Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Về quan điểm "Đảng CSVN mắc sai lầm trong việc kiên định quá lâu mô hình XHCN của CN Mác-Lênin"

@ Song Hạ
Một số người cho là VN đang "duy trì quá lâu một mô hình lạc hậu của một hệ thống tư tưởng lỗi thời mà từ lâu đã bị xếp vào kho tàng lịch sử nhân loại, đã khiến cho VN tuy đã có hơn 40 năm hòa bình, thống nhất, song đến nay vẫn trì trệ, suy thoái" và thì "hiện đang bên bờ khủng hoảng"(!). Quan điểm thế có đúng không?!
Phải khẳng định ngay rằng, quan điểm trên là không đúng thực tế vì từ 1986, VN đã từ bỏ mô hình có nhiều khiếm khuyết như cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phủ nhận kinh tế thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển…; tự nhận thấy đã sai lầm giáo điều trong áp dụng cứng nhắc mô hình Liên Xô trước đây; đã tiến hành đường lối đổi mới, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô hình CNXH bản sắc VN. Và từ năm 2011, Đảng đã xác định được 8 đặc trưng của xã hội XHCN VN, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ lớn cần nắm vững là sự khái quát lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN mà cho đến nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ sung và phát triển để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn CMVN.
Còn về CN M-L thì cho đến nay vẫn được đánh giá là học thuyết tiên tiến của loài người. Điều này không chỉ những người mác-xít thừa nhận mà cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận. Do vậy, khi đánh giá CN M-L, cần khách quan phân biệt những giá trị bền vững của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa này với một số luận điểm cụ thể của Mác,  Ăngghen, Lênin chỉ đúng trong thời đại của các ông nhưng đã bị lịch sử vượt qua trong điều kiện mới, đặc biệt trong đánh giá không được lẫn lộn CN M-L với những nhận thức và cách áp dụng sai CN M-L trong thực tiễn của những người lãnh đạo thời đại sau Mác. Cần phân biệt CN M-L với quan điểm chủ nghĩa xét lại, cơ hội giả danh mác-xít, cố tình xuyên tạc, vu khống CN M-L để chống CN M-L, và những quan điểm của họ thực ra là để phủ nhận CN M-L, phủ nhận con đường xây dựng CNXH của VN, phủ nhận những thành tựu của VN sau 30 năm đổi mới. Cần nhận thức rõ rằng CN M-L là một học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học, nó không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó không phải nhất thành bất biến. Vì vậy, phải vận dụng sáng tạo và phát triển CN M-L cho phù hợp với thời đại, với điều kiện lịch sử mỗi nước, mỗi giai đoạn. Lênin đã từng nói áp dụng chủ nghĩa Mác ở Nga phải khác với ở Đức, Anh, Pháp…; vì chân lý luôn luôn là cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo. Phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác.
Đối với cách mạng VN, vai trò to lớn của CN M-L đã được khẳng định trong hơn 85 năm lãnh đạo cách mạng của ĐCSVN. Với tầm trí tuệ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong CN M-L con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sau khi đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Người đã nói "đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"; trong cuốn Đường Kách mệnh, Người viết bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhấn, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin; và trong nhiều tác phẩm, bài diễn văn của mình, Người đã khẳng định vai trò CN M-L và yêu cầu học tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo CN M-L. Người coi CN M-L là "cái cẩm nang" thần kỳ, "kim chỉ nam" cho cách mạng VN. Người viết: "Học tập CN M-L… là học tập những chân lý phổ biến của CN M-L để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của VN"; "Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về CN M-L để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp CN M-L mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của VN. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng VN, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng XHCN thích hợp với tình hình VN".
Chính vì thế, việc đem đối lập TT HCM với CN M-L để phủ nhận CN M-L là rất sai lầm về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lôgíc. Bởi vì, về mặt lịch sử, TT HCM bắt nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là CN M-L thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn. CN M-L chính là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển TT HCM. Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của CN M-L để nghiên cứu thực tiễn và tìm ra con đường cách mạng VN, vượt lên trước những nhà yêu nước đương thời, khắc phục được sự khủng hoảng về con đường tiến lên của dân tộc VN. TT HCM chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú CN M-L trong thời đại mới. Như vậy về mặt lôgíc, về bản chất, TT HCM thống nhất với CN M-L chứ không có sự đối lập với CN M-L như một số người tưởng tượng ra. Và do đó cũng không có cái gọi là "cuộc nội chiến về tư tưởng giữa TT HCM và CN M-L" từ năm 1930 đến nay ở VN như có người nhận định. Hồ Chí Minh là người đã vận dụng và phát triển sáng tạo CN M-L vào điều kiện cụ thể của VN. Nhờ vậy Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản VN đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy, không thể nhân danh đề cao TT HCM để hạ thấp, phủ nhận CN M-L.
Còn ý kiến cho rằng sau 40 năm giải phóng đến nay đất nước vẫn trì trệ, suy thoái, hiện đang bên bờ khủng hoảng (!) là nhắm mắt nói bừa trước thực tế, bất chấp lịch sử và không khách quan.
Từ xuất phát điểm thấp, đến nay, sau 30 năm đổi mới, VN đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: đã ra khỏi khủng hoảng KTXH và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền KTTT định hướng XHCN từng bước được hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; QPAN được tăng cường. Văn hóa, xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ XHCN được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh mọi mặt của đất nước được tăng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của VN trên trường quốc tế được nâng cao.
Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để VN tiếp tục phát triển trong những năm tới, phấn đấu sớm đưa VN cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những thành tựu đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, được nhân dân thừa nhận tin theo và bạn bè quốc tế đánh giá cao tuy rằng VN vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, còn nhiều hạn chế, yếu kém phải khắc phục nhưng VN vẫn đang phấn đấu nỗ lực vượt qua, tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành cơ hội phát triển đất nước nhanh và bền vững theo con đường XHCN.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Cần có góc nhìn đa chiều khi đánh giá một vấn đề!


@Hữu Hà
Vin vào những biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, những vấn đề xã hội đang nổi lên ở VN hiện nay có một số người cho rằng, nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN là CN Mác- Lênin và mô hình CNXH vẫn đang áp dụng ở VN là sai lầm nên dẫn đến đường lối, chính sách đề ra để phát triển đất nước đều sai lầm. Điều đó có đúng không?!
Muốn trả lời câu hỏi này phải quay ngược lại thời điểm năm 1858, khi Pháp xâm lược VN. Sau đó xuất hiện rất nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp để giành độc lập cho dân tộc nhưng đều thất bại. Tuy những thất bại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một điểm chung là tổ chức đấu tranh trên nền tảng hệ tư tưởng phi mác-xít. Cho đến năm 1930, ĐCSVN ra đời với nền tảng, cương lĩnh được dựa trên CN Mác - Lênin được áp dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở VN cùng với nhân dân đấu tranh và giành được độc lập dân tộc, khai sinh ra nước VN Dân chủ cộng hòa, chấm dứt gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, mở đầu một chương mới trong lịch sử dân tộc.
Như vậy, ngay từ khi mới thành lập , với những thành công đạt được, đặc biệt là lãnh đạo các cuộc đấu tranh đánh thắng quân đội Pháp, Mỹ,  giành độc lập, thống nhất đất nước, Đảng đã thể hiện khả năng lãnh đạo và thông qua đó, có thể thấy, hệ tư tưởng Mác - Lê nin và mục tiêu xây dựng CNXH mà VN theo đuổi là đúng đắn hay sai lầm !
Và từ năm 1930 đến nay VN vẫn kiên trì, nhất quán lấy CN Mác - Lênin làm nòng cốt hệ tư tưởng, lấy mô hình XHCN làm mục tiêu đấu tranh chống ngoại xâm và phấn đấu, xây dựng đất nước và đã đạt được thành công về kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Những thành công này đã tạo sự ổn định cho VN, tạo nên vị thế của VN trên trường quốc tế.
- Về kinh tế: sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2012 đã giúp nâng cao đời sống của người VN ở tất cả các nhóm KTXH,…, đời sống của hầu hết mọi người dân VN đều đã có cải thiện đáng kể trong giai đoạn từ 2010-2012, kể cả khi mà mức tăng trưởng tổng thể ở mức khiêm tốn hơn so với trước đây…. Cần ghi nhận rằng đời sống của người dân tộc thiểu số đã có cải thiện đáng kể qua thời gian. Cùng với đó, VN đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo (theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2013)
- Về xã hội cũng có bước tiến đáng kể: Trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ có những chỉ tiêu mà VN đạt được trước thời hạn; chỉ số bất bình đẳng giới ở VN là 0,299, xếp hạng 48 trên thế giới; đã hoàn thành phổ cập giáo dục và tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở; đang tiếp tục xây dựng một xã hội công bằng hơn với trọng tâm là phục vụ lợi ích của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và người khuyết tật; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị; nền dân chủ XHCN được xác lập; nhà nước pháp quyền XHCN đang hình thành; người dân được tham dự vào các hoạt động của đời sống KTXH; có quan hệ hợp tác, phát triển với nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới và là thành viên quan trọng của nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế.
Những thành công của VN đạt được cũng là những thành công của ĐCSVN với tư cách Đảng lãnh đạo. Những thành công đó có được nhờ bản lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo, định hướng phát triển đất nước của ĐCS, nhờ hệ tư tưởng Mác - Lênin, mô hình XHCN mà Đảng theo đuổi. Đó chính là hệ tư tưởng, mô hình phát triển luôn lấy lợi ích của toàn thể nhân dân, lợi ích dân tộc làm mục tiêu hướng tới, chứ không chỉ là đảng của một giai tầng nào, hay lấy lợi ích của một tầng lớp nào làm mục tiêu hướng tới, như nhiều đảng chính trị trên thế giới hiện nay đang thực hiện.
Những thành công đó không chỉ từ do chính bản thân ĐCSVN, mà còn là sự "hợp tác", "sát cánh" của toàn thể nhân dân VN với Đảng trong quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc VN XHCN ở bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào. Điều đó không chỉ thể hiện ở niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, mà quan trọng không kém, là sự nỗ lực của chính bản thân mỗi người VN trong mỗi hành vi trong cuộc sống của mình: trong lao động, học tập, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, - đó chính là việc tuân thủ kỷ luật, pháp luật; có lòng tự hào, tự tôn dân tộc; ý thức tự chủ,…- nhằm xây dựng một đất nước VN "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Vì vậy, khi kết luận một vấn đề, đặc biệt một vấn đề có tầm vóc quốc gia như hệ tư tưởng, mô hình phát triển đất nước thông qua những đánh giá về sự phát triển VN cần phải có góc nhìn đa chiều. Tính đa chiều này, một mặt, cần được xem xét từ xuất phát điểm của VN khi tiến tới mục tiêu xây dựng CNXH, cần xem xét bối cảnh VN vừa xây dựng đất nước vừa phải đấu tranh thống nhất đất nước và cả bối cảnh quốc tế. Mặt khác, cũng cần có sự đối chiếu so sánh với các nước trên thế giới và cuối cùng, so sánh, đối chiếu với những giá trị tốt đẹp mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới. Từ đó, mới thấy được sự thành công và trên cơ sở đó, mới thấy được vai trò của ĐCS với tư cách đảng lãnh đạo và mô hình CNXH mà VN hướng tới là đúng đắn hay sai lầm !

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Việt Nam: Một đất nước quá tệ hay quá tuyệt?


Mẫu câu phổ biến nhất tôi vẫn hay nghe là: “Ở Việt Nam thì…”, “Người Việt thì…”. Người ta than phiền từ hệ thống chính trị, y tế, chuyện tham nhũng, giao thông, ô nhiễm… cho đến chuyện chó chuyện mèo – trên cơ sở so sánh với một quốc gia phát triển nào đó.


Bài viết của blogger Mít Đặc
Từ 6 tháng nay, tin tức tôi đọc chủ yếu là dòng thời sự được cập nhật qua… Facebook. Thật vô cùng sinh động vì ở đây, mình thấy rất rõ cái gì đang khiến người ta giận dữ, cãi cọ, buồn sầu.
Nhân dịp tình hình đang rất sôi sục vì “bức tâm thư” (>> Suy ngẫm trước tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam) được cho là của một người Nhật gửi Việt Nam, tôi nhớ vài chuyện thú vị trong mối tương quan người Việt – người nước ngoài này. Đây chỉ là những câu chuyện dọc đường đi, và chắc chắn không đủ khái quát để đưa ra kết luận.
1. Du khách nước ngoài và Việt Nam
Trên đường, tôi gặp vài bạn du khách đã từng đến Việt Nam và có ấn tượng vô cùng xấu về nước tôi. Xấu đến mức họ liên tục nói về Việt Nam như một kinh nghiệm rất tệ. Chẳng hạn như:
- Đánh giày: mời chào 2 đồng, đánh giày xong đòi 4 đồng –> kết luận: đồ lừa lọc ranh con!
- Đi thuyền: người phụ nữ chèo thuyền suốt dọc đường cứ kể lể gia cảnh. Lúc kết thúc chuyến đi, bạn du khách đưa tiền tip và cô chèo thuyền trề môi ra hiệu là ít quá –> kết luận: đồ vô lễ!
- Trên phố: chèo kéo đến mức níu chân níu tay, cãi cọ –> kết luận: quá lằng nhằng!!
Tôi (và chắc bạn cũng vậy) hoàn toàn có thể hình dung được những sự việc mà các bạn du khách ấy kể.
Nhưng tôi cũng gặp một số bạn rất thích Việt Nam. Thích theo kiểu “trời, cà phê ở đó là ngon nhất quả đất”, hay “bún bò, ngày nào tui cũng ăn bún bò”. Hoặc như David bạn tôi, ông hỏi đường và được chị bán cơm tấm lấy xe máy chở đến tận nơi. Hoặc như Glyn bạn tôi, ông đến Việt Nam cả chục lần, có bạn bè thân quý là những người bán dạo ở khu Đề Thám.
Trải nghiệm tốt hay xấu về Việt Nam – khó có thể nói bên nào nhiều hơn, vì những gì nghe được rốt cục cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi. Nhưng có một điều là khi nghe một người nước ngoài bảo rằng đất nước tôi quá tệ hoặc quá tuyệt, trước hết tôi phải nhìn xem người đó là ai đã.
Thật ra với tư cách là một du khách, tôi cho rằng mình chỉ tiếp xúc với một bề mặt rất nhỏ của đất nước đó. Một xã hội luôn phức tạp và đa chiều hơn rất nhiều so với những gì mà một du khách có thể nhìn thấy.
Tôi cũng gặp vài chuyện bực mình ở vài đất nước. Nhưng đơn giản là bạn không thể đến Ấn Độ với niềm hy vọng sẽ nhìn thấy một đất nước sạch sẽ ngăn nắp như Singapore, người dân cư xử lễ nghĩa như Nhật Bản, và thức ăn thì hợp khẩu vị như ở nhà mình. Ấn Độ là Ấn Độ, bạn có thể thích hoặc không thích, nhưng khó có thể đòi hỏi đất nước đó phải thay đổi cho phù hợp với niềm mong mỏi của bạn.
photo6
Sông Hằng thiêng liêng của người Ấn, nơi diễn ra hầu như mọi hoạt động của một đời người: cầu nguyện, uống nước thiêng, tắm gội, giặt giũ, hoả thiêu người chết… Ấn Độ là một xứ sở rất khác biệt.
photo2
Ngay lần đầu đặt chân đến Mexico, tôi đã được lái taxi ở sân bay “chào mừng” bằng một cú lừa: đưa địa chỉ và hỏi giá, anh bảo 200 peso. Trèo lên xe chạy được một đoạn, anh ra hiệu bảo 400 peso. Nhưng Mexico vẫn là một đất nước xinh đẹp và đầy thú vị.
photo3
“Giao thông” ở thành phố Turbo, Colombia. Nhưng mình mong đợi gì? Đây đâu phải New York!
2. Người Việt mình và nước Việt mình
Mẫu câu phổ biến nhất tôi vẫn hay nghe là: “Ở Việt Nam thì…”, “Người Việt thì…”. Người ta than phiền từ hệ thống chính trị, y tế, chuyện tham nhũng, giao thông, ô nhiễm… cho đến chuyện chó chuyện mèo – trên cơ sở so sánh với một quốc gia phát triển nào đó.
“Ở Mĩ thì…”, “ở châu Âu thì…”. Có một nghịch lý là những người than phiền nhiều nhất thường là những người hưởng nhiều lợi ích hơn trong xã hội. Họ được học hành tử tế (có khi do chính hệ thống chính trị mà họ than phiền đài thọ cho đi học), có công ăn việc làm tốt đẹp, có cơ hội đi đó đây để nhìn thấy Mĩ hay châu Âu ra sao. Còn những người thực sự nghèo khổ thì đang phải vật lộn đâu đó kiếm cơm, thay vì ngồi than phiền trên Facebook.
Nhưng than phiền có lẽ là thói xấu chung của loài người chứ không chỉ riêng người Việt. Tôi đã nghe những người Canada, Mĩ và Anh mỗi khi nhắc về đất nước mình thì luôn đi kèm với những phát biểu đầy bất bình về chính phủ, luật pháp, thuế, người nhập cư…
Đúng là có những đất nước giàu có hơn, văn minh hơn, hệ thống an sinh xã hội tốt hơn so với những nước khác. Nhưng với một người hay than phiền, thì có lẽ không nơi nào trên trái đất này đủ tốt để sinh sống.
Có một câu chuyện tôi đọc được từ blog, thấy rất đáng để nghĩ.
Người kể là một anh hay đi lại, tôi biết anh ấy do lúc trước thường theo dõi một diễn đàn du lịch. Anh kể chuyện gặp một cặp vợ chồng già người Việt đi thăm con ở nước ngoài, đang rối rắm tại sân bay với mớ hành lý phải đóng tiền quá cước lên đến cả ngàn đô la. Các cụ không biết tiếng Anh, và dĩ nhiên cũng không biết những phép tắc đi lại. Các cụ cãi cọ ầm ĩ (bằng tiếng Việt), gây chút ít tắc nghẽn ở quầy check-in. Vì cùng là người Việt, nên anh bước ra làm phiên dịch cho các cụ và nhân viên sân bay, rồi tự nhiên lại trở thành người giúp các cụ tháo dỡ và đóng gói lại mớ hành lý theo hướng dẫn của sân bay để giảm tiền quá cước. Trong lúc đó, những người Việt xung quanh chỉ đứng nhìn, còn hai cụ thì khi xong việc cũng không cảm ơn. Nhưng kết thúc câu chuyện, anh viết rằng có lẽ hàng không Việt Nam nên có một buổi hướng dẫn những người lớn tuổi – những người lần đầu ra nước ngoài để họ biết phải làm gì và không nên làm gì.
Dĩ nhiên hàng không Việt Nam chắc không đọc câu chuyện anh viết. Nhưng tôi nghĩ thái độ và hành động của anh bạn đó đáng trân trọng hơn nhiều so với việc chỉ nhìn sự việc và lặp lại mẫu câu “Ở Việt Nam thì…” và “Người Việt thì…”.
 photo4
Bác bán kẹo kéo với nụ cười chất phác của một ông già miền Tây
Theo ELLE.VN

Sự xuyên tạc đáng ghê tởm của báo chí Trung Quốc về cuộc chiến tranh 1979


Tờ Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.


Tờ báo theo quan điểm diều hâu của Trung Quốc viết: Năm 1979 đánh dấu cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi thành lập nước để chống lại sự xâm lược của Việt Nam.
Trong 20 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc đã chiếm hơn 20 thành phố, thị trấn quan trọng của Việt Nam. Trung Quốc đã tuyên bố thắng lợi và rút quân khỏi Việt Nam trong 1 tháng.
Bản điện tử của Hoàn Cầu thời báo hôm 2/3 vừa qua còn tung cả clip được gọi là “Tái hiện cuộc chiến tranh tự vệ phản kích Việt Nam”.
Clip dài 15 phút sử dụng nhiều thước phim tư liệu và cả những cảnh phục dựng lại cuộc chiến phi nghĩa, man rợ, bất chấp luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc thời kỳ đó.
Dưới đây là những nội dung trong clip xuyên tạc lịch sử, hiếu chiến của Hoàn Cầu thời báo:
- Cùng với việc pháo binh nã đạn mạnh mẽ vào Việt Nam. Hai nhánh quân của chúng ta (quân đội Trung Quốc xâm lược) tấn công và đẩy lui quân đội Việt Nam ở cứ điểm Đồng Đăng.
- Trong khi đó, một cánh quân khác khi đang tiến công thì gặp phải trận địa mìn của Việt Nam. Thời gian quá cấp bách, dùng máy dò mìn không thể kịp nữa. Binh lính của chúng ta đã hết sức anh dũng, dùng chính cơ thể mình để dò mìn, giúp đội quân phía sau mở ra một con đường để tiến lên.
- Cánh quân xung kích tiếp tục mạnh mẽ xông tới, hết lần này đến lần khác dẹp bỏ những chướng ngại vật của quân đội Việt Nam, đến địa điểm được chỉ định sớm trước nửa tiếng so với kế hoạch.
- Cánh quân phía bên trái cũng anh dung vượt qua rào cản phòng ngự của quân đội Việt Nam, thọc sâu vào căn cứ ở hậu phương của quân địch (quân đội Việt Nam). Quân Việt Nam ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát.
- Lúc này, đội quân tiến công phía chính diện cũng phối hợp với lực lượng xe tăng tiến vào địa phận Việt Nam như gió mạnh xua tan mây, tiến sâu vào căn cứ địch. Lực lượng xe tăng cũng tấn công mãnh liệt, cùng với bộ binh nhanh chóng chiếm cứ các điểm cao quanh khu vực Đồng Đăng.
- Rạng sáng, ở khu vực Lào Cai, lực lượng công binh, biên phòng ùn ùn tiến quân qua sông.
- Bị thất thủ ở Đồng Đăng, số tàn quân của trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lui vào ẩn nấp trong các hang động. Số binh lính này dựa vào rừng sâu núi cao, điều kiện tự nhiên phức tạp để mưu đồ chống lại quân ta (quân xâm lược Trung Quốc). Tuy nhiên, quân đội ta đã dùng hỏa lực mạnh, lần lượt nhổ từng cứ điểm của quân Việt Nam.
- Quân đội ta đã phải chiến đấu với quân Việt Nam trong điều kiện vô cùng ác liệt. Có thể tưởng tượng mức độ gian khổ khi đó.
- Khi chiến tranh nổ ra, những khu vực có nước ở Việt Nam đều bị quân đội nước này thả thuốc độc vào. Nhiều khi, để giải quyết vấn đề nước uống, binh sĩ (Trung Quốc) đã phải hy sinh tính mạng của mình.
-Cùng thời điểm với bộ đội biên phòng ở Quảng Tây tấn công, bộ đội biên phòng Vân Nam cũng dũng mãnh vượt sông Hồng, đập tan phòng tuyến phòng ngự của quân Việt Nam.
- Phòng thủ ở huyện Cam Đường, Lào Cai là sư đoàn 316A của Việt Nam. Đơn vị này được trang bị hỏa lực do Liên Xô cung cấp. Khi quân Trung Quốc tiến công, phía Việt Nam tuyên bố sư đoàn này dư sức đập tan một sư đoàn chủ lực Trung Quốc. Thực hư sức mạnh sư đoàn này thế nào, phải đợi khi chiến đấu trực diện mới biết được.
- Quốc lộ 10 là con đường duy nhất để Việt Nam chi viện cho lực lượng phòng thủ Cam Đường. Cạnh con đường này có ngọn núi cao 500m. Ngày 21/2, sư đoàn 316A của Việt Nam đã cử một đơn vị tiên phong chiếm giữ điểm cao này.
Nơi này giúp quân đội Việt Nam tiến có thể giải vây cho Cam Đường, lui có thể phòng thủ cứ điểm cũ. Tuy nhiên, quân đội ta (Trung Quốc) đã tấn công mãnh liệt, chặt đứt yết hầu quân đối phương. Sư đoàn 316A của Việt Nam đã lâm vào cảnh hoảng loạn khi mất điểm cao này và tìm cách chiếm lại.
Cứ 20 phút một lần, sư đoàn này lại cho quân tấn công quân Trung Quốc. Tuy nhiên, hỏa tiễn Trung Quốc đã giáng trả những đòn mạnh mẽ vào trận địa phía Việt Nam khiến đối phương không thể tiến lui. Huyện Cam Đường mau chóng lọt vào tay quân đội Trung Quốc.
- Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng. Thi thể lính Việt Nam chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết.
- Ở cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, dựa vào địa thế rừng núi hiểm yếu, quân Việt Nam giăng sẵn vô số điểm mai phục dọc theo con đường duy nhất đi vào nơi này.
 
Xem thêm:













>> Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Ai nợ ai?


Lực lượng trinh sát Trung Quốc phát hiện đối phương có hệ thống phòng ngự mạnh dọc theo con đường duy nhất từ Chi Ma vào Lạng Sơn. Tuy nhiên, ngọn núi Mẫu Sơn cao 1.500km so với mặt nước biển nằm ở phía sau Chi Ma được bố trí phòng ngự yếu hơn nhiều.
- Chỉ huy quân đội Trung Quốc quyết đoán tấn công từ ngọn núi này, nơi mà Việt Nam không ngờ nhất. Một trung đoàn quân Trung Quốc đã rất vất vả chọc qua tuyến phòng thủ ở Mẫu Sơn, thọc sâu vào 16km trong một đêm. Sau 12 tiếng chiến đấu, quân Trung Quốc đã qua được tuyến phòng thủ Mẫu Sơn. Sau đó, quân đội ta (Trung Quốc) đã chiếm được cửa khẩu Chi Ma.
- Mất đi Chi Ma và Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình biến thành một tòa thành cô độc, bị lọt vào tay quân Trung Quốc, trong khi phía Việt Nam không thể chi viện cho nơi này.
- Quân ta hợp quân cùng những cánh quân khác và thêm một đơn vị đặc công bắt đầu tiến công Lạng Sơn, nơi phòng thủ trọng yếu của Việt Nam với một sư đoàn trấn giữ tại đây. Ngày 27/7, tổng cộng 9 sư đoàn quân ta phối hợp với xe tăng và pháo binh tấn công mãnh liệt Lạng Sơn và cứ điểm Lộc Bình.
- Đến ngày 2/3, quân ta chiếm được phía bắc của Lạng Sơn, tiêu diệt sư đoàn quân chủ lực thứ 3 của quân đội Việt Nam và tiêu diệt cả trung đoàn công an vũ trang số 17 của nước này.
- Ngày 4/3, pháo binh không ngừng nã đạn mạnh mẽ, cùng với bộ binh tấn công mãnh liệt vào Lạng Sơn, lần lượt chiếm trụ sở chính quyền tỉnh Lạng Sơn, ga xe lửa. Đến 14h40 ngày 5/3, quân ta tuyên bố thắng lợi ở Lạng Sơn.
- Tân Hoa Xã ra tuyên bố khẳng định chính phủ Trung Quốc từ ngày 15/3 đã cho rút quân về nước.
- Trong cuộc phản kích tự vệ này, quân ta đã chiếm được Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tuyên và 21 huyện, thị trấn khác nhau của Việt Nam; tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của Việt Nam. Tổng số binh lính Việt Nam bị tiêu diệt là hơn 50.000 người; 2173 lính đầu hàng; thu giữ 916 khẩu pháo các loại; 16.000 súng, hỏa tiễn; 236 xe ô tô. Quân ta cũng phá hủy nhiều pháo, xe tăng, xe thiết giáp, thu được thắng lợi huy hoàng.
- Ngày 16/3/1979, toàn bộ lính biên phòng Trung Quốc rút về nước. Chính phủ Trung Quốc cũng giữ lời, không hề lấy một phân đất của Việt Nam, không để lại một binh một lính ở Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc tiến hành chiến tranh phản kích tự vệ chỉ vì bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ an toàn của người dân Trung Quốc, hoàn toàn chỉ là để bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc.
Clip này được cho là của Đài phát thanh truyền hình tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc thực hiện.
Clip này và nhiều bài báo khác của Trung Quốc thời gian qua chỉ miêu tả chi tiết việc quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam nguỵ biện cho hành động phi nghĩa, man rợ, bất chấp luật pháp quốc tế này.
Điều rõ ràng, hiển nhiên có thể thấy đây là những nội dung xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật về cuộc chiến tàn ác, phi nghĩa xâm lược Việt Nam năm 1979.
Theo VTC

Kỷ nguyên của các sửu nhi cưỡi Facebook


“Sửu nhi” là khiếm khuyết sẵn có tồn tại trong lòng xã hội. Thay vì oán trách Facebook, nhìn thẳng vào những điều chưa vẹn toàn của cộng đồng để khắc phục có lẽ đúng bản chất vấn đề hơn.
Thành lập được 13 năm, du nhập vào Việt Nam chừng gần 10 năm, Facebook dường như đã thay đổi cách giao tiếp của người Việt. Theo số liệu thông kê, ở Việt Nam có 20 triệu người dùng Facebook hàng ngày (và 30 triệu người dùng hàng tháng). Trung bình, mỗi ngày người Việt sử dụng Facebook chừng 2,5 giờ trong 1 ngày, cao hơn trung bình thế giới 13%. Đặc biệt, 3/4 người dùng Facebook Việt nằm trong độ tuổi từ 18 tới 34. Cũng bởi sự xuất hiện và thay đổi đột ngột hàng loạt những lề thói giao tiếp, thể hiện quan điểm, liên kết cũ nên Facebook nhận không ít lời chỉ trích tại Việt Nam. Và, nói như cách người Việt, “trăm dâu đổ đầu tằm”, “ngàn tội đổ Facebook”. Người Việt có năng suất làm việc thấp do “nghiện Facebook”. Giới trẻ Việt như một đám đông hung hãn sẵn sàng tấn công bất cứ ai khi chưa rõ tường tận căn nguyên cũng là “lỗi của Facebook”.
Một bộ phận người Việt không tiếp thu kiến thức có hệ thống mà tiếp thu những mẩu nhỏ tri thức nhặt nhạnh ở đâu đó trên thế giới ảo cũng được nâng cao quan điểm thành “dân trí thấp do Facebook”…. Nói chung, cũng như bia rượu, Facebook là “bia đỡ đạn” của vô vàn thói hư tật xấu, cũng như mọi khiếm khuyết trong xã hội.
“Trẻ trâu” là cụm từ khá thịnh hành để chỉ những người trẻ hung hăng, thiếu lý tính, gây tổn hại hữu hình hoặc vô hình tới cá nhân hoặc tập thể khác. Năm ngoái, khi đám đông cộng đồng mạng Việt (đa phần là người trẻ) thách thức một tài khoản giả danh một chiến binh nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, cụm từ này được Hán hóa hài hước là “sửu nhi”. Nghĩa như “trẻ trâu” nhưng “sửu nhi” là cụm từ dành riêng cho các thanh niên không thật tỉnh táo trên Facebook.
Câu hỏi đặt ra các “sửu nhi” ngày một nhiều, gây tổn hại tới cộng đồng ngày một lớn có phải lỗi của Facebook? Câu trả lời là không. Facebook là liều thuốc thử cho các cộng đồng sử dụng nó. Bởi tính kết nối, tập hợp cao, Facebook soi tỏ mọi sự thông thái hay mông muội của các cộng đồng người nhanh hơn bất cứ cuộc điều tra xã hội nào.
Nói cách khác, “sửu nhi” là khiếm khuyết sẵn có tồn tại trong lòng xã hội. Thay vì oán trách Facebook, nhìn thẳng vào những điều chưa vẹn toàn của cộng đồng để khắc phục có lẽ đúng bản chất vấn đề hơn.
Một số tờ báo văn hóa đưa tin La Hune, cửa hàng sách biểu tượng của Paris (Pháp), từng là điểm đến quen thuộc của các trí thức như nhà văn Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir... trong hơn 60 năm, vừa phải đóng cửa.
Nhìn lại, Facebook đang cung cấp cho con người quá nhiều tiện ích để kết nối. Facebook cũng thúc đẩy tính minh bạch trong thông tin và đòi hỏi sự minh triết khi tiếp cận thông tin. Cũng như rượu bia, Facebook không có lỗi, lỗi lầm là ở cách người ta lạm dụng Facebook. Góc độ khác, Việt Nam đang gắng xây dựng mô hình quốc gia khởi nghiệp. Vì thế, Facebook là sàn giao dịch ý tưởng, không gian sáng tạo tập thể không thể tốt hơn.
Nên, đừng vội than van rằng con người đang bị “Robot hóa” trong bức ảnh sáng lập viên Facebook Mark Zuckerberg đi giữa “rừng người” ngồi dán mắt vào công nghệ. Đó chỉ là lời cảnh tỉnh để từng cộng đồng căn chỉnh lại hệ thống, để Facebook là công cụ thúc đẩy phát triển thay vì là sân chơi của “sửu nhi”! 
Theo THỂ THAO & VĂN HÓA CUỐI TUẦN

Xin lỗi, bạn có phải là một kẻ ngu dốt không?


Chửi bới không suy nghĩ, "like" tùy tiện, chia sẻ vô ý thức chính là biểu hiện của sự ngu dốt trên mạng xã hội.
Vài tuần qua, trên mạng xã hội Facebook xảy ra nhiều câu chuyện khiến những người có lương tri không khỏi suy nghĩ.

Đầu tiên là một bức ảnh xuất hiện trong dịp Tết Bính Thân, ghi lại quang cảnh một khoang máy bay với đồ ăn vật dụng vương vãi khắp nơi, kèm theo nội dung như sau:
Chuyến bay VietNam Airlines SG-HN ngày giáp Tết, là một kinh nghiệm của người Việt Nam hỗn loạn, nó như một cái chợ, đám con nít thoải mái gào thét, nhảy nhót như đang trong công viên.
Bố Mẹ chúng thì nói chuyện như hét vào mặt nhau, thanh niên cười hô hố, có bà thì thỉnh thoảng lại hét lên như mụ điên, rồi thi nhau đứng lên lấy hành lý cứ như ăn cướp tới nơi, bấm nút gọi Tiếp viên, đập khay thức ăn bất chấp sự kêu gọi của Tiếp viên.
Ôi đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu, nghe dịu nỗi đau của Mẹ Âu Cơ. Hỡi Mẹ Âu Cơ, hồi xưa Mẹ đẻ 100 trứng, sao Mẹ không đi soi coi trứng nào ngon hẳng ấp, còn lại trứng dở Mẹ đem luộc ăn cho bổ, chớ Mẹ ấp hết chi cho nó nở từa lưa hột é vầy nè, Mẹ ôi !!!.
Hình chụp và "tả cảnh" do một người Việt Úc gửi”.
Bức ảnh đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên Facebook cùng nhiều bình luận mang tính chất “tự sỉ nhục” về đất nước, con người và xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, những thành viên tỉnh táo đã nhanh chóng chỉ ra rằng, bức ảnh trên thực chất được lấy từ một bài báo đăng tải tháng 8/2013, nói về sự cố rơi tự do hơn 100m của máy bay Vietnam Airlines trên chuyến bay từ Bangkok (Thái Lan) về Hà Nội, khiến vật dụng trong khoang và toàn bộ hành lý bị xáo trộn…
***
Đến giữa tháng 2/2016, trên mạng xã hội Facebook lại xuất hiện một bức ảnh mang nội dung đả kích điều luật về quyền trưng dụng tài sản của cảnh sát giao thông (chính thức hiệu lực từ 15/02/2016).

Bức ảnh này xuất phát từ tài khoản Facebook của các đối tượng chống phá nhà nước Việt Nam, nhanh chóng được chia sẻ trên diện rộng và được nhiều trang mạng hải ngoại đăng tải lại.
Nhưng cũng tương tự bức ảnh “chuyến bay hỗn loạn” ở trên, bức ảnh này đã bị xuyên tạc nội dung một cách thô thiển để phục vụ mục đích xấu. Cụ thể, đây là hình ảnh được ghi lại trong một buổi diễn tập diễu binh của các cán bộ cảnh sát. Theo quy định, trong quá trình diễn tập, các chiến sĩ phải gửi lại điện thoại cho bộ phận trông giữ.
***
Cách đây ít ngày, một số trang mạng hải ngoại như Danluan và RFA đã tung tin “Phóng viên VTV đội mũ lính Trung Quốc 1979 trong ngày 17/2” (ngày tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt phía Bắc 1979) kèm ảnh chụp màn hình một phóng viên của đài VTV8 đội một chiếc mũ lưỡi trai màu xanh có gắn ngôi sao đỏ.

Thông tin này đã được chia sẻ hàng chục nghìn lượt trên Facebook, kèm theo đó là vô số bình luận quá khích nhằm vào Đài truyền hình Việt Nam.
Ngay sau đó, những thành viên có hiểu biết về lĩnh vực quân sự đã chỉ rõ, loại mũ mà phóng viên VTV đội là kiểu mũ Che Guevara, vốn được bán phổ biến ở các điểm du lịch ở Việt Nam cũng như trên thế giới, không có liên hệ gì với loại mũ mà quân đội Trung Quốc sử dụng trong thập niên 1970 – 1980.

"Mũ của Mao" (bên trái) và "mũ của Che" (bên phải) có những khác biệt rất dễ nhận ra trong thiết kế.
Cụ thể đây vốn là loại mũ M1951 của Mỹ, rất thịnh hành ở Cuba những năm 1950, cũng là loại mũ mà các nhà hoạt động cách mạng ở Cuba, tiêu biểu là Fidel Castro và Che Guevara ưa chuộng và sử dụng. Khi Che Guevara trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, loại mũ này với ngôi sao đỏ - tượng trưng cho tinh thần đầu tranh cách mạng - đã từng trở thành mốt của giới trẻ phương Tây, được biết đến với tên gọi “mũ Che Guevara”.

Gắn với hình ảnh của nhà cách mạng nổi tiếng ngang tàng và yêu tự do, mũ Che Guevara là vật lưu niệm được bán ở nhiều quốc gia, được dân phượt quốc tế ưa chuộng.
Có thể khẳng định, việc quy chụp chiếc mũ Che Guevara mà phóng viên VTV đội là “mũ lính Trung Quốc” là một hành vi bóp méo sự thật trắng trợn nhằm phục vụ ý đồ mờ ám của một số kẻ bất lương.
***
Trước những câu chuyện trên, mỗi thành viên cộng đồng mạng nên rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình để làm một Facebooker có lương tri và trách nhiệm, bởi chửi bới không suy nghĩ, "like" tùy tiện, chia sẻ vô ý thức chính là biểu hiện của sự ngu dốt trên mạng xã hội.
ĐẠI VIỆT