Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Cần đề cao cảnh giác với thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch




Mỗi người dùng internet nói riêng và người dân Việt Nam nói chung cần nhận thức đầy đủ rằng “diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đứng đầu là Mỹ nhằm lật đổ chế độ chính trị, xã hội của các nước tiến bộ có độc lập, chủ quyền từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự. Đối với Việt Nam chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng được chúng đẩy mạnh với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc và điên cuồng, chống phá cách mạng nước ta toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Và không loại trừ khi có điều kiện và thời cơ chúng kết hợp cả bạo loạn lật đổ…. Song trọng tâm, then chốt vẫn là phá hoại về chính trị – tư tưởng, coi đó là khâu đột phá, là mũi nhọn của cuộc tấn công và có sức lan tỏa rộng, đưa lại hiệu quả cao bằng những thủ đoạn phi quân sự kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trong.
Để chống phá cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng nhiều biện pháp, âm mưu, thủ đoạn như chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông trên mạng internet, các trang mạng xã hội để tuyên truyền kích động nhằm hạ uy tín về vai trò lãnh đạo của Đảng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khuyến khích lối sống thực dụng, hưởng thụ hay như núp dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để truyền bá tư tưởng và các quan điểm tư sản; phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc; đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra, chúng còn triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của ta, tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc các nhà lãnh đạo phải từng bước chuyển hoá, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập. Như vậy, chúng ta có thể thấy âm mưu xuyên suốt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với Việt Nam là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam càng nhanh càng tốt. Vì chúng cho rằng nếu xoá bỏ được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sẽ có thêm nhiều thuận lợi để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước còn lại và uy hiếp độc lập dân tộc của các nước khác.
Trong bối cảnh đó chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của cả hệ thống chính trị. Đấu tranh toàn diện, trên tất cả các mặt, lĩnh vực đời sống xã hội cả về chính trị, kinh tế, quân sự… kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh đó, lấy đấu tranh chính trị làm chính. Chủ động trấn áp, giải quyết hậu quả với các hành vi bạo loạn, giải quyết gây rối không để phát triển thành bạo loạn. Tăng cường xây dựng và củng cố trận địa chính trị tư tưởng, văn hoá, giữ vững ổn định chính trị và an ninh xã hội. Luôn nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngăn chặn và làm thất bại các thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Giữ vững ổn định chính trị trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên cơ sở đó ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi ý đồ răn đe, can thiệp vũ trang hoặc gây chiến tranh xâm lược. Nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu luận điệu xuyên tạc của địch trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiểm soát chặt chẽ và có chế tài pháp luật xử lý nghiêm những trang mạng xấu độc, thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, uy tín cá nhân, quyền công dân của người khác.
Bản thân mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường, quan điểm vững vàng, đề cao tinh thần cảnh giác, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, có ý thức tự giác, kỷ luật trong quá trình tiếp xúc với những thông tin nhảm nhí, thất thiệt. Luôn nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ mình, bảo vệ những tổ chức mà mình tham gia sinh hoạt. Luôn chủ động giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin, tham gia tích cực đấu tranh chống phao tin, đồn nhảm, lưu truyền thông tin xấu, thất thiệt. Không tin, không nghe, chủ động phản bác, đập lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, xấu độc đó. Phát huy dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình, lấy cái tích cực, tiêu biểu đẩy lùi tiêu cực, lạc hậu, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh không để cho các trang web, blog có nội dung xấu hoành hành. Các phương tiện thông tin đại chúng cần có các tin, bài sắc sảo phản bác lại những quan điểm sai trái, thông tin sai sự thật; đồng thời, khẳng định những thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng những thông tin nhanh, nhạy, bám sát định hướng, đúng bản chất sự việc, hấp dẫn bạn đọc. Mặt khác, phải tích cực đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong thời điểm đại hội Đảng các cấp đang tới gần.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang thực hiện âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chúng luôn coi Việt Nam là một trọng điểm. Vì vậy, hơn lúc nào hết mỗi người chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác không để kẻ thù lôi kéo, mua chuộc xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển.

@ Thu Hoài

MỸ TIẾP TỤC CÓ NHẬN XÉT THIÊN KIẾN, CHỦ QUAN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM




Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố “Phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế”. Phần nói về VN, bản phúc trình phê phán Hiến pháp 2013 và pháp luật về tự do tôn giáo, viết: “Hiến pháp VN khẳng định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tuy nhiên các quy định tôn giáo tại nước này lại cho phép “có những giới hạn về tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội đã được nêu ra”".

Đây không phải lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra những nhận xét thiếu thiện cảm, mang nặng định kiến, chỉ trích VN về vấn đề tự do tôn giáo. Vẫn là thái độ áp đặt, thiên kiến chủ quan, đòi hỏi một “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, nhân quyền, họ ra sức xuyên tạc, bôi đen một cách thô thiển bất chấp thực tế về những thành tựu to lớn của VN trong lĩnh vực này.

Thực tế, Nhà nước VN luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, không và chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm nhất quán xuyên suốt của ĐCSVN và được thể chế hóa thành các điều quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước VN.
Hiến pháp nước CHXHCNVN (năm 2013), Điều 24 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Những điều này hoàn toàn tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm1966). Công ước nêu: mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải chịu giới hạn vì “an ninh quốc gia, trật tự cộng cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Đến nay, hầu hết các quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều ghi nhận và thực hiện quyền này trong hiến pháp, pháp luật của mình. Ví dụ: Hiến pháp năm 1947 của nước Ý, tại Điều 8 quy định: “Các tôn giáo khác Công giáo có quyền lập tổ chức theo điều lệ của mình nhưng không được trái với trật tự pháp lý của nhà nước. Quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo đó và nhà nước do luật pháp quy định trên cơ sở thỏa thuận với những cơ quan đại diện cho các tôn giáo đó”. Ở Đức, Điều 9 (Khoản 2) của Hiến pháp nước này đã quy định: hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hay bị cấm nếu như mục đích và hoạt động của tổ chức đó vi phạm các quy định của luật hình sự hay chống lại chế độ xã hội đã được xác định trong Hiến pháp. Ngay ở Mỹ, những hoạt động biểu tình, cầu kinh,... cũng không thể tuỳ tiện tổ chức ở những nơi không được phép. Những tổ chức giả danh tôn giáo, giáo phái cực đoan đều không được thừa nhận có tư cách và quyền như một tôn giáo. Vậy là, ở tất cả các nước, các loại hình tổ chức tôn giáo đều được tự do hoạt động, nhưng phải trong giới hạn của hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi hoạt động tôn giáo gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm đạo đức và các quyền của người khác,… đều bị cấm và nghiêm trị theo pháp luật.
Điều này là hoàn toàn đúng đắn và hết sức bình thường đối với tất cả các quốc gia, không chỉ có VN. Như vậy, những giới hạn về tự do tôn giáo của Hiến pháp 2013 trên thực tế là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người.  
Ở VN quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được quy định bằng pháp luật, mà còn được bảo đảm trong thực tế. Với hành lang pháp lý rõ ràng, tiến bộ, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở VN đều tự do theo đúng hiến chương, điều lệ, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và không ngừng phát triển.
Hiện nay, VN có 14 tôn giáo và 38 tổ chức tôn giáo với hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn 25% dân số; cả nước có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc tôn giáo; 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều công trình được trùng tu, xây mới khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; các chức sắc, chức việc tôn giáo được nhà nước tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ giáo lý, giáo luật và năng lực vận động tín đồ. Cùng với đó, Nhà nước VN đã tạo điều kiện để các tôn giáo tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động sôi động có ý nghĩa không chỉ trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. Các hoạt động tôn giáo thường diễn ra trang trọng, an toàn, thu hút đông đảo tín đồ, quần chúng nhân dân tham gia đã làm sinh động, phong phú bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở VN. Đó là sự thật không thể phủ nhận.
Thử hỏi rằng, nếu VN kỳ thị, hạn chế tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo như ý kiến cực đoan, đầy định kiến, áp đặt để “đánh giá” về tự do tôn giáo ở VN của Bản Phúc trình thì các tổ chức tôn giáo ở VN liệu có thể xác lập vị trí và phát triển ổn định như hiện nay không? Bức tranh tôn giáo ở VN có thể phong phú, đa dạng như vậy không? Nếu những người soạn thảo Báo cáo trên có tư duy khách quan, không kỳ thị về sự khác biệt chế độ xã hội giữa VN và Hoa Kỳ thì họ phải đặt câu hỏi: Nhà nước VN có lợi gì khi chống lại gần 25% dân số có đạo của mình?
Hơn thế, Bản Phúc trình này còn vi phạm các nguyên tắc trong Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma vào tháng 7-2015. Trong văn kiện này, VN và Hoa Kỳ đều khẳng định nguyên tắc “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chấp nhận thể chế quản lý tôn giáo và quy định của pháp luật VN về khách quan là đi ngược lại tinh thần của văn kiện quan trọng nói trên. Đây là việc làm sai trái, có mục đích xấu, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của VN.
Sự thật là chân lý! Những điều xuyên tạc, bịa đặt mang đầy tính định kiến, áp đặt về tình hình tôn giáo ở VN của Bộ Ngoại giao Mỹ không chỉ là lỗi thời mà nó còn đi ngược lại tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, làm cản trở mối quan hệ Đối tác toàn diện VN - Hoa Kỳ.

Huy Nam

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Cùng một việc, ‘Mỹ làm tất đúng, Nga chắc chắn sai’

Tờ National Interest của Mỹ vừa cho biết, Washington cáo buộc Nga làm những điều mà chính mình cũng đang làm.

Mỹ làm tất đúng, người khác làm tất sai?
Tờ tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (National Interest) của Mỹ vừa có bài viết cho biết, Hoa Kỳ đang cáo buộc Nga và các nước khác vì tội khiêu khích, mặc dù chính hành vi của họ cũng được gọi là khiêu khích.
Tác giả bài báo là ông Ted Galen Carpenter lấy ví dụ các tình huống Mỹ đang làm và so sánh chúng với Nga ở Syria và ở các nước Baltic, với Iran ở vùng Vịnh Ba Tư và với Trung Quốc ở Biển Đông.
Washington và các phương tiện truyền thông lên án Moscow can thiệp quân sự vào xung đột Syria, trong khi họ coi việc mình can dự vào đó giống như điều không thể tránh khỏi.
Mỹ tố cáo Nga can thiệp vào vấn đề Syria với danh nghĩa chống khủng bố lây lan sang Nga, trong khi đó, biên giới Mỹ còn xa hơn gấp bội. Syria chỉ cách biên giới phía nam của Liên bang Nga ít hơn 1.000 km, còn Mỹ thì ở cách xa nước này tới hàng vạn dặm.
Ở các nước Baltic, Mỹ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kép như vậy. Các nước vùng Baltic ở sát nách Nga, Moscow có mọi lý do để coi sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng lân cận lãnh thổ của Nga như một mối đe dọa. Nếu Nga cũng đưa quân đến một quốc gia cận kề Mỹ thì Nhà Trắng sẽ nghĩ sao?
Trong vùng Vịnh Ba Tư vào tháng 8, một tàu tuần tra nhỏ của Cộng hòa Hồi giáo Iran đã ngăn chặn và đi kèm tàu khu trục Mỹ. Nhà Trắng ngay lập tức gọi vụ việc là “một sự khiêu khích quái dị”. Trong khi đó, bất cứ nước nào cũng hành động tương tự khi có chiến hạm áp sát lãnh hải của mình.
Tác giả bài báo chỉ rõ rằng, suy nghĩ tự mãn của Hoa Kỳ: “Chúng tôi là người tốt, vì vậy tất cả mọi thứ chúng tôi làm, không thể là sai hoặc mang tính khiêu khích là ý nghĩ thiển cận và vô cùng nguy hiểm”.
Các chuyên gia nhận định rằng, chẳng có một tiêu chuẩn nào trên thế giới cho thấy cùng một sự việc mà người này làm là đúng mà người kia làm là sai, cũng giống như việc Mỹ có quyền làm tất cả, còn người khác không được phép làm, nếu làm là sai, nếu sai là bị trừng trị.
Ví dụ như trong quá khứ những chuyện Mỹ can thiệp vào nước này nước kia để thay đổi chế độ hoặc dung túng cho các quốc gia này, quốc gia khác ly khai, độc lập là chuyện không hiếm.
Những việc Mỹ thay đổi nhà lãnh đạo quốc gia theo tiêu chí “dân chủ hơn, tự do hơn” để tìm kiếm những người “biết vâng lời” cũng không phải là lạ. Thế nhưng, chính những nhà lãnh đạo đó, nếu về sau “đi chệch đường” là có thể biến ngay thành “độc tài, khát máu, phi dân chủ”.
Hoặc ví dụ như trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Kosovo đòi ly khai khỏi Serbia thì được Mỹ coi là những người đi tiên phong vì “Tự do, Dân chủ” và chỉ huy Liên quân NATO tấn công Serbia, bắt Tổng thống Slobodan Milosevic ra xét xử, còn hiện nay tình hình ở Ukraine, Gruzia thế nào thì chúng ta đã biết.
Ví dụ điển hình gần đây nhất là vừa qua, Mỹ đã liên tiếp cáo buộc Nga vô cớ can thiệp quân sự vào vấn đề Syria và đã năm lần bảy lượt ra “tối hậu thư” đối với Moscow, trong khi chính bản thân mình lại đang hết sức lộng hành ở Syria, không coi một quốc gia có chủ quyền ra gì.
Hôm 8/9, tờ Washington Post trích dẫn nguồn tin từ Washington cho biết, Mỹ đã hết kiên nhẫn đối với Nga và đưa ra “đề xuất cuối cùng” mang tính chất “tối hậu thư” cho Moscow về vấn đề Syria.
Washington Post cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra cho phía Nga đề xuất cuối cùng để đạt được thỏa thuận Syria và đang chờ quyết định của Moscow trong những ngày tới, rồi căn cứ vào đó sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề Syria.
Theo Washington Post, Washington đã chuyển đến đối tác Nga một thông điệp là họ đã cạn kiệt sự kiên nhẫn trong cố gắng để đạt được một nền hòa bình cho đất nước và nhân dân Syria.
Kế hoạch của Mỹ là kêu gọi các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, chấm dứt các chuyến bay của không quân Syria và tiến hành chiến dịch không quân chung Nga-Mỹ chống các mục tiêu khủng bố, tờ báo Mỹ cho biết.
Nhà Trắng luôn nói là hết kiên nhẫn với Điện Kremlin nhưng họ có biết rằng, Nga và Syria cũng có ý nghĩ tương tự?
5 năm trước đây khi cuộc nội chiến chưa nổ ra, đời sống nhân dân Syria khá cao, đất nước luôn yên bình, nhưng từ khi Mỹ nêu cao khái niệm “Dân chủ”, xúi giục và hậu thuẫn các phe “đối lập ôn hòa” có vũ trang nổi lên tấn công quân chính phủ thì đất nước Syria mới loạn lạc như hiện nay.
_10150406
“Tiêu chuẩn dân chủ” của Mỹ ở Kosovo và Donbass khác hẳn nhau
Điều kiện tiên quyết của Mỹ là ông Assad phải “ra đi ngay lập tức” thì mới có hòa bình ở Syria. Tại sao lại không phải là việc Mỹ ngừng cung cấp tiền bạc và vũ khí cho phe đối lập ôn hòa? Tại sao lại không phải là việc các nhóm phiến quân đối lập phải buông súng để đổi lấy hòa bình cho nhân dân?
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chính thức nhờ Nga giúp đỡ trong cuộc chiến chống khủng bố, còn Mỹ là vị khách “không mời mà đến” vậy mà Mỹ cứ suốt ngày ra tối hậu thư cho Nga phải chấm dứt các hành động giúp đỡ chính quyền Syria là vì sao?
Tại sao Moscow không có quyền nói rằng, Nga đã “hết kiên nhẫn” đối với Washington. Liệu Điện Kremlin có được quyền ra “tối hậu thư” đòi Mỹ phải chấm dứt can thiệp vào Syria, ngừng hỗ trợ các nhóm khủng bố và phiến quân, đồng thời khuyên chúng giải giáp và thay đổi chế độ theo con đường bầu cử?
Nhà Trắng còn đòi không quân Syria phải chấm dứt các chuyến bay oanh tạc vào các vị trí khủng bố và đối lập, chỉ có Nga và Mỹ được phép “phối hợp tấn công khủng bố”.
Nhà của người ta, đất của người ta, ông Obama có quyền gì đưa quân, đưa máy bay trái phép vào Syria rồi ra điều kiện ngược với chính quyền hợp Hiến của nước sở tại? Thế nhưng Mỹ vẫn làm và ai can thiệp vào thì hãy coi chừng, đòn thù hội đồng lập tức giáng xuống đầu.
Trên đây là những ví dụ điển hình cho việc “cái gì Mỹ làm cũng là đúng, người khác làm chắc chắn là sai”, là sự thể hiện rõ ràng nhất của cái “tiêu chuẩn kép” đang được Washington trưng bày ở khắp nơi trên thế giới.
Huy Bình – DVO

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Mô hình dân chủ kiểu phương Tây ở Việt Nam?




Trong thời gian qua, liên tiếp có những nhóm đối tượng trong và ngoài nước đấu tranh nhằm thiết lập một nền dân chủ kiểu phương Tây ở Việt Nam, cho rằng đó là mô hình tối ưu cho việc thực hành các quyền cơ bản của người dân. Vậy sự thực có phải như vậy không?
Để tìm câu trả lời, bài viết này xem xét mô hình chính trị ở ba nước là Philippines; Singapore, và Việt Nam; những nước cùng ở khu vực Đông Nam Á và ít nhiều chia sẻ các giá trị văn hóa xã hội chung. Đặc biệt, Việt Nam và Philppines còn có trình độ phát triển kinh tế ở mức tương đồng, cùng là những xã hội mà đa số người dân sống ở khu vực nông thôn.
Trong bài viết “Political Expectations and Democracy in the Philippines and Vietnam” (Kỳ vọng chính trị và dân chủ ở Philippines và Việt Nam) đăng trên tạp chí Nghiên cứu Khoa học Chính trị Philippines, số 26 (49) năm 2005, Giáo sư Benedict J. Kerkvliet, một trong những chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính trị xã hội ở Philippines và Việt Nam, cho rằng, Chính phủ Việt Nam “có trách nhiệm” với người dân hơn so với các chính quyền của Philippines. Cụ thể, tỉ lệ giảm đói nghèo và tăng chỉ số phát triển con người ở Việt Nam đều ấn tượng hơn ở Philippines.
Năm
Philippines
Việt Nam
Chỉ số phát triển con người


1990
0.719
0.610
2002
0.753
0.691
%thay đổi/năm
0.39%
1.11%
Tỉ lệ đói nghèo


1988
34

1993

58
1997
25

1998

37
% giảm trung bình hàng năm
0.9%
4.2%
(Chỉ số phát triển con người biến đổi từ 0.0 (thấp nhất) đến 1.0 (cao nhất)).
Chúng ta cần biết rằng, so với Việt Nam, nền chính trị ở Philippines được coi là "dân chủ" hơn dưới con mắt người phương Tây với những tổ chức chính trị xã hội, các đảng phái chính trị được thiết lập và vận hành; bầu cử được tiến hành định kỳ có sự cạnh tranh giữa các chính đảng để đảm bảo người dân có thể thay thế chính quyền họ không tín nhiệm.
Giáo sư Kerkvliet nhận định, một trong những lý do chính khiến chính quyền Việt Nam làm tốt công việc của mình hơn ở Philippines, nói cách khác, quan tâm đến người dân hơn, là Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động dựa vào dân, gần gũi với người dân nên dễ nghe được ý nguyện của dân cũng như việc thực hiện chính sách thuận lợi hơn. Như vậy, nhận thức và hoạt động thực tế của Đảng mới là thước đo quan trọng, chứ không phải một mô hình dân chủ kiểu phương Tây hay không.
So sánh này phần nào cho thấy, ở những nước châu Á đang phát triển như Việt Nam và Philippines, một mô hình dân chủ phương Tây không nhất thiết là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả và trách nhiệm của Chính phủ. Khi Đảng tiếp tục biết dựa vào dân, lắng nghe nguyện vọng của dân, và xây dựng một nhà nước pháp quyền vì dân, khi đó vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng luôn được giữ vững.
Vậy liệu một nước không có mô hình chính trị dân chủ kiểu phương Tây có thể phát triển vững mạnh không? Singapore chính là câu trả lời thích hợp.
Trong suốt lịch sử 40 năm từ khi thành lập năm 1965, Singapore luôn nằm dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Hành động nhân dân (PAP). Singapore áp dụng những biện pháp kiểm soát truyền thông, hạn chế tự do ngôn luận và tụ tập.
Một cách vắn tắt, quốc đảo này chưa bao giờ được xếp vào diện “dân chủ” theo kiểu phương Tây. Tuy nhiên, với chiến lược kinh tế xã hội khôn khéo, PAP đã đưa Singapore trở thành một trong những nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người và các dịch vụ xã hội chất lượng bậc nhất trên thế giới. Chính quyền có trách nhiệm với dân, tỉ lệ tham nhũng đặc biệt thấp.
Cho dù mỗi dân tộc có một hoàn cảnh lịch sử cụ thể riêng và việc so sánh giữa các nước, đặc biệt ở những trình độ phát triển chênh lệch như giữa Việt Nam với Singapore, là khập khiễng; những phân tích về mô hình và hiệu quả của nền chính trị ba nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, và Singapore cho thấy không nhất thiết chúng ta phải xây dựng một nền dân chủ kiểu phương Tây ở Việt Nam như là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của đất nước và thỏa mãn nhu cầu của người dân.
HÀ ANH TUẤN - ĐH QUỐC GIA AUSTRALIA