Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Tự do tôn giáo kiểu Mỹ

Hoa đất

Tự do tôn giáo dưới cái nhìn của Mỹ luôn gắn với vấn đề chính trị. Vì vậy, tự do tôn giáo được Mỹ xem là công cụ phục vụ cho đường lối ngoại giao của nước này.

Năm 1998, chính quyền Mỹ đã cho ra đời đạo luật HR 2431 “Luật tự do tôn giáo quốc tế”, luật này cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng 8 biện pháp ngoại giao, 7 biện pháp kinh tế để trừng phạt một n­ước, khi n­ước đó bị xác định là “vi phạm tự do tôn giáo”. Như­ vậy, nhiều vấn đề tôn giáo trở thành một nhân tố nằm trong đường lối chính trị, ngoại giao của Mỹ.

Ấy vậy mà ở quốc gia sản xuất ra mặt hàng “tự do tôn giáo” được xuất khẩu khắp thế giới, chúng ta lại thấy những điểm bất thường trong cách ứng xử của chính quyền nước này với tôn giáo. Theo đài phát thanh VOA của Mỹ, một trường đại học ở tiểu bang miền trung tây Illinois của Mỹ đang tiến hành các bước để sa thải một giáo sư vì đã liên kết Hồi giáo với Cơ Đốc giáo trong một bài viết đăng trên mạng.

Giáo sư Đại học Wheaton Larycia Hawkins ủng hộ Hồi gaiso vừa bị sa thải

Cụ thể là, trong bài viết ngày 10 tháng 12 trên Facebook, bà Hawkins, một người theo đạo Cơ Đốc, nói bà đại diện cho sự đoàn kết tôn giáo với người Hồi giáo, vì họ “là những người trong Kinh Thánh” và “tôn thờ cùng một Thiên Chúa”.

Lý do được Trường đại học đưa ra để ngụy biện cho quyết định sa thải bà Hawkins khi họ giải thích rằng “trong khi Hồi giáo và Cơ Đốc giáo đều độc thần, chúng tôi tin là có sự khác biệt cơ bản giữa hai tôn giáo”.

Lập luận của bà Hawkins không phải là không có căn cứ khi nhiều tôn giáo trên thế giới hiện nay có chung đức tin “thờ Thiên chúa”, trong đó có cả Hồi giáo và đạo Cơ Đốc. Hiện nay, nước Mỹ đang bị ám ảnh bởi những vụ khủng bố liên quan đến đạo Hồi, đặc biệt là sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang khiến giới cầm quyền quốc gia này đau đầu. Sự mặc cảm đối với đạo Hồi đã khiến dư luận Mỹ ngay lập tức áp dụng các biện pháp mạnh để khống chế những luồng tư tưởng ủng hộ cho đạo Hồi. Những biểu hiện ủng hộ đạo Hồi ở quốc gia này đều mặc nhiên bị xem là sự vi phạm tự do ngôn luận, ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ. Sa thải bà Hawkins là ví dụ cụ thể cho những sợ hãi mà chính quyền nước này đang áp dụng đối với Hồi giáo. Chính quyền Mỹ đang cố tình quy đồng đạo Hồi và khủng bố, phân biệt giữa đối xử giữa các tôn giáo một cách giáo điều. Vậy đấy có phải là quyền tự do tôn giáo mà Mỹ vẫn hàng ngày, hàng giờ rêu rao trên khắp thế giới?

Quay trở lại Việt Nam, nhiều vụ việc chống đối chính trị mà Việt Nam đã xử lý được Mỹ xuyên tạc trở thành vấn đề chống tôn giáo. Các vụ việc liên quan đến hình sự, chống phá chế độ nước ta của các đối tượng, như: Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Nguyễn Công Chính, Thích Quảng Độ… được Mỹ quy kết thành vấn đề vi phạm tự do tôn giáo, đàn áp các nhà dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến để từ đó hỗ trợ cho các đối tượng chống đối bên ngoài lập ra cái gọi là: Hội ái hữu tù nhân chính trị, Hội bảo trợ nhân quyền… Soi xét vào vụ việc sa thải bà Hawkins, Việt Nam và các quốc gia khác hoàn toàn có thể lên án Mỹ “vi phạm tự do tôn giáo”. 

Nói đi cũng phải nói lại, đấy là chưa kể đến việc chúng ta cần lên án những kẻ đã dung dưỡng và dưới bình phong “hỗ trợ cho lực lượng đối lập” đã cung cấp vũ khí và tiền bạc cho bọn khủng bố mang danh nghĩa Hồi giáo ở một loạt các nước, liệu đấy có phải là tự do tôn giáo mà Mỹ đang khuyến khích.

Tự do tôn giáo ở Mỹ là vậy!
(sti)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét