Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Khi hòa hợp dân tộc được gắn với lợi ích quốc gia

Công Lý
Chiến tranh đã qua đi, sau 40 năm tái thiết và xây dựng đất nước, mọi người dân Việt Nam trên tất cả miền quê từ thành thị, nông thôn đến những miền núi, hải đảo xa xôi của Tổ quốc đều hân hoan trào dâng niềm vui hạnh phúc trước sư thay da, đổi thịt của quê hương, đất nước mình. Bồi hồi nhớ lại, khi tết đến, xuân về hòa chung với niềm hạnh phúc vui xuân, ăn tết cổ truyền cùng dân tộc, hàng triệu lượt người Việt Nam ở nước ngoài hằng năm về thăm quê hương là biểu thị rất cụ thể cho tinh thần hòa hợp dân tộc mà chúng ta đang hướng tới. Mặc dù ra đi vì các lý do khác nhau nhưng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn được tạo điều kiện trở về quê cha đất tổ, thăm nom, giúp đỡ người thân, đóng góp với đồng bào trong nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chứng kiến sự xum họp đoàn tụ, vui mừng khôn xiết giữa những người lính Việt Nam cộng hòa và với những người lính cách mạng trước đây, cùng hòa chung nhịp sống cùng dân tộc, không khoảng cách, không phân biệt. mọi người sống với nhau rất chan hòa. Trong những dịp như thế tôi vẫn thường được nghe cả hai phe kể về những cuộc hành quân của họ, không chút hận thù nào chỉ là những câu chuyện về một thời đã qua. Có lẽ cuộc chiến cách đây 40 năm đã thực sự kết thúc trên quê hương, chỉ còn tình yêu thương ở lại trong mỗi con người đang sống lao động sản xuất, công tác và học tập trên mảnh đất thân yêu này.
Cùng với thời gian, từ thực tế của sự phát triển đất nước, từ tinh thần hòa hợp với thiện chí chân thành của Nhà nước và đồng bào trong nước, từng được chứng kiến cuộc sống hiện thực ở trong nước đang từng ngày phát triển, hòa chung cùng nhịp sống của thời đại nên nhận thức của rất nhiều người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đã thay đổi. Minh chứng cho điều đó là tâm sự trải lòng từ những con người như thế: Davis Nguyễn - người Mỹ gốc Việt, trên Vietweekly, trước đây ông là một người chống cộng cực đoan nhưng sau chuyến đi Trường Sa, tận mắt chứng kiến tinh thần vượt gian khổ của các chiến sĩ trẻ, ông đã suy nghĩ rất nhiều và nói: "Một ngày nào đó những kiều bào ở hải ngoại, bốn triệu rưỡi, năm triệu người đồng lòng bắt tay, hợp tác, về đây xây dựng một đất nước còn nhiều thiếu thốn, một đất nước thân yêu,... bằng những con tim của mình".
Cựu Thiếu úy Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Ngọc Lập. Với ông có lẽ không mấy ai nghĩ rằng trước đây ông đã từng là người “chống Cộng” kịch liệt, phần vì bất đồng chính kiến, phần vì cái mà ông gọi là “buôn bán sự hận thù”. Ít khi ông Lập vắng mặt trong các cuộc biểu tình hay tuần hành. Nhưng rồi sau hàng chục năm ôm mối hận trong lòng, ông bắt đầu nhận ra rằng sự thật luôn là sự thật và đã đến lúc phải thay đổi. Ông Lập tâm sự “Đã đến lúc mình nên nói thật, ai nắm được chính nghĩa thì người đó thắng. Muốn nói gì đi chăng nữa thì cũng phải dựa trên dân tộc. Khó nhất hiện nay là phải  nhận ra được kẻ thù của mình là chính mình. Mình cần hòa giải với chính mình trước rồi mới thương xót, tha thứ cho người khác được”.
Từng là Thiếu úy quân đội Việt Nam Cộng hòa, sau ngày thống nhất đất nước, ông Vũ Chung phải đi cải tạo 5 năm. Nhưng ông không vì thế mà ôm hận thù, trái lại còn cho rằng, đây là quãng thời gian đã giúp ông trưởng thành rất nhiều. Với trải nghiệm thực tế gần 40 năm tại Mỹ, công việc đòi hỏi tiếp xúc hàng ngày với cộng đồng người Việt tại đây, nhà báo Vũ Chung cho rằng, sự giao lưu giữa thế hệ trẻ trong và ngoài nước sẽ là chất xúc tác cho hòa hợp dân tộc. “Giới trẻ ngoài nước thường ngại khi được bố mẹ dẫn về Việt Nam vì các cháu sợ không biết môi trường vệ sinh có thuận lợi không và sợ những trở ngại ngôn ngữ… Nhưng cháu nào đã có dịp về Việt Nam thì đều cảm thấy thoải mái. Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp, lúc đầu thì ngại nhưng về nước sau một vài lần lại cảm thấy gần gũi với Việt Nam hơn. Tại sao lại như vậy, đó là tình cảm quê hương đất nước, màu da, phong tục, ngôn ngữ khiến cho con người ta gần gũi”.
Khác với những con người ở trên, kỹ sư Lê Thành Du lại may mắn không phải ra chiến trận khi được sang Mỹ học từ năm 1972, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học nhờ xuất thân từ một gia đình vai vế với thân nhân nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông Du cho rằng, hai nước cựu thù Việt Nam và Mỹ còn bắt tay nhau được thì hòa hợp dân tộc giữa người Việt Nam là vấn đề tất yếu nếu tất cả đều cùng nhìn về một hướng. “Nếu suy xét cho thật kỹ thì đất nước Việt Nam vẫn là đất nước Việt Nam, nên nếu đất nước cần thì mình vẫn góp công sức vì mình là người Việt Nam. Có như vậy, sự khác biệt hiện nay sẽ được thu hẹp lại”. Đối với ông Nguyễn Văn Tuyên, hội viên Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ, đã trải qua thời thơ ấu trong chiến tranh rồi sau đó rời Việt Nam sang định cư tại Mỹ vào năm 1984, với ông Tuyên, chiến tranh đã lùi xa, quá khứ nên khép lại: “Chiến tranh là một kỷ niệm đau buồn. Bao nhiêu năm bom rơi đạn nổ, dân tộc ta đã đau khổ quá rồi. Chúng ta không nên nghĩ ai là người chiến thắng và ai là kẻ chiến bại. Đã 40 năm rồi, chúng ta nên khép lại trang sử cũ, ngồi lại với nhau để xây dựng đất nước, đưa đất nước tiến vào một quỹ đạo mới”. Vâng thưa các bạn còn rất nhiều kiều báo ta như thế, mỗi người một hoàn cảnh và đều định cư ở nước ngoài nhưng tất cả đều có một điểm chung: ai cũng nặng lòng với quê hương. Với họ, Tổ quốc, nguồn cội có lẽ chính là cái gốc của hòa hợp dân tộc.
Một thực tế cho thấy, thay vì những miệt thị đối với những người đã từng phản bội Tổ quốc, có nhiều tội lỗi với nhân dân, chúng ta đã không làm vậy mà dùng sự chân thành, độ lượng để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử với những người lầm đường, lạc lối để họ nhận ra chân lý, lẽ phải, thật tâm quay về với nhân dân, với Tổ quốc, tuyệt nhiên không báo oán trả thù. Cách hành xử này cho thấy giữa người Việt Nam với nhau không có thắng và thua, vì trong cuộc chiến bất đắc dĩ này thắng hay thua thì đớn đau nhất vẫn thuộc về chúng ta. Việc chìa tay ra để kéo những người lầm lỗi về với nhân dân là hành động cho thấy chúng ta đã lấy đại cục làm trọng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết để ứng xử, để thu phục lòng người, để hóa giải những vướng mắc và đi đến hòa hợp dân tộc.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một bộ phận kiều bà ta ở nước ngoài do thiếu thông tin về tình hình đất nước, hơn nữa lại phải thường xuyên tiếp cận với những thông tin bị xuyên tạc, thổi phồng gây tác động xấu đến tâm lý, tình cảm của họ đối với Tổ quốc. Chúng ta cũng chia sẻ và thông cảm với họ. Có điều sự thật vẫn là sự thật, chỉ mong họ một điều hãy trở về đất mẹ để tận mắt nhìn thấy sự  đổi mới trên quê hương, đất nước, Đó là minh chứng hùng hồn nhất để mang lại lòng tin trong họ. Một điều đáng nói hơn nữa, hiện nay vẫn còn một số người gốc Việt vẫn nuôi mối hận thù với Nhà nước Việt Nam. Họ thường xuyên lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc tinh thần hòa hợp, cản trở người lương thiện trở về quê hương, nhẫn tâm chống phá, xâm hại đất nước đã sinh ra họ. Tức là họ tiếp tục nối dài các lỗi lầm. Với những con người đó, không đất nước nào ruồng bỏ họ, mà chính họ tự loại mình khỏi dân tộc, tự đứng vào thế đối lập với dân tộc. Đó là điều không thể chấp nhận, vì chúng ta chỉ có thể hòa hợp với người thiện chí, chứ không thể hòa hợp với người lấy đối đầu và mặc cả làm điều kiện hòa hợp. Trong họ, tìm mỏi mắt cũng không thấy tình yêu và sự khoan dung. Tôi vẫn thật sự không hiểu vì sao người với người lại ghét nhau đến thế, trái hẳn với bản chất văn hóa truyền thống cốt lõi của dân tộc “người trong một nước phải thương nhau cùng”. Thưa các bạn từ những truyên truyền xằng bậy của những phần tử ở trên, liệu những kiều bào ta ở nước ngoài những người chưa về lại thăm quê nhà lần nào họ sẽ nghĩ gì khi đọc những thông tin u ám về Việt Nam như thế.
Đoàn kết, hòa hợp dân tộc là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia. Đó cũng là truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, được nhân dân ta xây đắp, gìn giữ từ ngàn đời và hiện nay đang được tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là xu thế không thể làm thay đổi, đảo ngược khi hòa hợp dân tộc được gắn với lợi ích quốc gia, cho dù vẫn còn những người với động cơ xấu vì chính trị cố tình ngăn trở, chống phá. Chúng ta khẳng định để mọi người hiểu rằng dù ở bất cứ nơi đâu và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào bà con kiều bào vẫn luôn là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam thân yêu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét