Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN đến nay vẫn còn nguyên giá trị


Trương Thị
Thời điểm VN chuẩn bị cho ĐH Đảng lần thứ 12, những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, những kẻ có tư tưởng hận thù với chế độ đều cho rằng đây là một cơ hội hiếm có để lật đổ chế độ XHCN, lật đổ ĐCSVN qua việc tuyên truyền cổ xúy cho một chế độ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam với sự ngụy biện ở VN có độc đảng nên đất nước không phát triển, thiếu dân chủ, không có nhân quyền; việc hiến định ĐCSVN là đảng duy nhất là không hợp thời và không theo qui ước của thế giới… Họ ngày đêm tung những quan điểm kiểu như vậy lên mạng với ý đồ mưa dầm thấm sâu đối với những người còn mơ hồ về sự ra đời như là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan trong dòng lịch sử đất nước của ĐCSVN.
Nhiều người mơ hồ không biết rằng ,trên thế giới việc trong Hiến pháp có quy định về đảng chính trị là mang tính phổ biến và đó được coi là quyền tự quyết của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Ví dụ như Hiến pháp của Udơbêkixtan có 3 điều; Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Ba Lan có 2 điều; Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, v.v… có 1 điều quy định về đảng chính trị.
HP của một số nước xem việc có quy định  thành lập các đảng chính trị cũng là điều hết sức cần thiết để góp phần hình thành nên ý kiến, nguyện vọng, ý thức, ý chí chính trị của nhân dân. Chẳng hạn, HP Thụy Sĩ quy định: “Các đảng chính trị đóng góp vào việc hình thành ý kiến và nguyện vọng của nhân dân”. HP Hàn Quốc quy định: “Các chính đảng phải bảo đảm tính dân chủ trong mục tiêu, tổ chức và hoạt động và phải có cách thức tổ chức cần thiết đề người dân có thể tham gia vào quá trình hình thành nên ý chí chính trị”. HP Đức thì quy định: “Các đảng chính trị tham gia vào việc hình thành ý thức chính trị của nhân dân”.v.v…
Khi đề cập đến các đảng chính trị, HP của các nước cũng đề cập đến nguyên tắc, cách thức thành lập; cách thức tổ chức của đảng; nguyên tắc hoạt động của các đảng chính trị. Chẳng hạn, HP Trung Quốc quy định: Tất cả các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang, các đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội; các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đều phải tuân thủ HP và pháp luật. Mọi hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không được vượt quá quy định của HP và pháp luật. HP Lào quy định: “Các quyền của những người đa sắc tộc là người đứng đầu đất nước được thực hiện và đảm bảo thông qua các chức năng của hệ thống chính trị cùng với Đảng NDCM Lào như là hạt nhân hàng đầu của mình”.
Vì vậy, việc HP của nước CHXHCN VN có một điều quy định về ĐCSVN, không phải là ngoại lệ, mà phù hợp với xu hướng phổ biến của thế giới hiện nay. Và việc hiến định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội cũng là điều cần thiết, tất yếu và khách quan dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, chính xác.
Mà so với HP năm 1992, quy định về Đảng trong Dự thảo sửa đổi HP năm 1992 có ba bổ sung, phát triển rất quan trọng.
Một là, khẳng định ĐCSVN không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà đồng thời còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc VN. Bởi lẽ, ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây là nét sáng tạo độc đáo phù hợp với đặc điểm VN của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, hơn 80 năm qua, Đảng ta ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Đảng ta không có lợi ích tự thân.
Hai là, bổ sung quy định: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Sự bổ sung này quy định bản chất, trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân.
Ba là, khẳng định không chỉ các tổ chức của Đảng mà còn quy định thêm về việc tuân thủ, thi hành HP và pháp luật đối với mọi đảng viên. Đảng viên phải tự giác, gương mẫu, thực hiện, chấp hành HP và pháp luật.
Từ đó, có thể khẳng định rằng, việc hiến định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội là hoàn toàn đúng đắn, là ý Đảng, lòng dân, hợp quy luật.
Tuy vậy, có một số người ở VN lại cho rằng chế độ một đảng là lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn thế giới hiện nay, nhưng suy cho cùng chế độ một đảng hay nhiều đảng không phụ thuộc vào thực tiễn thế giới mà do thực tiễn của mỗi nước, do đặc điểm, hoàn cảnh từng giai đoạn của nước đó quy định.
Ví dụ như hiện nay, số lượng đảng chính trị ở mỗi nước rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc điểm xã hội của mỗi nước mà có. Theo số liệu công bố trong sách “Species of Potitical Parties: A New Typology” (Gunther Richard and Larry Diamond: Species of Political Parties: ANew Typology, Party Politics, Vol.9, No2. London, 2003, p.167 – 199) vào thời điểm năm 2003, tại 151 nước và vùng lãnh thổ đã thống kê được 1.655 đảng. Một số nước có nhiều đảng chính trị, như Hoa Kỳ có 112 đảng, Anh có 97 đảng, Tây Ban Nha có 87 đảng, Pháp có 76 đảng,… Nhưng cũng có nhiều nước chỉ có một đảng chính trị, như: Cuba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, Ả-rập-xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, E-ri-tơri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt-Đi-voa, Ly-bi, Cư-rơ-giơ-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tát-gi-ki-xtan, v.v…
Ai cũng biết rằng, số lượng các đảng chính trị hoàn toàn không nói lên điều gì về mức độ dân chủ, tự do ở từng nước. Ở Hoa Kỳ có 112 đảng, nhưng chỉ có hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền. Xin-ga-po có nhiều đảng, nhưng chỉ có Đảng Nhân dân hành động Xin-ga-po cầm quyền. Ở Trung Quốc, ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có 8 đảng dân chủ, cả 8 đảng này đều thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
ĐCSVN ra đời, không tranh giành quyền lãnh đạo với ai. Trong hơn 80 năm qua ở VN cũng có thời kỳ đa đảng. Năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản còn có sự tồn tại của hai đảng đối lập (VN Quốc dân Đảng, VN Cách mạng đồng minh hội); khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi VN, hai đảng đó cũng cuốn gói chạy theo. Có thời kỳ ngoài ĐCSVN, tồn tại Đảng Dân chủ VN, Đảng Xã hội VN. Cả hai đảng này đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Sau đó hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán và chỉ còn ĐCSVN. Vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan của lịch sử đất nước.

Đấu tranh với hiện tượng bóp méo thông tin trước thềm Đại hội XII của Đảng




Trước hết, cần khẳng định ngay rằng, những chiêu trò kiểu đó không có gì mới, vẫn là “đến hẹn lại lên” nhân mỗi kỳ đại hội Đảng hay những sự kiện trọng đại của đất nước. Nhìn xa hơn trong lịch sử, chiêu trò này đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Gơ-ben (Paul Joseph Gôbbels), Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã, đã nêu một lý thuyết: “Một điều lừa dối bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật”. Trong tác phẩm “Cuộc chiến đấu của tôi”, trùm phát-xít Hít-le (Hitler) viết: “Bằng vũ khí tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng, người ta có thể khiến cho quần chúng tin rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường”. Hít-le từng đưa ra đòn hiểm độc mang tên “nói dối vụ lớn” vì “Đối với tâm hồn giản dị đơn sơ của quần chúng, nói dối vụ lớn rất có hiệu lực vì quần chúng thường chỉ dám nói dối những việc nhỏ bé, và xấu hổ không dám nói dối vụ lớn. Nói dối càng lớn bao nhiêu càng khiến quần chúng dễ dàng tin bấy nhiêu”.
Đây là thủ đoạn “kép”, không chỉ nhằm hạ thấp uy tín cá nhân cán bộ bị bôi nhọ mà còn làm suy giảm niềm tin vào Đảng, Nhà nước, gây cảm giác có “phe phái” trong Đảng. Mục đích cuối cùng của các thế lực xấu không chỉ là hạ thấp uy tín cá nhân mà chính là đánh vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng và các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cao hơn là Đại hội đại biểu toàn quốc-cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Nhìn lại những sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước ta mấy năm gần đây sẽ thấy ngay, đây không phải là lần đầu các thế lực thù địch tung ra những “chiến dịch” chống phá trên internet. Đã có nhiều đợt chống phá, xuyên tạc có điểm chung là đều hướng sự công kích vào một vài cán bộ lãnh đạo cấp cao theo kiểu “đồn nhảm”. Kẻ xấu đã lợi dụng, đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự quan tâm của dư luận trước những sự kiện chính trị lớn của đất nước. Chúng luôn dựng lên các cuộc “đấu đá”, các “phe nhóm” trong hệ thống chính trị. Nếu như năm 2012, mục tiêu chúng hướng tới nhằm vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng thì năm 2013, mục tiêu xuyên tạc của chúng nhằm vào việc lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Và lần này, có thể thấy ngay mục tiêu của chúng nhằm gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Nhìn lại chiêu trò của những trang web đen này mấy năm qua cho thấy, ban đầu chúng cũng tạo ra sức hút bởi đánh vào tâm lý tò mò, “thông tin lạ”, nhưng sau khi sự kiện diễn ra, nhìn lại mới thấy hầu hết thông tin chúng đưa ra đều là “bịp bợm”, “lá cải”, “cắt dán” suy diễn lung tung.
Sự thật thì “vải thưa” của chúng không che được mắt… nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh qua mấy năm gần đây, mặc dù kẻ xấu mở nhiều “chiến dịch công phá”, nhất là trước các kỳ họp Quốc hội có lấy phiếu tín nhiệm, chúng đều mở một vài trang web nói xấu lãnh đạo cấp cao. Nhưng kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy, các đại biểu Quốc hội đều cảnh giác, ứng xử đúng, thận trọng trước những thông tin “ngoài luồng”. Và thực tế cho thấy, những âm mưu bôi xấu của chúng đều bị thất bại. Nhiều đồng chí bị đưa lên trang nọ, trang kia vẫn đạt phiếu tín nhiệm cao bởi thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo của chân lý. Còn với nhân dân, cho dù ai ít nhiều cũng có tâm lý hiếu kỳ trước thông tin hậu trường chính trị nhưng trình độ dân trí ngày nay không dễ gì để kẻ xấu “dắt mũi”. Đúng như câu ca dao cha ông ta từng đúc kết, khi đã biết rõ những chiêu trò, đã hiểu bản chất kẻ xấu thì “dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Chính kết quả phấn đấu thực tiễn, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cán bộ chủ chốt mới là thước đo phẩm chất, năng lực, đánh giá uy tín của họ.
Lo lắng, băn khoăn trước nhiều thông tin, đơn thư nặc danh tố cáo lãnh đạo cấp cao, nhiều người bức xúc, mong muốn làm rõ và xử lý nghiêm nếu thông tin sai sự thật. Các thủ đoạn tung tin xuyên tạc, bịa đặt đối với lãnh đạo cấp cao không mới. Song cũng phải xác định rõ một điều là nhiều việc cơ quan chức năng phải có thời gian xác minh, làm rõ thì mới có thông tin, không thể nóng vội. Các cơ quan chức năng cho biết, từng nhiều lần phải xử lý các vụ việc tương tự vào dịp chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, có Ủy viên Trung ương Đảng bị đưa thông tin giả. Sau khi cơ quan pháp luật vào cuộc, người tung tin bịa đặt đã bị xử lý, phải đi tù. Nếu những vụ việc như thế được công khai thì sẽ có tính răn đe.
Về vấn đề này đã thành thông lệ, cứ vào dịp trước, trong và sau đại hội Đảng, nhiều đối tượng chống phá lại tung ra đủ loại thông tin xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây rối, làm nhiễu loạn thông tin trước đại hội Đảng. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, lợi dụng internet để tán phát thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ mà còn có thể vi phạm hình sự. Việc lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín, danh dự của người khác là hành vi phạm pháp dù ở bất cứ quốc gia nào. Về mặt đạo đức thì cũng không một xã hội nào chấp nhận hành vi đó. Con người phải hướng đến sự tốt đẹp, tính nhân văn thì xã hội mới văn minh và phát triển bền vững được.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

@Nói lấy được - miệng lưỡi của kẻ bá quyền!


Nhân dịp chuyến thăm nước chính thức Hoa Kỳ, tại cuộc cuộc họp báo chung với với Tổng thống Hoa Kỳ Brak Obama tại Vườn Hồng, ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố: Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (TQ gọi là Nam Sa) từ xa xưa đã là của TQ! Đúng là “nói lấy được”(!) Tại sao nói vậy?
Thực ra, những tuyên bố, hành xử ngang ngược theo kiểu bá quyền nước lớn của TQ, người dân VN từ trước nay đâu có lạ gì. Lịch sử đấu tranh dựng nước của dân tộc VN đã chứng minh rõ điều đó. Lời phát biểu của ông Tập hoàn toàn không có giá trị, nó đi ngược lại những tuyên bố về mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng, không xâm phạm lãnh thổ của hai nước VN và TQ và ý nguyện chung sống hòa bình, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh của nhân dân hai nước.                                                        
Xin thưa ông Tập! VN là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Hiện nay, VN không chỉ là thành viên của Liên hợp quốc, của nhiều tổ chức quốc tế, mà còn có quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với Mỹ, đối tác hợp tác toàn diện chiến lược với nhiều nước, trong đó có: Anh, Pháp, Nga và TQ. Điều này khẳng định rõ: VN luôn yêu chuộng hòa bình, phấn đấu chung sống hòa bình, làm bạn, là đối tác có trách nhiệm với các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia, trong đó có TQ. Mọi hành động làm tổn hại bầu không khí chung sống hòa bình, chủ quyền của các nước trong khu vực và trên thế giới đều bị VN lên án.
VN và TQ là hai nước “núi liền núi, sông liền sông”, có mối quan hệ rất đặc biệt, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Trong lịch sử, nhân dân TQ đã có những giúp đỡ quý báu đối với nhân dân VN trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và ngược lại nhân dân VN, mặc dù còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng vẫn giúp đỡ Đảng, Nhà nước và Quân đội TQ trong chiến tranh chống phát xít. Bài học lịch sử ấy nói lên tình hữu nghị sâu đậm, gắn bó mật thiết với nhau của nhân dân hai nước. Nêu cao tinh thần nhân văn, nhân nghĩa, đạo đức, truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dân VN và nhân dân TQ không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu lẫn nhau đó và làm mọi cách để mối quan hệ hòa hiếu, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển ngày càng đi vào chiều sâu.
Ngày nay, VN và TQ đã có mối quan hệ hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; nhân dân VN và nhân dân TQ vốn có mối quan hệ chung sống hòa bình, hòa hợp, hòa hiếu, cùng nhau cần cù lao động dựng xây đất nước. Mối quan hệ này, đã tạo môi trường thuận lợi để mỗi nước tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với đặc điểm của mỗi nước và luật pháp quốc tế. Vì thế, nền kinh tế VN cũng như nền kinh tế của TQ đã có bước phát triển vững chắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân hai nước được nâng lên; TQ được thế giới đánh giá là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, có tiềm lực quân sự mạnh trong khu vực, có tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế toàn cầu, v.v.
Trước phát biểu theo kiểu “nói lấy được” của ông Tập Cận Bình, nhân dân VN có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng, ông ta là lãnh đạo của TQ - “nước lớn”, đông dân, có nền kinh tế “đứng thứ 2” trên thế giới, có tiềm lực quân sự mạnh,… nên nói sao cho sướng mồm là được? Theo tôi biết, nhân dân VN cũng như nhân dân TQ luôn tin tưởng vào lời phát biểu và hành động của lãnh đạo nước mình. Vì thế, phát biểu theo kiểu “nói lấy được” của ông cũng phải chăng là khuyến kích tư tưởng đại hán, bá quyền nước lớn vốn đã bị lịch sử lên án và đánh đổ?
 Thưa ông Tập! Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Nhân dân VN sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Tinh thần này nó luôn cuộn chảy trong máu, trong thịt của mỗi người con dân đất Việt trước đây cũng như hiện nay.
Xin nhắc ông rằng, để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, VN, là nước đã tham gia Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển từ năm 1977, là một trong 130 quốc gia tán thành ký thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và cũng là một trong 119 quốc gia (trong đó có TQ) ký Công ước này. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN VN ra Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; ngày 12/5/1997, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN VN ra công bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo của VN trong khu vực đã được Đảng và Chính phủ VN cụ thể hóa bằng việc phê duyệt, ký kết song phương và đa phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN VN với các nước có liên quan về vấn đề chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển chồng lấn hoặc có tranh chấp như: Hiệp định về vùng nước lịch sử VN - Campuchia (07/7/1982); Thỏa thuận hợp tác khai thác chung VN - Malaixia (05/6/1992); Phân định biển VN - Thái Lan (09/8/1997); Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa VN - TQ (25/12/2000); Nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông giữa các nước ASEAN và TQ (DOC) ngày 04/11/2002; Hiệp định phân định thềm lục địa VN - Inđônêxia (26/6/2003), v.v.
Vậy việc tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ từ xa xưa của ông Tập Cận Bình liệu có đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982? Hơn nữa, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa VN và TQ do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Động vun đắp, dựng xây đã được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nhà nước VN - TQ ký thỏa thuận cùng chung nhau gìn giữ theo phương châm 16 chữ (do chính TQ khởi xướng) là: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Chẳng nhẽ, chữ ký của lãnh đạo TQ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những văn kiện, thỏa thuận nói trên là không có giá trị, chỉ để “cho vui” hay sao? Lãnh đạo VN và TQ cũng đã ký Tuyên bố Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển phù hợp với các quy định và thực tiễn pháp luật quốc tế và nhiều văn kiện mang tính pháp lý khác giữa hai nước cũng như trong khu vực về việc giải quyết những bất đồng trên biển,… Ông Tập Cận Bình quên, hay cố tình quên vậy? “Quên” để thực hiên âm mưu độc chiếm Biển Đông, biến tuyên bố cái gọi là “Đường lưỡi bò trên biển” thành hiện thực để ăn người thì bị cả thế giới lên án, ngăn chặn. Một người hay một đất nước như thế thì không chỉ khó kết bạn, mà còn có lẽ chẳng ai dám kết bạn!
VN đã và đang đấu tranh cả về chính trị, ngoại giao và pháp lý buộc TQ chấm dứt hành động ngang ngược của mình trên Biển Đông. Hành động của VN được các nước trên thế giới (trong đó có Mỹ, Pháp, Anh) các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới ủng hộ (trong đó có ASEAN). VN có đầy đủ các nguồn lực, biện pháp, trước hết là những biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Lời phát biểu theo kiểu “nói lấy được” của ông Tập Cận Bình đã và sẽ tiếp tục bị nhân dân VN, nhân dân TQ và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới lên án, bác bỏ. 

Minh Quân


CHIÊU TRÒ GÓP Ý



Trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII, được ĐCSVN công bố công khai để xi ý kiến đóng góp của nhân dân có đoạn viết: “Bốn nguy cơ,… vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông mạng Internet để chống phá ta và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”. Đó là một đánh giá mang tính khách quan, thể hiện tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, dũng cảm, nhìn thẳng vào sự thật, không che dấu khuyết điểm, thể hiện ý thức cầu thị của Đảng trước vận mệnh của Tổ quốc.
Lợi dụng điều này, một số kẻ mang danh nhà “dân chủ” ra sức thổi phồng, phóng to sự việc và cho rằng bốn nguy cơ: tụt hậu về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan niêu; “diễn biến hòa bình” được nói đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01-1994), 21 năm sau chúng chẳng những vẫn tồn tại mà còn khỏe mạnh hơn!? Và ĐCSVN đã thất bại;  trong nội bộ Đảng đang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mạnh mẽ và giấc mơ xây dựng một nước VN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã tan ra mây khói, v.v. Đúng là những kẻ đầu óc có vấn đề, đảng “nằm mơ giữa ban ngày”! Thật trơ trẽn, nhận định của chúng vừa không khách quan, thiếu căn cứ, phi lô-gích, vừa theo kiểu nói bừa, “nói lấy được”, mang tâm trạng hả hê.
Thực ra, chúng cố tình giả mù, giả điếc trước những thành tựu của VN đạt được vừa (1986 - nay). Thế giới và nhân dân VN đều đánh giá, VN, nay đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; quy mô và tiềm lực kinh tế liên tục tăng lên, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của VN bình quân giai đoạn 1990 - 2014 đạt 6,9% năm; riêng GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD gấp 30 lần năm 1990; thu nhập bình quân năm 1990 đạt 96 USD/người, thì năm 2015 đạt 2.200 USD/người, tăng gấp 21 lần so với trước thời kỳ đổi mới (năm 1986). Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị Đối tác Phát triển VN (ngày 05-12-2014), trong giai đoạn khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008 - 2013), tăng trưởng GDP bình quân đầu người của VN đạt 4,6%, trong khi đó: In-đô-nê-xi-a là 4,5%; Phi-líp-pin là 3,3%; Thái Lan là 2,7%, Ma-lai-xi-a là 2,6%. Đây liệu có phải là bằng chứng đủ làm sáng mắt những nhà “dân chủ” giả mù hay suy diễn? Trước 1986, VN phải nhập khẩu lương thực, đến nay VN lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. VN đã có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước lớn, các thể chế, khu vực kinh tế hàng đầu thế giới. VN là điểm đến của các nhà đầu tư. Mới nhất, ngày 05-10-2015, VN đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (gồm 12 nước). Đó là thực tế hiển nhiên, có đủ thế và lực để bịt, vả vỡ mồn mấy kẻ giả danh dân chủ, yêu nước suốt ngày lải nhải rằng, nền kinh tế VN hiện nay tụt lùi so với trước.
Không chỉ vậy, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN từng bước hình thành, phát triển; nền chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hoá - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi, đẩy lùi được đói nghèo, lạc hậu. VN đã hoàn thành hầu hết và cơ bản các chỉ tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt là đã thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nghèo, riêng trong giai đoạn 2011 - 2015 VN đã giành tới 364.000 tỷ đồng để xóa đói, giảm nghèo; nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn gần 6% năm 2014 và dự kiến dưới 5% vào năm 2015. VN không chỉ biểu tượng của “chủ nghĩa Anh hùng cách mạng” mà còn là tấm gương “xóa đói, giảm nghèo”.
Nền dân chủ XHCN VN được phát huy và ngày càng mở rộng (Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân). Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của VN trên trường quốc tế được nâng cao. Trên bình diện quốc tế VN Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng vào đời sống chính trị thế giới. VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ đối tác Chiến lược và đối tác Toàn diện với 13 nước; là: thành thành viên chính thức của WTO, Ủy viên Hội đồng Nhân quyền tại Đại hội đồng LHQ (khóa 68), Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017; Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện IPU-132, thành viên của Hội động kinh tế-xã hội LHQ,… và là một thành viên có trách nhiệm cao trong giải quyết các vấn đề đặt ra.
Đó là sự thật, không một ai, một thế lực nào có thể phủ nhận!
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, VN vẫn phải đối mặt với sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nạn tham nhũng và tệ quan niêu; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có xu hướng diễn biến phức tạp trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đây cũng là lẽ tự nhiên của quá trình phát triển của bất cứ chế độ xã hội nào, không riêng gì ở VN!
Việc ĐCSVN “Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật”, công khai thừa nhận những khuyết điểm, cũng như cảnh báo những nguy cơ, đề ra giải pháp đấu tranh, khắc phục là là lẽ tự nhiên hợp quy luật, vì mục tiêu xây dựn nước VN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều đáng bàn là sự ngô nghê, giả mù, giả điếc của các nhà “dân chủ” không xuất phát từ cái tâm trong sáng mà là từ dụng ý xấu, luôn nhìn xã hội bằng tâm địa đen tối. Chúng tìm mọi cách thổi phồng những hạn chế, khuyết tật của đất nước; cố đánh đồng hiện tượng với bản chất, rồi hàm hồ đưa ra những nhận định sai trái, nhằm gây nhiễu loạn xã hội,… là nhằm hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Âm mưu ấy nhất định bị đánh đổ.
Những chiêu trò góp ý, với sự suy diễn hết lố bịch của những nhà mang danh “dân chủ” chẳng lừa được ai, nhất định sẽ bị nhân dân lên án, bác bỏ!
Minh Quân

@Giọng điệu của những kẻ bất nhân




                                                                             
Với tôi, một sinh viên học chuyên ngành kinh tế, ngoài việc học kiến thức từ thầy cô và trong giáo trình, chúng tôi thường kết hợp với việc nghiên cứu thực tế trong đời sống xã hội, nhất là khai thác kiến thức từ Internet để mở mang tầm hiểu biết về các lĩnh vực khác. Từ những vấn đề, sự kiện chính trị trong nước và quốc tế đáng quan tâm, tôi cố gắng dùng sự tư duy vốn có của chính mình và tham khảo ý kiến của ban bè, thầy cô, nhất là các bác lớn tuổi đang sinh sống cùng khu dân cư, đặc biệt tôi cũng thích tham gia “hội nghị” quanh bàn trà vì từ đậy cũng nghe được nhiều thông tin đa chiều “trên trời, dưới biển”, thượng vàng hạ cám, thông tin chính thống hợp pháp trên các báo, thông tin ngoài luồng không hợp pháp cũng có để đưa ra sự nhận định, đánh giá về tác dụng, ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. đặc biệt hơn là những thông tin từ các bài viết xuyên tạc, bịa đặt của các cá nhân đã quá quen thuộc với cư dân mạng, trong đó có giới sinh viên chúng tôi.
Đọc nhiều, nghe nhiều cũng ham, nó giống như “món ăn” theo sở thích của mình. Nhưng được cái bù lại trong “hội nghị” bàn tròn uống nước chè vặt ấy tôi thường xuyên nhận được những lời khuyên bảo từ các cô chú trong khu, anh chị sinh viên rằng không nên xem những website, blog có thông tin xuyên tạc, bịa đăt nói xấu Đảng, Nhà nước ta, không đúng với những gì đang diễn ra trong hiện thực cuộc sống, đọc nhiều những thông tin ấy có thể làm cho tôi bị “tiêm nhiễm” bởi những lời lẽ “đường mật” của chúng, không phân biệt được đúng - sai, thật - giả, lâu dần có thể sẽ không giữ được chính mình, có thể tự đánh mất mình để biến thành kẻ khác, nguy hiểm hơn “ủng hộ” lập trường của những kẻ đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Đúng như lời khuyên ở trên, nếu mỗi chúng ta không nhận thức đầy đủ, thiếu thông tin về hiện thực cuộc sống hiện nay mà Đảng và Bác Hồ mang lại cho dân tộc ... thì rất dễ bị lầm tưởng bởi những thông tin được “ngụy tạo khéo léo” của những kẻ đưa chuyện “lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo”. Đúng là “thức khua mới biết đêm dài”, có xem mới biết trong các website, các blog này đầy rẫy những bài viết vu khống, bịa đặt, xuyên tạc một cách rất tinh vi tình hình thực tế về chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, nhất là sự lãnh đạo của ĐCSVN trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Từ thực tế đọc nhiều tôi mới thấy, có những bài viết, người đọc không tinh ý, dễ có cảm nhận rằng tác giả là người nói đúng sự thật, tâm huyết trách nhiệm với dân tộc, không có bịa đặt, Nhưng để ý kỹ mới thấy sự tinh vi và xảo quyệt ở chỗ họ dùng những  thông tin có thật, được báo chí trong nước đưa công khai về những vụ tiêu cực, tham nhũng, đạo đức, nhân cách, vụ án con giết cha, vợ giết chồng, hoàn cảnh cuộc sống của cá nhân ở nơi này, nơi kia có tính đơn lẻ... rồi dùng mánh lới để thêm thắt, cắt xén, ngụy tạo, tô vẽ nên một bức tranh về xã hội Việt Nam đầy rẫy những tai ương, u ám.
Nhưng sự thực đâu phải như vậy, những mặt tích cực căn bản của xã hội Việt Nam mà người dân đang được thụ hưởng như: chính trị ổn định, kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ quốc tế được mở rộng, an sinh xã hội được quan tâm đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng lên... những thành tựu này thì họ lờ đi, coi như không biết để rồi không bao giờ đưa tin, câu hỏi đặt là thế nào?. Đây chính là âm mưu của các phần tử phản động ngoài nước câu kết với các phần tử cơ hội chính trị, phản động trong nước tìm mọi cách đưa tin cực đoan, phiến diện, một chiều, rất dễ làm người dân lầm tưởng, méo mó trong nhận thức vì thiếu thông tin, ít hiểu biết về tình hình thực tế của Việt Nam.
Đúng là khi chúng ta có nhận thức khách quan, công tâm về hiện thực cuộc sống của đất nước và phân biệt được thực - hư, phải - trái thì lại càng thấm thía câu nói của ai đó “nếu không có bản lĩnh và không có sự am hiểu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn mà đọc các website và blog này thì cũng rất dễ bị giao động trước những thông tin sai trái, bịa đặt ấy”. Gần đây trên các website, các blog kiểu này đang rộ lên những thông tin về việc “đấu đá giữa phe này, phe nọ” trong nội bộ của ĐCSVN trước thềm Đại hội XII. Họ nêu ra rất nhiều “dẫn chứng” từ sự khác nhau trên quan điểm về một số vấn đề chính trị, họ cho rằng phe này đang “ôm chân tàu cộng” để giành lợi thế cho mình trong việc kiểm soát quyền lực, phe kia “thân Mỹ hòng tranh thủ sự ủng hộ” cho  đến sự khác nhau về quan điểm, về nhân sự chuẩn bị Đại hội XII trong Đảng từ đó rút ra nhận định, đánh giá phiến diện rằng “ĐCSVN đang mất đoàn kết, đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe phái”!. Hơn thế nữa họ vẫn “duy trì và phát huy” giọng điệu “cũ rích” đưa tần xuất tăng cao, làm ầm ĩ lên rằng ĐCSVN “độc tài”, “toàn trị”, không có dân chủ, không cho phép có những tiếng nói khác trong Đảng!... Vậy tại sao họ không coi những sự khác biệt về quan điểm, nhận thức, về chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII sắp tới (nếu có) thì đây là bằng chứng về sự dân chủ trong ĐCSVN... chỉ một dẫn chứng nhỏ như vậy cũng đủ thấy rõ bộ mặt “giả nhân, giả nghĩa” của những kẻ bất nhân đang thể hiện với chính dân tộc mình, nơi mà chính họ được sinh ra, được che chở, nuôi nấng nên người. Đại diện cho những “con người” như thế phải kể đến Nguyên Thạch, kẻ luôn tiên phong trong chống cộng, phản bội Tổ quốc, với nhiều bài viết kích động nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước... hôm rồi y cho ra lò bài viết với giọng điệu kiểu đó, có tựa đề Diệt cộng trước, chống Tàu sau - Chống Tàu trước, diệt cộng sau hay cả hai cùng lúc?”. Đúng là mơ hồ, xảo trá hết chỗ nói. Những ai nhìn nhận khách quan, đúng đắn dễ dàng nhận thấy quan điểm nói trên không chỉ sai trái mà còn là đầy ác ý. Hơn thế nữa còn đầy hiềm khích, thủ đoạn “rận chủ Nguyên Thạch” cố gào lên cho rằng “Trong những năm gần đây, dưới một thể chế dựa trên bao lực để kiểm soát và cai trị xã hội, đảng CSVN tuy rất hung hãn nhưng cũng tỏ ra rất bất tài, nếu không muốn nói là nhu nhược và hèn hạ trước chuỗi hành động xâm lấn của ngang ngược của Trung cộng. Bởi thế câu thành ngữ thời đại mà tự nó đã nói lên tất cả: Hèn với giặc, ác với dân". Thực hư thế nào? người dân Việt Nam ai cũng biết rất rõ về ĐCSVN luôn kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thực tế cho thấy, không chỉ có quan hệ với Trung Quốc mà đến nay chúng ta đã quan hệ đối ngoại với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Thực hiện phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” không để quyền lợi quốc gia, dân tộc bị lệ thuộc vào những "kẻ khác" gây phương hại đến dân tộc và đó cũng là nguyện vọng của toàn dân. Đối với Trung Quốc cũng như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã linh hoạt, khôn khéo nhưng kiên quyết trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa hai nước được cộng đồng quốc tế và đại bộ phận nhân dân đồng tình, ủng hộ... tránh xung đột giữa hai nước, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ thành quả công cuộc xây dựng đất nước trọng những năm đổi mới vừa qua, chứ không như những gì “rận chủ Nguyên Thạch” bịa đặt cho rằng “hèn với giặc, ác với dân” đó là cái nhìn phiến diện, thiếu thực tế hòng mục đích hạ bệ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, phá hoại Đại hội XII của Đảng.
            Thưa các độc giả bạn đọc, tuy nước ta còn khó khăn; lòng dân ở đây đó còn băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của đất nước; hạn chế, yếu kén còn tồn tại. Nhưng tôi tin tưởng rằng, việc dân chủ lấy ý kiến tâm huyết của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo văn kiện và Đảng ta thẳng thắn nhìn thẳng vào khuyết điểm, hạn chế trong thời gian qua để bàn biện pháp khắc phục tai diễn đàn Đại hội XII và sửa chữa trong thời gian tới sẽ là những nhân tố quan trọng trong thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm tiếp theo. Đảng nhận trọng trách lớn lao trước vận mệnh của dân tộc, sát cánh cùng nhân dân, vững bước xây dựng đât nước và góp phần giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng các dân tộc khác trên thế giới để phát triển. Chân lý ấy sẽ không thể phủ nhận và cũng là minh chứng cụ thể để bác bỏ hoàn toàn những thông tin xuyên tạc, bịa đặt của Nguyên Thạch và đồng đảng của y.
 Trung Thành

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Mấy vấn đề trao đổi cùng giáo sư Tương lai




                                                                                       Chiến Thắng

Trước tiên phải nói tôi và Giáo sư có những điểm cùng, nhưng lại có những điểm khác biệt cơ bản. Cùng ở đây là cùng tuổi, cùng hạnh phúc được sinh ra trên đất nước VN này. Nhưng khác ở đây chính là ở chỗ, ông là Giáo sư còn tôi là một công dân bình thường, nhưng quan trọng hơn là sự khác biệt về quan điểm, nhận thức chính trị ở mỗi người. Tôi thì đơn giản luôn trân trọng những gì Cụ Hồ và Đảng ta dày công phấn đấu mang lại nền độc lập cho dân tộc; cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phức cho nhân dân và Đảng đang cùng toàn dân phấn đấu không mệt mỏi, nhất là thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong 30 năm qua để có được thành quả như hôm nay, đất nước ổn định chính trị, kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được quan tâm, nhiều chỉ tiêu thiên niên kỷ hoàn thành sớm được Liên hợp quốc ghi nhận đánh giá cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày một nâng cao... đây chính là chân lý khách quan không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng chúng ta còn nhiều hạn chế, yếu kém ở mặt này, mặt khác để nhân dân còn băn khăn, lo lắng, đất nước ta còn thua kém một số nước trọng khu vực... Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự trân trọng tiếp thu sửa chữa trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thẳng thắn nhận khuyết điểm; cùng với đó Đảng đã nghiêm túc kiểm điểm trong trong các kỳ đại hội và lần này cũng đang xin ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng. Như vậy Đảng không né tránh, không bao biện những thiếu sót ấy. Vậy đây có phải là đổi mới chỉnh đốn Đảng và phát huy dân chủ trong nhân dân hay không?. Đọc nhiều bài viết gần đây của Giáo sư tôi thấy tuy ông là người học cao, biết rộng, nhưng những thông tin trong bài viết của ông chưa thể hiện đầy đủ hai mặt của hiện thực cuộc sống của đất nước; những thành tựu của đất nước tôi điểm qua ở trên ông ít quan tâm đưa vào bài viết, có thể nói "chủ đích" bỏ qua hoặc lờ đi và coi đó như một điều hiển nhiên không cần quan tâm. Với cái nhìn thiếu khác quan, phiến diện, thiếu tính căn bản như vậy liệu có đúng không?. Hơn thế ông tập trung xoáy sâu bình luận vào những khuyếm khuyết từ việc này, việc kia, sự kiện này, sự kiện khác làm cho người đọc khi tiếp nhận thông tin chỉ thấy xã hội VN như đang bị màn đêm che phủ khó thoát ra vùng sáng...

Tiếp đó, luận bàn về bài viết gần đây của Giáo sư với tựa đề "Góp ý kiến vào quá trình tiến đến Đại hội lần thứ XII của Đảng: Về CNXH". Đọc xong bài viết này, tôi thấy cần thỉnh cầu Giáo sư Tương lai đôi dòng suy nghĩ của mình từ nhìn nhận của bản thân và hiện thực cuộc sống đang diễn ra trên đất nước ta.

Vấn đề thứ nhất: Giáo sư cho rằng "Từ bỏ mô hình xã hội chủ nghĩa" ở VN. Theo tôi là phiến diện, không có căn cứ khoa học và thực tiễn...
Từ hiện thực cho thấy Mô hình CNXH hay loại hình CNXH là khái niệm chỉ các mô hình CNXH khác nhau được tiến hành ở các nước khác nhau trên thế giới. Điều đó có nghĩa là, các nước khi tiến hành xây dựng CNXH đều có hình thức, phương hướng và con đường của riêng mình. Do có sự khác biệt giữa các nước về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cho đến dân số, điều kiện tự nhiên,… nên mô hình CNXH ở các nước, thậm chí ngay trong một nước nhưng ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng có những hình thức khác nhau với những nét đặc trưng riêng. Mỗi nước xã hội chủ nghĩa căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước mình mà đề ra mục tiêu và phương thức phát triển khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể. Do đó căn cứ thực tiễn của Đất nước để xác định mục tiêu cụ thể cho từng gia đoạn, đặc biệt gần đây nhất là các Văn kiện của Đại hội XI, chúng ta có thể phác họa mô hình CNXH của VN với những nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất, mục tiêu bao trùm và thể hiện bản chất của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thứ hai, mục tiêu đó được cụ thể hóa bằng những đặc trưng cơ bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là: Do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ và hợp tác với các nước trên thế giới. Các đặc trưng đó thể hiện một cách toàn diện những nét căn bản nhất các lĩnh vực khác nhau của một xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Những vấn đề ấy cần được tiếp tục tìm hiểu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn. Đây là một điều hết sức bình thường, bởi nhận thức là một quá trình. Chính việc phát hiện những vấn đề mới nảy sinh và tìm cách giải quyết chúng một cách thỏa đáng sẽ góp phần quan trọng vào việc định hình ngày càng chính xác mô hình CNXH ở VN.
Bên cạnh đó, trong quan niệm của nhiều người, sự hiện thực hóa lý luận thường được hiểu là quá trình lý luận dần dần được hình thành theo đúng những gì mà nó đã được xây dựng, lý luận như thế nào thì hiện thực phải như thế ấy. Điều này tất yếu dẫn đến một kiểu nhận thức cho rằng, khi hiện thực sụp đổ thì nguyên nhân là do lý luận sai lầm, đây cũng là suy nghĩ của Giáo sư và một số người trong xã hội hiện nay đang lầm tưởng. Bác bỏ kiểu nhận thức này, đồng thời đưa ra sơ đồ hiện thực hóa lý luận liên kết mang tính chất tổng quát, thể hiện con đường biện chứng trong việc hiện thực hóa lý luận trong thực tiễn, “sự thực mối quan hệ giữa lý luận và hiện thực nảy sinh do kết quả áp dụng lý luận ấy vào hoạt động thực tiễn không đơn giản như thế. Hiện thực này không phải là phiên bản của lý luận. Giữa chúng bao giờ cũng có một khoảng cách do quá trình vận dụng lý luận vào từng hoàn cảnh cụ thể tạo nên” (Trang 13,14 CNXH từ lý luận đến thực tiễn - Những bài học kinh nghiệm chủ yếu- Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003). Bên cạnh đó, lý luận được hiện thực hóa phải trải qua rất nhiều khâu trung gian, trong mỗi khâu như vậy đòi hỏi phải có sự tham gia, đóng góp của yếu tố cá nhân, của “sự sáng tạo của người hiện thực hóa lý luận”, sự sáng tạo ấy chính là sự bổ sung vào lý luận, làm cho lý luận ngày càng được cụ thể hơn, phù hợp hơn với từng hoàn cảnh cụ thể.
Còn việc những đặc trưng đó có trở thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào điều kiện xây dựng CNXH của từng quốc gia, từng khu vực. Chúng ta thấy rằng “các tác gia kinh điển không hề đề ra một con đường cụ thể, bất di bất dịch để xây dựng CNXH mà mọi người nhất nhất phải tuân theo ở mọi nơi, mọi lúc”, đó là điều cần được đặc biệt lưu ý trong quá trình vận dụng CN M-L vào xây dựng CNXH trong từng hoàn cảnh cụ thể ở VN. Trên thực tế điều này đảng ta đang thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện trong các kỳ đại hội tiếp theo để mô hình xã hội chủ nghĩa càng sáng tỏ hơn chứ không như Giáo sư cho rằng "mục tiêu mà chúng ta, nói đúng hơn là Đảng áp đặt cho cả dân tộc ta, cho toàn xã hội phải hướng tới một mục tiêu mù mờ để ra sức xây dựng", Đâu phải mù mờ như giáo sư  lầm tưởng mà đã được cụ thể hóa bằng những đặc trưng cơ bản tôi đã chỉ ra ở trên. Một điều nữa không hợp với vị thế thanh danh của một giáo sư ở chỗ ông dẫn lời Francois Godement (Theo Financial Times hôm 1.6.2015) nhận định rằng: ông Tập vừa muốn "hiện đại hóa Nhà nước độc đảng" hay chính xác hơn là "tái khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước".Theo ông, chủ trương của Tập Cận Bình: "Chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, xã hội tiêu thụ và một số biện pháp tự do hóa nền kinh tế, miễn là không đụng chạm đến Nhà nước độc đảng". Đó là những nghịch lý của “CNXH mang màu sắc Trung Quốc”. Từ nhận định của một cá nhân người nước ngoài đăng trên tờ báo nước ngoài, thế mà ông đã vội vàng chụp mũ cho Đảng ta Rằng "Xem ra những ai đó trong bộ máy quyền lực, ngưỡng mộ cái mô hình XHCN này của Tập, đang cố áp đặt mô hình ấy vào nước ta khi mà uy tín của Đảng trong dân, kể cả trong nhiều đảng viên hiểu rõ về thời cuộc, đã xuống đến tận đáy". Thực lòng, nói câu này ông bỏ quá cho, chỉ có bọn phản tặc hoặc kẻ tâm thần mới có suy nghĩ bệnh hoạn, điên loạn như vậy!. Liệu ông còn xứng với cái danh "nhà khoa học" nữa hay không?, hay chỉ để thỏa mãn sở thích và lợi ích tầm thường của cá nhân để tìm mọi cách "bác đi" mô hình xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng.
Vấn đề thứ hai: Ông cho rằng cần "Từ bỏ cái gọi là CN M-L". Trong một số bài viết trước đó ông đã thể hiện quan điểm này và đồng thời cho rằng phải lấy "Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động mới là đúng đắn". Nhưng từ thực tế lịch sử ra đời và phát triển của ĐCSVN 85 năm qua đã chứng minh cho thấy, việc Đảng ta lấy CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp tính chất của thời đại mới và đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng VN. Vì sao như vậy?.
Xin thưa rằng! thực tế đã chỉ rõ: Từ lần gặp gỡ đầu tiên, Luận cương của V.I.Lê-nin đã chinh phục hoàn toàn NAQ. Người đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc VN - con đường giải phóng dân tộc. NAQ đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ V.I.Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười Nga. Bằng vốn kiến thức lý luận và từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của mình, NAQ là người đầu tiên cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc", nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa. Những luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH trong quá trình phát triển của cách mạng VN dưới ánh sáng của CN M-L. Chiến lược giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được hiện thực hóa trong đường lối của Đảng Cộng sản VN và đã thể hiện tính đúng đắn, hiệu quả bằng thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc, kháng chiến thắng lợi, thống nhất đất nước, đi lên CNXH.
            Tiếp nhận những bài học sâu sắc từ V.I. Lê-nin, nhưng NAQ - Hồ Chí Minh không sao chép V.I.Lê-nin, mà Người tiếp thu cái tinh thần của chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi CN M-L là cái cẩm nang thần kỳ nhưng Người cũng luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo "cẩm nang thần kỳ" đó. Trả lời phỏng vấn báo Nhân đạo (L'Humanite') vào ngày 15-7-1969, Người khẳng định: "Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế VN ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết. Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng - mà không chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lê-nin - chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là CN M-L" (Hồ Chí Minh ,2011 - Toàn tập- Nxb CTQG, Hà Nội, tập 15, tr 589 - 590). Người lại tiếp tục khẳng định “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại. Lê-nin dạy chúng ta như vậy”. 
            Từ những trao đổi và dẫn chứng ở trên, việc đem đối lập tư tưởng Hồ Chí  Minh với CN M-L để phủ nhận CN M-L là rất sai lầm về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lôgic. Bởi vì, về mặt lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là  CN M-L thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn của Người. CN M-L chính là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí  Minh. Đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú CN M-L trong thời đại mới. Như vậy, về mặt lôgic, về bản chất, tư tưởng Hồ Chí  Minh thống nhất với CN M-L chứ không có sự đối lập với CN M-L như Giáo sư Tương lai và một số người tưởng tượng ra. Vì vậy, không thể nhân danh đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh để hạ thấp, phủ nhận CN M-L, nói như vậy là nhắm mắt trước thực tế, bất chấp lịch sử không khách quan.
            Trong gai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước, trong bối cảnh thế giới đang biến đổi sâu sắc và nhanh chóng, điều Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vẫn mang trong đó những ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực. Do đó việc Đảng ta tiếp tục kiên định lấy CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 khẳng định: "Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh" trong giai đoạn mới./.

@GÓP Ý HAY CHỐNG ĐỐI




Một con cóc ngồi đáy giếng (mà không phải giếng nước cây đa ở Việt Nam) đang lên tiếng: “Để cuộc góp ý của toàn dân không như nước đổ đầu vịt” của Bùi Tín.
Đã có dịp bình luận về nhân thân tác giả, Tôi không có ý kiến gì thêm, chỉ nêu một vài suy nghĩ cá nhân để “mạn đàm” qua về với Bùi Tín  với bài viết của Ông ta.
Đảng cho đăng tải các nội dung chính chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XII trên cơ quan thông tin đại chúng là để toàn dân góp ý. Có lẽ, không phải nói nhiều thì ai cũng phải hiểu rằng đây là vấn đề hệ trọng và được đăng công khai để toàn dân được góp ý, không phải là “trưng cầu dân ý” như kiểu trả lời đồng ý hay không (hoặc Yes- No như ở các nước khác). Ở đây Đảng cho phép toàn dân được tham gia ý kiến để xây dựng hoàn chỉnh một nội dung quan trọng liên quan đến Lãnh đạo của Đảng và vận mệnh của dân tộc, cuộc sống ngày càng đi lên của toàn dân. Ý tưởng là vậy, nhưng tác giả lại suy diễn cho rằng là: “hình thức mị dân”, “Dự thảo vẫn lấy như nguyên văn thành báo cáo chính thức”. Không hiểu Ông ta dự báo quá sớm hay cố chấp mà suy diễn đó là tập hợp cuối cùng sẽ không được sửa đổi theo ý kiến của toàn dân. Thời gian góp ý mới được khoảng 1/3, nhiều nội dung góp ý đã được các báo chí đăng tải, Ông có được đọc không để rồi “nhận định” một cách quá sớm như vậy.
Bài viết nêu “có ý kiến xác đáng của trí thức Đảng viên và trí thức ngoài Đảng” “Bao nhiêu trí tuệ tâm huyết bị khước từ, phỉ bỏ một cách ngạo mạn”, thiết nghĩ nói như vậy là quá hồ đồ và thiếu căn cứ. Năm 2013, khi đưa ra lấy ý kiến để tham gia vào Hiến pháp sửa đổi, thực sự toàn dân đã tham gia một cách tích cực, có trách nhiệm. Cho đến khi Quốc Hội biểu quyết vẫn được tiếp tục tranh luận cân nhắc đối với những vấn đề đã được toàn dân thảo luận. Không ngạc nhiên khi nhóm “Kiến nghị 72” lại đứng ra để phản đối vấn đề sửa đổi. Họ là ai, những người quan tâm về chính trị đều hiểu rằng đó là những người bất mãn về chính trị, về quyền lợi, địa vị, về quan điểm để đứng ra chống đối một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất nhằm chuyển đổi chế độ theo kiểu phương Tây. Thậm chí có kẻ còn viết ra một dự thảo Hiến pháp tương tự Hiến pháp của Mỹ để áp đặt Nhà nước chúng ta phải đi theo kiểu của họ. Thật là lố bịch, ngạo mạn mà lại cho là “Tâm huyết”.
Nội dung đề cập tác giả cũng cho rằng Đảng “cố tình trốn tránh các vấn đề hệ trọng, cơ bản nhất hiện nay”. Vấn đề cơ bản mà ông ta cho là cần phải thay đổi: hệ tư tưởng, chế độ độc Đảng, sở hữu quốc doanh của nền kinh tế. Thật ra thì những luận điệu nêu ra không có gì mới, so với các luận điệu của các thế lực thù địch đã nêu lên từ trước đến nay. Mục đích cuối cùng vẫn chủ yếu là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ta quên mất rằng có được vai trò lãnh đạo toàn xã hội như hiện nay, Đảng đã phải trả giá bằng hàng triệu con người yêu nước thực thụ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Muốn đánh đổ mà chỉ ngồi kêu la, rêu rao, nói xấu mà không có được một cương lĩnh rõ ràng đưa ra làm đối trọng. “Ngồi mát” đòi ăn “bát vàng”, trốn lủi thủi ở trời Tây xa xôi mà bày đặt lên tiếng như một chính khách có thế lực để nêu lên chính sự ở trong nước. Thật là lố bịch!. Có được chăng, đó là tư tưởng chống đối đã được ăn sâu trong tâm can của Bùi Tín từ khi được nuôi dưỡng với bơ sữa của phương Tây.
                                                                         
                                                             Ngày 07/1/2016
                                                                 Trường Đá

@NGUYỄN KHẮC MAI - “THÙNG RỖNG KÊU TO”


