Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

“Nỗi buồn tháng 8” hay là “Niềm vui tháng Tám” ?





Đọc bài “Nỗi buồn tháng 8” tôi thực sự bàng hoàng khi thấy những dòng chữ: “Có thể nói trong lịch sử Việt Nam cận đại, năm 1945 là năm hội tụ những bước ngoặt, những biến cố trọng đại nhất liên quan đến số phận của cả dân tộc. Từ thời điểm đó… đất nước đi vào chính đạo văn minh hay là tự lạc vào nô lệ của thư chính trị chỉ đem đến những đọa đày xa lạ với phẩm chất và truyền thống giống nòi? Câu hỏi đó đến nay đã quá đủ dữ liệu để trả lời”.
Thật nực cười nếu là một người Việt Nam cũng không thể có suy nghĩ như thế! Ai cũng nhớ lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc cai trị nhưng ông cha ta đã đánh bại tất cả các đạo quân xâm lược. Lịch sử cũng đã minh chứng nước ta bị thực dân đế quốc thống trị hàng trăm năm và nạn đói năm 1945 đã làm chết khoảng 2 triệu người. Chính do Đảng ta, đứng đầu là Bác Hồ lãnh đạo, khi ấy mới thành lập được 15 năm và có chưa đến 5000 đảng viên đã làm cuộc cách mạng “long trời lở đất” lật đổ ách thống trị hàng trăm năm của thực dân đế quốc để lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á và lần đầu tiên nước ta có tên trên bản đồ thế giới. Sự kiện ngày 19-8 – ngày Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và ngày 2-9-1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố dõng dạc với thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời.
Rồi đến cuộc kháng chiến chống Pháp “Ba ngàn ngày không nghỉ” để kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “Chấn động địa cầu” và đưa miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội và làm hậu phương lớn cho miền Nam kháng chiến trường kỳ chống Mỹ.
Trải qua 21 năm trường kỳ gian khổ, đất nước ta lại phải chiến đấu để chống lại đế quốc Mỹ giàu có nhất của thế kỷ 20. Nhưng bằng sức mạnh của cả dân tộc, chúng ta đã thực hiện trọn ven lời dạy của Bác “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Ngày 30-4-1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng và cả nước thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Từ 1975 đến 1985 là thời gian chúng ta khôi phục xây dựng đát nước từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh. Từ 1986 đến nay là 32 năm đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Chúng ta đã đi từ thời kỳ “làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập” đến thời kỳ đất nước đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới. Từ thu nhập trung bình của người dân 200 USD/đầu người năm 1990 đến nay đã đạt 2500 USD/đầu người. Có thể nói từ thành phố đến nông thôn, bộ mặt của đất nước đã thay đổi. Có nhà báo phương Tây qua 10 năm mới trở lại Hà Nội đã nói rằng không nhận ra Hà Nội nữa, cứ như là trong mơ…
Cho nên tôi thấy ý kiến trong bài “Nỗi buồn tháng 8” là không đúng sự thật. Từ một người dân mất nước, làm nô lệ, vươn lên làm chủ cuộc đời mình; từ chỗ không có trên bản đồ thế giới đến nay vị thế của nước ta đã nâng cao trên vũ đài thế giới. Người dân được sống trong hòa bình, dân chủ ngày càng mở rộng và được phát huy. Thành công của APEC 2017 đã minh chứng cho Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới. Chỉ mấy ngày nữa chúng ta lại đăng cai tổ chức Diễn đàn ASEAN với cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện uy tín của Việt Nam từng bước được nâng cao và hòa nhập vào thế giới văn minh của nhân loại. Tất nhiên, chúng ta phải thấy còn nhiều việc phải làm, còn nhiều hạn chế, khuyết điểm có tính tất yếu lịch sử mà nhà nước đang tiến hành khắc phục. Song, chúng ta tin tưởng với sự khởi đầu của “Mùa thu tháng Tám” lịch sử thì đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.

                                                                                      - Thanh Hương -    


   

Tại sao có thể viết “Sự cuồng nhiệt của đàn cừu” ?



Nhiều người có tâm trạng phẫn nộ giống tôi khi đọc bài “Sự cuồng nhiệt của đàn cừu” vì đều có suy nghĩ tác giả viết bài này đã phỉ báng dân tộc mình khi viết: “Những ngày qua, cả đất nước Việt Nam lên đồng vì một quả bóng tại ASIAD khi Việt Nam chật vật thắng Syria để vào bán kết. Những trận đi bão của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên khắp nơi với đủ mọi trò ầm ĩ, cuồng nộ và nhiều khi… ngu dại”. Rồi tiếp đó tác giả đưa ra những lời bình phê phán về các tầng lớp thanh niên, phụ nữ và nhân dân nói chung với các hành vi tiêu cực khi thể hiện tình cảm với đội tuyển bóng đá Việt Nam tại ASIAD. Tôi thấy cách viết như vậy không khách quan và miệt thị dân tộc mình, đất nước mình vì: Thứ nhất, bản thân môn thể thao bóng đá đã được cả thế giới tôn là môn thể thao “Vua” vì sức hấp dẫn và mê hoặc của nó. Chả thế mà khi tổ chức các giải bóng đá thế giới, châu Âu, châu Mỹ, có những trận đấu kinh điển như Barcelona gặp Real Madrid … thì có hàng tỷ người trên thế giới xem. Thứ hai, đối với Việt Nam là một nước đang phát triển thì sự hấp dẫn của bóng đá cũng là điều tất yếu, nó phản ánh niềm đam mê và khát vọng của một dân tộc có truyền thống “thượng võ”. Môn bóng đá cũng như các môn khác ở Việt Nam đang trên đà phát triển. Khi đội U23 Việt Nam giành cúp bạc hồi đầu năm 2018 ở Thường Châu, Trung Quốc thì niềm vui của người dân cũng là lẽ tất nhiên vì sự khích lệ tinh thần, hào khí của dân tộc. Lần này cũng vậy, ông huấn luyện viên cũng đặt ra mục tiêu là đội tuyển Olympic Việt Nam vào tứ kết (vì đội Việt Nam các lần trước chưa từng vào tứ kết ở ASIAD) nhưng thực tế đã vào đến bán kết. Tất nhiên chúng ta không thể không tiếc nuối khi đội Việt Nam không thể vượt qua bán kết để vào chung kết, trong đó cũng có yếu tố không may mắn và cả yếu tố trọng tài. Ở Hàn Quốc đã có hơn hai vạn người ký văn bản kiến nghị đề nghị trọng tài người Hàn Quốc bắt chính trận đấu đó phải treo còi khi thiên vị “đối thủ” của Việt Nam ở trận đấu này. Tôi nghĩ hơn 2 vạn người Hàn Quốc đó không thiên vị Việt Nam mà họ vì lẽ phải công bằng. Tất nhiên trong cuộc sống, thất bại dù vì lý do nào đó thì cũng không thể nói khác. Nhưng cá nhân tôi tin tưởng đội Việt Nam từ thất bại sẽ nuôi quyết tâm, ý chí để giành thắng lợi trong tương lai. Ba là, tôi thấy tác giả bài viết trên quá khắt khe với với những người ăn mừng chiến thắng khi mô tả những người dân, nhất là thanh niên nam, nữ có hành động quá khích khi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thậm chí có cô gái vì phấn khích “cởi nội y”, “lên đồng” nhộn nhịp nơi công cộng. Đứng về chấp hành luật lệ giao thông thì họ sai, đứng về góc độ văn hóa thì hành động của một vài cô gái đó là “phản văn hóa”. Điều đó chúng ta phải phê phán. Nhưng nếu từ đó mà xuyên tạc cho rằng đây là cơ hội cho “những cô cave khoe hàng, chào hàng” thì giọng điệu đó quả là ác độc, nghiệt ngã, phản lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Chúng ta phải thấy rằng vì chào đón các cầu thủ trở về thì việc làm của một vài người “quá đáng” có thể cũng tha thứ, bỏ qua được chứ không nên xuyên tạc, suy diễn như tác giả bài viết.
Đoạn cuối của bài viết tác giả còn xuyên tạc cả hệ thống chính trị khi cho rằng những việc làm trên không hề bị Nhà nước coi là “tụ tập trái phép đông người nơi công cộng” để nhắc tới sự kiện xảy ra ở một số tỉnh, thành ngày 9 và 10 tháng 7 vừa qua. Điều đó cũng dễ hiểu vì một việc do “tự hào Việt Nam” mà có đông người, còn một việc dưới sự kích động của các thế lực xấu mà tụ tập đốt phá nơi công cộng, chống người thi hành công vụ… thì làm sao có thể xếp chung được? Mong tác giả bài viết hãy hiểu rõ để phân biệt giữa thiện và ác, giữa trần gian và địa ngục, giữa ánh sáng và bóng tối… và điều quan trọng nhất là không nên phỉ báng mảnh đất, dân tộc đã sinh ra mình.

Huy Anh

Ước mơ không giống ai?


                                                        
Trong cuộc sống mọi người đều có ước mơ, không ai giống ai. Những người mơ về đêm, trong những ngóc ngách sâu kín lờ mờ của tâm trí, khi thức giấc vào ban ngày mới nhận ra đó là ảo ảnh; nhưng những người mơ vào ban ngày mới là đáng gờm, vì họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt mở to, để biến chúng thành hiện thực. Đừng ngồi đó mà khoanh tay nhìn ngó, hãy hành động và sống một cuộc sống đàng hoàng và trọn vẹn. Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người với tài năng tầm thường nhưng có ước mơ lớn lao, có chí tiến thủ lại đi xa hơn và thành công hơn những người với tài năng vượt trội hơn hẳn nhưng luôn tự cao, tự đắc với cái vốn có, có khi lại cho mình hơn tất thảy còn miệt thị người khác không tiếc lời, trong khi bản thân mình chẳng ra gì.
tôi có sở thích riêng, đam mê thú vui lướt mạng đọc tin tức để tìm hiểu thêm tình hình thế sự, xã hội của đất nước, cũng như khu vực và thế giới. Phải nói vô vàn thông tin trên google, cứ vào đó gần như đáp ứng được mọi điều mà mình mong muốn. Nhưng cũng thật tình cờ các bạn, trong lúc đang lang thang, tôi đọc bài viết của tác giả Vũ Đông Hà  Ai dựng nên nhà tù này!?
Trong cuộc sống nhiều thứ phải đối mặt, phải lo toan, nhưng cái đáng lo hơn cả chính là lòng tin bị phá vỡ giữa con người với con người trong một thực thể xã hôi, nhất là giữa người dân với chính quyền và chính thể chính trị của một quốc gia, dân tộc. Cái lòng tin ấy phải luôn được củng cố, xây dựng bằng những hành động, việc làm cụ thể trong thực tiễn của mỗi người và thực thể tổ chức. Đâu phải như Vũ Đông Hà nghĩ Việt Nam là một nhà tù cộng sản. Như những con chim quen sống trong lồng từ thuở mới lọt lòng, nghĩ đến chuyện bay ra khỏi lồng và tự do trên bầu trời bao la là lo sợ sẽ chết ngay lập tức; phải chăng không gian tù ngục và một vài hạt thóc được ban phát mỗi ngày đã làm chúng quen và không thể sống khác? Nếu vậy, có đúng không, theo thời gian chúng đã thuần với cuộc sống nô lệ để rồi mặc dù biết rằng đôi cánh này đang dư thừa, bản chất ngày càng biến dạng, nhưng vẫn sợ hãi để rồi tiếp tục nô lệ với những biện minh: chúng tôi đang ở trong lồng, chúng tôi có những khó khăn của chúng tôi...”. Đọc nội dụng ấy gây cho tôi nhiều “cảm xúc” về những lời lẽ mà tác giả lý giải và lập luận. Phải chăng tác giả đang hàm hồ đánh giá thấp những con người trong cộng đồng hiện nay, chúng tôi không phải học cao, hiểu rộng, nhưng cái quan trọng là phân biệt được đúng - sai, phải - trái nên hay không nên làm, khác với tác giả là ở chỗ đó, chỉ nghĩ cho chính mình, hô hào tập hợp lực lượng để đấu tranh “phục vụ lợi ích” của dân tộc hay chỉ mang lại lợi ích của một nhóm người, hòng phá vỡ sự bình yên của đất nước. Cái thứ lòng tin mà tác giả đang xây dựng là thứ lòng tin mơ hồ, thiếu căn cứ, cực đoan để cho rằng Họ ngồi yên trên chiếu bình an, ấm áp trong cái chăn trí ngủ, biến nó thành nhà tù an toàn và tự giam mình vào trong đó, ngồi thức cùng nắm nhang trí tuệ bốc khói và bí số tù nhân mang tên "trí thức"Đúng vậy đó, tại sao lại không bình an chứ, vì chính Đảng đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh dành độc lập dân tộc, thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của thực dân đế, quốc, người dân trở thành chủ nhân của đất nước, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng và bảo vệ đất nước như hôm nay. Và Đảng cũng không bao biện, không che dấu những sai lầm, khuyết điểm mà thẳng thắn chỉ ra và đang quyết tâm sửa chữa bằng những việc làm cụ thể trong thời gian qua, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc làm đó của Đảng cũng chính là vì dân tộc, bở sự tồn vong của Đảng chính là sự tồn vong của dân tộc, vì “Đảng trong dân và dân có Đảng”, sự thể hiện hai trong một ấy đang tạo thành một thực thể vững chắc khó hòng lay chuyển. Đảng luôn hiểu rằng, Đảng không vì dân chắc chắn Đảng sẽ bị diệt vong. Thật là cảm động và từ hào lắm chứ, truyền thống đó luôn được phát huy trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Hôm nay đất nước  ta, dân tộc ta đang sống trong hòa bình, xây dưng, phát triển, người dân như chúng tôi luôn trân trọng những gì mà các thế hệ đi trước đã dày công tạo dựng, có cả những mất mát đau thương. Đạo lý ấy chỉ có những con người biết đồng cam cộng khổ cùng với dân tộc thì mới hiểu được hết giá trị chân lý đích thực của nó.
Vậy mà tác giả đã sử dụng vốn có trong “tinh tế” ngụy tạo để dẫn dắt lòng người đến độ cảm giác như có lý rằng Và cứ thế dối trá thông đồng nhau tiếp diễn để những kẻ thủ ác hôm nay, ngày sau vẫn sẽ được hân hoan đón nhận là những người dám lên tiếng, dù rằng chỉ với những phản biện trong sự trung thành. Cứ thế sự thật và dối trá quấn quít nhau... Và chúng ta ngồi khoanh tay đợi, kỳ vọng ở mọi người - trừ mình - ra tay phá ngục”. Càng đọc càng thấy sự “phấn khích” đến tột cùng của một con người sự tráo trở mang danh người Việt, tác giả chú tâm với dụng ý kêu gọi mọi người hãy đứng dậy làm cuộc chứng biến, nhưng với giọng điệu của một kẻ cả, tự cao, tự đại, cho mình hiểu cao, biết rộng để châm chọc, kích động lòng người.
Ai nghe cơ chứ, như chúng tôi là những người dân bình thường thì cảm nhận thấy từ thực tế cuộc sống thường ngày. Thời trước đây ông bà, bố mẹ chúng tôi đều vất vả, lam lũ, phải huy sinh cả tính mạng cùng dân tộc đánh đuổi quân xâm lược và bè lũ tay sai để bảo vệ giang sơn, xã tắc... Kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất, sau bằng từng ấy năm quê hương, đất nước đổi thay từng ngày, đời sống của người dân như chúng tôi bội phần thay đổi, no đủ. Vậy nên việc gì phải làm theo những biện hộ như lời tác giả nói “Đích đến của hành trình tự do là Dân chủ, nhưng bước khởi đầu cho chuyến đi lại là một cuộc đấu tranh dân sinh, sĩ diện và công lý. Có chăng chỉ là những lời biện hộ của chính tác giả mà thôi. Thưa Vũ Đông Hà “đáng kính” Dân theo, dân tin phải bằng thực tế, còn sự hô hào để được ủng hộ hay không phải xem xét xem sự hô hào ấy mang lại những gì cho họ. Với việc hô hào của tác giả chỉ làm rối thêm tình hình, phá vỡ sự bình yên của làng quê, đất nước. Làm sao tác giả hiểu hết được ý nghĩa to lớn ấy bởi tác giả đâu đồng hành cùng dân tộc, bởi tác giả chỉ ngồi “rình rập” chờ thời, xúi bẩy người khác làm những việc không tưởng. Đúng là bậy bạ hết chỗ nói, đã là “con đĩ nhưng lại già mồm”, xin đừng mơ tưởng những điều không tưởng ấy nữa. 



Thành kiến hay do bất mãn vì đâu?


                                                              

Mỗi người chúng ta ai cũng có những nỗi niềm riêng, đã từng thành công hay thất bại, nhưng luôn hiểu được rằng cuộc đời này ngắn lắm và chúng ta không thể quyết định được chiều dài của cuộc đời mình nhưng đều có thể nhìn thế giới một cách lạc quan, giữ cho tâm luôn thanh thản, không chì chiết, phê phán người khác không tiếc lời hay cay cú thiệt hơn.

Khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ tha thứ cho những người gây ra cho mình, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới có thể biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức, dễ dàng khiến cho chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.
Tuy nhiên, những người bình thường thì có thể chủ động tiết chế được cảm xúc, nhận thức đúng đắn, ứng xử đúng mực. Song trên thực tế vẫn có người khi thất bại thì sinh ra tiêu cực, khi không đạt được mục tiêu cá nhân trở nên bất mãn, nặng nề thành kiến và hay phán xét, bực dọc, bất an, kể cả trước những thành quả của người khác; rồi chỉ trích, lu loa và muốn vùi dập họ. Phải chăng vì lẽ đó nên mới có những người hay tìm đủ lý do cho mình khi bêu xấu người khác, lồng cho được cái cảm giác đầy mâu thuẫn cá nhân vào trong những câu chuyện trong xã hội để thỏa mãn lòng hận thù, đố kỵ, lôi kéo người khác theo những xúc cảm của riêng mình, và thậm chí đưa cả vấn đề chính trị vào trong đó nhằm mục đích làm mất đi sự bình yên của cả cộng đồng.
          Hôm rồi tôi đọc bài “Lố bịch” của tác giả Từ Thức trên trang Chân Trời Mới, có đoạn viết rằng: “Một ông phó chủ tịch dẫn bầu đoàn thê tử đứng chắp tay trước một bệnh nhân trong bệnh viện là một hình ảnh lố bịch… Đả kích cái lố bịch của một bọn làm “chính trị”… cái làm bẩn xã hội, khiến cả một thế hệ trẻ lao đầu vào rượu chè, ma túy là một chế độ thối nát, bất nhân… VN, như tất cả các nước độc tài, không có một chính sách gì. Trái lại, chế độ khuyến khích, hay ít nhất để tự do cho lớp trẻ tự hủy, để tạo một thế hệ bạc nhược… Khi người nghiện ngập tạo một hình ảnh nhơ nhuốc cho chế độ, người ta bắt nhốt, tập trung những nạn nhân. Không phải để giúp đỡ, để chữa trị, nhưng để hành hạ dã man…”.
          Câu chuyện mà tác giả nêu trên đây bắt đầu từ hình ảnh ông Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đến thăm các bác sĩ đang cứu chữa cho mấy bệnh nhân bị sốc ma túy trong đêm nhạc hội. Tôi cho rằng sự việc này diễn ra với mục đích hết sức rõ ràng, đó là trong đêm nhạc hội diễn ra có nhiều người trẻ bị sốc thuốc ma túy với 7 người chết, một số được đưa vào các bệnh viện cứu chữa. Tất cả các bệnh nhân tuổi còn rất trẻ. Trong hoàn cảnh đó cho dù là một người dân bình thường cũng có sự quan tâm huống hồ là lãnh đạo chính quyền. Bởi nó thể hiện tính nhân văn của xã hội Việt Nam, của nhà nước Việt Nam trong công tác nhân đạo. Từ khi thành lập nước đến nay, có nhiều người bị bắt về tội chống phá nhà nước, phản động, phá hoại tài sản công, tham nhũng, giết người cướp của nhưng khi nhận ra sai lầm, tội lỗi thì nhận được sự khoan hồng của nhà nước, cải tạo tốt được giảm thời hạn phạt tù, giảm tội; được hỗ trợ tìm việc làm, đào tạo nghề để nuôi sống bản thân, gia đình, được hòa nhập với cộng đồng... Còn với sự việc nêu trên, về trách nhiệm xử lý thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng và luật pháp, và chúng ta không thể bỏ mặc các cháu thanh niên mới lớn, thiếu nhận thức, bị dụ dỗ hoặc do thiếu giáo dục rèn luyện đã sa chân vào con đường nghiện ngập, đồng thời phải có trách nhiệm cứu sống các cháu, rồi giúp họ thoát khỏi vòng lao lý và trở thành những người công dân có ích cho xã hội, cho gia đình họ. Nhà nước ta không bỏ rơi bất kỳ ai, đối tượng nào trong xã hội, kể cả những người yếu thế, với những người vi phạm pháp luật thì càng cần phải giúp họ, kéo họ trở về với gia đình, với xã hội. Đó là tính nhân văn khác biệt của nhà nước Việt Nam so với một số quốc gia khác trên thế giới. Mọi người có thể bình luận theo nhiều chiều, song cũng cần hết sức khách quan về sự việc này. Bời vì ngay sau đó tác giả đưa ra khẳng định rất sai lệch, méo mó rằng “…Đả kích cái lố bịch của một bọn làm “chính trị”… cái làm bẩn xã hội, khiến cả một thế hệ trẻ lao đầu vào rượu chè, ma túy là một chế độ thối nát, bất nhân…”. Đâu chỉ lấy một sự việc mà quy chụp cho cả một xã hội mà trong đó có tất cả chúng ta chứ? Nó càng khẳng định tác giả ráp tâm chủ ý đưa vấn đề chính trị vào trong câu chuyện này. Đây chỉ là giọng điệu của một người bất mãn với chế độ vì không đạt được mục đích của cuộc đời, thành kiến nên luôn tìm cách bôi nhọ, nói xấu người khác, nói xấu chế độ để thỏa mãn bản thân. Chửi rủa người khác, chửi rủa chế độ để hướng mọi người hiểu theo chủ ý của cá nhân mình, viện dẫn vấn đề mà mọi người đang quan tâm có chủ đích để nâng tính thuyết phục, trong khi đó tác giả cũng cần hiểu cộng đồng mạng chúng tôi luôn nhìn nhận, đánh giá đầy đủ, khách quan và không dễ gì mà tin vào mấy thông tin rồi nghe theo tác giả.
          Càng đọc, càng thấy thông tin tác giả viện dẫn toàn giọng điệu đả kích, bêu xấu chế độ ta. Nào là “…VN, như tất cả các nước độc tài, không có một chính sách gì. Trái lại, chế độ khuyến khích, hay ít nhất để tự do cho lớp trẻ tự hủy, để tạo một thế hệ bạc nhược…”. Rồi là “…Khi người nghiện ngập tạo một hình ảnh nhơ nhuốc cho chế độ, người ta bắt nhốt, tập trung những nạn nhân. Không phải để giúp đỡ, để chữa trị, nhưng để hành hạ dã man…”.
          Lại nói về chính sách, Việt Nam đã có Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và sửa đổi bổ sung năm 2008, trong đó áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; đồng thời có các Thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn công tác này. Những vi phạm về sử dụng ma túy, chất gây nghiện bị xử lý theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong những năm qua công tác cai nghiện ma túy được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người nghiện giúp họ có thể từ bỏ hiểm họa ma túy, trở về hòa nhập với cuộc sống cộng đồng vì sự bình yên của xã hội, gia đình và trên hết là giành lại sự sống của chính bản thân người nghiện. Cả nước đã xây dựng hàng chục Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; người nghiện khi được đưa vào các Trung tâm này được chăm sóc, điều trị và hỗ trợ; được học văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách. Điều này minh chứng thêm về thông tin sai lệch không đúng sự thật của tác giả nêu nêu ở trên.
Tôi cho rằng, trong xã hội còn có hiện tượng tâm lí đám đông hay quan tâm tới một vài vụ việc đơn lẻ thể hiện sự yếu kém ở đây đó để khái quát thành chuyện lớn của xã hội, nên không ít kẻ tự cho mình là nhân văn, nhưng chính minh thì chẳng có tí chút nhân văn nào, thường lợi dụng để tung tin, lấy một vài sự việc nhỏ, một vài đối tượng cá biệt nhằm tạo nên những dư chấn rất xấu trong một xã hội. Trong khi đó phần đông chủ yếu dân chúng đang cố gắng đổi mới cả về nhận thức lẫn thực thi, thượng tôn pháp luật, vì vậy rất cần sự đồng thuận, đoàn kết, thực hiện cho tốt của cả cộng đồng. Trước những thông tin kiểu như Từ Thức đưa ra, mỗi chúng ta khi tiếp cận cần cân nhắc thực - hư, đúng - sai để không bị những thông tin sai trái ấy tác động. Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh, xử lý thông tin thật khách quan để không bị lôi kéo, bị lạm dụng mà ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng và ảnh hưởng đến chính mình.

Cái gọi là “sự cố” Trần Đại Quang



                                                      
Với tôi cuộc đời mình thật đơn giản, bởi lẽ tôi không ham muốn tiền tài, địa vị chỉ cầu mong sao cho gia đình và xã hội được bình an, hạnh phúc. Các cụ ta thường nói “có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy, ngẫm từ mình mà ra, với cái tuổi xưa nay hiếm nhưng được cái nhờ trời phú cho sức khỏe nên tôi đi đâu, làm việc gì cũng không ngại. Được cái bằng từng ấy năm nhưng tôi chưa ốm đau bao giờ, chỉ có xổ xuýt qua loa. Sống ở trên đời, sinh tử mệnh lão là nhẽ thường, mấy ngày qua người dân trong cả nước thương tiếc và buồn rầu khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, tâm trạng đó lại trỗi dậy khôn nguôi khi hàng dòng người vào viếng và đứng hai bên đường tiễn biệt Chủ tịch về với đất mẹ. Ấy vậy mà, một điều không tưởng và thật lạ lẫm, đơn côi với nhẽ thường của cuộc sống, một số nhân vật “đặc biêt” lại có những lời lẽ bất kính, lăng mạ người đã khuất, đại diện trong số đó phải kể đến Vũ Đông Hà  có bài viết “Hai hình ảnh khốn nạn trong "sự cố" Trần Đại Quang”.
Đọc tiêu đề bài viết ở trên với người dân bình thường như tôi cũng nhận thấy đây là con người cực kỳ trịch thượng, coi bản thân mình hơn tất thảy, “nói như thánh phán”. Thực ra với Vũ Đông Hà thì cư dân mạng chẳng ai lạ lẫm gì gì, một kẻ có độ sắc sảo, chuyên nghiệp cao trong nói xấu, miệt thị người khác. Trong bài viết rất nhiều tình tiết “ly kỳ” bởi những lời lẽ đưa ra mang nặng thứ văn hóa lai căng, vô học đến khó tin, và cái bản mặt thực chất là đây, Vũ Đông Hà viết “Trần Đại Quang không còn là thứ khốn nạn đáng nói bởi rất dư, rất thừa khi chỉ tay vào một tên khốn nạn và nói đây là "đồ khốn nạn". Tương tự như những tên thờ Hồ Chí Minh nhưng vái lạy Phật Thích Ca để lãnh phước sương của đảng, dụ tiền bá tánh và buôn lậu niềm tin của chúng sinh. Tự chúng đã là "đồ khốn nạn". Không cần tốn lời”. Đúng là đáng mặt anh tài trong xảo trá và ngụy tạo đến độ không thể tưởng tượng ra nổi một con người thực thụ mà lại mang nặng thứ dung tục quá ư là tầm thường, y còn lồng ghép để nói xấu cả chủ tịch Hồ Chí Minh. Thưa với Vũ Đông Hà, nói xấu một con người mà cả dân tộc luôn trân trong và tôn kính là việc làm vô liêm xỉ và phỉ báng cả một dân tộc là không thể chấp nhận được. Nói đến Bác Hồ, không ai là không dành tình cảm mến yêu sâu nặng với Người cả đồng bào ta ở trong và ngoài nước, thậm chí cộng đồng quốc tế và cả những người từng là bên kia chiến tuyến, đối địch với dân tộc Việt Nam cũng phải thừa nhận điều đó… Giai đoạn cả dân tộc chìm trong biển lửa của cuộc chiến tranh, những lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thôi thúc hàng triệu con tim yêu nước, không cần phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, dân tộc, vùng miền, hễ là người Việt Nam thì đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, đưa cách mạng Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác còn là nhà văn hóa vĩ đại, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới được nhân loại kính phục.
Không quan trọng bởi những lời lẽ của tác giả sẽ làm giảm giá trị của chính con người tác giả với xã hội, nhất là đồng loại, dân tộc đã sinh ra và cưu mang. Thật bi thảm vì Vũ Đông Hà đã bỏ qua những điều quý giá và cơ hội trong cuộc sống, không nhìn thấy khả năng thành thật trong bản thân mình. Vì thế, tác giả phải chấp nhận những gì mình đang làm, bị người đời chê trách, phỉ báng là điều không trách khỏi, bởi “quy luật nhân quả”. Trên thực tế, mọi người đều muốn được thương yêu, muốn được mọi người chú ý và thừa nhận những khía cạnh tích cực của bản thân, muốn được quan tâm và tôn trọng nhưng chính tác giả lại làm trái với luân thường đạo lý, đi ngược với giá trị chân thiện mỹ, phá vỡ sự bình yên trong lòng dân chúng thì làm sao có được sự yêu thương cơ chứ. Sự tồn tại trong con người tác giả chỉ là mưu lợi ích cá nhân tầm thường, bán rẻ lương tâm cho quỷ giữ. Trong thực tế cuộc sống, hầu hết chúng ta đều không muốn bị đánh giá, bị phê bình và từ chối. Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều tốt đẹp của bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và mọi người niềm hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu, huống chi cả dân tộc đang tiếc thương vô hạn đối với Chủ tịch nước qua đời, hơn thế bạn bè, nguyên thủ các nước, kể cả Liên hợp quốc cũng dành nhiều tình cảm cho vị Chủ tịch, ấy vậy mà Vũ Đông Hà lại đưa ra những lời lẽ kích động, tạo mâu thuấn một cách trắng trợn rằng “Cái khốn nạn là bà vợ, những đứa con phải xách nước mắt đến phim trường tang lễ để cho tên sát nhân giết chồng, giết cha và đồng bọn thủ vai, đóng trọn hồi kết của bộ phim tình đồng chó nghĩa đồng rận - rựa mận cắt tiết nhau…cũng chẳng có gì là khốn nạn khi những tên khốn nạn đang "vô cùng thương tiếc" một tên đồng chí đã chấm dứt con đường khốn nạn của nó…”.
Tác giả cố tình lắp ghép, gán ghép, so sánh các hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến viếng để củng cố thêm “tính thuyết phục” cho các luận điệu ở trên. Tất cả giống như một “chiến dịch” có chủ đích, phao tin giả, tung tinh đồn nhảm, đánh vào sự hiếu kỳ của dư luận với cái giọng điệu trơ trẽn rằng “tên sát nhân giết chồng, giết cha và đồng bọn thủ vai, đóng trọn hồi kết của bộ phim tình đồng chó”. Vấn đề là cái tâm của mỗi chúng ta, khi dành sự thành kính đối với người đã khuất. Chúng ta có thể vẫn thấy những điều chưa hoàn thiện của người này, người kia, nhưng mỗi khi tâm chúng ta hiền dịu hơn, biết chấp nhận và rộng lượng hơn, biết chia sẻ chân tình với với người ấy thì chính cái tâm chúng ta dần sáng hơn với cuộc đời. Tôi không hiểu tác giả nhận thức và hiểu biết thế nào nữa, nhưng càng đọc nội dung bài viết, tôi càng cảm nhận thấy đây là con người “tự sướng” cái tôi đến độ quá mức, khó ai sánh kịp, nhất là việc dựng chuyện, nói xấu người khác “tinh xảo”, tráo trở, hơn nữa lại bôi xấu lãnh tụ được cả dân tộc tôn kính với những lới lẽ của kẻ tiểu nhân, coi thường đến độ lố bịch để cố gán cho có "sự cố" Trần Đại Quang”.


Sự thực - Những lời ngụy tạo


 đọc bài viếtCái chết của Trần Đại Quang và “thời điểm chín muồi” để nhất thể hóa chức danhcủa tác giả Châu Minh Dũng trên trang báo Tiếng Dân, có viết rằng: “Chưa đầy một tuần sau quốc tang của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chiều ngày 3/10/2018, hầu như tất cả các tờ báo “lề đảng” đồng loạt đăng bài thông báo: Đã đến thời điểm thích hợp để nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước… một diễn biến quen thuộc có vai trò “dọn đường” cho bước chuyển đổi đã được sắp đặt trong bóng tối… như thể đã “đồng thuận” cho một cá nhân được thu tóm quá nhiều quyền lực…Chỉ một buổi chiều, yếu tố vô tình, tàn độc trong mối quan hệ giữa các “đồng chí” cộng sản đã được công khai. Các tờ báo đảng hầu như không còn để tâm đến một quốc tang vừa diễn ra cách đây chưa đầy một tuần,... chẳng hóa ra ông Trần Đại Quang chết rất đúng lúc để tạo nên “thời điểm chín muồi”?!...”
Đọc những dòng tin này mới thấy tác giả Châu Minh Dũng thật sự không nắm được thông tin nên nhận định không có căn cứ và rất chủ quan. Tôi muốn chia sẻ cùng mọi người để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về sự việc này.
Trước hết, tôi được biết việc “nhất thể hóa” hai chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp có chủ trương thực hiện từ Nghị quyết Trung 5 khóa IX, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn và tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới công tác cán bộ. Một số địa phương đã thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, ví dụ như ở xã Hòa Hưng thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2002… Ở Quảng Ninh đã thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã từ năm 2006; năm 2014 Quảng Ninh đã thực hiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo, đây được coi là một thí điểm có tính đột phá ở tỉnh Quảng Ninh trong đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện cải cách hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
Sau khi thí điểm và khẳng định tính hiệu quả của mô hình này, Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, theo đó các địa phương đã chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ việc “nhất thể hóa” hai chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở một số xã, phường, thị trấn. Ở các tỉnh ủy, thành ủy đã nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch và lựa chọn thực hiện thí điểm. Tính đến cuối năm 2016 trên cả nước đã có 16 quận, huyện thực hiện chủ trương đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân; có 638 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm. Mô hình này đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo ủy ban nhân dân, hệ thống chính trị ở cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm; mất đoàn kết. Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; bớt cồng kềnh, chồng chéo về tổ chức, góp phần cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên… Ở quê tôi cũng đã thực hiện với cấp xã, mọi việc tôi thấy người dân rất đồng tình, với mô hình này có hiệu quả, giảm nhẹ bộ máy, và cũng tiết kiệm được kinh phí của nhà nước để chi phí cho các chức danh này; quan trọng hơn là cơ chế bộ máy được giảm nhẹ, giao dịch và giải quyết thủ tục cho người dân được nhanh gọn, kịp thời hơn.
Như vậy, thông tin tác giả Châu Minh Dũng cho rằng “…nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước… một diễn biến quen thuộc có vai trò “dọn đường” cho bước chuyển đổi đã được sắp đặt trong bóng tối… như thể đã “đồng thuận” cho một cá nhân được thu tóm quá nhiều quyền lực…” là không có căn cứ, có ý tung tin bôi nhọ lãnh đạo cấp cao gây hoang mang trong dư luận, làm giảm sút niềm tin, xúc phạm danh dự của lãnh đạo cấp cao. Đặc biệt những thông tin này đến với cư dân mạng bình thường thì không phải ai cũng phân biệt được rạch ròi đâu là thật đâu là giả. Không những thế, tình trạng “té nước theo mưa” của các “chuyên gia bàn phím” nhân lên khiến nhiều người tiếp nhận thông tin sai lệch như đi vào mê cung với thật giả lẫn lộn lại càng nguy hại đến tư tưởng, tình cảm của người dân.
 Hơn nữa tác giả lại còn cho rằng “…Chỉ một buổi chiều, yếu tố vô tình, tàn độc trong mối quan hệ giữa các “đồng chí” cộng sản đã được công khai. Các tờ báo đảng hầu như không còn để tâm đến một quốc tang vừa diễn ra cách đây chưa đầy một tuần,...Cái chết của ông Quang diễn ra vừa nhanh vừa “đúng quy trình”, để tạo nên “thời điểm chín muồi”...”, đây là một cách đánh giá hết sức chủ quan, xuyên tạc sự thật. Bởi việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần là do ông bị bệnh hiểm nghèo và đã từ trần. Chúng ta cũng không thể phủ nhận được những cống hiến mà ông đã phục vụ cho nhà nước, cho nhân dân trong suốt thời gian qua. Vì thế những thông tin như bài viết mà tác giả nêu trên là hoàn toàn bịa đặt trắng trợn, quy chụp việc Chủ tịch từ trần là do có bàn tay mưu sát, kiểu cho “đúng quy trình” và “tạo thời điểm chín muồi” là vô căn cứ, là kiểu “mượn gió bẻ măng”, gây nghi ngờ cho người đọc, cho cư dân mạng, khi lan truyền thì rất nguy hiểm, nó tác động đến tình cảm của người dân, gây mất lòng tin vào Đảng, nhà nước.
Trở lại với chủ trương “nhất thể hóa” hai chức danh danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp rõ ràng đã được thực hiện từ lâu và thể hiện trong các nghị quyết của Trung ương, tuy nhiên việc nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước lẽ ra chưa thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay nếu chưa có sự kiện Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần, bởi việc thực hiện đang theo lộ trình thí điểm từ cấp cơ sở rồi nhân rộng toàn quốc, từ địa phương đến Trung ương để đảm bảo thực hiện chủ trương đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên sự kiện Chủ tịch nước từ trần là tổn thất to lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta, sau khi Chủ tịch từ trần, trung ương phải bàn về công tác nhân sự, vì đó là công việc hệ trọng nên phải được tính toán, nghiên cứu, bàn bạc thấu đáo. Xét thấy đây là thời điểm phù hợp để Trung ương thay đổi lộ trình thực hiện nhất thể hóa hai chức danh từ Trung ương xuống địa phương, do vậy nhân hội nghị định kỳ của Trung ương mới đưa ra bàn bạc, thống nhất và ra quyết định để tiến hành, tuy nhiên cũng phải được sự ủng hộ của Quốc hội vào kỳ hợp tới đây. Vì vậy việc đưa ra chủ trương nhất thể hóa tại kỳ họp Trung ương được nhất trí 100%, điều đó thể hiện sự tin tưởng, tín nhiệm đối với cá nhân Tổng Bí thư và kỳ vọng vào những hiệu quả của quyết định về chủ trương này đối với đất nước. Đây cũng là xu thế, là căn cứ cơ bản để cả nước tiếp tục thực hiện ở các địa phương, nhằm mục tiêu cải cách hành chính, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp; vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của người dân.
Tôi cho rằng chúng ta cần tỉnh táo và nghiên cứu để có cái nhìn đầy đủ, khách quan, tránh chủ quan khi đọc những thông tin mà tác giả Châu Minh Dũng triệt để lợi dụng sự kiện này đưa tin không đúng sự thật, nhằm mục đích chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, xuyên tạc sự thật, tung tin thất thiệt gây hoang mang, nghi ngờ trong nhân dân, xuyên tạc, kích động mọi người hòng kêu gọi tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Tiền đề của dân chủ cho Việt Nam- chuyện “ xưa như trái đất”!


                                
Con đường phát triển của Việt Nam hiện nay, cứ theo thế giới ảo thì có rất nhiều phương án. Các nhà dân chủ nhân quyền ngoại nhập thì cho rằng, đó là nguy cơ Tầu cộng, nguy cơ Cộng sản, ngu cơ bất đồng của những người yêu nước(!?). Những người tự diễn biến (TDB), trong Đảng của Tổng Trọng, như Phạm chí Dũng ( Đa bị khai trừ…mà có người gọi là “ ngựa non” ) thì VN dường như đang trên xe cấp cứu…Tất nhiên PCD không dám viết như những chiến sỹ “ dũng cảm” đang sống ở hải ngoại.
Trở lại chủ đề “ tiền đề dân chủ” của Việt Nam. Vừa qua, trên thế giới ảo- Trần Trung Đạo (TTĐ) (trên Fb do mạng Boxit.com, có người gọi đùa là mạng “bọ xít”) viết rằng: Việt Nam như một dân tộc đang đứng trước ba thách thức chính- hai khách quan và một chủ quan, đó là: (1) ngoại xâm- Trung Cộng; (2) nội thù- Cộng sản và (3) phân hóa trong nội bộ những người quan tâm đến tiền đồ đất nước. TTĐ còn nói thêm rằng, ông ta không bàn với “các thành phần vô cảm, xu thời, cơ hội” ( Chúng ta sẽ bình về cái vô cảm.
Để “gợi ý”, TTĐ đã nêu câu hỏi “Anh (chị) thật sự muốn gì cho đất nước?”
Rồi không chờ người khác, TTĐ đã tự trả lời: “Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả đều đồng ý, con đường duy nhất hiện nay là tập trung sức mạnh dân tộc, gạt bỏ mọi bất đồng, vận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam đến thành công, xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị CS, thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, hiện đại hóa đất nước toàn diện làm nền tảng cho việc phục hồi chủ quyền đất nước, mở đường cho một Việt Nam thăng tiến lâu dài.” Chỉ với một đoạn trích nhỏ ở trên, người ta đã thấy nhân cách của TTĐ ( trơ trẽn, nói lấy được) như thế nào.
Bây giờ hay xem 3 thách thức của TTĐ là gì và “tiền đề dân chủ” của TTĐ có phải là “lối thoát” cho Việt Nam không?
(1)- Thách thức thứ nhất- “Ngoại xâm Trung Cộng”. Đây có thể là điều được “nhiều người nhất” có thể đồng tình ( Chứ không phải chuyện dẹp bỏ cộng sản Hà Nội, như TTĐ viết).
Về chuyện này, đúng là một ý kiến hay, nhưng tiếc rằng nó “ xưa như trái đất” (như có người viết trên mạng Fb). Vấn đề là Tầu cộng đang sử dụng chiến lược mới gì?...thì TTĐ lại hụt hẫng.
Xin thưa, hiện nay, Tầu cộng đang dùng 3 chiến lược: (1)- Cắt lát salami, kiểu tầm ăn dâu ở Trường Sa; ( 2)- Đổi tên gọi “ đường lưỡi bò” thành “ Tứ Sa” ( Diện tích “Tứ Sa” bao phủ hết “ đường lưỡi bỏ”… Đây là chiêu trò né tránh Luật Biến quốc tế-UNCLOS, đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. (3)-Dùng phương “16 chữ vàng” và “4 tốt” để kiềm chế Việt Nam.
Nhưng tất cả những chiêu trò này của Tầu cộng không còn là chuyện mới nữa. Hà Nội cũng đã “bắt bài”, “lấy độc trị độc”. Chẳng hạn cứ mỗi khi có cơ hội…như khi các nhà lãnh đạo hai nước “ anh em” gặp nhau thì Hà Nội lại nhắc đến văn kiện “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, mà Tổng Trọng và Hồ Cấm Đào đã ký kết, vào năm 2011 và “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC)… Trong Tuyên bố chung thì nhất định Hà Nội phải nhét cho bằng được 2 văn kiện nói trên vào văn bán, nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của Bắc Kinh…
Trong nội bộ, Hà Nội đã ra nghị quyết về “ Đối tác và Đối tượng”. Ai chơi đẹp là “ đối tác”, ai chơi xấu là “ đối tượng” bất kể cùng chúng “ý thức hệ” và lịch sử. Nội dung này có ở Nghị quyết TW 8 khóa IX, 2013 của Đảng CS VN- “ Bất cứ ai “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”.
(2)- Thách thức thứ hai- “Nội thù Cộng sản”.
Nếu là người không “có vấn đề” về tâm thần thì TTĐ phải cân nhắc khi xem Đảng CS Việt Nam làcó phải là kẻ thù của người VN hay không. Trong bài của mình TTĐ chẳng có lấy một luận cứ nào ngoài những câu từ sáo rỗng mà trên mạng dầy rẫy, cop đi cop lại.  Còn sự thật khó bác bỏ là- Cộng sản VN không chỉ làm cách mạng tháng Tám, 1945 giành lại độc lập cho Dan tộc, mà CS Hà Nội cũng khánh chiến giành lại Độc lập, thống nhất đất nước, 30-4, 1975 
Một số người vì ăn cơm “Quốc gia”, (có thể có TTĐ), đã cao chạy xa bay thì tự đánh lừa mình - là người yêu nước. Thực chất là yêu mấy đola lẻ mà thôi. Bây giờ ngồi ở nước ngoài, không công ăn, việc làm, chỉ có thể gõ bàn phím, viết bài, giật title, câu view, câu like, kiếm mấy USD của Google ( trên You Tube)…rút cuộc lợi bất cập hại.
Có thể nói những người có lương tri, có hiểu biết đôi chút về chính trị và lịch sử thì họ xem TTĐ là một kẻ tâm thần- không chỉ vì nội dung chính trị mà ở những mâu thuẫn trong bài viết. Chẳng hạn TTĐ cho rằng thách thức thứ ba nguy hiểm nhất, trong khi TTĐ là đặt niềm tin vào các nhà dân chủ. Nếu là người có tư duy khoa học- chính trị- yêu nước… thì TTĐ phải xem nguy cơ xâm lược của Tầu cộng mới là nguy hiểm nhất. Nhưng không, TTĐ lại đặt nguy cơ chung của cả dân tộc xuống hàng thứ hai…mà xem nguy cơ ( ảo) “ Nội thù cộng sản” cao hơn tất cả.
TTĐ nói rằng- “ Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả đều đồng ý, …là xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị CS”… Thế nhưng thực tế Đảng này đã cầm quyền, không có một lực lượng chính trị nào thách thức … đã  lên tới 73 năm ( !945-2018).
(3) Thách thức thứ Ba- phân hóa trong nội bộ những người quan tâm đến tiền đồ đất nước
Trong nội dung này TTĐ thực tế chỉ tô son, trát phấn/ tự đánh bóng cho mình mà thôi. Y chỉ viết vẻn ven có 1 dòng- “Không ít người vẫn thích nguyền rủa hơn khuyên răn, thích dạy khôn hơn học hỏi lẫn nhau, thích kết án vội vàng hơn tìm hiểu lý do”.
Theo TTĐ thì “Thách thức thứ ba chính là tiền đề cách mạng dân chủ…”. Rồi TTD gợi ý … “Phong trào dân chủ Nga biết muốn thắng đảng CS Liên Xô họ phải đẩy đảng CS Nga vào chỗ chấp nhận “trò chơi dân chủ”. Điểm bắt đầu của mục tiêu tranh đấu là “xóa bỏ điều sáu hiến pháp” trong đó quy định “đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị, của nhà nước và các tổ chức xã hội”, mở đường cho bầu cử quốc hội tự do.  
Bài viết của TTĐ dừng lại ở chuyện từ nước Nga xa sôi, những năm 1989-1991, như là một sự gợi ý cho dân Việt Nam. TTĐ cũng không dám viết cần xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2014…có thể vì sợ Luật An ninh mạng.
TTĐ không hiểu rằng- Hà Nội đã trải qua, ít nhất là 2 chặng đường lịch sử từ khi Liên Xô cải tổ đến nay ( 1986-2018):
- Từ 1975- 1985, Hà Nội theo mô hình Xô Viết…họ gặp khó khăn về kinh tế, thế rồi họ “ đổi mới” từ 1986-2018, Hà Nội học hỏi mô hình kinh tế của Chủ nghĩa tư bản- xây dựng Nhà nước pháp quyền, tất nhiên họ vấn giữ quyền lãnh đạo; xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước- tất nhiên cũng do Đảng CS lãnh đạo. Đến nay thì họ đã vượt qua những “ thách thức” mà TTĐ đã nói đến!
Công bằng mà nói, Hà Nội đang có nhiều thách thức, nhưng đó là những thách thực thật chứ không phải thách thức ảo như TTĐ viết.  Với Hà Nội thách thức chủ yếu nhìn từ lợi ích của người dân. Chẳng hạn như  thách thức -sự ra đời, tác động xấu của “ lợi ích nhóm”; thách thức về  “suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.
Xem ra cách nhìn “thách thức” của TTĐ với Hà Nội thì sự khác biệt một trời một vực về nhân cách. Trong khi Hà Nội lo lắng cho sự “công bằng”, “bình đẳng”, về lợi ích cho nhân dân, thì TTĐ chỉ biết lo cho cá nhân và “lợi ích nhóm chính trị” chống Cộng nhỏ bé xấu xa ./.
 Khổ Qua

Vì sao lại xuyên tạc tang lễ của Chủ tịch nước đến như vậy?


-Quang Huy-
Nhân sự kiện Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều bài bình luận với các giọng điệu khác nhau! Thử điểm qua để thấy các giọng điệu ấy như thế nào? Nào là “Trần Đại Quang chết theo kịch bản”, “Bí ẩn cái chết của Trần Đại Quang”, “Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh”, “Cái chết của ông Trần Đại Quang và các đồng chí khác”, “Trần Đại Quang hay câu chuyện giấy không gói được lửa”….. với nhiều suy diễn có tính áp đặt, thô thiển và nói cho lấy được. Người ta cho rằng Chủ tịch nước qua đời do bị đầu độc của một nước bên cạnh hay là cho rằng là do “đấu đá nội bộ”, khi nói: “Bộ Chính trị hỗn chiến dữ dội giành nhau ghế Chủ tịch nước khi còn để trống”??? Thôi thì để nói cho lấy được thì người ta bất chấp tất cả nhưng đem lại cho người đọc sự thiếu tin tưởng, những suy diễn ấy là sự thật mà nhiều hơn là “trò chơi” ác ý, những dụng ý xấu xa.
Thực sự tôi càng ngạc nhiên hơn khi có ý kiến cho rằng: “Đám tang Trần Đại Quang phải làm ở Ninh Bình do trùng quốc tang với Đỗ Mười?”. Tôi cho rằng người viết ra ý kiến này thiếu hiểu biết thực tế nghiêm trọng, vì:
1. Thời điểm Chủ tịch nước Trần Đại Quang và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười mất cách nhau hàng chục ngày thì sao có thể gọi là trùng quốc tang?
2. Đảng, Nhà nước Việt Nam có quy định rõ ràng cấp quốc tang đối với các đồng chí đã mất.
3. Thời gian lễ viếng, lễ truy điệu, lễ hạ huyệt bao giờ ban Tổ chức lễ tang cũng tôn trọng ý kiến của từng gia đình vì nước ta đa tôn giáo nhưng phật giáo chiếm đa số.
4. Trong một số năm gần đây, theo nguyện vọng của các đồng chí có di chúc hoặc gia đình nên không nhất thiết để các đồng chí thuộc quốc tang chỉ an táng ở Nghĩa trang Mai Dịch hay nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh mà đã có những trường hợp như Đại tướng Võ Nguyên Giáp an táng tại Quảng Bình, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải an táng tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, Chủ tịch nước an táng tại quê nhà ở Ninh Bình và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nếu an táng tại huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng không có gì ngạc nhiên.
Viết như tác giả là một sự xuyên tạc, bịa đặt, bởi vì lễ viếng Chủ tịch nước tiến hành trọn một ngày tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội và an táng mới mang về quê nhà, chứ không phải như tác giải nói: Đám tang Trần Đại Quang phải làm ở Ninh Bình do trùng quốc tang với Đỗ Mười?

Lại kiểu gió thổi ngược



                                                 (Hoàng Thanh Loan)

Tôi là một người trẻ, sinh ra vào thời kỳ đất nước đã hoàn thoàn thống nhất, không được chứng kiến những ngày khói lửa chiến tranh và chỉ được biết về lịch sử qua những bài giảng trên lớp học của thầy cô, rồi được nghe ông bà, cha mẹ cùng người lớn tuổi hơn tôi kể lại, nên cũng đã hiểu được khá nhiều về những đau thương mất mát, về những hy sinh vô cùng to lớn của dân tộc ta để giành lại độc lập tự do từ tay kẻ thù xâm lược. Phát huy tinh thần ấy, khi đất nước được thống nhất, mọi người dù ở cương vị nào đều cố gắng cùng nhau thi đua học tập, lao động sản xuất xây dựng đất nước. Lứa học trò chúng tôi lớn lên rồi mỗi người mỗi nghề, đi khắp mọi nơi để lập nghiệp cho bản thân, gia đình và xã hội. Trở về quê với tấm bằng nghề trong tay, tôi mở xưởng và làm thợ sửa chữa xe máy phụ vụ bà con cô bác. Hàng ngày được tiếp xúc với mọi người, trẻ có, già có, bao nhiêu thứ chuyện, song khi nói đến những chiến tích hào hùng của một thời bom đạn, thì ánh mắt đều rực sáng niềm tự hào, bởi một dân tộc tuy bé nhỏ nhưng đã đánh đuổi được thực dân, đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, giành lại giang sơn gấm vóc. Rồi lại nói về đổi mới đất mới, mọi người đều hăng hai, mỗi người mỗi ý và đều cho rằng ai cũng cần phải cố gắng, phải cùng nhau có trách nhiệm góp phần xây dựng làng quê, thôn xóm, giữ gìn ổn định xã hội để phát triển.
Ấy vậy mà vẫn có người hình như họ bất mãn, hoặc là họ muốn mọi người không có sự bình yên để lo cuộc sống nên hay đưa chuyện, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” mới lạ chứ. Nhất là câu chuyện trên mạng internet hiện nay, chẳng là thời kỳ công nghệ số mà, ai cũng có cái máy di động để xem tin. Tôi cũng thỉnh thoảng vào mạng để xem thông tin thời sự và giao dịch công việc, cũng thử vào mạng xã hội thấy có những bài viết làm cho tôi rất bất bình, không hiểu sao họ lại viết ra những lời lẽ tráo trở đến như vậy, phải chăng họ có dụng ý nào đó?.
Ví như hôm rồi tôi đọc bài viết “Chế độ CSVN đang tan rã từng mảng” của tác giả Kông Kông đăng trên trang Đàn Chim Việt, cho rằng: Trao đổi với người đang dấn thân tranh đấu … và cả giới bình dân thường có chung một nhận xét. Đó là, chế độ thối rữa và phản động đến tận cùng nhưng nói đến sụp đổ thì “còn khó lắm”!... vì “tụi nó vẫn kiểm soát được tình hình. Vẫn nắm vững công an và quân đội”… nên chưa dám công khai. Phải đợi thời cơ khi “gió đổi chiều”… Hiện tại chế độ mục ruỗng hơn lúc đó rất nhiều. Nhiều chỉ dấu cho thấy sự hỗn loạn. Thể chế đang tan rã từng mảng… Vì thế, sự sụp đổ là tất yếu và sẽ đến rất bất ngờ. Vấn đề chính hiện tại là chuẩn bị như thế nào thời hậu cộng sản để sớm đưa đất nước theo kịp đà tiến của văn minh nhân loại”.
          Xem những thông tin mà tác giả nêu trong bài viết tôi thấy thực sự bức xúc vì không hiểu tác giả nhận thức như thế nào mà viết như vậy. Thông tin không hề đúng sự thật, bởi vì tôi biết rằng, suốt hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam mà Bác Hồ muôn và kính yêu của chúng ta đã dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, đưa dân ta từ một nước nô lệ, thuộc địa, phong kiến, lạc hậu, nghèo hèn, trở thành một nước Việt Nam độc lập, có tên trên bản đồ thế giới. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, từ điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, lại chịu hậu quả nặng nề của những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Trước tình hình khoa khăn ấy, truyền thống yêu nước lại một lần nữa được phát huy cao độ, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong chặng đường xây dựng và bảo vệ đất nước vừa qua. Trên cả nước đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, nhiều địa phương có cách làm mới, năng động, sáng tạo. Sau những năm đổi mới, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng liên tục; nhiều tập đoàn kinh tế lớn làm ăn hiệu quả, nhiều quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam; Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững, vị thế đất nước ngày càng nâng cao. Văn hóa, xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Người dân ngày càng được phát huy quyền làm chủ đất nước của mình, dân chủ được phát huy cao độ, người dân được quyền tham gia đóng góp ý kiến vào xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, chính trị; giám sát các hoạt động của nhà nước; quyết định những vấn đề lớn của quốc gia và vận mệnh của dân tộc, đây là kết quả của bước tiến vượt bậc  là minh chứng hùng hùng đập tan thủ đoạn xuyên tạc bịa đặt của Kông Kông nêu ra ở trên. 
Không những thế, Đảng và chính quyền đã thực hiện tốt chính sách ăn sinh xã hội, nhất là triển khai thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Như vậy sao tác giả có thể nói là “chế độ thối rữa và phản động đến tận cùng” được?, những minh chứng ấy người dân như chúng tôi đều thấy rõ, bởi chính cuộc sống của mỗi người như chúng tôi đang được hưởng lợi từ những chính sách hợp lý ấy, chả nhẽ tác giả lại thiếu thông tin về cuộc sống thực tại đến như vậy, phải chăng tác giả đang gắng gượng tạo dựng những thông tin thất thiệt hòng đánh lừa dư luận thiếu thông tin.
          Lại một điểm nữa mà tôi cho rằng tác giả cố tình bẻ tréo kheo sự việc “trước sự bùng nổ biểu tình trên cả nước chống Luật An ninh mạng và Luật Đặc Khu ngày 10/6/2018 vừa rồi đã xảy ra hiện tượng cảnh sát cơ động miễn cưỡng thi hành lệnh và cuối cùng tự buông vũ khí để trở về với nhân dân. Riêng tại Phan Rí Cửa, Trung ương phải điều động lực lượng từ nơi khác đến đàn áp…”. Nó không hề đúng sự thật đã diễn ra trên thực tế, bởi vì tôi biết rất rõ thông tin này. Đó là khi Dự luật An ninh mạng và Luật Đặc Khu được Quốc hội đưa ra bàn thảo tại Kỳ họp thứ 5 thì dư luận hết sức quan tâm. Thậm chí, đã xảy ra tình trạng người dân tập trung đông người để phản đối; một số đối tượng đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân để kích động gây rối, đặc biệt ở Phan Rí Cửa của Bình Thuận, tình hình rất nghiêm trọng. Trên thực tế đã có một số người đem tiền mua chuộc một số người dân, do thiếu thông tin nên đã nghe theo và xuống đường tụ tập, quá khích đập phá trụ sở, ngăn chặn xe gây tắc đường. Thế rồi những người phá rối, nhận tiền rồi đi tụ tập biểu tình thì sau đó đều thấy ân hận vì đã nông nổi làm hành xử không đúng; cảnh sát địa phương cũng chỉ sử dụng biện pháp ngăn chặn kẻ quá khích và chống đập phá và cũng chẳng phải điều động lực lượng từ nơi khác đến đàn áp người dân như tác giả nêu ở trên. Rõ ràng điều đó khẳng định là dân ta đâu có mất lòng tin, mà là do âm mưu chống phá, là do những kẻ bất mãn, được các thế lực phá hoại mua chuộc để kích động gây rối trât tự an ninh lợi dụng lòng tin, lòng yêu nước của người dân để gây rối, chia rẽ, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và hình ảnh của Việt Nam. Trong khi chúng ta đã làm rất thận trọng, lấy ý kiến rộng rãi và chuẩn bị nhiều năm, quy trình khá kỹ lưỡng và thống nhất tương đối cao, nhưng do vẫn có nhiều ý kiến của nhân dân muốn đóng góp, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã nhận thấy cần lắng nghe dân chủ và tiếp thu cho đến khi hoàn thiện tốt thì mới thông qua nên đã quyết định lùi thời hạn thông qua Luật Đặc khu vào ngày 8-6, song đến ngày 10-6, ở một số nơi vẫn diễn ra biểu tình phản đối Luật, điều đó chứng tỏ có ý đồ khác từ các thế lực chống đối.
Vì vậy chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan, phân biệt rõ đúng - sai trước những thông tin tác giả Kông Kông đề cập ở trên. Bản chất sâu xa là thông tin tác giả đưa ra xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân, dường như có bàn tay phá hoại, lợi dụng lòng yêu nước, kích động mọi người để chống đối. Bởi vì một Đảng cầm quyền như Đảng Cộng Sản Việt Nam không dại gì mà lại đem trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình, làm cho dân mình khổ, mất chủ quyền. Bởi vậy chủ ý của tác giả muốn viện dẫn vài nội dung lệch lạc, tranh thủ sự quan tâm của cộng đồng mạng để tuyên truyền chống phá và đưa vấn đề chính trị vào bài viết hòng làm cho chúng ta mất niềm tin, hoài nghị vào chế độ, phân tâm, chểnh mảng, không tập trung vào công việc làm ăn, dễ dẫn tới hùa theo tham gia hoạt động chống nhà nước, gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần phải hết sức tỉnh táo và không để bị lợi dụng với những thông tin kiểu vậy có phải không các bạn.











Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Đúng - sai đâu phải như Phạm Trần nghĩ



                                                       
Trong chúng ta, mỗi người có cái nhìn sự vật, hiện tượng với các góc nhìn khác nhau theo khả năng hiểu biết nhất định của riêng mình, phản ánh các khía cạnh trong bức tranh muôn màu sắc của đời sống xã hội, nhưng điều quan trọng ở chỗ các góc nhìn ấy phải hướng tới tính khách quan để mỗi con người cảm nhận được cốt cách, tâm hồn từ những bài viết, vần thơ, áng văn mang của hơi thở cuộc sống phong phú để cổ vũ lòng người quyết tâm vươn lên trong cuộc sống cho chính mình, gia đình, xã hội và cao hơn hết là cho Tổ quốc thân yêu. Những con người như thế luôn được xã hội trân trọng. Nhưng ở đời “đâu học được chữ ngờ” vì một lý do nào đó, có những người chỉ vì cái tôi quá lớn mà đánh mất chính mình, đánh mất niềm tin, nhìn sự vật, hiện tượng méo mó, thiếu khách quan, phiến diện để luận giải, hư cấu trong bài viết, gắn tâm trạng “cái tôi” hơn hết để áp đặt suy nghĩ, kích động lòng người, còn hiện thực cuộc sống thế nào? Thường bị họ “ruồng bỏ” không thương tiếc để thay vào đó là những giọng điệu đầy mỉa mai đổ lỗi cho chế độ, mạng nặng cái nhìn thiên lệch, không phản ánh đầy đủ cuộc sống hiện tại. Điển hình, cách đây vài hôm tôi đọc bài viết với tựa đề “Dân chủ khóa mồm, tự do còng tay” của Pham Trận.
Xin thưa, nếu là người tử tế, xin đừng lạm dụng và vấy bẩn tâm hồn lương thiện bởi ý đồ đen tối của tác giả bởi thuộc về bản chất và cái tâm  không trong sáng, đầy thù hận, sự xảo trá, suy diễn, cũng có thể nói không phải tác giả thiếu thông tin, không phải từ phương pháp tiếp cận dẫn đến nhìn nhận sai, mà là từ định kiến cá nhân, thâm thù, nên đánh tráo sự thật, suy diễn đến độ vô lối để cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “không dám đa nguyên chính trị để độc quyền lãnh đạo”; “không dám tổ chức trưng cầu ý dân về Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh vì sợ thất bại”;  “không dám phi chính  trị hóa quân đội và công an vì sợ mất chỗ tựa lưng”; và “không dám bỏ Điều 4 Hiến pháp vì sợ mất quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối.”
Thưa với tác giả, mỗi người dân chúng tôi đều nhận thấy, trong xã hội ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như nạn tham nhũng, có nơi, có việc cán bộ trong thực thi nhiệm vụ không đúng, thiếu trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan, nhất là đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội; việc này không chỉ người dân nhận thấy mà được Đảng chỉ ra rất rõ và đang khắc phục sửa chữa… Nhưng cái được lớn hơn đó là bộ mặt xã hội đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên khắp mọi miền của cả nước được nâng lên gấp bội phần, được thế giới đánh giá cao và thừa nhận Việt Nam là đất nước đáng sống đó sao. Hơn thế, tác giả phải nên nhớ rằng, đạo lý sống thuỷ chung, trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc Việt Nam, đó là lối sống cao đẹp luôn giữ trọn phẩm giá trong mọi hoàn cảnh “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”, chính là biểu tượng cho nhân cách, tâm hồn thanh tao của người Việt Nam. Biểu hiện cao nhất trong các giá trị làm người chính là lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì hạnh phúc của đồng bào ta hôm nay và mai sau. Và chủ nghĩa yêu nước ấy đã trở thành một giá trị bền vững và cao quý trong chủ nghĩa nhân văn của dân tộc ta, dù làm một việc nhỏ nhất cũng phải biết suy tính trước sau, liệu việc làm đó có ảnh hưởng tới gia đình, người thân và xã hội hay không? Nên việc nhìn nhận cụ thể để đánh giá đúng sự việc là điều nên làm hiện nay, “trên đời sợ nhất chính là mình không biết mình là ai”, do đó Đảng Cộng sản VN nhìn nhận và chỉ ra những hạn chế , yếu kém để khắc phục sửa chữa như  “Công tác đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa chưa thật sắc bén.Có nơi, việc nhận diện những biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên còn đơn giản, né tránh, chưa chỉ rõ được địa chỉ cụ thể….Việc thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm.” là việc làm đúng đắn được người dân như chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, chứ đâu như Phạm trần đang lợi dụng điều này để bẻ công sự thật.
Ngày nay trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá về nhiều mặt, chúng ta cần thiết phải giữ gìn những giá trị nhân văn tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Bởi lẽ, ngoài mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn phức tạp, trong đó ẩn chứa những nguy cơ có thể làm phát triển phiến diện con người, nhân cách, văn hóa dân tộc không biết gìn giữ phát huy rất dễ bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai gây hủy hoại đạo đức, lối sống của mỗi con người. Đáng trách cho những con người không hiểu đạo lý bình dị đó, giã tâm làm những chuyên thất đức để thực hiện mưu mô đen tối, bán rẻ danh dự, phẩm giá tiếp tay những kẻ ngoại bang phá hoại sự bình yên của đất nước. Họ viết bài xuyên tạc, cổ xúy cho những việc làm sai trái vi phạm pháp luật là điều đáng bị xã hội lên án. Chúng ta đang được sống trong một đất nước thanh bình, cuộc sống của người dân chúng ta đã có nhiều thay đổi, niềm vui và hạnh phúc của mỗi gia đình đang được nhân lên gấp bội…, với nhiều điều phải trăn trở, khiếm khuyết, hạn chế... nhưng không phải vì thế mà chúng ta thất vọng, chê bai, mỗi chúng ta cần sống sao cho có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, cộng đồng và đất nước, dù ở cương vị nào?.

  Nguyễn Công Nguyên

Lại một câu chuyện khôi hài



   Đúng là trên các trang mạng cái gì cũng có, mà người viết có thể tùy hứng viết kiểu gì cũng được, có người chỉ cần một câu nói, một thông tin nào đó cũng viết được một bài dài với nhiều cảm xúc khác nhau. Có chuyện chẳng đâu với đâu nhưng xem xong người đọc cười ra nước mắt. Có chuyện thì giữa cách đặt vấn đề với thông tin nêu ra chẳng ăn khớp được vào nhau bởi nó không đúng bản chất và chẳng có logic nào cả, đúng là kiểu viết lấy được.
Đơn cử như câu chuyện của tác giả Trương Duy Nhất với bài “Tạo chiến tranh làm… động lực phát triển” trên trang Báo Tiếng Dân, tác giả viện dẫn về câu chuyện “về cuộc gặp gỡ giữa quyền Bộ trưởng Thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng với các đại biểu người Việt trẻ tiêu biểu đang công tác ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ” rồi cho rằng “…Để công nghệ Việt Nam phát triển, cần phải có “tinh thần thời chiến… Hoang mang quá… Phải chăng, thành công của gã Viettel lâu nay, nhờ ở tư duy đánh đấm, thắng thua kiểu tàn sát thời chiến… Không gì mỉa mai hơn, khi xem “tố chất thời chiến” là “giá trị lớn nhất của người Việt”. Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình – hợp tác, thì người Việt lại chọn chiến tranh, tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển cho mình.

Tôi được biết trên báo Vietnamnet ngày 20/8/2018 có bài Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển, nhưng với ý tứ không phải muốn tạo chiến tranh, mà đây là chia sẻ của Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi gặp mặt giữa Bộ TT&TT với các chuyên gia người Việt trẻ tiêu biểu đang công tác tại nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam để tham dự các hoạt động của “Chương trình kết nối Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam” diễn ra từ ngày 18/8 đến 24/8. Với chủ ý rằng “Để đặt ra một tình huống giống như chiến tranh nhằm tạo động lực phát triển thì cần phải có khát vọng. Cần phải tạo nên khát vọng để mỗi người Việt Nam đều mong muốn đất nước phát triển đột phá về công nghệ”.

Vậy mà tác giả Trương Duy Nhất lại đi phân tích thiếu khách quan với chủ đích dẫn người đọc theo một hướng khác, rằng là “Hoang mang quá… Phải chăng, thành công của gã Viettel lâu nay, nhờ ở tư duy đánh đấm, thắng thua kiểu tàn sát thời chiến” cố gán cho người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông kích động chiến tranh, kêu gọi chiến tranh, rồi chủ quan áp đặt ý cá nhân với những lời lẽ đầy hiềm khích “…không gì mỉa mai hơn, khi xem “tố chất thời chiến” là “giá trị lớn nhất của người Việt”, điều này hoàn toàn không đúng với bản chất sự việc.

Chúng ta đều biết rằng, cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nó không chỉ là một khái niệm chung chung mà nó đã và đang diễn ra, cũng như có sức ảnh hưởng ngày các lớn đến cuộc sống của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người. Được dự đoán sẽ mang lại những lợi ích rất lớn, tuy nhiên với những quốc gia có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ như Việt Nam, tác động của cuộc cách mạng này trong giai đoạn đầu có thể sẽ là rất tiêu cực; những lao động thủ công trong các ngành dệt may, lắp ráp, nông nghiệp truyền thống sẽ chịu tác động lớn nhất từ cuộc cách mạng lần này, có thể 20 năm tới đây khoảng từ 70-75% công việc giản đơn, thủ công có thể sẽ bị thay thế. Điều này có thể làm cho hàng chục triệu lao động truyền thống bị mất việc. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực tiêu dùng lại có ảnh hưởng tích cực khi chúng ta có thể tiếp cận được thông tin, tri thức và các dịch vụ tiên tiến, làm thay đổi hệ thống của cả một cấu trúc; những cái cũ không sớm thì muộn sẽ bị thay thế. Nếu những cái cũ không kịp thay đổi, hậu quả sẽ càng nặng nề, nghiêm trọng.

Vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng một nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn để thích ứng với những thành tựu công nghệ của thế giới. Đầu tiên, nhiệm vụ chính của chúng ta là cần phải học một cách hiệu quả, phải biết "mượn sức" của thế giới bên ngoài bằng việc liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới; đồng thời cần đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần, tạo ra một môi trường minh bạch, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển. Đặc biệt cần phải giảm thiểu một cách triệt để tư duy bao cấp, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, trong một chừng mức khác là hướng dẫn sự phát triển cho doanh nghiệp. Việt Nam là nước đi sau nên có thể là cơ hội để “đi tắt đón đầu”. Nếu như chúng ta có thể tận dụng cơ hội này, bỏ qua một số giai đoạn phát triển khác thì chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian so với các nước. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thay đổi phương thức quản lý, mô thức phát triển nền kinh tế. Nếu sự thay đổi này đi đúng hướng thì Việt Nam có thể có cơ hội bứt phá được. Trong khi đó, trình độ nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa cao và sẽ rất khó khăn khi phải tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ cao và đang phát triển rất mạnh trên thế giới.

Theo PGS, TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là vô tận“Công nghệ 4.0 gắn chặt với năng lực trí tuệ. Trong phần lớn của cải sản xuất ra cho xã hội thì của cải do trí tuệ sáng tạo chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng GDP. Như vậy, thách thức ở đây, nếu muốn ứng dụng được công nghệ 4.0 thì con người phải có trí tuệ thì mới tham gia vào được quá trình sản xuất… Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta đã lỡ nhịp nhiều lần, bị tụt hậu phát triển và đang tụt hậu xa hơn. Và tụt hậu phát triển đã được nhận định là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam; việc giải quyết những vấn đề của cuộc cách mạng công  nghiệp 4.0 phải trên nền tảng trả lời cho thấu đáo câu hỏi Tại sao chúng ta là một dân tộc thông minh nhưng lại bị tụt hậu”.

Đại biểu Mai Khanh, Trung tâm vi mạch ở Đại học Tokyo chia sẻ về vấn đề về bảo mật cho phần cứng và bày tỏ “Nếu muốn phòng tránh nguy cơ bảo mật phần cứng thì Việt Nam phải làm chủ được quy trình thiết kế và chế tạo vi mạch xử lý. Điều này nhằm tránh việc sau khi thiết kế chip xử lý, nếu chúng ta thuê các công ty sản xuất nước ngoài như Đài Loan hoặc các quốc gia khác, sẽ không kiểm soát được việc họ có cài lén các chương trình gián điệp vào phần cứng chip xử lý… Tôi luôn có khát vọng người Việt Nam tự thiết kế và tự sản xuất được chip xử lý made in Việt Nam. Để làm được điều này cần có sự kết hợp về nghiên cứu giữa các trường đại học về công nghệ và đầu tư của Chính phủ để hướng tới sản xuất vi mạch ngay tại Việt Nam”;

 

Với những quan điểm và cách nhìn nhận về yêu cầu của cách mạnh 4.0, các đại biểu tham dự buổi gặp gỡ đã rất hăng hái thảo luận, trao đổi về khoa học công nghệ, nhất là lại những người trẻ, thì việc xác định trách nhiệm càng cao, vì thế tại buổi gặp, ý kiến của chuyên gia Nghiêm Đức Long (đang công tác tại Sydney, Úc) cũng cho rằng: “Việt Nam muốn thành một cường quốc về 4.0 thì phải thực hiện cuộc cách mạng toàn dân. Việt Nam chỉ mạnh khi có cách mạng toàn dân”.
Chúng ta cũng đều hiểu rằng, thời kỳ chiến tranh, để giành thắng lợi trước đế quốc mạnh nhất thế giới, cả dân tộc ta đã phải đoàn kết một lòng, đưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã sáng tạo, anh dũng, chiến đấu với tinh thần quyết tâm cao nhất với cả sức lực và trí tuệ của cả dân tộc, cuối cùng đã đánh ta được kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, hòa bình cho nhân dân. Chỉ có cách mạng toàn dân mới làm nên thắng lợi và thành công.
Vậy nên, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Để đặt ra một tình huống giống như chiến tranh nhằm tạo động lực phát triển thì cần phải có khát vọng. Cần phải tạo nên khát vọng để mỗi người Việt Nam đều mong muốn đất nước phát triển đột phá về công nghệ… Cứ đặt vấn đề, tạo áp lực, rồi sau đó mới nghĩ cách làm. Câu chuyện chúng ta chia sẻ hôm nay là bài toán lớn thì sinh ra người lớn, bài toán vĩ đại sinh ra người vĩ đại”. Người đứng đầu ngành Thông tin của Việt Nam chia sẻ như vậy, hoàn toàn chỉ hướng vào việc làm sao để chúng ta có một ngành công nghệ phát triển, đột phá, bắt nhịp với hội nhập, ấy vậy mà tác giả Trương Duy Nhất cứ gán cho họ đang nói về chiến tranh, là đổ máu, là tàn sát. Rồi lại kế luận với ý tứ mỉa mai ““tố chất thời chiến” là “giá trị lớn nhất của người Việt”. Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình - hợp tác, thì người Việt lại chọn chiến tranh, tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển cho mình”.
Đúng là chẳng có chút liên quan gì trong câu chuyện mà tác giả Trương Duy Nhất nêu ra với thực tế câu chuyện đăng trên Vietnamnet. Tôi thiết nghĩ chúng ta khi xem thông tin cũng cần chọn lựa, sáng suốt và tỉnh táo đối với những tin bài có tính giật tít, câu like rồi lợi dụng cộng đồng mạng để tuyên truyền, bang bổ chính người dân mình, làm mất đi những động lực phấn đấu của chính mình và ảnh hưởng đến hình ảnh của dân tộc, đất nước mình, thậm chí tác giả cố tình đơm chuyện để dẫn dắt chúng ta tham gia diễn đàn theo ý muốn của họ, đàm đạo về những vấn đề không đúng thực tế, đi ngược lại với lợi ích chung, rồi ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mọi người, làm chậm lại sự phát triển của đất nước.