Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Thực tình ông còn là đảng viên đâu mà “Thông báo từ bỏ đảng”




 Tôi và “ông Nguyễn Đình Cống” cùng chập tuổi “xưa nay hiếm”, với độ tuổi này đã cùng dân tộc được chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của đất nước. Cho nên người dân đất Việt không mong muốn gì hơn khi đang được hưởng trọn niềm vui và hạnh phúc từ những thành quả cách mạng mà Đảng và Bác Hồ mang lại cho dân tộc. Niềm vui ấy lại được nhân lên gấp bội, ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi khôn ngôi trước sự kiện tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, càng vững tin tiếp tục cùng với Đảng tiến bước trên con đường đã lựa chọn để xây dựng phát triển và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa...

Trước tiên, nói về việc Nguyễn Đình Cống “Thông báo từ bỏ Đảng”?

Phải nói rằng, tôi và Nguyễn Đình Cống có những điểm cùng, nhưng lại có những điểm khác biệt cơ bản. Cùng ở đây là cùng tuổi, cùng là giáo viên, cùng hạnh phúc được sinh ra trên đất nước VN thân yêu này. Nhưng khác ở đây chính là ở chỗ, ông là Giáo sư còn tôi là một công dân bình thường, nhưng quan trọng hơn là sự khác biệt về quan điểm, nhận thức chính trị ở mỗi người. Tôi thì đơn giản luôn trân trọng những gì mà Bác Hồ và Đảng ta dày công xây dựng, phấn đấu mang lại nền độc lập cho dân tộc; cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phức cho nhân dân và Đảng đang cùng toàn dân phấn đấu không mệt mỏi, nhất là thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua để có được thành quả như hôm nay, đất nước ổn định chính trị, kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được quan tâm, nhiều chỉ tiêu thiên niên kỷ hoàn thành sớm được Liên hợp quốc ghi nhận đánh giá cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày một nâng cao... đây chính là chân lý khách quan không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng chúng ta còn nhiều hạn chế, yếu kém ở mặt này, mặt khác để nhân dân còn băn khăn, lo lắng, đất nước ta còn thua kém một số nước trọng khu vực... Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự trân trọng tiếp thu sửa chữa trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thẳng thắn nhận khuyết điểm; cùng với đó Đảng đã nghiêm túc kiểm điểm trong trong các kỳ đại hội và lần này đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội XII của Đảng. Như vậy Đảng không né tránh, không bao biện những thiếu sót mà còn nghiêm túc tiếp thu, sủa chữa. Vậy đây có phải là đổi mới trong quá trình chỉnh đốn Đảng và phát huy dân chủ trong nhân dân hay không?. Đọc nhiều bài viết gần đây của ông tôi thấy tuy ông là người học cao, biết rộng, nhưng những thông tin trong các bài viết của ông chưa thể hiện đầy đủ hai mặt hiện thực cuộc sống của đất nước; những thành tựu của đất nước tôi điểm qua ở trên ông ít quan tâm đưa vào bài viết, có thể khẳng định "chủ đích" của ông là bỏ qua hoặc lờ đi và coi đó như một điều hiển nhiên không cần quan tâm. Với cái nhìn thiếu khác quan, phiến diện, thiếu tính căn bản như vậy liệu có đúng không?, liệu có xứng danh là nhà khoa học không?. Hơn thế, ông tập trung xoáy sâu, cường điệu hóa, cho mình là người hiểu biết hơn người để bình luận, “thêm bớt”có chủ ý vào những khuyếm khuyết từ việc này, việc kia, sự kiện này, sự kiện khác làm cho người đọc khi tiếp nhận thông tin chỉ thấy xã hội VN như đang bị màn đêm che phủ khó thoát ra vùng sáng vậy. Để rồi cái chủ đích cuối cùng của ông chính là xáo bỏ CN M-L mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn để làm nền tảng tư tưởng của Đảng. Như vậy ông còn là đảng viện nữa hay không?... Thật tiếc, giá như Ông vẫn khí tiết, trung kiên đồng hành cùng dân tộc như ngày nào, không có những tư tưởng đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng ta thì hay biết mấy để phần cuối đời hưởng trọn niềm vui tuổi già cùng gia đình, con cháu...
Vấn đề thứ hai, trong nhiều bài viết đăng trên các trang mạng xã hội và gần đây với bài viết có tựa đề “Thông báo từ bỏ đảng” ông lại tiếp tục hô hào “Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ”. Đúng là trong suy nghĩ của ông đã trở thành bản chất “phản bội Đảng, tiếp tay bán nước, hại dân” đã ngấm vào xương cốt và đã trở thành bệnh nan y khó chữa. Theo tôi cụ thể căn nguyên ở đây chính là ông không có cái nhìn phiến diện, ngụy biện theo hình thức một chiều như là đúng rồi nhằm đánh lừa dư luận thiếu thông tin, ít hiểu biết. Đáng buồn hơn, cũng giống như ông, điều đáng tiếc hiện nay có không ít người, kể cả một số cán bộ, đảng viên, đã ngộ nhận vào những quan điểm sai trái, xuyên tạc CN M-L mà một nhóm người thường đang làm, dẫn đến phủ nhận chủ nghĩa ấy, từ sự dao động về tư tưởng, để tích cực nói theo và tiếp tay cho những phần tử chống đối trong và ngoài nước chống phá đất nước ta. Thưa với ông rằng, một thực tế cho thấy CN M-L ngày nay vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, Không chỉ những người mácxít thừa nhận, điển hình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.289)... Hơn thế nữa, ngay cả một số học giả nổi tiếng tư sản cũng thừa nhận, như: Giắccơ đêriđa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu Mác được. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông đối với nhân loại. Đặc biệt hơn đầu năm 2011, trường Đại học Tổng hợp Yale, một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã lựa chọn xuất bản cuốn sách Tại sao Mác đúng? của Terry Eagleton- Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) gây nhiều chú ý của công luận. Trong đó, ông vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới mới hiện nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Bình luận về cuốn sách này, tờ Financial Times ra ngày 27-5-2011 cho rằng, tác giả cuốn sách xứng đáng là ứng cử viên giải Nobel kinh tế vì đã “làm sống lại Mác” và khẳng định rằng “cách tiếp cận của Mác là cách xem xét tốt nhất đối với chủ nghĩa tư bản”(http:/triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-học/chu-nghia-marx/tai-sao-marx-dung)...Như vậy có thể khẳng định rằng học thuyết M-L không cung cấp một lối tư duy giáo điều, đầy mâu thuẫn, làm rối loạn chuẩn mực như ông mà một số người gán cho nó, mà ngược lại, đó là sản phẩm của sự kế thừa và phát triển sáng tạo những thành tựu tư tưởng của loài người cả về khoa học tự nhiên và xã hội. Một dẫn chứng nữa càng chứng tỏ Đảng và nhân dân ta kiên định CN M-L là hoàn toàn đúng đắn. Vì trong 85 năm qua, nhất là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta thu được những thành tựu đáng phấn khỏi và tự hào, đó là: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân được nâng cao...tuy vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng Đảng ta đã chỉ rõ và có sự đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân đối với Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng để khắc phục sửa chữa, vượt qua khó khăn, thách thức xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Ấn tượng hơn, năm 2015 Đảng ta đã có những giải pháp, quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, được nhân dan ủng hộ nên đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào, tăng trưởng đạt 6,68% (tính đến 15/12/2015, cả nước có 2.013 dự án FDI được cấp phép mới và 814 dự án tăng thêm vốn với tổng số vốn đạt 22,76 tỷ USD. Trong đó, vốn FDI thực hiện năm nay đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014). Ký hiệp định thương mại tự do với 58 nước, nhất là ký 3 hiệp định thương mại FTA thế hệ mới TPP, ÁÂu, EU và được đánh giá là nước có nền kinh tế mở nhất, tích cực nhất trong khu vực. Trong diễn đàn đa phương chúng ta không chỉ tham gia mà tích cực tham gia, có tiếng nói đóng góp vào mực tiêu chung của nhân loại, khẳng định vị thế của VN ngày càng cao trên trường quốc tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức ở Hoa Kỳ, VN được đánh giá là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo (43 triệu người thoát nghèo trong vòng 15 năm trở lại đây) thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Năm 2015 công tác đối ngoại được đẩy mạnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới thăm các nước trong khu vực, thế giới, trong đó có các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ôtxâylia,... đặc biệt là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa kỳ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, đây là sự thừa nhận thể chế chính trị của VN, chính thức bình thường hóa trên mọi phương diện; trong mạn đàm với Tổng thống Mỹ Ôbama, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng khẳng định “quá khứ không thể thay đổi được, nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta”. Các chuyến thăm góp phần rất quan trọng, rất thực chất để giải quyết các vấn đề tồn tại lịch sử, hóa giải khó khăn những khó khăn, bế tắc, khai thông nhiều vấn đề để phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc VN XHCN.

 

 Quyết Tâm

CHIA RẼ BẮC-NAM, THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ RẺ TIỀN, CHẲNG LỪA ĐƯỢC AI

@Khổ Qua
Không thể phủ nhận được thành quả to lớn của Đại hội XII cả về đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là về nhân sự. Trên một số trang mạng chống cộng người ta rêu rao câu chuyện hoang đường về sự “ Chia rẽ Bắc- Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam”. Tất nhiên thủ đoạn chính trị rẻ tiền này chẳng lừa được ai. Tuy nhiên không thể phủ nhận được thủ đoạn nham hiểm của họ, như tung tin thất thiệt, phân tích siêu hình, ngụy biện. Chẳng hạn họ phát tán câu nói không có địa chỉ rằng: “ Ông Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc họp bàn về nhân sự, nói rằng “Tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là người Miền Bắc”. Thế rồi họ “bật tường” với nhau như trong bóng đá, lan truyền câu nói tất thiệt này như là một điều  “ bí mật”. Hoặc nọ “ bình luận” rằng: “người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam phải là người Miền Bắc, không thể là một người Miền Nam. Đây được xem là: “Luật bất thành văn” của Đảng này(!?).
Đi sâu hơn vào công tác nhân sự của Đại hội, lựa chọn người đứng đầu Đảng tại Đại hội XII, họ nói: sở dĩ người trở thành Tổng bí thư, người kia thì bị loại đơn giản  chỉ vì cái “Luật bất thành văn này”…
Những ai có tư duy hệ thống và dựa trên thực tế thì việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của Đảng cộng sản Việt Nam xưa nay vẫn tuân theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn nhớ trong lớp đào tạo cán bộ đầu tiên cho Đảng tại Quảng Châu ( Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã đặt lên hàng đầu giáo dục “Tư cách người cách mạng”. Trong đó Người xác định rằng: người cách mạng thì phải “ Vị công, vong tư.”; “ không hiếu danh, không kiêu ngạo”; “ Giữ chủ nghĩa cho vững”; “ hy sinh” và “ít lòng ham muốn về vật chất” ( Theo tài liệu “Đường Kách mệnh”).
Khi cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “cán bộ là gốc của cách mạng”; cán bộ phải là người: “Cần , Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư”. Thực hiện chỉ dẫn này, trong thời điểm chuyển giao thế hệ cán bộ hiện nay, có thể nói công tác nhân sự của Đại hội XII chưa bao giờ được chuẩn bị chu đáo như vậy. Sự lựa chọn cán bộ chủ chốt ở các cấp không chỉ dựa trên  tiêu chí “đức”, “ tài” mà còn được thực hiện một cách bài bản, theo một quy hoạch thống nhất trong hai ba năm:  từ đào tạo, luân chuyển đến xây dựng cơ cấu, lứa tuổi, chế độ nhiệm kỳ, đồng thời thực hiện thủ tục chặt chẽ theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình Đại hội từ cấp cơ sở cho đến Đại hội Đảng toàn quốc.
Thực tế cho thấy, không có một tiêu chí nào, một thủ tục nào, một “ Luật bất thành văn” nào quy định rằng, cán bộ chủ chốt của Đảng phải là người Miền Bắc, Miền Trung hay Miền Nam. Không có bất cứ một đại biểu Đại hội nào ( trong số 1510 người), một phóng viên báo chí nào nói về điều này, ngoài trừ báo “ ngoài luồng”, chống Cộng và báo của Tây. Tất nhiên cũng chẳng khó gì viết bài chống Cộng cho báo chí nước ngoài.
Nhân câu chuyện về cán bộ, xin được cung cấp thông tin về dư luận quốc tế đối với Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam. Báo Nga đã phân tích về đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại gắn liền với nhân sự cấp cao như sau: Đại hội XII là “Chiến thắng của các lực lượng lành mạnh”. Đó là đánh giá chung của Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa họcLiên Bang Nga).
Còn Giáo sư Mosyakov, thì cho rằng “ tại Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt nam cho thấy thái độ kiên quyết phản bác thế lực tham vọng muốn những thay đổi tổng thể trong nền kinh tế và tình hình chính trị nội bộ Việt Nam cũng như trong chính sách đối ngoại của đất nước….”.
Trở lại thông tin thất thiệt “ Chia rẽ Bắc –Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Viêt Nam”, việc người ta “ thống kê” số UVBCT, UVBCHTW theo vùng miền bản thân nó đã là một dụng ý xấu. Tiếp đó là cách tư duy tư biện, áp đặt,… là biến cái ngẫu nhiên thành cái tất yếu. Thủ đoạn này chỉ có thể đánh lừa được những người thiếu hiểu biết về triết học-chính trị.
Những ai đã từng học lịch sử hình thành và phát triển của nước Việt Nam thì đều biết- hầu hết người Miền Trung, Miền Nam ngày nay đều là kết quả của những cuộc di dân từ Miến Bắc vào Phương Nam vì nhiều lý do khác nhau. Đất nước cũng đã được mở rộng từ những cuộc khai sơn, phá thạch, lấn biển của con em ba miền đất Việt qua nhiều thế hệ.
Đã hàng trăm năm nay, không chỉ người Miền Bắc mà tất cả con dân nước Việt từ Lạng Sơn cho đến đất mũi Cà Mâu đều ghi nhận thủy tổ của mình là Vua Hùng, (khởi thủy ở Phú Thọ). Theo một thống kê chưa đầy đủ, trên cả ba miền: Bắc, Trung, Nam cho đến nay có tới 1.471 nơi thờ Hùng Vương trên khắp cả nước. Hiện này, hàng năm đến ngày giỗ Vua Hùng( vào 10 tháng 3 âm lịch), đồng bào Nam, Bắc đều đưa lễ vật về dâng hiến tại Lễ hội này.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, con dân đất Việt không phân biệt Trung, Nam, Bắc, hễ nơi nào có quân xâm lược thì dù là ở đâu đều ra đi đáng giặc. Vua Quang Trung từng cất quân từ Bình Định thần tốc ra Bắc Hà đánh tan 30 vạn quân  Thanh…Sự kiện này là niềm tự hào chung của người Việt, đâu phải chỉ là niềm tự hào của người Bình Định.
Từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, cụ Hoàng Văn Nghị (quê Ý Yên, Nam Định) đã tự mình tụ họp học trò kéo quân vào miền Trung đánh giặc trước khi có lệnh của triều đình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Miền Bắc đã đón nhận, hàng nghìn con em Miền Nam tập kết chăm sóc hơn cả ruột thị của mình, đồng thời đã đưa hàng triệu người con ưu tú vào Nam cùng đồng bào Miền Nam chống Mỹ, cứu nước…tất cả đều vì một Việt Nam thống nhất.
Trong điều kiện của một quốc gia bị chủ nghĩa thực dân thống trị hàng trăm năm, lại bị chiến tranh xâm lược liên miên, sức mạnh của Dân tộc Việt Nam trước hết dựa trên tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc là thủ đoạn thâm hiểm nhất và cũng là thủ đoạn “ cổ điển”  nhất của các thế lực chống Cộng xưa nay. Còn nhớ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Những ai có đôi chút hiểu biết về thơ ca yêu nước thì không thể không biết đến mấy vần thơ “ gan ruột”của một người con Miền Nam chưa một lần ra Bắc. Đó là Ông Huỳnh Văn Nghệ, công chức Văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Ông viết bài thơ “ Nhớ Bắc”vào năm 1940, Bài thơ có đoạn:
“Ai về Bắc, cho ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…”

Cái “ nhớ ” trong bài thơ “Nhớ Bắc” hoàn toàn không phải là hồi ức đã trải nghiệm của nhà thơ mà là cái nhớ mang tính tâm linh, phong thủy- nhớ về cội nguồn Dân tộc.
Như thông tin đại chúng đã đưa, sau Đại hội, Bộ Chính trị đã có sự phân công nhân sự quan trọng trong cơ quan Đảng ( nhân sự thuộc Nhà nước còn phải chờ đến hết nhiệm kỳ theo luật định): Ông Hoàng Trung Hải ( quê Thái Bình, nguyên phó thủ tướng) về nhận nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ông Đinh La Thăng ( quê Nam Định, nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải) về nhân nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Võ Văn Thưởng ( quê Vĩnh Long, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) nhận nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương…Lại một lần nữa người ta hoàn toàn không hề thấy cái gọi là “ mất đoàn kết Bắc- Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Việt nam) trái lại nhiều người đã đánh giá cao việc bố trị cán bộ chủ chốt ở các cơ quan Đảng trong nhiệm kỳ mới.
Như đã nói ở trên việc tung ra dư luận “ Chia rẽ Bắc-Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam” không được thực tế ngày nay mà cả lịch sử Đảng, lịch sử Dân tộc đều bác bỏ. Hơn nữa về mặt logic & chính trị, chỉ đầu óc của những kẻ có “ vấn đề” về tâm thần mới nghĩ rằng chia rẽ Bắc, Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân là chính sách cầm quyền của Đảng này…

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Bùi Tín – Kẻ phản bội “không có dây thần kinh hổ thẹn” 31 Tháng Một, 2016 Trần Đăng 2 Comments Bùi Tín, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Càng gần đến ngày tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch ở nước ngoài càng ráo riết câu kết với các phần tử cơ hội chính trị trong nước đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Tuy vẫnnhữngchiêu trò vu khống, xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn, nhưng lần này trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hơn những bài viết với nhiều luận điệu xảo trá nhằm hướng dư luận xã hội vào mục đích chống phá Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đáng chú ý là bài viết của Bùi Tíntrên Blog VOAvới tựa đề: “Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa!” Cần khẳng định rằng, những luận điệu trong bài viết của Bùi Tín là hoàn toàn sai trái, phản động, chứa đựng nhiều nội dung thông tin độc hại, phản khoa học và đặc biệt nguy hiểm. Vậy sự sai trái, phản động, độc hại, phản khoa học và tính chất nguy hiểm của những luận điệu này là như thế nào? Trước hết, sai trái, phản động bởi đây là những luận điệu vu cáo, xuyên tạc rất trắng trợnvới mục đích tập trung dư luận xấu cả trong nước và quốc tế nhằm chống phá Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Độc hại, nguy hiểm bởi ngoài mục đích chống phá Đại hội XII, còn bởi những luận điệu này là dã tâm của một kẻ cơ hội chính trị, một tên trở cờ, phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc. Đã là kẻ trở cờ, phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc thì chắc chắn lời lẽ mà hắn viết ra không có gì ngoài mục đích chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang ra sức xây dựng. Những lời lẽ của Bùi Tín không chỉ phản động mà còn phản khoa học bởi: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bắt nguồn từ cơ sở lý luận và sự tổng kết thực tiễn sâu sắc. Phải qua gần hai thập kỷ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhận thức được rằng, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo đó, từ quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng, đến nhận thức kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ chỗ áp dụng cơ chế thị trường, đến phát triển kinh tế thị trường, đưa ra quan niệm và từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới. Đây là một bước đột phá căn bản trong tư duy, lý luận của Đảng, tạo cơ sở lý luận khoa học cho việc lựa chọn mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cần nhấn mạnh rằng, khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm kinh tế chính trị học mới, được hình thành từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội hàm của khái niệm này bao gồm hai dấu hiệu cốt lõi: kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường (quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh…). Còn nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa có những dấu hiệu như hợp tác, nhân đạo, lợi nhuận chỉ là phương tiện để đạt được mục đích vì con người. Định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là quá trình phát triển phải hướng tới mục đích là xã hội xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình hướng tới những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội chứ bản thân nó chưa phải chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cũng có nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa phải là nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội đã phát triển đầy đủ và hoàn bị, tức là kinh tế thị trường chưa phát triển đến giai đoạn cao để có thể tự phủ định chính mình và chuyển sang nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Theo đúng nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế quá độ đang trong quá trình chuyển biến cách mạng từ nấc thang thấp sang nấc thang cao trong phát triển.Theo nghĩa này của định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà hoạt động chính trị Khả Tri Chính, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng: “Con đường thông qua kinh tế thị trường đi tới chủ nghĩa xã hội là có tính phổ biến trong phạm vi toàn thế giới”. Hơn nữa, trong nội hàm của hai khái niệm “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” có nhiều đặc điểm, dấu hiệu khác biệt. Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường đang được hình thành, còn nhiều đặc điểm sơ khai, chưa đạt đến trình độ văn minh theo đúng nghĩa. Vì vậy, các tiêu cực của cơ chế thị trường có điều kiện phát triển. Do thể chế kinh tế thị trường chưa được hoàn thiện, nên cạnh tranh vẫn thiếu lành mạnh, phân hóa giàu – nghèo vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng rộng ra. Những mặt trái của kinh tế thị trường nếu phát triển tự do sẽ đi ngược lại bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại tiến bộ xã hội và lý tưởng nhân đạo. Cũng vì cơ chế thị trường đẻ ra nhiều mặt trái, nên cần đến định hướng xã hội chủ nghĩa để chế ngự và hướng nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh. Tất nhiên, khi bị chế ngự, động lực của kinh tế thị trường sẽ phần nào bị giảm bớt, song sự phát triển như vậy mới thực sự bền vững. Thực tiễn cho thấy, kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những thuộc tính bản chất, những yếu tố nội tại bền vững trong mô hình kinh tế mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Định hướng xã hội chủ nghĩa được quán triệt khi vận hành các nguyên tắc của thị trường; ngược lại, việc thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa không tách rời, biệt lập với các quy luật của thị trường. Về thực chất, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển nền kinh tế thị trường tiên tiến, hiện đại, có khả năng giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển với tiến bộ, công bằng xã hội trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Với bản chất ưu việt như vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phản ánh những đặc điểm cơ bản của một nền kinh tế thị trường hiện đại, có những điểm khác đặc thù so với mô hình kinh tế thị trường của các nước, là một trong những công cụ chủ yếu để thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì thế, nếu Bùi tín cho rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “một nền kinh tế kỳ lạ không giống ai, thực chất là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa biến dạng”, “là tư bản hoang dại rừng rú, phi pháp” theo kiểu “Nhà nước ăn thịt người” thì chính Bùi Tín là người không có giây thần kinh hổ thẹn. Bùi Tín hãy bình tĩnh mà suy ngẫm về những việc mình đã và đang làm có ích lợi gì? ích lợi đó cho ai?./.

Bùi Tín – Kẻ phản bội “không có dây thần kinh hổ thẹn”

Càng gần đến ngày tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch ở nước ngoài càng ráo riết câu kết với các phần tử cơ hội chính trị trong nước đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Tuy vẫnnhữngchiêu trò vu khống, xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn, nhưng lần này trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hơn những bài viết với nhiều luận điệu xảo trá nhằm hướng dư luận xã hội vào mục đích chống phá Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đáng chú ý là bài viết của Bùi Tíntrên Blog VOAvới tựa đề:Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa!Cần khẳng định rằng, những luận điệu trong bài viết của Bùi Tín là hoàn toàn sai trái, phản động, chứa đựng nhiều nội dung thông tin độc hại, phản khoa học và đặc biệt nguy hiểm. Vậy sự sai trái, phản động, độc hại, phản khoa học và tính chất nguy hiểm của những luận điệu này là như thế nào?
Trước hết, sai trái, phản động bởi đây là những luận điệu vu cáo, xuyên tạc rất trắng trợnvới mục đích tập trung dư luận xấu cả trong nước và quốc tế nhằm chống phá Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Độc hại, nguy hiểm bởi ngoài mục đích chống phá Đại hội XII, còn bởi những luận điệu này là dã tâm của một kẻ cơ hội chính trị, một tên trở cờ, phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc. Đã là kẻ trở cờ, phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc thì chắc chắn lời lẽ mà hắn viết ra không có gì ngoài mục đích chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang ra sức xây dựng.
Những lời lẽ của Bùi Tín không chỉ phản động mà còn phản khoa học bởi: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bắt nguồn từ cơ sở lý luận và sự tổng kết thực tiễn sâu sắc. Phải qua gần hai thập kỷ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhận thức được rằng, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo đó, từ quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng, đến nhận thức kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ chỗ áp dụng cơ chế thị trường, đến phát triển kinh tế thị trường, đưa ra quan niệm và từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới. Đây là một bước đột phá căn bản trong tư duy, lý luận của Đảng, tạo cơ sở lý luận khoa học cho việc lựa chọn mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cần nhấn mạnh rằng, khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm kinh tế chính trị học mới, được hình thành từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội hàm của khái niệm này bao gồm hai dấu hiệu cốt lõi: kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường (quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh…). Còn nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa có những dấu hiệu như hợp tác, nhân đạo, lợi nhuận chỉ là phương tiện để đạt được mục đích vì con người. Định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là quá trình phát triển phải hướng tới mục đích là xã hội xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình hướng tới những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội chứ bản thân nó chưa phải chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cũng có nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa phải là nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội đã phát triển đầy đủ và hoàn bị, tức là kinh tế thị trường chưa phát triển đến giai đoạn cao để có thể tự phủ định chính mình và chuyển sang nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Theo đúng nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế quá độ đang trong quá trình chuyển biến cách mạng từ nấc thang thấp sang nấc thang cao trong phát triển.Theo nghĩa này của định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà hoạt động chính trị Khả Tri Chính, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng: “Con đường thông qua kinh tế thị trường đi tới chủ nghĩa xã hội là có tính phổ biến trong phạm vi toàn thế giới”.
Hơn nữa, trong nội hàm của hai khái niệm “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” có nhiều đặc điểm, dấu hiệu khác biệt. Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường đang được hình thành, còn nhiều đặc điểm sơ khai, chưa đạt đến trình độ văn minh theo đúng nghĩa. Vì vậy, các tiêu cực của cơ chế thị trường có điều kiện phát triển. Do thể chế kinh tế thị trường chưa được hoàn thiện, nên cạnh tranh vẫn thiếu lành mạnh, phân hóa giàu – nghèo vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng rộng ra. Những mặt trái của kinh tế thị trường nếu phát triển tự do sẽ đi ngược lại bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại tiến bộ xã hội và lý tưởng nhân đạo. Cũng vì cơ chế thị trường đẻ ra nhiều mặt trái, nên cần đến định hướng xã hội chủ nghĩa để chế ngự và hướng nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh. Tất nhiên, khi bị chế ngự, động lực của kinh tế thị trường sẽ phần nào bị giảm bớt, song sự phát triển như vậy mới thực sự bền vững.
Thực tiễn cho thấy, kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những thuộc tính bản chất, những yếu tố nội tại bền vững trong mô hình kinh tế mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Định hướng xã hội chủ nghĩa được quán triệt khi vận hành các nguyên tắc của thị trường; ngược lại, việc thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa không tách rời, biệt lập với các quy luật của thị trường. Về thực chất, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển nền kinh tế thị trường tiên tiến, hiện đại, có khả năng giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển với tiến bộ, công bằng xã hội trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
Với bản chất ưu việt như vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phản ánh những đặc điểm cơ bản của một nền kinh tế thị trường hiện đại, có những điểm khác đặc thù so với mô hình kinh tế thị trường của các nước, là một trong những công cụ chủ yếu để thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì thế, nếu Bùi tín cho rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “một nền kinh tế kỳ lạ không giống ai, thực chất là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa biến dạng”, “là tư bản hoang dại rừng rú, phi pháp” theo kiểu “Nhà nước ăn thịt người” thì chính Bùi Tín là người không có giây thần kinh hổ thẹn. Bùi Tín hãy bình tĩnh mà suy ngẫm về những việc mình đã và đang làm có ích lợi gì? ích lợi đó cho ai?
Nhanvanviet.com

Mấy vấn đề cần trao đổi



@Chiến Thắng

Trong buổi gặp mặt đồng hương huyện nhà ở Hà Nội, tôi rất phấn khởi gặp lại ông bạn cùng học trường huyện cách đây hơn 60 năm. Chia tay nhau từ dạo ấy, mỗi người một ngả theo sự sắp đặt của đường đời, nay về già lại hội tụ ở đây thật là cơ duyên. Gặp nhau hàn huyên đủ thứ chuyện, nào là gia đình, công việc, cuộc sống hiện tại, thời sự chính trị đủ cả. Trong thượng vàng hạ cám mớ thông tin ấy, bạn tôi nói mấy ngày qua ông có đọc thông tin trên mạng không?..., trên mạng hiện nay xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc, bịa đặt chống phá Đại hội XII của Đảng nhiều lắm ông ơi, nhất là Bùi Tín có bài viết với tựa đề "Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng XHCN!" trong đó có nhiều vấn đề..., nghe tiêu đề bài viết đã gây cho tôi sự tò mò, không hiểu thực hư thế nào?... chia tay ông bạn và mọi người về nhà tôi tìm đọc bài viết ấy. Thực lòng sau khi đọc xong tôi thấy cần phải trao đổi cùng ông Bùi Tín một vài nội dung trong bài viết.

Trao đổi về việc ông cho rằng "từ bỏ dứt khoát CN M-L đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ CNCS không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán...". Câu hỏi đặt ra là tại sao lại từ bỏ CN M-L?, ông đâu lý giải được, mà chỉ là những suy nghĩ hàm hồ, phiến diện, nói lấy được của một kẻ bán nước, hại dân như ông. Tôi xin dẫn chứng để chứng minh cho ông thấy rõ điều đó. Trước tiên phải khẳng định, CN M-L là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hóa nhân loại. CN M-L là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới khỏi nô dịch và bóc lột, khỏi đói nghèo và tha hóa về nhiều mặt, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình. Đồng thời bản chất khoa học và cách mạng của CN M-L còn thể hiện ở chỗ, đây là học thuyết mở. không cứng nhắc, bất biến, mà đòi hỏi luôn bổ sung, đổi mới, phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại. Nó đánh dấu sự phát triển trí tuệ của nhân loại trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Một minh chứng nữa cụ thể hơn, từ lần gặp gỡ đầu tiên, Luận cương của V.I.Lê-nin đã chinh phục hoàn toàn Nguyễn Ái Quốc. Tiếp nhận những bài học sâu sắc từ V.I. Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười Nga, nhưng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không sao chép V.I.Lê-nin, mà Người tiếp thu cái tinh thần của chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cái cẩm nang thần kỳ nhưng Người cũng luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo "cẩm nang thần kỳ" đó. Trong cuốn Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc viết rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin. Về sau trong nhiều tác phẩm, bài diễn văn, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của CN M-L và yêu cầu học tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo CN M-L. Người coi CN M-L là “cái cẩm nang” thần kỳ, “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam. Người viết: “Đảng ta nhờ kết hợp được CN M-L với tình hình thực tế của nước ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”; “Học tập CN M-L là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của CN M-L để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”, “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về CN M-L để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp CN M-L mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11. tr. 97, 611, 92)... Để rồi khi trả lời phỏng vấn báo Nhân đạo (L'Humanite') vào ngày 15-7-1969, Người khẳng định: "Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết. Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng - mà không chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lê-nin - chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lê-nin" (Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập- Nxb CTQG, Hà Nội, tập 15, tr 589 - 590)...

Minh chứng trên đây là những người mácxít thừa nhận. Nhưng đặc biệt hơn, ngay cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận. Ví dụ, Giắccơ đêriđa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu Mác được. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông. Giáo sư trường Đại học tổng hợp Lancatste (Vương quốc Anh) Terry Eagleton trong tác phẩm tại sao Mác đúng? Vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới hiện nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông đối với nhân loại. Đặc biệt hơn đầu năm 2011, trường Đại học Tổng hợp Yale, một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã lựa chọn xuất bản cuốn sách Tại sao Mác đúng? của Terry Eagleton- Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) gây nhiều chú ý của công luận. Trong đó, ông vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới mới hiện nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Bình luận về cuốn sách này, tờ Financial Times ra ngày 27-5-2011 cho rằng, tác giả cuốn sách xứng đáng là ứng cử viên giải Nobel kinh tế vì đã “làm sống lại Mác” và khẳng định rằng “cách tiếp cận của Mác là cách xem xét tốt nhất đối với CNTB”(http:/triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-học/chu-nghia-marx/tai-sao-marx-dung). Và mới đây, theo thăm dò của tờ Tạp chí Spiegel của Đức, C. Mác được ưa chuộng một cách ngạc nhiên - hơn 50% số người dân Đức nói rằng, "CNXH là một tư tưởng hay nhưng thực hành tồi"; và C. Mác trong giới trẻ còn nhận được sự đồng tình cao hơn nữa. Và, theo http://ww.guardian.co.uk/politics/jul/ 17/comment. theo bserverl, nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán G. Sôrốt viết: "C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản từ cách đây 150 năm". Rồi, ngay tờ The Neu Yorker (Mỹ) cũng co rằng, các nhà kinh tế học hiện đại đang "bước theo dấu chân của C. Mác mà họ không biết"...
Một dẫn chứng nữa càng chứng tỏ Đảng và nhân dân ta kiên định CN M-L là hoàn toàn đúng đắn. Vì trong 85 năm qua, nhất là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta thu được những thành tựu đáng phấn khỏi và tự hào, đó là: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân được nâng cao...tuy vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng Đảng ta đã thẳng thắn kiểm điểm tự phê bình và tiếp tục kiên định CN M-L, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của nước ta để vạch ra đường lối chiến lược phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới được nêu trong Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Ấn tượng hơn, năm 2015 Đảng ta đã có những giải pháp, quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, được nhân dan ủng hộ nên đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào, tăng trưởng đạt 6,68% (tính đến 15/12/2015, cả nước có 2.013 dự án FDI được cấp phép mới và 814 dự án tăng thêm vốn với tổng số vốn đạt 22,76 tỷ USD. Trong đó, vốn FDI thực hiện năm nay đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014). Ký hiệp định thương mại tự do với 58 nước, nhất là ký 3 hiệp định thương mại FTA thế hệ mới TPP, Á Âu, EU và được đánh giá là nước có nền kinh tế mở nhất, tích cực nhất trong khu vực. Trong diễn đàn đa phương chúng ta không chỉ tham gia mà tích cực tham gia, có tiếng nói đóng góp vào mực tiêu chung của nhân loại, khẳng định vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức ở Hoa Kỳ, Việt Nam được đánh giá là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo (43 triệu người thoát nghèo trong vòng 15 năm trở lại đây) thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
Có thể khẳng định rằng CN M-L vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong thế giới đương đại của chúng ta. Do đó, chính những người như ông đang cố tình thóa mạ và bôi nhọ CN M-L, cố tình không hiểu rằng, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ không phải vì tư tưởng khoa học của học thuyết M-L không còn tính thời đại, mà là sự phá sản của một đường lối sai lầm, chẳng những sa vào quan liêu hóa, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, bắt đầu từ sai lầm trong xây dựng đường lối lãnh đạo của đảng cầm quyền ở đó, do đi chệch khỏi CN M-L chân chính, mà còn là sự xét lại và phản bội CNXH khoa học. Vậy nên, những dẫn chứng kể trên là căn cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ để bác bỏ giọng điệu sai lầm của ông cho rằng"từ bỏ dứt khoát CN M-L đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ CNCS không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán...". Mặt khác, qua 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành được một hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta (Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.204-214), làm cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh, bền vững đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", góp phần bổ sung và phát triển sáng tạo CN M-L, nhất là đã được cụ thể hóa trong Văn kiện đã được Đại hội XII của Đảng thông qua. Vì vậy, những yếu tố đó là thực tiễn sinh động nhất để bác bỏ quan điểm sai lầm cố hữu, mơ hồ của ông cho rằng "Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa" đối với dân tộc VN là không thể chấp nhận được.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Gần đây, trên một trang mạng xã hội có đưa một bài viết với tiêu đề bài khá “giật gân”: “Hồ Chí Minh: nếu cần có một chính đảng thì đó là Đảng Dân tộc Việt Nam” của Trọng Nhân. Trong bài viết này có nhiều “luận điểm” rất cần trao đổi, tranh luận, phản bác, nhưng trong khuôn khổ một bài viết, tôi không đi vào từng luận điểm cụ thể, mà chỉ đi vào những khía cạnh chung hơn đã được Trọng Nhân đề cập trong bài viết của mình.
Đọc nội dung bài viết, xem kỹ các “luận điểm” của Trọng Nhân, có thể thấy ngay nội dung xuyên suốt được thể hiện trong bài viết là đòi đổi tên Đảng (mà theo Trọng Nhân thì nên đổi thành Đảng Dân tộc Việt Nam), đòi thay đổi Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lê nin và thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Bài viết của Trọng Nhân được đưa ra vào thời điểm chuẩn bị diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, là một thời điểm khá nhạy cảm, nếu người đọc không tỉnh táo, không đủ bản lĩnh và trí tuệ để phân tích những khía cạnh phi lý trong cách “lập luận” của Trọng Nhân thì sẽ dẫn đến những suy nghĩ không đúng đắn, thậm chí là hoài nghi, dao động, bi quan, giảm sút niềm tin đối với Đảng và chế độ.
Mặc dù nội dung bài viết được Trọng Nhân ngụy tạo bằng những sự kiện lịch sử song người đọc có thể thấy ngay sự phi lý và mưu đồ xấu xa, phản động của Trọng Nhân. Không biết là do Trọng Nhân còn thiếu sự hiểu biết về lý luận và thực tiễn, hay là do Trọng Nhân có ý đồ hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận sự đúng đắn của Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (vừa được bổ sung, phát triển năm 2011) và phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin – nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của Cách mạng Việt Nam, mà Trọng Nhân lại đưa ra những cách “lập luận” chủ quan áp đặt, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để làm rõ tính chất phản động, phản khoa học trong các “luận điểm” của Trọng Nhân nêu trong bài viết, cần đi sâu làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn sau đây:
Một là, trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đổi tên Đảng (Đảng Lao động Việt Nam). Việc đổi tên Đảng hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, mà phải tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, do yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, mục tiêu, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, yêu cầu trong việc tập hợp lực lượng trong nước và quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (xin nói thêm là, trong bài viết của mình, Trọng Nhân đã cố tình “lờ” vấn đề chủ nghĩa xã hội, chỉ đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc … đã là không đúng với thực tiễn của cuộc cách mạng ở Việt Nam), thì cái tên Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn phù hợp, hà cớ gì mà Trọng Nhân lại đòi đổi tên Đảng thành “Đảng Dân tộc Việt Nam”. Mặt khác, những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã đạt được hơn 85 năm qua, nhất là qua 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam.
Hai là, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991, được bổ sung, phát triển năm 2011 là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; dựa trên nền tảng lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cương lĩnh đó đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Vậy, hà cớ gì mà “Vấn đề cốt lõi là cần thay đổi cương lĩnh của Đảng” như ý kiến của Trọng Nhân trong bài viết!
Ba là, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong quá trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã giành được sau gần 30 năm đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn gắn liền với học thuyết Mác – Lênin. Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định chỉ có trên cơ sở trung thành, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với thực tiễn Việt Nam thì Đảng mới có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng và mới tránh được nguy cơ sai lầm về đường lối.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên đây, có thể dễ dàng nhận thấy, Trọng Nhân đã hoàn toàn sai lầm khi đòi đổi tên Đảng, phủ nhận Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin! Các “luận điểm” của Trọng Nhân nêu trong bài viết không chỉ phản khoa học, mà còn phản động, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn đưa đất nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

http://nhanvanviet.com