Nguyễn Văn

Ngày 26-12-2015, Nguyễn Khắc Mai có bài viết: “Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đối diện với Năm Chữ Chính” được một số trang mạng “lề trái” đăng tải. Đọc bài viết, thấy rõ ông ta dẫn ra những kiến thức làm ra vẻ mình là người am hiểu, nhưng thực chất chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Tác giả Đông La trong bài viết: “Minh triết du côn” đã viết: “Nguyễn Khắc Mai là đương kim Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam, một trung tâm ra đời năm 2008, thuộc Liên hiệp các hội KHKT,… Hai chữ minh triết tưởng dễ hiểu nhưng không ngờ giới “tinh hoa” nước mình cũng lại hiểu lung tung đến vậy”. Đông La dẫn ra quan niệm của một số tác giả và chỉ ra các quan niệm đó đúng sai như thế nào; trong đó, có quan niệm của Nguyễn Khắc Mai và kết luận: “Như vậy, Nguyễn Khắc Mai, một người chưa hiểu chính xác chữ minh triết, lại làm giám đốc một trung tâm minh triết, rồi bàn về minh triết e rằng sẽ có nhiều huyên thuyên”!
Đúng vậy. Về tính chính danh của Đảng Cộng sản Nguyễn Khắc Mai viết: “Có rất nhiều sự rối loạn về chính danh của Đảng Cộng sản. Thứ nhất là danh xưng “Cộng sản” không phản ảnh đúng cái tên Kommunismus. Thuật ngữ này trong tiếng Đức, Anh, Pháp, Nga… đều được hiểu là chủ nghĩa cộng đồng. Chữ cộng sản, nhiều người cho là người Nhật dịch đầu tiên rồi truyền sang Tàu, vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX”. Về vấn đề này, trên trang http://cunom.blogspot.com/ có bài nguyễn-khắc-mai-bịa-đặt-về-chủ-nghĩa cộng sản đã viết: “Lần đầu tiên tôi được biết đến ông Nguyễn Khắc Mai là qua một bài viết có tên là “Minh Triết Các Mác hay những nghịch lý cộng sản”. Than ôi, đó là một bài viết đầy những dối trá, bịa đặt và xuyên tạc tư tưởng của Marx”; “Khái niệm minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai là một thứ chủ nghĩa duy linh đội lốt khoa học, thế nên nó được học bằng thần hứng (trực cảm, tâm linh). Nói nôm na là người ta có thể sẽ gọi hồn ông Marx lên để học tư tưởng Marx cho nhanh”; “ông Nguyễn Khắc Mai bịa đặt hoàn toàn về từ “Kommunismus” [một từ tiếng Đức], nếu tra từ đó bằng tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp hay bất cứ thứ tiếng nào, với bất cứ từ điển nào thì kết quả đều là khái niệm về “chủ nghĩa cộng sản”, nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế. Khái niệm “chủ nghĩa cộng đồng” mà ông Nguyễn Khắc Mai cho là đúng thì trong tiếng Đức người ta dùng một từ khác để diễn đạt, đó là từ “Kommunalismus”. Các ngôn ngữ khác cũng có từ tương tự, “chủ nghĩa cộng đồng” là một khái niệm đề cập đến văn hóa và chủng tộc. Chả biết minh triết rồi sẽ đi đến đâu, nhưng “ngu” triết thì đã rất rõ ràng”.
Còn Lữ Phương trên vietstudies với bài MinhTrietTheNaySao? Khi thấy Nguyễn Khắc Mai viết: “Cái gọi là giá trị minh triết đầu tiên của C. Mác là sự thừa nhận không có chủ nghĩa cộng sản. Hai ông nhiều lần khẳng định điều này (xem Ăng ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen, cũng như bài tựa tác phẩm Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp)”, đã: “nhận ra những sai lầm không thể nào tưởng tượng nổi của một nhân vật “hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết”. Bởi theo Lữ Phương: “điều ông Mai gọi là “Ăng ghen trả lời phỏng vấn của K. Heinzen” thực sự là những lời luận chiến phê phán những nhận xét sai lầm của K. Heinzen về chủ nghĩa cộng sản của Marx: “Heinzen hình dung… Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một phong trào đem vào thực hiện không phải từ những nguyên lý mà từ các sự kiện”; mà theo Ăng ghen: Trong chừng mực là một lý thuyết, chủ nghĩa cộng sản là biểu hiện lý luận vị trí của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản, là sự tổng kết những điều kiện cho sự giải phóng giai cấp vô sản”. Lữ Phương kết luận: “Tôi hết sức ngạc nhiên về thái độ quá dễ dãi (hoàn toàn thiếu thận trọng) trong cách đọc văn bản của ông Nguyễn Khắc Mai cũng như cách ông viện ra khái niệm gọi là “giá trị minh triết” để giải thích xuyên tạc tư tưởng của Marx”.
Nguyễn Khắc Mai còn nhắc lại cuốn sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo (khảo cứu cuộc đời của Hồ Chí Minh)” của Hồ Tuấn Hùng (xưng là cháu nội của nhân vật trong sách) để đặt sự nghi ngờ Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người(!). Ông Mai là cử nhân lịch sử, nghiên cứu về lịch sử mà còn đặt câu nghi vấn theo kiểu “ăn theo nói leo” không có sự tư duy chỉ biết nói theo như con vẹt là sao? Điều hiển nhiên như thế mà còn nghi ngờ. Ông quả là người hoang tưởng. Vết sẹo ở dáy tai của Hồ Chí Minh khi còn nhỏ đi câu cá bị lưỡi câu ngoắc phải, chị gái đến thăm những năm đầu Người làm Chủ tịch nước đã nhận ra và thốt lên: “đây rồi, đúng cậu ấy đây rồi” nói lên điều gì? Khi về thăm quê, Người cùng bạn bè thủa nhỏ ôn lại kỷ niệm chứng tỏ cái gì thưa ông? Ông đòi Đảng, Nhà nước phải làm rõ việc này, thì chỉ có những đứa trẻ thiểu năng mới tin tin đồn của trẻ trâu ông Mai ạ. Ông có phải là thiểu năng đâu, mà là giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt cơ mà!? Lại lần nữa thấy rõ cái gọi là minh triết của ông nó như thế nào.
Với minh triết của ông Nguyễn Khắc Mai như vậy, nên ông ta viết về Đảng: “Cho đến khi cùng đường thì phải “đổi mới”, thực chất là thực hiện dè dặt những hình thức và phương thức của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên do thực hiện những hình thức tư bản chủ nghĩa mà vẫn duy trì Marx – Lenin nên về cơ bản không thể thực hiện phương thức tư bản chủ nghĩa hiện đại, thành ra đã sản sinh một thứ chủ nghĩa tư bản vừa hoang dã vừa quái dị với những quan hệ xã hội rất phong kiến”. Điều đó chứng tỏ ông ta chưa nghiên cứu chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lê-nin. Chính sách ấy đã thực hiện những hình thức kinh tế trung gian, với bước đi quá độ, nhằm bắc những “chiếc cầu nhỏ” để đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới mà Liên Xô đã vượt qua được những khó khăn chồng chất của những năm đầu mới giành được chính quyền, mặc dù khi đó bị 14 nước đế quốc bao vây. Không những thế, Liên Xô còn đánh bại phát xít Đức, cứu loài người khỏi hiểm họa diệt chủng của chủ nghĩa phát xít. Nước ta ngày nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên còn những mảng, những bộ phận chưa phải của chủ nghĩa xã hội, chưa có chủ nghĩa xã hội đích thực. Đảng, Nhà nước ta đang tiếp thu thành tựu của nhân loại để xây dựng đất nước. Đó là thành tựu về khoa học - công nghệ, về quản lý kinh tế và nguồn vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thực chất là chấp nhận hình thức xuất khẩu tư bản. Vì thế, Nguyễn Khắc Mai cho rằng “thực chất là thực hiện dè dặt những hình thức và phương thức của chủ nghĩa tư bản”, chính là sự khôn khéo của giai cấp vô sản đã bắt giai cấp tư sản phải cày trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước (bởi ở đó đã có ¾ là chủ nghĩa xã hội như V.I. Lê-nin nhận xét) để xây dựng đất nước theo yêu cầu của giai cấp vô sản.
Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Chỉ mỗi mình Đảng là đang hoạt động không có luật định. Vì thế tính chính thống của Đảng hiện nay là nửa vời”(!). Đảng là một tổ chức chính trị thuộc hệ thống chính trị. Vì vậy, Đảng cũng như các tổ chức chính trị khác của hệ thống chính trị phải chấp hành Hiến pháp và hệ thống pháp luật của đất nước, chẳng nhẽ ông không thấy sao? Không những thế, Đảng và mỗi đảng viên của Đảng còn phải chấp hành Điều lệ Đảng, đây cũng có thể coi là Luật Đảng; đồng thời, chấp hành những điều đảng viên không được làm theo Quy định 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Như vậy, những điều mà công dân khác làm được, nhưng là đảng viên của Đảng thì không được làm. Chẳng nhẽ đó không phải là luật sao mà ông nói Đảng “hoạt động không có luật”?