Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Phải chăng yêu nước bằng những lời nói “lấy được”?


@ Trung Thành
Ở độ tuổi xưa nay hiếm, ngoài chuyện thường ngày quây quần cùng con cháu, nghe đài, đọc báo, nhất là tìm đọc thông tin trên mạng là sở thích vốn có của một người già như tôi. Phải nói thông tin trên mạng thật đa dạng và phong phú đủ thứ chuyện đông tây kim cổ có cả. Nhưng một điều thường làm tôi phiền lòng và day dứt từ những bài viết của các tác giả “có nghề” dùng ngòi bút để châm chọc “lên án” xã hội với góc nhìn u tối, thiếu tính xây dựng. Thực ra tôi cũng không muốn viết hay  “bới móc” làm gì mà chỉ biết rằng với trách nhiệm là một công dân đang được thừa hưởng niềm vui hạnh phúc thật lớn lao cùng dân tộc hiện nay để viết ra đôi dòng suy nghĩ trao đổi về bài viết có tựa đề “Vinh danh anh thư Việt Nam” của tác giả có bút danh Cánh dù lộng gió & Năm xích lô (Danlambao) để tham góp cùng mọi người có cái nhìn thật khách quan công tâm về bài viết ấy.
Thoạt đầu tiếp cận bài viết người đọc cảm giác như đang được tiếp cận với  một vấn đề lớn lao nào đó mà xã hội quan tâm. Nhưng thật ẩn ý và ngụy tạo “tài tình” của kẻ kinh nghiệm trong nghề xiên xeo “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, thiếu khách quan để đưa ra lời khẳng định nhiều ẩn ý rằng “Chuyện "quốc gia đại sự" không là riêng ai, tất cả công dân đều có trách nhiệm chung vai gánh sức để xây dựng và bảo vệ đất nước. Bạn sẽ suy nghĩ sao khi NCQ không cho bạn nói, xin thưa khi bạn chỉ mới nói lên quan điểm bảo vệ đất nước, môi trường,... đã bị qui ghép vào những điều khoản bậy bạ trước khi "tòa công khai" tuyên bố. Vậy bạn thực sự có chủ quyền trên đất nước này? Công dân nào chứng minh là mình có chủ quyền trên mảnh đất đang hiện hữu kể cả đảng viên CS?”. Đúng là bậy hết chỗ nói, chính quyền nào không cho dân nói chứ. Quan trọng là chúng ta nói thế nào? tiếng nói ấy có góp phần xây dựng quê hương, đất nước hay không? Tất cả phụ thuộc vào hành động của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta góp tiếng nói lên án, đấu tranh với lối sống lệch chuẩn, thiếu văn hóa luôn được xã hội ủng hộ và quan tâm như: Nạn tham nhũng, lãng phí của một cán bộ có chức, có quyền, hay tệ nạn nghiện ngập ma tuý, đối tượng buôn lậu, những kẻ kiếm sống, làm giàu bằng bạo lực, giết người cướp của… Thực ra sư tha hóa này chủ yếu tha hóa về giá trị sống, lý tưởng sống để thỏa mãn lối sống bản năng tầm thường. Nhưng sự nguy hại hơn tất thảy phải kể đến những đối tượng đã bị tha hóa về lý tưởng, giao động lập trường tư tưởng về chủ nghĩa xã hội; mất niềm tin ở chủ nghĩa xã hội, ở Đảng và chế độ ta; một chiều ca ngợi chủ nghĩa tư bản, tô hồng con đường cải lương "xã hội dân chủ"… Phải công nhận rằng tác giả là một người đi đầu trong số đó. Xin thưa rằng, những con người này thường quá ư sùng bái cái tôi, tự họ gây tổn thương năng nề về não bộ, dẫn đến thần kinh không ổn định, tạo nên sự lệch chuẩn nhân cách, khủng hoảng nhân cách, đối tượng này muốn phục hồi trở lại làm người cũng rất khó khăn. Nếu chúng ta không ngăn chặn họ kịp thời, họ sẽ làm hoen ố xã hội. Bởi vì họ kiếm tiền bằng bất cứ giá nào, hễ lợi nhuận cao là lao vào như con thiêu thân, không tiếc lời xằng bậy rằng “Hãy nói những gì gần gũi nhất mà người dân hôm nay đang ưu tư, từ đó bạn sẽ được cảm tình và hướng dẫn họ nhập cuộc vào đấu tranh chung của dân tộc. Chúng ta hãy suy nghĩ để nhận rõ vấn đề. Không phải đảng cs mạnh mà do chúng ta yếu. Đó là thực tế nếu bạn mong muốn thay đổi thể chế”. Đúng là ngược đời hết chỗ nói, dân tộc này đang được thừa hưởng niềm vui trọn vẹn khi được sống trong một đất nước thanh bình, ổn định chính trị, kinh tế ngày một phát triển; được tự do trong cuộc sống sáng tạo góp sức xây dựng đất nước chả nhẽ lại lên tiếng đấu tranh với Đảng, chính quyền đang mang lại cho họ cuộc sống ấy.Thử hỏi ai thèm làm những chuyện xằng bậy như tác giả. Đúng như câu ngạn ngữ xưa “Sảy chân, gượng lại còn vừa, Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ”. Những người dân có lương tâm và hiểu lẽ phải  không thể đồng tình với lối sống thực dụng của tác giả và một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Nó là căn bệnh của một cuộc sống buông thả, thờ ơ và có những hành xử thô bạo, làm trái luân thường, đạo lý. Đối với họ những giá trị đạo đức, nhân cách, hay tâm hồn chỉ là một màng tơ mỏng manh mà cái được họ coi trọng và chú tâm đó là “lợi ích”, những thứ mà họ có thể đong đếm tính toán được bằng tiền bạc, vật chất nhằm thỏa mãn bản thân. Họ sẵn sàng chà đạp lên tất cả để kiếm tiền, coi thường pháp luật, không coi trọng văn hóa truyền thống của cha ông để hiến thân cho quỷ dữ, phản bội lại chính quốc gia, dân tộc mình một cách mù quáng  chỉ vì để thỏa mãn một lối sống hưởng thụ, hưởng lạc quá mức của họ. Hậu quả của lối sống thực dụng ấy để lại khiến bao người phải ngao ngán bởi nó đã làm tha hóa con người, ảnh hưởng tới xã hội và tương lai của đất nước…
Thưa các bạn, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước trong mỗi chúng ta. Nó không phải là những gì quá to tát hay cần phải phô trương mới là yêu nước, mà là những việc bình dị hằng ngày, ai cũng có thể làm được để thể hiện lòng yêu nước như: Chăm chỉ học tập, lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng; làm việc trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc; thể hiện ở những hành động “sống đẹp, sống có ích”; gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng... mỗi việc làm đó đã thể hiện lòng yêu nước trong mỗi chúng ta... Khi đó bạn sẽ cảm thấy từng phút, từng giờ đáng để trân trọng thì làm sao có thể bị cám dỗ bởi những lối sống ích kỉ, tầm thường đó. Mỗi chúng ta hãy tự rút ra cho mình bài học nhận thức rồi hãy hành động. Phải đấu tranh với chính bản thân mình để loại trừ lối sống thực dụng vô lối. Hãy hành động tích cực, hãy chủ động tìm và nắm bắt cơ hội, hãy hướng tới tương lai tốt đẹp cho chính mình, cộng đồng và xã hội. Theo lẽ thường, một tình yêu nếu không chứa đựng sự tự hào chân chính, sẽ mang tính bột phát, cảm tính, và khó trường tồn. Tình yêu đất nước cũng không ngoại lệ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét