Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam




Trong một buổi phát thanh gần đây, đài RFA loan tin rằng "trong bản thông cáo báo chí công bố sau cuộc họp Liên hiệp châu Âu cho biết đã nêu với phía Việt Nam các vụ sách nhiễu và giam giữ ngày càng nhiều những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam".
Như vậy phải hiểu rằng Liên hiệp châu Âu cùng với RFA là tác giả chung của luận điệu vu khống và xuyên tạc về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trước hết chúng tôi phải đặt câu hỏi tác giả chung ấy nhận thức thế nào về khái niệm nhân quyền, có tìm hiểu tình hình thực tế về thực hiện quyền con người ở Việt Nam hay không, dựa vào thông tin nào để nói vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, và với tư cách gì mà nhận xét và phê phán người khác, nước khác?
Hãy nghiên cứu kỹ Hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Đó là một Hiến pháp tiên tiến, hiện đại, vừa mang đậm đặc thù dân tộc Việt Nam vừa phản ánh sâu sắc tinh thần hội nhập quốc tế. Hiến pháp hiện hành của Việt Nam có cả một chương nói về quyền con người, rất đa dạng, phong phú, tỷ mỷ; hơn nữa quyền con người còn được bao quát trong toàn bộ Hiến pháp, từ chế độ chính trị đến kinh tế, văn hóa, từ tổ chức Nhà nước cho đến các bộ phận quan trọng khác của hệ thống chính trị…
Phải nói quyền con người quan trọng hơn hết là quyền dân tộc tự quyết, độc lập tự chủ. Người Việt Nam bằng cả xương máu của nhiều thế hệ đã thấm sâu chân lý "không có gì quý hơn độc lập tự do". quan niệm quyền con người như thế thì cả thế giới đều hiểu Việt Nam là một dân tộc, là một quốc gia đứng hàng đầu, tiên phong đấu tranh cho quyền con người và bảo vệ quyền con người, tổ chức không biết mệt mỏi để thực hiện quyền con người. Người Việt Nam đã có trải nghiệm để hiểu sâu sắc rằng mất độc lập, mất độc lập tự chủ thì thành nô lệ và khi đó không còn một thứ quyền con người nào hết. Phải nói rằng dân tộc tự quyết, độc lập tự chủ là quyền con người thiêng liêng nhất.
quyền con người thiết thực, cụ thể còn là có việc làm, có thu nhập, thoát nghèo, đời sống ngày càng được cải thiện. Về mặt này, tuy rằng còn nhiều thách thức, chẳng hạn nhiều người học xong đại học mà chưa có việc làm hoặc chưa có việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn được đào tạo, nhưng nói chung đời sống xã hội đã tăng tiến đáng kể theo thời gian mấy chục năm qua. Trong khoảng 30 năm đổi mới Việt Nam từ tình trạng nước nghèo khổ, kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người 200 đôla Mỹ đã tiến lên nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình 2200 đola đầu người. Liên hợp quốc đã biểu dương Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước thời hạn.
Có thể nói, thế giới đang chứng kiến quyền con người ở Việt Nam không chỉ được ghi trong Hiến pháp mà còn được đảm bảo trên thực tế. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng cả hệ thống chính trị ở Việt Nam là lực lượng đấu tranh không mệt mỏi cho quyền con người. Một số kẻ đối lập chỉ là số rất ít ỏi trong dân tộc đang có âm mưu và thủ đoạn chống phá thể chế chính trị của Việt Nam, hòng thay đổi con đường đi của Việt Nam, bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như thế, chính số kẻ đối lập mới là những kẻ hoạt động phá hoại quyền cơ bản của con người trên đất nước Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay không có ai bị giam giữ xử tội vì bất đồng chính kiến, mà chỉ có những kẻ lợi dụng dân chủ, nhân quyền vi phạm pháp luật, làm mất an ninh trật tự xã hội mới bị giam giữ và xét xử. Tiếc rằng Liên hiệp châu Âu cùng đài RFA thiếu thông tin chính xác và có thái độ và cách nhìn thiếu khách quan đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
30-12-2016
Sài Thành

2 nhận xét:

  1. Những người được mạng ảo tung tin là bị bắt vì "bất đồng chính kiến" thực ra là những người lợi dụng qyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm danh dự cá nhân, tổ chức, bị bắt giữ là đúng luật, theo luật pháp Việt Nam. Việc RFA và một số tổ chức, chính phủ nước ngoài cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền là không đúng, theo cách hành xử cường quyền nước lớn, coi thường luật pháp quốc tế, can thiệp nội bộ nước khác!

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam vẫn đang nỗ lực triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Sự hội nhập sâu rộng cùng với việc chủ động tham gia, tích cực của Việt Nam vào diễn đàn quốc tế, nhất là tham gia vào các cơ chế quốc tế về nhân quyền đã đưa đến những cơ hội mới, tạo thế và lực để thực thi hiệu quả các quyền con người ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa