Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

PHAN BỘI CHÂU VÀ HỒ CHÍ MINH ĐỀU LÀ NGƯỜI CHÍNH DANH, ĐỀU ĐƯỢC LỊCH SỬ GHI NHẬN CÔNG LAO





Tôi sinh ra, lớn lên ở một vùng quê nghèo, hiện nay là sinh viên năm thứ hai của khoa Sử một trường đại học ở Hà Nội. Cha tôi là một cựu chiến binh còn mẹ tôi làm nghề buôn bán nhỏ. Không biết duyên cớ gì mà từ thuở bé, tôi đã rất thích tìm hiểu lịch sử dân tộc, đặc biệt ngững mộ những danh nhân được lịch sử ghi nhận, tôn vinh.
Phần vì yêu thích lịch sử, lại là chuyên ngành đang theo học nên tôi đọc khá nhiều bài viết về Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh qua nhiều nguồn khác nhau, thể hiện quan điểm của học giả Việt Nam và học giả nước ngoài. Tôi nhận thức được đây là hai con người tiêu biểu cho hai khuynh hướng cách mạng ở hai giai đoạn kế tiếp nhau trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, đây là hai con người sinh ra từ quê hương Nghệ An, đều ở huyện Nam Đàn, bên bờ sông Lam đậm chất văn hóa. Tuổi trẻ sinh viên như chúng tôi, không ai không biết về hai danh nhân tiêu biểu này. Họ đều kính nể và quý trọng công lao của Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc. Không chỉ có vậy, nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận và đánh giá cao về Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh với những bài viết, công trình nghiên cứu sâu sắc.
Nhưng tôi thật băn khoăn khi đọc bài viết “Phan Bội Châu so với Hồ Chí Minh: người chính danh, người giả danh” của Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao). Lúc đầu, tôi tò mò tìm xem có luận điểm nào mới so với các bài viết khác, nào ngờ, càng đọc, thấy tác giả càng nhầm lẫn giữa cái hiện tượng và cái bản chất, chưa hiểu biết lịch sử thấu đáo, hình như là cố tình hạ thấp vai trò, công lao của Hồ Chí Minh, qua đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Công bằng mà nói, các tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam đã công phu khảo sát, liệt kê nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử trong giai đoạn cách mạng dưới ngọn cờ của cụ Phan Bội Châu và những diễn biến trong hành trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Rất tiếc là bài viết có nhiều chi tiết sai lịch sử, thậm chí có chỗ “viết càn”.
Ngay một đoạn viết: “Năm 1904 cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Cùng thời với cụ có các cụ Lương Khải Siêu, Phan Chu Trinh, Cường Để, Huỳnh Thúc Kháng…”, bạn đọc dễ dàng nhận thấy có ít nhất 3 chi tiết chưa chính xác: (1) Năm 1904, Phan Bội Châu chưa sang Nhật, đang ở trong nước, thành lập Hội duy tân, tập hợp nhân sĩ để chuẩn bị thực hiện mục đích cách mạng. (2) Phong trào Đông du không phải theo kế hoạch của vua Nguyễn. (3) Lương Khải Siêu là nhà cải cách Trung Quốc, không phải là chí sĩ Việt Nam như tác giả liệt kê vào cùng với Phan Chu Trinh, Cường Để, huỳnh Thúc Kháng.
Thậm chí, các tác giả còn viết: “Những gì mà đảng csvn tuyên truyền về Nguyễn Tất Thành rằng ông ấy rời VN năm 1911 là để tìm đường cứu nước thực ra chỉ để thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Không biết các tác giả bài viết học hành đến đâu, nghiên cứu lịch sử như thế nào và sinh sống làm nghề gì ở đâu mà lại viết như vậy. Ai cũng biết, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 là mốc mở đầu cho chuỗi hoạt động đem lại kết quả to lớn cho cả dân tộc Việt Nam: thoát khỏi cảnh lầm tham, nô lệ, giành lại độc lập, tự do vào năm 1945.
Các tác giả còn nhầm lẫn khi viết: “Suốt thời gian hơn 30 năm (1911-1945) Nguyễn Tất Thành gọi là hoạt động đấu tranh chống sự đô hộ của Pháp nhằm giành độc lập cho Việt Nam, Nguyễn Tất Thành không một lần nào bước chân về Việt Nam để gọi là trực tiếp chiến đấu”. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị TW 8, vạch ra đường lối dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tháng 8/1942, Người đích thân đi Trùng Khánh (Trung Quốc) để vận động sức mạnh quốc tế ủng họ cách mạng Việt Nam, nhưng không may bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, mãi đến tháng 8/1944 mới trở về nước, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng 8/1945, soạn thảo và độc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Các tác giả nên nhớ, trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, để bảo đảm cho thắng lợi, thủ lĩnh phong trào không nhất thiết lộ diện!
Trong hoạt động cách mạng, vì lý do phải bí mật, nên việc thay đổi danh tính là chuyện tất yếu. Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn viết nhiều sách báo, nên dùng nhiều bút danh cũng là điều dễ hiểu. Cụ Phan Bội Châu lúc đầu có tên là Phan Văn San, có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam, còn có bút danh khác là Thị Hán...  Tại sao tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lại quy kết:tất cả những nhà đấu tranh đi giành lại đọc lập tự chủ cho Việt Nam đều dung chính danh của mình, nhưng Nguyễn Tất Thành thay tên đổi họ nhay thay xiêm đổi áo!”, “Với tên Việt giả danh, Nguyễn Tất Thành cố ý quên đi các tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, dùng những tên với thâm ý tự tâng bốc cá nhân...” ? Và sao lại lý giải một cách vu vơ rằng: Nguyễn Tất Thành không muốn dòng họ Nguyễn của mình tại Nghệ An bị người đời nguyền rủa vì việc làm tán tận lương tâm của mình, gây chết chóc cho hàng triệu người dân vô tội, bán đứng tổ quốc..., đẩy cả dân tộc vô gông cùm cộng sản, khiến cả nước lâm vào cảnh diệt vong.
Đoạn viết đó càng lộ rõ nhận thức và ý đồ xuyên tạc, bôi nhọ Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam. Cả Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, đều được lịch sử ghi nhận công lao, đóng góp; người đương thời và hậu thế đều ngiêng mình kính nể. Vì vậy, khi ai đó bàn luận về các danh nhân này, cần phải cẩn trọng, đòi hỏi có hiểu biết tầm cỡ, nhân cách đàng hoàng, biết phân biệt đúng - sai, khen  - chê khách quan và công tâm. Chớ nên “viết càn” dễ làm cho người đọc không chỉ hiểu sai lịch sử mà còn có thể khinh bỉ người viết. Tôi mạo muội nhắn nhủ rằng, trước khi đặt bút viết, xin tác giả Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam hãy nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh rằng: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”!
@Nguyễn Tiến Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét