Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

HẾT ĐÓNG VAI NGƯỜI “YÊU NƯỚC” LẠI ĐÓNG VAI NGƯỜI “ YÊU ĐẢNG”



Nguyễn Tiến Bắc
“Hết đóng vai người yêu nước, lại đóng vai người yêu Đảng”- đây là một commet của một bạn nào đó trên Facebook sau bài viết của GSTS Nguyễn Đình Cống (NĐC) trên mạng “ ngoài luồng” về Chủ nghĩa Mác-Lênin. Tác giả bài viết này mạn phép “vi phạm bản quyền” xin được lấy câu viết trên làm tiêu đề cho bài viết của mình.
Thật là may mắn cho mọi người được sống trong “xã hội thông tin”. Bởi lẽ trong xã hội này thông tin không còn đến với mỗi người bằng con đường tuyến tính, mang nặng tính quan liêu, đẳng cấp về xã hội và tuổi tác… mà đã có cơ hội tiếp cận thông tin thông qua “ mạng”, mang tính dân chủ và bình đẳng. Chính nhờ  có xã hội thông tin và cách tiếp cận mạng, mà tác giả bài viết ngắn mới giám đặt bút bình luận về bài viết của một tác giả tuổi cao, đẹp lão, đó là GSTS NĐC.
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam công bố “Dự thảo văn kiện Đại hội XII” lấy ý kiến nhân dân. Nhiều cơ qun, tổ chức đã tổ chức hội thảo, hội nghị tham gia đóng góp ý kiến cho văn kiện này. Nhiều cá nhân cũng đã viết bài post lên mạng góp ý cho văn kiện được công bố. Đã gọi là lấy ý kiến góp ý thì phê bình, phát hiện vấn đề chưa “ chuẩn” là điều bình thường. Vấn đề là động cơ của những người góp lại khác nhau: Người thì mong Đảng này làm tốt trách nhiệm mà nhân dân giao phó- kẻ thì tìm thấy ở đây cơ hội để xuyên tạc, bôi nhọ nhằm xóa bỏ chế độ hiện hữu, xóa bỏ ngay Đảng này. Nguyễn Đình Cống thuốc nhóm thứ hai.
Trong nhóm thứ nhất có người kiến nghị: cần bổ sung hoặc làm rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam không chỉ “ đa phương hóa”, “ đa dạng hóa” mà phải “ cân bằng hóa” lợi ích giữa các nước lớn. Đây là điều quan trọng vì khi đã mất “cân bằng” thì có thể dẫn đến xung đột vũ trang...
Nhưng NĐC thì khác, ông góp ý rằng: “Để có đường lối đúng đắn xây dựng đất nước thì điều cần thiết đầu tiên là Đảng công khai tuyên bố từ bỏ Chủ nghĩa mác-lênin. …Và khi đã từ bỏ Chủ nghĩa mác-lênin thì không nên giữ tên Đảng Cộng sản mà nên đổi tên Đảng…”. Nội dung mà NĐC góp ý khiến người ta nghĩ đến một chuyện cười về “ phán quyết” của bác sỹ khi khám cho bệnh nhân “ không còn dục vọng”. Với các câu trả lời của bệnh nhân- tất cả những ham muốn về vật chất, tinh thần đều: “ không”. Bác sỹ khuyên : thế thì bác về đi vì “ chữa cho bác cũng không để làm gì” ( ý nói: sống cũng như chết). Cái ý kiến mà NĐC góp ý cho Đảng cũng tương tự như ý kiến bác sỹ nọ. Thực hiện góp ý của NĐC có nghĩa Đảng cộng sản Việt Nam mất tất cả các lý do để tồn tại.
Không phủ nhận rằng, đoán định về tương lai của Đảng này tùy thuộc vào quan điểm và nhận thức của mỗi người. Nhưng hiện thực lịch sử thì không, vì lịch sử không có khái niệm “ nếu”. Hơn 80 năm qua, kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, lịch sử Việt Nam đã có những thay đổi lớn lao. Điều này ai cũng biết: Cách mạng tháng 8, giành độc lập dân tộc; khách chiến chống đế quốc xâm lược và cả chống Tầu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước cho đến nay. Diện mạo xã hội Việt Nam cho dù còn nhiều vấn đề thậm chí là bức xúc đặc biệt là sự tồn tại của  “nhóm lợi ích-lợi ích nhóm”. Vị thế quốc tế của dân tộc này cũng được nâng cao đáng kể, nhất là từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với hơn một chục quốc gia, trong đó có đầy đủ các nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Thế như NĐC phủ nhận sạch trơn. NĐC viết:
-“Theo ý kiến của một số nhà hoạt động dân chủ thì có một số lợi ích của Đảng là trái với lợi ích của dân tộc”;
-“ Sự thật được rút ra từ thực tế là Chủ nghĩa mác-lênin mang lại cho dân tộc VN lợi ít, hại nhiều. Mỗi lần Đảng tìm cách vận dụng, áp đặt Chủ nghĩa mác-lênin đều mang lại tai họa cho dân tộc. Thắng lợi của Đảng cộng sản trong chiến tranh cách mạng nhờ nguyên nhân khác là chủ yếu chứ cơ bản không phải nhờ Chủ nghĩa mác-lênin. Việc đổi mới nền kinh tế từ Đại hội VI là làm ngược lại Chủ nghĩa mác-lênin thì một số người lại ngụy biện, dối trá, cho là vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa mác-lênin.”.
Những người đọc bài viết của NĐC có thể nêu câu hỏi: Vậy thì với NĐC, thế nào là vận dụng? thế nào là phát triển nói chung, Chủ nghĩa mác-lênin nói riêng? Thôi thì NĐC cho rằng Đại hội VI là làm ngược hay làm xuôi đối với Chủ nghĩa mác-lênin cũng không sao, vấn đề là NĐC lại rơi vào một mâu thuẫn logic: Vì sao (dựa trên hệ tư tưởng nào..) mà Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc ta đã giành được độc lập dân tộc, giành được thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược. NĐC đã “trốn câu trả lời” bằng một câu trả lời phi khoa học, vu vơ “ vì nguyên nhân khác”!
Nguyên nhân khác là gì thưa GS nếu không phải là tinh thần yêu nước của dân tộc và tinh thần đại đoàn kết? nếu không phải là sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế mà trước hết là các nước XHCN- Liên Xô, Trung Quốc…là những quốc gia ( lúc đó) đang đi theo Chủ nghĩa Mác-Lênin…đã được Đảng cộng sản Việt Nam khơi dậy, phát huy? Nếu quả thật là một trí thức thì NĐC phải hiểu rằng những sự kiện lịch sự luôn luôn có bối cảnh của nó, không thể lấy tình hình hiện tại để suy luận về những gì đã vượt ra ngoài bối cảnh lịch sử đó. Chẳng hạn đừng vì Giàn khoan HD981 mà phủ nhận sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc!...
Ở phần cuối bài viết post trên mạng “ ngoài luồng”, NĐC đề xuất những ý kiến “ tâm huyết” “xoay quanh việc xây dựng Đảng và cải cách thể chế”. Đây quả thật là một cựu Đảng viên yêu Đảng! NĐC gợi ý:
- “Đảng cần và rất nên tổ chức các cuộc đối thoại công khai, với đại diện của trí thức, các tổ chức xã hội dân sự về sự đúng sai, hay dở của Chủ nghĩa Mác Lênin …”; Đảng cần “ thay đổi tổ chức của Đảng…mà hiện tại mang nặng tính áp đặt nhân dân hơn là lãnh đạo. Nên tham khảo các đảng cầm quyền tại các nước tiền tiến.”, đặc biệt “ cần xét lại để từ bỏ Chủ nghĩa Mác Lênin và đổi tên đảng và Chủ nghĩa Mác Lênin  tỏ ra có nhiều sai lầm và độc hại.”
Nếu Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nghe lời khuyên của NĐC thì có nghĩa Đảng này chỉ còn lại “phần xác”…thậm chí cái xác đó cũng sớm bị người ta hỏa táng.
Tóm lại tình yêu của NĐC với Đảng là ông ta sẵn sàng thắp hương cầu chúc cho “linh hồn của Đảng” thanh thản nơi “ suối vàng”.