Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

ĐẶNG HỮU NAM - THỰC CHẤT ÔNG LÀ AI?


Hôm qua giờ, đáng lẽ không bàn tán, suy luận tầm vơ tầm phào, nhưng đâu đây lại nghe tin chuyện Đặng Hữu Nam đường là một linh mục, một người cha lại có những hành động không khác gì một kẻ côn đồ, vô tâm thiếu học thức.
Người ta đồn ầm cho đấy, hỏi ra mới biết “Vào khoảng 10h45 trưa ngày hôm nay 12/11/2016, linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên (An Hoà) đi xe ô tô theo hướng từ giáo xứ Phú Yên lên Ngã tư Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu. Khi qua cổng UBND xã An Hoà đúng lúc học sinh trường THCS tan trường, đường rất đông người, lúc này có 02 em học sinh đạp xe về cùng chiều với xe ô tô của LM Nam. Khi 02 em đi qua xe ô tô chở linh mục, chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra thì LM Nam hạ kính ô tô xuống và gằn giọng nói to: “bọn mày đứng lại cho tao, bọn mày chạy là bọn mày chết”. Sau đó, vị linh mục này xuống xe, chẳng nói chẳng rằng, nắm cổ áo của 01 em, dùng tay tát và đấm túi bụi vào mặt, vào đầu em.”
Thật may cho các em lúc này đứng bên đường có một người trung niên chứng kiến sự việc, vào can ngăn vì không thể chứng kiến cảnh một người lớn tuổi (kể cả là một vị linh mục hay bất cử ai) lại có hành xử thô bạo với trẻ em như vậy được. LM Nam không chịu dừng lại ở đó, vẫn tiếp tục cãi cố, mà đáng lẽ ra nên ôn hòa nge người kia giải thích. Nhưng không, với bản tính hung hăng sẵn có, vị linh mục này tiếp tục gọi điện cho giáo dân xứ Phú Yên kéo lên để hỗ trợ. Vì ông ta đuối lý quá mà !!
Đoàn người hung hăng hiếu chiến mang theo tuýp nước bằng sắt, gậy đến tìm đuổi đánh bằng được người trung niên kia vì cho rằng có lời nói qua lại với "Cha Nam" . Không chỉ dừng lại, LM Nam còn huy động thêm khoảng 200 giáo dân cùng kéo lên tìm người trung niên kia để đánh. Hậu quả người trung niên bị đánh phải nhập viện cấp cứu với nhiều thương tích chí mạng ở vùng đầu, trên gò má và cánh tay.
Nghe câu chuyện thế, ai mà chả căm tức. Cứ cậy là Linh mục mà mình muốn làm gì, đánh ai thì mình đánh, nói sao cũng được chăng...? Không biết Đặng Hữu Nam đang nghĩ gì cũng chẳng hiểu hành động này nó phải xuất phát từ một người cha, người linh mục được chúa kính, giáo dân tin yêu hay chính là một tên côn đồ ngự trị?
Người ta thường nói linh mục người ta phải có cái tâm, cốt và trách nhiệm cho đám con chiên, phải tìm đường hướng đạo cố gắng mang lại cho giáo dân cuộc sống đẹp đời đẹp đạo... Thế nhưng tôi và cả những người giáo dân nơi đây cũng chưa thấy đâu ra những hành động tốt đời đẹp đạo để đáp ứng nguyện vọng mà chúa Giê su ban phước, ủy thác cho người có chăng với Đặng Hữu Nam đó là những lời kêu gọi cho cái xấu xa, nào là tụ tập biểu tình phản đối cái nhà máy Formosa hồi đầu tháng 4 đến tận nay vẫn còn dai dẳng...
Đặng Hữu Nam dạo này thật nổi tiếng! Hết bao chuyện, hôm nay lại nghe đâu thông tin đánh người đi đường vô tội vạ. Hết tụ tập giáo dân biểu tình, kêu gọi giáo dân đánh người... Người ta có lúc nghĩ rằng Đặng Hữu Nam là ai? Là linh mục hay là một tên côn đồ thực sự.
Giáo dân và cả những người dân nơi đây phải chăng đã quá tin từ một người linh mục như Đặng Hữu Nam. Thiết nghĩ, cần nên xem lại linh mục này, liệu y có xứng đáng với cái danh phước mà chúa ban cho và cả niềm tin mà giáo dân nơi đây giao phó. Và liệu y có đủ trách nhiệm để cai quản giáo xứ Phú Yên như sự tin tưởng của đám con chiên nơi đây dành cho thiên chúa???
Nguồn: Bog Tiếng nói của dân

Có điểm đồng tình, nhiều điều không đồng tình



@Hà Hựu
Điểm đồng tình là trong bài viết tác giả Nguyễn Văn Do cũng muốn thể hiện tinh thần yêu nước, đề cao cảnh giác với các âm mưu thủ đoạn của thế lực bên ngoài gặm nhấm biển đảo, bờ cõi nước ta, lo lắng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chèo lái sao để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bài viết của Nguyễn Văn Do có nhiều điểm mà người đọc không thể đồng tình. Trước hết, Nguyễn Văn Do lo chiến tranh đến nơi, mất nước đến nơi rồi. Chịu khó suy nghĩ lắng sâu một chút thì sẽ nhận ra rằng kiểu tư duy ấy là đánh giá quá cao thế lực xâm lược, đánh giá quá thấp nhân dân ta. Tính toán tương quan lực lượng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhân dân ta, dân tộc ta đã từng có kinh nghiệm, có truyền thống lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, đặc biệt ngày nay có yếu tố thời đại đứng về phía chúng ta, đông đảo các nước và nhân loại tiến bộ ủng hộ chúng ta. Kẻ xâm lược xảo quyệt, ngang ngược, song còn phải kể đến mưu kế và đối sách của ta. Kế sách hàng đầu của chúng ta là giữ gìn hòa bình, là giữ gìn ổn định, mà hòa bình ổn định không chỉ cần với nước ta mà khách quan cũng cần cho cả thế lực bên ngoài, hơn nữa là xu thế của cả cộng đồng quốc tế. Dù sao thì luật pháp quốc tế vẫn là một vũ khí đấu tranh quan trọng, vẫn luôn luôn đồng hành với công bằng và chính nghĩa.
Trong bài viết, Nguyễn Văn Do đã coi con đường duy nhất để tránh họa mất nước là liên minh quân sự với Mỹ, Nhật. Đành rằng chúng ta trân trọng và quý trọng thái độ khách quan, đúng đắn của Mỹ, Nhật cũng như cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông, đối với chủ quyền biển đảo của nước ta, song đặt ra vấn đề liên minh quân sự với nước này để chống nước kia lúc này là không phù hợp với đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của nước ta. đường lối và chính sách đối ngoại hiện nay của nước ta là đa phương hóa, đa dạng hóa. chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững chủ quyền quốc gia về biển đảo bằng phương pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế.
Còn như "dạy" Đảng Cộng sản Việt Nam phải vì dân tộc, vì Tổ quốc, phải từ bỏ CNXH, thì thật nực cười, đó là một quan điểm đứng trên mây trên gió, quá xa lạ với thực tiễn và lý luận. Nguyễn Văn Do cố tình quên rằng ĐCSVN ra đời là đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc đúng đắn và chính ĐCSVN chỉ ra đường lối trước làm cách mạng tư sản dân quyền (tức cách mạng dân tộc dân chủ) sau làm cách mạng vô sản (tức cách mạng XHCN). Không phải ai khác mà chính là ĐCSVN đã tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, thực hiện độc lập dân tộc. Chính ĐCSVN tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Chính ĐCSVN tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thực hiện trọn vẹn độc lập, thống nhất nước nhà. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ người cộng sản luôn luôn đi đầu,chịu đựng hy sinh cùng nhân dân, cùng dân tộc. Tất cả những giai đoạn lịch sử hiện đại đó của nước nhà há chẳng phải ĐCSVN vì dân tộc vì Tổ quốc hay sao? Tác giả Nguyễn Văn Do đem đối lập ĐCSVN với dân tộc với Tổ quốc, là mưu đồ xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, là xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử hiện đại nước nhà.
ĐCSVN đã lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, thực hiện và bảo vệ nền độc lập tự chủ thì tất yếu nước nhà tiến lên CNXH chứ không thể là những chế độ xã hội khác. Và, con đường XHCN là thực tiễn lịch sử, là logic phát triển của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dĩ nhiên, chúng ta ra sức xây dựng, tìm kiếm dần dầm những hình thức, những phương pháp sáng tỏ về chế độ XHCN vô cùng mới mẻ đó.
Khuyên Đảng mở rộng dân chủ, từng bước đa nguyên chính trị" là thái độ mỵ dân và đầy kích động. Tác giả Nguyễn Văn Do quên rằng chính ĐCSVN đề ra đường lối xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", coi xây dựng và phát triển dân chủ vừa là mục tiêu vừa lừa động lực xây dựng nước nhà. Thực chất công cuộc đổi mới trên lĩnh vực chính trị trên 30 năm qua ở nước ta là tăng cường sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Hãy quan sát sinh hoạt của Quốc hội, theo dõi các hoạt động của bảo vệ… thì không thể không nhận ra không khí cởi mở, dân chủ trong sinh hoạt xã hội của nước ta. ĐCSVN cũng đang đổi mới nhiều về phương thức lãnh đạo, thể hiện lãnh đạo một cách dân chủ đối với xã hội và Nhà nước. Thực tiễn thế giới và nước ta đều chứng tỏ không phải cứ chế độ đa đảng là dân chủ và ổn định xã hội, không phải cứ chế độ một đảng là mất dân chủ và mất ổn định xã hội. Cần nhận thức sâu sắc rằng từ cuối năm 1988 thì tất yếu lịch sử nước ta bước vào chế độ một đảng duy nhất cầm quyền, không có nhu cầu đa đảng. Những vi phạm dân chủ trong một bộ phận cơ quan Đảng và Nhà nước ta hiện nay không phải là bản chất chế độ xã hội, không phải là bản chất của chế độ nhất nguyên chính trị, tuy rằng về thực tiễn chúng ta phải nghiêm khắc sửa chữa, chỉnh đốn.
10-8-2016

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Nỗi oán giận của giới cổ cồn xanh giúp Trump chiến thắng



 Các cử tri là công nhân và nông dân bất mãn với thực tại, mong muốn sự thay đổi đã dồn phiếu cho Trump, dù không dành nhiều cảm tình với tỷ phú.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, bà Hillary Clinton bất ngờ thất bại tại bang chiến trường Wisconsin vào thời điểm quan trọng nhất, để vuột mất chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng vào tay đối thủ Donald Trump, bởi bà đã không lường trước nỗi bức xúc của tầng lớp lao động "cổ cồn xanh" vùng nông thôn, theo WP.
Tỷ phú Trump trở thành ứng viên đảng Cộng hòa đầu tiên giành chiến thắng ở bang Wisconsin trong 32 năm, dù ông không được người dân ở đây mến mộ hơn bà Clinton. Danh tiếng của ông ở đây cũng kém xa Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, người vận động tranh cử nhiệt thành cho bà Clinton.
Theo kết quả thăm dò sau bỏ phiếu của Edison Research, một nửa số cử tri da trắng không có bằng đại học ở Wisconsin – vốn là lực lượng ủng hộ Trump đông đảo nhất – lại thể hiện quan điểm không yêu mến tỷ phú. Thế nhưng gần một phần ba trong số đó thừa nhận rằng mình đã bỏ phiếu cho Trump.
Những người này đưa ra quyết định rất muộn, chỉ vài ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Lực lượng này chính là nhân tố quyết định giúp ông Trump giành chiến thắng với chênh lệch chưa đầy 28.000 phiếu bầu trong cuộc rượt đuổi rất sát sao ở Wisconsin.
Theo Katherine Cramer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Wisconsin, giám đốc Trung tâm Dịch vụ Công Morgridge, những gì diễn ra ở Wisconsin là nét đặc trưng cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, nơi cử tri không có trình độ cao ở vùng nông thôn chính là người định đoạt số phận của cuộc bỏ phiếu, khi họ dồn phiếu cho Trump dù không nhiệt thành ủng hộ ông này.
Lý giải hiện tượng này, giáo sư Cramer gọi đó là "nền chính trị oán giận", mô tả tâm lý tiêu cực đối với nền chính trị hiện nay mà người dân vùng nông thôn khu vực Trung Tây của Mỹ ấp ủ suốt nhiều năm qua.
Những người bị gạt ra rìa
Cramer đã gặp gỡ, trò chuyện với rất nhiều người dân vùng nông thôn ở Wisconsin, và họ hầu hết đều bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với sự bất công trong cuộc sống ở khu vực của họ với hai đô thị lớn là thủ phủ Madison và thành phố Milwaukee.
Những người công nhân nói với Cramer rằng họ cảm thấy như mình bị gạt ra rìa trong quá trình phát triển của xã hội, không được hưởng sự công bằng cả về tầm ảnh hưởng, quyền lợi cũng như sự tôn trọng. Những quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ lại được đưa ra ở những thành phố lớn xa tít tắp, trong khi không ai chịu lắng nghe những tâm tư về lợi ích thiết thân của họ.
Người dân vùng nông thôn Wisconsin cho rằng các đô thị lớn như Madison đã hút hết mọi nguồn lực tài chính và dồn tiền đầu tư cho các thành phố lớn, chứ không phải cho làng mạc, thị trấn nơi họ ở. Họ đã rất nỗ lực để kiếm sống, nhưng mọi nguồn tiền dường như đều đổ về thành phố.
Họ không nhận được sự tôn trọng của những người dân đô thị, khi bị gán ghép là "những kẻ phân biệt chủng tộc cao ngạo" không nhận thức được lợi ích của chính mình. Với sự trỗi dậy của Trump, họ bỗng nhiên có cảm giác mình được lắng nghe.
"Các bạn đã đúng, các bạn không được hưởng quyền lợi công bằng, và các bạn cần phải giận dữ vì điều đó… Hãy bầu cho tôi, tôi sẽ làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Tôi sẽ đem lại cho các bạn những gì xứng đáng và một cuộc sống mà các bạn đang mất đi", Trump tuyên bố trong chiến dịch tranh cử.
Khi đưa ra những tuyên bố này, ông Trump dường như không dự liệu được rằng thông điệp của mình sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các vùng nông thôn của nước Mỹ. Với khoảng cách ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị, thông điệp đó ẩn chứa sức hấp dẫn rất lớn với những cử tri da trắng không có trình độ cao ở các làng quê.
Khảo sát của Edison Research cho thấy 68% cử tri cổ cồn xanh có cái nhìn tiêu cực đối với bà Clinton và dự cảm bi quan về nền kinh tế Mỹ nếu bà đắc cử tổng thống. Khoảng 61% số người được hỏi cho rằng những thỏa thuận thương mại tự do với các nước khác sẽ tước đoạt công ăn việc làm của người Mỹ, và 45% khẳng định người nhập cư chỉ có hại cho đất nước hơn là mang đến lợi ích.
Đa số cử tri nông thôn cho rằng họ không có cảm giác bị ông Trump bỏ rơi, trái ngược với trường hợp bà Clinton. "Rất nhiều người như vậy cảm thấy họ bị gạt ra một bên trong quá trình phát triển của xã hội. Trump thực sự đã nói lên nỗi lòng của họ", Scott Walker, thống đốc bang Wisconsin, nhận định.
Những cử tri ở nông thôn chán ngán với hiện tại, cảm thấy bị coi thường bởi những người thuộc tầng lớp tinh hoa ở các đô thị, sẵn sàng dồn phiếu cho Trump để mong một sự thay đổi lớn, dù họ không ưa những giọng điệu mang tính phân biệt chủng tộc, giới tính của tỷ phú.
Kết quả là dù Trump thất thế ở các thành phố lớn, ông giành được chiến thắng tại các hạt nông thôn ở Wisconsin với mức chênh lệch 27 điểm so với bà Clinton. Cựu tổng thống George W. Bush chưa bao giờ thắng ở các hạt này với chênh lệch quá 10 điểm, còn ông Obama cũng chỉ giành thắng lợi ở khu vực này năm 2008 với chênh lệch 8 điểm.
"Đối với nhiều người lao động ở Wisconsin, mọi thứ đã đi xuống trong thời gian dài, và họ tuyệt vọng đến mức sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Trump chính là điều như vậy", Dave Obey, nghị sĩ đảng Dân chủ ở Wisconsin, thừa nhận.

Trí Dũng

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Donald Trump tuyên bố nhận lương tổng thống 1 USD

Donald Trump nói sẽ chỉ nhận lương 1 USD một năm và không đi nghỉ dài ngày khi là tổng thống Mỹ.

"Tôi sẽ không nhận lương", AFP dẫn lời tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết trong chương trình "60 minutes" của đài CBS ngày 13/11, xác nhận cam kết ông đưa ra khi tranh cử hồi tháng 9. "Tôi nghĩ phải theo luật nhận 1 USD. Do đó, tôi nhận 1 USD một năm".
Mức lương hàng năm của tổng thống Mỹ là khoảng 400.000 USD.
Trump cũng tuyên bố không đi nghỉ dài ngày. "Có nhiều việc cần phải làm", Trump nói. "Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ đi nghỉ dài ngày".
Theo cuộc điều tra gần nhất của tạp chí Forbes, công bố hồi tháng 9, giá trị tài sản của Trump là khoảng 3,7 tỷ USD, giảm 800 triệu USD so với một năm trước.
Trump sẽ không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên từ chối nhận lương. Trước đó, các cựu tổng thống John F. Kennedy và Herbert Hoover đều đã tặng toàn bộ tiền lương của mình cho hoạt động từ thiện.
Như Tâm

Những góc nhìn khác nhau của người Việt về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 8-11-2016


@ Trung Thành.
Ngày 8/11 các cử tri Mỹ đã đi bầu cử Tổng thống của nước Mỹ. Kết quả được công bố ông Donald Trump, 70 tuổi, trở thành Tổng thống thứ 45 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Những người theo dõi cuộc bầu cử này cho rằng đây là cuộc bầu cử đầy kịch tính. Không chỉ cử tri Mỹ mà giới chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã ngạc nhiên. Tuy nhiên người ta cho rằng kết quả cuộc bầu cử này sẽ tác động đến chính sách ngoại giao của siêu cường Hoa Kỳ. Hai nước lớn, Trung Quốc và Nga đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử này vì quan điểm của hai ứng cử viên khác nhau đối với nhiều vấn đề liên quan đến địa chính trị thế giới…
 Ở vào thời điểm quyết định, FBI đã tuyên bố điều tra bà Hillary Clinton cùng với WikiLeaks cũng “rò rỉ” thông tin liên quan đến bà Hillary trong cuộc vận động bầu cử của Đảng Dân chủ.  Kết quả cuộc bầu cử đã thuộc về  tỷ phú bất động sản ( thích “xàm sỡ”) Donald Trump so với Bà Ngoại trưởng “ cứng rắn”- “chồng lăng nhăng” là 279/218 phiếu đại cử tri.
Một số nhà “ hoạt động xã hội”, “ người bất đồng chính kiến”, “nhà khoa học” Việt Nam “hoan hỷ” với kết quả bầu cử này và đưa ra nhiều bình luận “ có cánh”, đầy “cảm xúc chính trị”. Vì lý do gì chúng ta sẽ nói đến ở phần sau.
Với một số “ nhà hoạt động xã hội…” thì người ta cho rằng, thất bại của bà Hillary Clinton được xem là thất bại của “phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP”. Chẳng hạn Ông Trump sẽ “xây bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp”. “Những người nhập cư bất hợp pháp sẽ bị trả về”; “Hoa Kỳ sẽ không nhận người tị nạn Syria”; “Chính sách bảo hiểm y tế Obamacare sẽ được thay thế”; TPP sẽ bị gạt ngay trong những ngày đầu ông cầm quyền…Không loại trừ ông sẽ “ bỏ tù” người cạnh tranh với mình trọng cuộc bầu cử!
Thêm nữa, người ta còn cho rằng, “ Donald Trump coi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là những thất bại, từ sự kiện để Nga đưa quân vào chiếm Crimea cho đến việc không mạnh tay tiêu diệt lực lượng “Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, không hết lòng yểm trợ cho các nhóm chống chính phủ Assad ở Syria”.
Có người đặc biệt muốn quảng bá “thông điệp chính trị” qua rút title ông Trump là “Biểu tượng thay đổi” (đã thành công!). Đơn giản vì họ đang muốn thay đổi chính trị ở Việt Nam. Với họ điều này khiến họ quên cả ông Trump có thể thay đổi cả “ phiên bản” Obama trong chính sách đối ngoại, trong đó có Chiến lược “xoay trục” về Đông Nam Á và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, có quạn hệ với chính trị, kinh tế Việt Nam.  Chẳng ai là không biết những chính sách và chiến lược  trên của Tổng thông Obama  nhằm mục đích gì, cản trở lực lượng nào, có lợi cho những quốc gia nào?
Không ai phủ nhận kết quả bầu cử đã được công bố. Đó là kết quả của một thể chế dựa trên Hiến pháp quốc gia. Nhưng đã là “ nhà khoa học” thì thiết tưởng các bạn “ hoạt động xã hội” phải đi sâu hơn vào kết quả này, phải có cách nhìn từ những chiều cạnh khác nhau. Nhất là phải đứng trên lợi ích quốc gia, Dân tộc để đánh giá kết quả cuộc bầu cử này mới hợp đạo lý Việt Nam.
Còn về thể chế bầu cử Hoa Kỳ, sự tín nhiệm của cử tri, thật ra không phải là đa số người dân. Theo thông tin chính thức, bà “ Ngoại trưởng cứng rắn” có số phiếu phổ thông khoảng 59 triệu 800 nghìn phiếu, nhiều hơn đối thủ trên 58 triệu  khoảng 200.000 phiếu. Tuy nhiên Donald Trump lại hơn bà Hillary Clinton ở số phiếu đại cử tri với 279 phiếu trong khi cựu ngoại trưởng chỉ được 218 phiếu.
Còn nhớ thể chế bầu cử này này năm 2000 đã khiến cho ứng viên Bush “đánh bại” ông Al Gore mặc dù ông Bush có số phiếu phổ thông ít hơn ông Al Gore nửa triệu ! Đây là một sản phẩm chính trị, của “nguyên tắc dân chủ đa nguyên”, nguyên tắc “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của nền dân chủ Hoa Kỳ. Có không ít người, qua sự kiện bầu cử này cho rằng Hoa Kỳ nên thay đổi cách bầu cử, dựa trên nguyên tắc nhân quyền- “ mọi người đều bình đẳng” thay cho nguyên tắc phân biệt “cử tri nhỏ” với “cử tri to” ( đại cử tri)!
Lại phải nói thêm rằng, không ít người nghĩ, ở Hoa Kỳ tiếng nói của giới tinh hoa có trọng lượng đáng kể,…nhưng qua cuộc bầu cử này người ta thấy đó chỉ là một sự suy luận dựa trên tư duy “cổ hủ” (xin lỗi)  điều này chỉ phù hợp với tư duy chính trị Việt Nam! Theo một nguồn tin đáng tin cậy, 360 nhà kinh tế, tài chính danh tiếng của nước Mỹ, trong đó có nhiều người nhận giải thưởng Nobel, đã lên tiếng kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho Donald Trump. Nhưng kiến nghị đó đã bị thể chế bầu cử Hoa Kỳ gạt ra một bên.
Có không ít những lý giải về thành bại của hai ứng cử viện trong cuộc bầu cử này. Có người thì cho rằng giới truyền thông đưa tin là sai lầm một lý do. Nhiều người cho rằng các cử tri đã thất vọng với chính quyền của đảng Dân chủ đã để nền kinh tế rơi vào trì trên, thiếu công ăn, việc làm, hoặc Tổng thống Obama đã chi tiêu quá mức cần thiết để bảo vệ đồng minh… Có người thì cho rằng những điều tra dư luận xã hội đã chọn mẫu không khách quan, có nhiều người đã “âm thầm” bỏ phiếu cho ông Trump mà giới nghiên cứu quan tâm. Có người cho rằng trong bối cảnh chính trị, kinh tế khó khăn hiện nay chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy…tư tưởng đó rồi sẽ qua đi, nhường cho quy luật- các quốc gia chỉ có thể pát triển trong qan hệ tùy thuộc.
Trở lại kết quả bầu cử Hoa Kỳ, đối với Việt Nam thì người ta quan tâm đến kết quả bầu cử không phải là thể chế bầu cử ứng cử nào thì hay, thì tốt mà là ai, quan điểm của họ là gì sẽ tác động đến quan hệ của Hoa Kỳ với đất nước mình? Chẳng hạn Nga thì hy vọng người thắng cuộc sẽ có quan điểm khác với chính quyền Obama ( đang cấm vận Nga). Việc ông Trumd làm chủ nhân Nhà trắng là một cơ hội tốt để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ. Trung Quốc thì hy vọng Hoa Kỳ chấm dứt chiến lược “ xoay trục”, để họ có thể “ tự tung, tự tác” ở Biển Đông. Bởi vậy nhân cách của người bình luận, comment về kết quả cuộc bầu cử này chính là ở chỗ họ đứng trên lợi ích nào để nhìn nhận đánh giá kết quả cuộc bầu cử?
Những thông tin sau bầu cử cho thấy đã có hàng nghìn người ở nhiều thành phố từ New York đến Los Angeles xuống đường để phản đối ông Trump vì  tư tưởng phân biệt chủng tôc, phân biệt đối với phụ nữ và bài ngoại…Tất nhiên mọi sự sẽ thay đổi kể cả ông trump. Là Tổng thống một siêu cường, ông ta không thể để cho quốc gia khác qua mặt Hoa Kỳ. Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius có lần nói- “quan hệ chung lớn hơn cá nhân”. Câu nói của ông có lý đối với tất cả các quan hệ quốc tế nói chung, Hoa Kỳ nói riêng.
Không cần chỉ ra cụ thể là ai, hãy xem những người đang “hoan hỷ” với thắng lợi của ông Trump và vô cảm với những gì mà Tổng thống này nói sẽ làm, nhất là đối với chính sách đối ngoại thì sẽ rõ. Người rút title ông Trum là “Biểu tượng thay đổi” là một ví dụ./.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Báo Mỹ làm trước bìa Clinton chiến thắng gây ‘bão’ mạng



Những người ủng hộ ông Donald Trump là tổng thống đã nổi giận khi phát hiện tờ Newsweek chuẩn bị sẵn bìa tạp chí với hình bà Clinton là người chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tạp chí Newsweek đã làm trước hai ấn phẩm đặc biệt dành cho hai ứng viên nếu như họ dành chiến thắng, nhưng quyết định in trước ấn phẩm của Clinton
Trả lời CNN, phía tạp chí Newsweek khẳng định đó chỉ là bức ảnh bìa được làm sẵn trước khi có kết quả bầu cử và ban biên tập cũng đã chuẩn bị cả một trang bìa có hình ảnh ông Trump chiến thắng.
Theo CNN, các trang blog và các diễn đàn trên Facebook của phe Cộng hòa hiện đang lan truyền hình ảnh trang bìa của tạp chí Newsweek số kế tiếp, với nhan đề “Madame President” (Tạm dịch: Nữ Tổng thống).
Bức ảnh này được đăng tải đầu tiên bởi một tài khoản trên Twitter. Phe ủng hộ ông Trump tuyên truyền rằng nữ ứng viên của đảng Dân chủ đang “đánh cắp” cuộc bầu cử, và khẳng định truyền thông Mỹ biết trước điều này nhưng đã che giấu.
Khi được CNN liên hệ về thông tin này, biên tập viên của Newsweek ông Jim Impoco đã lập tức cung cấp trang bìa tạp chí phiên bản ông Trump giành chiến thắng. Ngoài ra, trả lời CNN, cả hai bìa tạp chí này được thiết kế bởi một công ty khác là Topix Media, nằm dưới sự quản lý chung củaNewsweek.
Ông Tony Romando của Topix Media cho biết: “Trong vòng 6 tháng qua, Đặc san của Newsweek đã thu thập và xây dựng sẵn các ấn phẩm về con đường đến Nhà Trắng của của hai ứng cử viên”. Ông Romando cũng chia sẻ lại tấm ảnh bìa phiên bản Trump giành chiến thắng.
Tuy nhiên, trả lời CNN, phía Topix Media cho biết đã quyết định cho in sẵn phiên bản bà Clinton giành chiến thắng. Họ nhận thấy bà Clinton đang có khả năng thắng vô cùng cao nên không muốn bị động trong phát hành.
Nếu như kịch bản diễn ra không đúng như phán đoán và ông Trump giành chiến tháng, toàn bộ các tờ tạp chí đã được in theo phương án bà Clinton là tổng thống sẽ bị hủy bỏ. Thay vào đó, các nhà in sẽ in gấp phiên bản của ông Trump, theo ông Romando.
Mặc dù đây rõ ràng là một tính toán mang tính kinh tế thông thường, các diễn đàn ủng hộ ông Trump đều mặc định cho rằng cuộc bầu cử đã bị “dàn xếp”, giống như ông Trump thường nói.
Theo Theo Thanh Danh (PLO)

Donald Trump đổi giọng về một loạt cam kết tranh cử



Theo Vnexpress -
Donald Trump và các cố vấn thể hiện rằng các đề xuất ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử có thể bị sửa đổi.

Nổ súng tại biểu tình chống Trump ở Mỹ, một người bị thương




Theo Vnexpress - 0
(Ngày Nay) - Ít nhất một người bị thương trong vụ nổ súng tại cuộc biểu tình phản đối Donald Trump ở Portland, Oregon sáng sớm 12/11.

Donald Trump: Một bi kịch Mỹ




Nguồn: David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Việc Donald Trump đắc cử tổng thống không khác gì một bi kịch đối với nền cộng hòa Mỹ, một bi kịch đối với hiến pháp Mỹ, và một chiến thắng đối với các lực lượng, trong nước và ngoài nước, của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chủ nghĩa chuyên chế, sự kỳ thị nữ giới, và phân biệt chủng tộc. Chiến thắng chấn động của Trump, việc ông leo lên ghế tổng thống, là một sự kiện đáng thất vọng trong lịch sử nước Mỹ và nền dân chủ tự do. Ngày 20 tháng 1 năm 2017, chúng ta sẽ chia tay vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên – một con người của liêm chính, phẩm giá và tinh thần hào sảng – và chứng kiến lễ nhậm chức của một con người giả dối đã không làm gì nhiều để cự tuyệt sự ủng hộ của các lực lượng bài ngoại và thượng tôn da trắng. Không thể nào phản ứng lại thời khắc này với bất cứ điều gì khác ngoài sự ghê tởm và lo lắng sâu sắc.
Có những bất hạnh chắc chắn đang đến: một Tối cao Pháp viện ngày càng phản động; một Quốc hội cánh hữu được củng cố; một tổng thống có thái độ khinh thị đối với phụ nữ và các nhóm thiểu số, các quyền tự do dân sự và thực tế khoa học, chưa nói gì đến phép lịch sự đơn thuần, đã được thể hiện nhiều lần. Trump là sự thô tục vô biên, một lãnh đạo nhà nước thiếu kiến thức, người sẽ không chỉ làm các thị trường tụt dốc mà còn gây ra nỗi sợ cho những người dễ bị tổn thương, yếu thế, và, trên tất cả, nhiều biến thể “người khác” mà ông đã xúc phạm nặng nề. Người Mỹ gốc Phi khác. Người Mỹ gốc Tây Ban Nha khác. Người phụ nữ khác. Người Do thái và Hồi giáo khác. Cách nhìn hy vọng nhất – và đó là nói quá – về sự kiện đau thương này là cuộc bầu cử này và những năm tới sẽ là một bài kiểm tra sức mạnh, hoặc tính mong manh, của những thể chế Mỹ. Nó sẽ là một bài thử thách sự nghiêm túc và quyết tâm của chúng ta.
Đầu ngày bầu cử, các cuộc thăm dò đã cho thấy có lý do để lo ngại, nhưng cũng đem đến những tin tức đủ hứa hẹn cho các đảng viên Dân chủ ở những tiểu bang như Pennsylvania, Michigan, North Carolina, và thậm chí Florida đến mức không có lý do gì để không nghĩ đến chuyện ăn mừng việc đạt được các mục tiêu của Hội nghị Seneca Falls,[1] việc người phụ nữ đầu tiên đắc cử vào Nhà Trắng. Chiến thắng tiềm năng ở những tiểu bang như Georgia đã biến mất, chỉ hơn một tuần trước đấy, với lá thư tắc trách và đầy tổn hại gửi Quốc hội của giám đốc F.B.I. về việc mở lại cuộc điều tra của ông và sự xuất hiện trở lại của những từ ngữ thịnh hành đầy tổn hại như “e-mail,” “Anthony Weiner,” và “cô bé mười lăm tuổi.” Nhưng lợi thế vẫn nghiêng về phía Hillary Clinton.
Ngay từ đầu, Trump đã có vẻ giống như một bức biếm họa méo mó của mọi phản ánh mục nát của cánh hữu cực đoan. Việc ông đã thắng thế, việc ông đã chiến thắng cuộc bầu cử này, là một đòn choáng váng vào tinh thần; đó là một sự kiện rất có thể sẽ đưa đất nước vào một giai đoạn bất ổn kinh tế, chính trị, và xã hội mà chúng ta chưa thể hình dung ra. Việc đa số tương đối cử tri quyết định sống trong thế giới phù phiếm, hận thù, kiêu ngạo, giả dối, và liều lĩnh của Trump, sự quay lưng của ông đối với các chuẩn mực dân chủ, là một thực tế chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy tàn và chịu đựng của đất nước dưới nhiều hình thức.
Trong những ngày tới, các nhà bình luận sẽ cố gắng bình thường hóa sự kiện này. Họ sẽ cố gắng xoa dịu độc giả và khán giả bằng những suy nghĩ về “sự khôn ngoan bẩm sinh” và “sự đứng đắn về bản chất” của người Mỹ. Họ sẽ đánh giá thấp tính độc hại của chủ nghĩa dân tộc đang hiện diện, quyết định tàn nhẫn là bầu lên một người đi lại bằng máy bay mạ vàng nhưng giành ghế tổng thống bằng luận điệu dân túy kiểu máu và đất. George Orwell, người can đảm nhất trong các nhà bình luận, đã đúng khi chỉ ra rằng dư luận vốn không khôn ngoan không khác gì con người vốn không tốt đẹp. Người ta có thể hành xử một cách ngu ngốc, bất cẩn, và tự hủy hoại trong số đông cũng như khi đứng một mình. Đôi khi tất cả những gì họ cần là một nhà lãnh đạo xảo quyệt, một kẻ mị dân đọc được những cơn sóng oán giận và cưỡi chúng đến một chiến thắng đa số. “Vấn đề là sự tự do tương đối mà chúng ta hưởng lại phụ thuộc vào dư luận,” Orwell viết trong tiểu luận “Freedom of the Park.” “Luật pháp không phải là sự bảo hộ. Chính quyền làm ra luật pháp, nhưng chúng có được thực thi hay không, và cảnh sát hành xử thế nào, thì phụ thuộc vào tâm tính chung của đất nước. Nếu nhiều người quan tâm đến tự do ngôn luận thì sẽ có tự do ngôn luận, cho dù luật pháp có cấm đoán; nếu dư luận trì trệ, những nhóm thiểu số không được yêu thích sẽ bị bức hại, cho dù luật pháp có tồn tại để bảo vệ họ.”
Trump trong chiến dịch tranh cử của mình đã cảm nhận được cảm giác bị tước đoạt và lo âu của hàng triệu cử tri – đa số là cử tri da trắng. Và nhiều trong số họ – không phải tất cả, nhưng nhiều người – đã đi theo Trump bởi họ thấy kẻ trình diễn bóng bẩy này, từng là một người tương đối vô danh về chính trị, một anh hề ngoài lề tự quảng bá bản thân trong bối cảnh New York những năm 1980 và 1990, đã sẵn lòng đón nhận những oán hận của họ, cơn giận của họ, và cảm nhận của họ rằng một thế giới đang âm mưu chống lại lợi ích của họ. Việc ông là một tỷ phú ít được tôn trọng đã không ngăn cản họ, không khác gì nhiều việc cử tri ở Anh ủng hộ Brexit đã không bị làm nản lòng bởi chủ nghĩa hoài nghi của Boris Johnson và rất nhiều người khác. Cử tri đảng Dân chủ có lẽ đã an tâm với thực tế là đất nước đã phần nào phục hồi đáng kể, dù không đồng đều, sau Đại Suy thoái – tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,9% – nhưng nó đã khiến họ, nó đã khiến chúng ta, đánh giá quá thấp hiện thực. Cử tri đảng Dân chủ cũng đã tin rằng, với việc bầu lên một tổng thống người Mỹ gốc Phi và sự trỗi dậy của bình đẳng hôn nhân và những dấu ấn tương tự khác, các cuộc chiến tranh văn hóa đã đi đến hồi kết. Trump bắt đầu chiến dịch tranh cử với tuyên bố người nhập cư Mexico là “những kẻ hiếp dâm”; ông kết thúc nó bằng một quảng cáo bài Do thái gợi lên cuốn The Protocols of the Elders of Zion (một cuốn sách nói về âm mưu thống trị thế giới của người Do thái – NBT); hành vi của chính ông đã nhạo báng phẩm giá và thân thể của phụ nữ. Và, khi bị chỉ trích vì bất kỳ điều gì, ông gạt bay nó, coi những gì mình nói là “đúng đắn về chính trị.” Chắc chắn một nhân vật tàn nhẫn và suy đồi như vậy có thể thành công với một số cử tri, nhưng làm sao ông có thể thắng? Chắc chắc, Breitbart News, một trang tin đầy âm mưu hiểm độc, không thể trở thành một nguồn tin tức và ý kiến chủ lưu cho hàng triệu người. Vậy mà Trump, vốn rất có thể chỉ khởi đầu chiến dịch của mình như một nỗ lực tạo dựng thương hiệu, sớm muộn đã nhận ra ông có thể đại diện cho và thao túng được những lực lượng đen tối ấy. Việc những đảng viên Cộng hòa “truyền thống,” từ George H. W. Bush đến Mitt Romney, tuyên bố không ủng hộ Trump có vẻ chỉ làm sâu sắc thêm sự ủng hộ tinh thần dành cho ông.
Các nhà bình luận, trong nỗ lực bình thường hóa bi kịch này, cũng sẽ tìm cách giảm nhẹ hành động vụng về và phá hoại của F.B.I., sự can thiệp thâm hiểm của tình báo Nga, thẻ thông hành – những giờ đưa tin liên tục, không qua biên tập về những buổi vận động cử tri của ông – mà các đài truyền hình cáp đem lại cho Trump, nhất là trong những tháng đầu chiến dịch của ông. Chúng ta sẽ được yêu cầu tin tưởng vào sự ổn định của các thể chế Mỹ, vào xu thế là ngay cả những chính trị gia cực đoan nhất cũng sẽ tiết chế bản thân khi nhậm chức. Các nhà tự do chủ nghĩa sẽ bị cho là tự mãn, xa rời khổ cực, cứ như thể nhiều đảng viên Dân chủ không biết thế nào là nghèo đói, vật lộn, và bất hạnh. Không có lý do gì để tin vào lời phỉnh phờ này. Không có lý do gì để tin rằng Trump và phe nhóm cộng sự của ông – Chris Christie, Rudolph Giuliani, Mike Pence, và, phải, cả Paul Ryan – sẽ muốn quản trị với tư cách đảng viên Cộng hòa trong những ranh giới lễ nghi truyền thống. Trump không được bầu lên trên nền tảng của sự đứng đắn, công bằng, ôn hòa, thỏa hiệp, và pháp quyền; mà được bầu lên chủ yếu trên nền tảng của sự oán hận. Chủ nghĩa phát xít không phải – nó không thể; chúng ta không thể cho phép nó – là tương lai của chúng ta, nhưng đây chắc chắn là cách chủ nghĩa phát xít có thể khởi đầu.
Hilary Clinton là một ứng cử viên thiếu sót, nhưng là một nhà lãnh đạo kiên cường, thông minh, và có năng lực, một người không bao giờ có thể vượt qua hình ảnh của mình trong hàng triệu cử tri như một người không đáng tin và có đặc quyền. Một phần của điều này là kết quả của bản năng gây nghi ngờ cố hữu của bà, phát triển trong nhiều năm sau hết vụ “bê bối” giả này đến vụ khác. Vậy mà, bằng cách nào đó, bất luận bà phụng sự công chúng nghiêm túc lâu và tận tâm thế nào, bà vẫn không đáng tin bằng Trump, một người giả dối lừa gạt cả những khách hàng, các nhà đầu tư, và các nhà thầu của mình; một con người sáo rỗng với vô số phát ngôn và hành vi phản ánh một con người mang những phẩm chất thấp kém – tham lam, gian dối, và cuồng tín. Mức độ ích kỷ của ông hiếm khi được thể hiện mà không quan sát được.
Trong tám năm qua, đất nước đã sống với Barack Obama trên cương vị tổng thống. Chúng ta quá thường xuyên cố xem nhẹ sự phân biệt chủng tộc và oán hận đã sôi sục dưới bề mặt không gian mạng. Nhưng môi trường thông tin đó đã tan vỡ. Trên Facebook, những bài viết trong nền báo chí truyền thống, dựa trên thực tế, trông giống hệt như bài viết của truyền thông phe alt-right đầy thuyết âm mưu. Những người phát ngôn cho những điều không thể nói ra nay tiếp cận được một lượng thính giả lớn. Đây là cái vạc dầu, với rất nhiều từ ngữ kỳ thị phụ nữ, đã giúp hạ thấp và tiêu diệt Clinton. Báo chí alt-right là nơi cung cấp những lời dối trá, tuyên truyền, và thuyết âm mưu không ngừng mà Trump dùng làm nhiên liệu cho chiến dịch của mình. Steve Bannon, một nhân vật chủ chốt của Breibart, là tuyên truyền viên và nhà quản lý chiến dịch của ông.
Đó tất cả là một bức tranh ảm đạm. Cuối đêm qua, khi có kết quả từ những bang cuối cùng, một người bạn gọi cho tôi đầy buồn bã, đầy lo lắng về xung đột, về chiến tranh. Sao không rời bỏ đất nước này? Nhưng tuyệt vọng không phải là câu trả lời. Chiến đấu chống chủ nghĩa chuyên chế, vạch trần những lời dối trá, đấu tranh một cách tự hào và quyết liệt nhân danh những lý tưởng Mỹ – đó là những gì còn lại để làm. Đó là tất cả những gì cần làm.
David Remnick là tổng biên tập tạp chí The New Yorker từ năm 1998.
Một phiên bản của bài dịch đã được đăng trên trang của dịch giả.
——————–
[1] Hội nghị Seneca Falls là hội nghị đầu tiên về quyền của phụ nữ, được tổ chức tại Seneca Falls, New York, từ ngày 19 đến 20/7/1848 (NBT).