Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Việt Nam đang có bước đi vững chắc về nhân quyền

QĐND - Tự nhận mình là một người Việt Nam yêu nước đơn thuần, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội Việt Nam Cộng hòa trước đây Nguyễn Ngọc Lập gần đây đã có những phát biểu gây chú ý bởi lập trường cởi mở, thẳng thắn...
Từ Mỹ, chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Lập cho rằng: “Việt Nam đang có các bước đi chắc chắn nhằm cải thiện và đảm bảo các quyền của công dân mà vẫn đề cao cảnh giác nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, là hoàn toàn phù hợp”. Không đồng tình với một số nhìn nhận không khách quan của giới quan sát nhân quyền về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, ông nói: “Giới quan sát nhân quyền giống như gà mái đẻ tìm ổ trong khi ổ rơm ngay trước mặt”.
- Ông có thể cho biết từ đâu và vì những lý do nào đã khiến ông có những thay đổi và có cách nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề hòa giải dân tộc cũng như tình hình trong nước như hiện nay?
Tôi còn nhớ khi đó, ông Sơn đã nói rằng, “Thôi anh Lập ơi, chiến tranh cũng qua lâu rồi. Mình là người Việt Namcả. Tôi cũng thấy anh là người có tấm lòng yêu nước qua các phát biểu. Tết này mời anh về Hà Nội rồi tới nhà riêng của tôi uống rượu”. Khi đó tôi đã không thể tin nổi vào tai mình vì là bạn thì mới mời nhau rượu.- Tôi kính trọng những người yêu nước đã xây dựng và hồi phục đất nước từ đống đổ nát bởi sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, khi ông sang Mỹ năm 2012, quả thực đã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều. Sự chân thành, thẳng thắn của ông Sơn, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có trình độ, đã gây cho tôi ấn tượng mạnh. Cuộc gặp đã tạo cho tôi mối thiện cảm đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với chính sách đại đoàn kết dân tộc và nỗ lực thúc đẩy hòa hợp, hòa giải dân tộc.
- Vậy ông đánh giá thế nào trước xu thế tích cực tiếp cận cộng đồng từ trong nước hiện nay và thực tế cách nhìn nhận cực đoan của nhiều người trong cộng đồng hiện nay cũng đang dần có sự thay đổi?
- Câu trả lời rất đơn giản. Không phải là nhìn mà là cách nhìn. Không nên nhìn vào quá khứ để soi mói, hận thù nhau mà hãy nhìn vào tương lai để hòa giải, tha thứ và xây dựng. Chúng ta đều là người ViệtNam, mang chung dòng máu Lạc - Hồng. Vả lại, khi xu thế hòa bình mạnh, xu thế thù hận tất phải yếu đi.
- Nhưng trên thực tế, sau nhiều chục năm kể từ ngày thống nhất đất nước, hòa hợp, hòa giải dân tộc vẫn còn là một vấn đề cần giải quyết, theo ông vì sao lại như vậy?
- Hòa giải phải vượt qua chính mình. Muốn hòa giải, trước tiên phải hóa giải hiểu lầm và trên cơ sở tôn trọng nhau. Hòa hợp hòa giải dân tộc là một chính sách đã rõ ràng thì nên được thực hiện một cách thống nhất từ trên xuống dưới.
Chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc dựa trên chính nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa trên chính nghĩa yêu nước nên thành công khi đã đoàn kết được toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến cứu nước. Hôm nay Việt Nam trong thời bình, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế cũng phải dựa vào lòng yêu nước. Được như vậy không lo gì sẽ không thành công trong việc đoàn kết được những người Việt yêu nước bên trong và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Từng là người trong cuộc, ông suy nghĩ thế nào về việc bộ phận chống đối cực đoan trong cộng đồng vẫn dựa vào những chiêu bài cũ là dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, để chống phá Nhà nước Việt Nam và gần đây nhất là vấn đề gìn giữ hải đảo, biên giới, lãnh thổ?
- “Tự do, dân chủ, nhân quyền” là những danh từ trừu tượng, không ăn uống được. “Cơm áo” mới là danh từ cụ thể. ở đây phải phân biệt được thế nào là đấu tranh vì yêu nước và “đấu tranh vì dịch vụ”. Đấu tranh vì yêu nước là đấu tranh có ý thức, có cân nhắc. Nhưng dựa vào chiêu bài chống cộng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do để đả phá cá nhân, triệt hạ kinh tế người khác như các phần tử chống đối cực đoan ở cộng đồng hiện nay vẫn làm, thì việc dùng chiêu bài đó cũng như một “dịch vụ” vì miếng cơm, manh áo mà thôi.
Chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do chỉ là âm mưu của một bộ phận những người ích kỷ, trí trá. Rất nhiều đài phát thanh, truyền hình tuyên truyền không chính xác về trong nước do các ông “cổ cồn” cà vạt tự mở ra và tự đóng cửa tại hải ngoại, vì không thể tồn tại. Khán giả, thính giả khôn ngoan và tỉnh táo lắm chứ.
Người dân ở Việt Nam suy nghĩ như thế nào và thực sự được thụ hưởng những gì mới là quan trọng, hơn cả những đánh giá từ bên ngoài. Những thành tựu phát triển của Việt Nam được cả thế giới công nhận, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt và thành tựu xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đang dẫn đầu thế giới. Việt Nam đang có các bước đi chắc chắn nhằm cải thiện và đảm bảo các quyền của công dân mà vẫn đề cao cảnh giác nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, là hoàn toàn phù hợp. Giới quan sát nhân quyền giống như gà mái đẻ tìm ổ trong khi ổ rơm trước mặt.
- Được biết ông đã tới xem cuộc triển lãm “Trường Sa trong mắt chúng tôi” do anh Etcetera Nguyễn của Vietweekly mở ra sau chuyến tác nghiệp thực tế ở Trường Sa. Trong khi đó nhiều người chống cộng cực đoan đã không dám tới xem triển lãm này vì họ sợ đối diện với sự thật. Triển lãm đã để lại cho ông những ấn tượng như thế nào?
- Ấn tượng lớn nhất đối với tôi tại cuộc triển lãm này chính là hình ảnh của rất nhiều tôn giáo khác nhau đã tham gia để tưởng niệm, cầu nguyện cho những người đã đổ máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Có đủ các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Hòa hảo, Hồi giáo, Tin lành đã tham gia tế lễ tại lễ cầu siêu. Hình ảnh thực tế này chứng tỏ Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo, để mọi người thoải mái tưởng niệm theo tín ngưỡng của mình, theo những phương cách đa dạng, hoàn toàn khác nhau. Điều đó rất đúng với những quy định về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng trong Hiến pháp mới được thông qua của Việt Nam.
Cuộc triển lãm đã cho chúng tôi thấy được những nỗ lực gìn giữ chủ quyền biển đảo của chính quyền Việt Nam. Nó cũng cho chúng tôi thấy rằng, việc đó cần phải có rất nhiều sức mạnh nên càng cần sự đoàn kết, đóng góp sức mạnh từ hải ngoại. Cần thấy rằng, thiện chí yêu nước của Đảng Cộng Sản ViệtNam muốn gìn giữ chủ quyền biển đảo mà vẫn bảo đảm hòa bình, không để đất nước xảy ra chiến tranh. Vì người ngã xuống đầu tiên sẽ là những người dân nghèo và những chiến sĩ ở Trường Sa. Vậy không có lý gì để người trong nước và hải ngoại không thể hòa giải, đoàn kết lại vì mục tiêu chung của dân tộc.
- Ông từng phát biểu rằng, muốn khuyên con cái khi nào học thành tài thì phải trở về quê hương đóng góp xây dựng đất nước chứ không ở lại Mỹ sống hưởng thụ. Vì sao ông lại có ý muốn này và ông có ý định sẽ quay trở lại Việt Nam hay không? Nếu có thì đó là khi nào ông sẽ thực hiện điều này, thưa ông?
- Tôi luôn giáo dục con cái mình đâu là cội nguồn. Con tôi hiện đang học đại học Mỹ nhưng nói thành thạo tiếng Việt, không giống như nhiều bạn trẻ gốc Việt bên đó. Vợ và con tôi đang tham gia các lớp dạy tiếng Việt tình nguyện ở cộng đồng. Vợ và con tôi đã được Đức cha Mai Thanh Lương, Giám đốc Trung tâm Công giáo ở cộng đồng ngỏ ý muốn họ về Việt Nam dạy cho trẻ em để bổ túc chuyên môn dạy tiếng Việt.
Về phần tôi, tôi sẵn sàng trở về vào một dịp thích hợp, khi các con tôi đã hoàn tất việc học hành và tôi tròn nghĩa vụ người cha. ở Mỹ hay đi bất kỳ đâu, chỉ nghe được giọng nói Hà Nội thôi cũng làm chúng tôi rất nhớ quê hương.
- Xin cảm ơn ông!


XUÂN PHONG (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét