Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Có phải giáo dục cộng sản tạo nên những tên trộm cướp và gian trá?



Huỳnh Hữu Trí,
Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Gần chục năm nay tôi mới có dịp trở về đón tết cổ truyền ở Việt Nam. Nhìn đất nước đổi thay, tôi cũng mừng nhưng vẫn xen lẫn nỗi buồn. Vui vì cuộc sống dân làng khắm khá lên, nhà tầng, xe hơi chạy vi vu, hội hè đình đám liên hoan chúc tụng râm ran. Buồn là vì thấy quê hương còn những nhược điểm khó và chậm thay đổi: nào là xả rác tùm lum; rượu chè say xỉn vẫn còn, chửi mắng nhau nặng lời; xảy ra nhiều vụ cướp dật, chém giết; tai nạn giao thông chết nhiều người.
Đặc biệt xấu hổ là có người Việt Nam đi ra nước ngoài lại nảy lòng tham sinh ra trộm cắp, làm cho bạn bè quốc tế xem thường, khinh bỉ. Ví dụ du học sinh Việt Nam trộm cắp bị cảnh sát tỉnh Osaka, Nhật Bản bắt giữ ngày 5/4/2017; có người Việt đến nước Đức cũng ăn cắp một số đồ đạc ngày 11/12/2018; gần đây là 154 người Việt nuos danh nghĩa du lịch đến Đài Loan rồi biến mất tháng 12/2018 để đi làm ăn chui.
Trước những vụ việc xẩy ra như vậy, một số người đã đi tìm căn nguyên. Người thì cho rằng vì cách giáo dục gia đình tốt, pháp luật chưa đủ nghiêm minh để răn đe, ngăn chặn và xử tội; cha mẹ chưa thực sự nêu gương. Người lại cho là vì thế hệ trẻ Việt Nam được nuông chiều quá mức, lêu lổng, thích đua đòi, ăn chơi, lười lao động. Có người lại cho đó là kết quả của nền giáo dục cộng sản.
Tiêu biểu là Nguyễn Lương Tuyền có bài viết đăng ở tạp chí danlambao, đưa ra lý lẽ, so sánh nền giáo dục của chế độ Việt Nam cộng hòa và giáo dục của VN XHCN. Tác giả cho rằng: “Lý thuyết Cộng Sản, triết lý Mác - Lênin và nhất là nền giáo dục cộng sản đã làm hư hỏng con người. Giáo Dục của CSVN chỉ đào tạo ra những tên ăn cắp, ăn cướp và gian trá. Họ ăn cắp tại khắp mọi nơi, từ trong nước ra tới nước ngoài. Tại khắp mọi , người Việt đến từ Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa trở nên nổi tiếng vì hay ăn cắp. Chưa bao giờ quê hương lại có nhiều người nói dối, ăn cắp như trong suốt thời kỳ bị CS cai trị và cho đến bây giờ”.
Ù, cũng phải nhìn nhận cho khách quan. Thật lòng mà nói, không phải vì tôi chê nền giáo dục cộng sản nên bênh vực cho tác giả  Nguyễn Lương Truyền. Nhưng nhiều người có cùng đánh giá: giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay có quá nhiều vấn đề: nào thì là sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch; nào thì là đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tràn lan và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu xong thì bị khai tử (xếp xó); nào thì là thầy lạm dụng tình dục trò - trò đánh thầy; không hiếm thấy tiêu cực trong nhà trường, xin điểm, sửa học bạ, chạy trường chuyên lớp chọn... An ninh xã hội xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp - giết người hàng loạt là nỗi ám ảnh trong mỗi người Việt.
Một khi mà sự học không quy cũ, nền nếp; giáo dục lổm cổm chạy theo đồng tiền thì khó lòng đào tạo nên những con người tốt về nhân cách. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng tôi nghĩ không đến mức như tác giả Nguyễn Lương Truyền đổ lỗi hoàn toàn việc ăn trộm ở nước ngoài là bản chất giáo dục cộng sản; tác giả đã rất chủ quan khi quy kết “khắp mọi nơi trên thế giới đều cảnh giác lo sợ người Việt trộm cắp”.
Nếu nói đến giáo dục cộng sản phải tính từ năm 1945 - khi nước Việt Nam được ông Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập đến nay. Cả thời kỳ dài, cộng sản đào tạo, giao dục ra nhiều con người kiên trung, bản lĩnh, làm nên nhiều việc to lớn. Đó chính là cốt gốc tạo ra những con người gan dạ hy sinh đánh thắng Pháp và Mỹ, xô dạt luôn những người theo Việt Nam cộng hòa. Hơn nữa, người nhiều nước trên thế giới cũng trộm cắp ở nước ngoài, họ có phải được giáo dục cộng sản đâu?
Cũng phải thừa nhận là mấy năm đầu dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm có chú trọng về giáo dục, đào tạo; trước năm 1975, có gửi nhiều người du học tại các nước tiến bộ. Nhưng rồi chúng ta cũng chưa có mấy người nổi danh. Trong khi tác giả Nguyễn Lương Truyền lại hết lời ca ngợi chế đọ giáo dục của Việt Nam cộng hòa, phủ nhận sạch trơn nền giáo dục cộng sản, vội vàng kết luận “Giáo Dục của CSVN chỉ đào tạo ra những tên ăn cắp, ăn cướp và gian trá. Từ Hồ Chí Minh trở xuống, đều là những tên bịp bợm, lường gạt, ăn cắp, ăn cướp. Chúng đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân 1946-1954”.
Đọc đoạn viết này, tôi thấy hình như tác giả không am hiểu lịch sử Việt Nam cho lắm. Cá nhân tôi cho rằng, không biết thì không nên nói. Biết chưa rõ thì phải nghiên cứu thêm. Không nên vội kết luận. Tôi tuy kiến thức lịch sử dân tộc không nhiều, nhưng tôi biết rõ trong giai đoạn 1946-1954, làm gì có chuyện “Hồ Chí Minh cướp công kháng chiến chống Pháp”. Khi đó ông Hồ Chí Minh tổ chức nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai để giành lại độc lập, tức là đang cố gắng bảo vệ công lao cách mạng của nhân dân đã giành được từ năm 1945. Sau đó, cũng vì mục tiêu có đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, không chịu khuất phục đế quốc nào thì mới phải đánh đuổi Mỹ xâm lược, chứ đâu có đi xâm chiếm miền Nam như tác giả viết ra.
Trộm cắp là một thói xấu, thường tồn tại trong dân gian. Dù ít dù nhiều, mức độ nặng nhẹ, diễn ra nhiều hay ít, nhưng đất nước nào cũng có thói xấu đó. Chúng ta là người Việt Nam, dù sinh sống ở đâu trên trái đất này cũng nên và phải nên góp phần bảo vệ, làm đẹp thêm cho đất nước. Do đó, khi viết về đất nước, nên với tinh thần xây dựng, tôn trọng lịch sử, bảo vệ giá trị văn hóa tốt đẹp. Không nên nhìn một phía, sinh ra bài viết của mình dễ đẩy người đọc đi đến tiêu cực, phản bội lại đất nước mình. Đó là lẽ thường mà mỗi con người cần phải hướng tới. Đúng không tác giả Nguyễn Lương Tuyền?

.



1 nhận xét:

  1. Trộm cắp là một thói xấu, thường tồn tại trong dân gian. Dù ít dù nhiều, mức độ nặng nhẹ, diễn ra nhiều hay ít, nhưng đất nước nào cũng có thói xấu đó. Chúng ta là người Việt Nam, dù sinh sống ở đâu trên trái đất này cũng nên và phải nên góp phần bảo vệ, làm đẹp thêm cho đất nước. Do đó, khi viết về đất nước, nên với tinh thần xây dựng, tôn trọng lịch sử, bảo vệ giá trị văn hóa tốt đẹp. Không nên nhìn một phía, sinh ra bài viết của mình dễ đẩy người đọc đi đến tiêu cực, phản bội lại đất nước mình. Đó là lẽ thường mà mỗi con người cần phải hướng tới. Đúng không tác giả Nguyễn Lương Tuyền?

    Trả lờiXóa