Việt Nam cộng hòa (*). 
Một người có tên trong danh sách "phái đoàn" và có mặt trong chuyến “cuốc lủi” năm ấy là thiếu tá Nguyễn Tấn Phận, cựu sĩ quan cận vệ kiêm tùy viên của Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa, lúc đó phụ trách an ninh cho tướng Khiêm kể lại:
“Tôi giật mình khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om. Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt. Nhìn vào cổng VIP – khu vực dành riêng cho các viên chức cao cấp – giờ nầy vắng tanh giống như cổng vào bãi tha ma. Ðoàn xe chạy vòng qua khu dành riêng cho hảng Air America của cơ quan tình báo Mỹ. Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn, di chuyển trong bóng đêm. Sau đó bóng một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sang, một loại máy bay giống như DC6 của không quân Mỹ. Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp vì thấy có bóng người. Xe thứ hai ủi tới suýt đụng vào xe đi trước vì trời tối. Hai xe sau tạt qua hai bên hông xe Tổng thống Thiệu. Chiếc xe tôi ngồi vừa thắng gấp vừa bẻ tay lái kêu nghe ken két. Một cuộc biểu diễn ngoạn mục. Dù đó là do sắp xếp hay chỉ là một “tai nạn” nhưng dưới con mắt an ninh họ là những thành phần phải được liệt vào hàng các tay bảo vệ yếu nhân chuyên nghiệp. Xe Tổng thống Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn. Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện có nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M16 dựng đứng bên hông, trong thế tác chiến… Chúng tôi tông cửa xe, bước xuống mau. Tổng thống Thiệu đi trước, Ðại tướng Khiêm theo sau, rồi Polgar, Timmes. Chúng tôi nối đuôi theo sau. Hình ảnh ông Ðại sứ Graham Martin – một quan Khâm sai của Ðại Vương quốc Hoa Kỳ – hiện ra tại chân cầu thang máy bay như một vị thần hộ mạng, giống với hình ảnh ông thần miễu Ông Tà ở Ô-Môn quê tôi mà hồi nhỏ tôi đã tưởng tượng ra: đôi mắt xanh, tóc bạc trắng, hai tay dài lòng thòng… ai cũng phải sợ”.
“Ðúng 9 giờ 15 phút, giờ Sài-gòn.
Buồng máy máy bay tắt đèn. Phi cơ từ từ lăn bánh ra phi đạo, đem theo hai vị lãnh tụ quốc gia, một tướng lãnh Mỹ và 9 “quan” tùy tùng, hộ vệ! Chiếc phi cơ lượn một vòng trên bầu trời “đen tối” của không phận Sài-Gòn, rồi hướng về biển Ðông…”.(**)
Chuyến "cuốc lủi" của ông cựu Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu kéo dài suốt 15 năm, ngang bằng với cuộc lưu lạc nơi lầu xanh của nàng Kiều. Cho đến ngày 16-6-1990, khi, lần đầu tiên ông xuất hiện trở lại trước các cụ cờ vàng Cali và báo giới tiếng Việt hải ngoại, trong một cuộc hội thảo tại Orange County, California.
----------
Ghi chú:
(*) Điện văn  ngày 25 tháng 4 của đại sứ Graham Martin gửi về Tòa Bạch Ốc, dẫn theo cuốn Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chương 18, tác giả:Ts Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá đặc biệt về kinh tế của Nguyễn Văn Thiệu: 
Số 250420 - Chỉ mình ông xem và qua đường dây Martin Sàigòn số 0736 - FLASH Chuyển Ngay Ngày 25 tháng 4, 1975 Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft (Phụ Tá An Ninh Tổng Thống Ford, chú thích của Nguyễn Tiến Hưng).
Lúc muộn chiều hôm qua, Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Thiệu. Nói chung, dường như ông ta cũng đã biết về một thông tin mà chúng tôi đã nhận được nhiều lần, đó là có một số phần tử của Không Quân Việt Nam là những người có ý kiến hết sức chống đối Thiệu và Khiêm, đã nói rằng hai ông này sẽ không rời khỏi Việt Nam mà còn sống nguyên vẹn. Chúng tôi biết rằng những phần tử này đang để ý chiếc máy bay thường dùng để chuyên chở các nhân vật cao cấp VIP của chính phủ đi ngoại quốc... “Tôi đã xếp đặt với Tướng Hunt ở NKP (Nakhom Phanom, Thái Lan) để ông ta gửi một chiếc C-118 tới Sàigòn sẵn sàng chiều nay. Chúng tôi cũng sẽ sắp xếp hết sức kín đáo để đưa hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay và cất cánh thật nhanh.
Chúng tôi đã suy nghĩ về việc này và chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có thể làm hết sức nhanh để nếu có sự can thiệp nào thì chiếc máy bay đó cũng đã (cao bay xa chạy) ra quá tầm có thể truy kích được rồi... "Bởi vậy, trừ phi có chỉ thị ngược lại và ngay tức khắc từ chính ông Ngoại Trưởng, tôi sẽ tiến hành theo như trình bày trên đây. Ông Bộ trưởng không cần phải có hành động nào vào lúc này, trừ khi có người đặt vấn đề (tại sao lại) dùng máy bay quân sự, một điều tôi nghĩ khó có thể xẩy ra.… 
Trân trọng
Martin
(**) Trích từ bài viết Những ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, tác giả Nguyễn Tấn Phận, Thiếu tá, cựu sĩ quan cận vệ và tùy viện của Tổng thống, phụ trách an ninh của tướng Khiêm, ông Nguyễn Tấn Phận là người tháp tùng phái đoàn Thiệu và Khiêm tối 25-4-1975. Các ảnh trên entry lấy trong bài viết trên. Có thể xem tại: 
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/de2ch/ntanphan-ngaycuoinvthieu