Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

PHONG TRÀO CHỐNG CỘNG VIỆT NAM ĐANG THAY ĐỔI THEO HƯỚNG NÀO? (phần 1)


Những tổ chức, hội đoàn tư xưng là thuộc “phong trào dân chủ Việt Nam” đều tuyên bố rằng mình đang tiêu tiền ngoại bang để tạo ra sự thay đổi cho đất nước. Vậy phong trào này đang thay đổi ra sao? Nếu nó thay đổi theo hướng tiến bộ, người ta còn có thể tạm tin vào tuyên bố này. Nhưng nếu phong trào ngày càng thoái hóa đi, thì hiển nhiên nó không có tư cách nói về sự thay đổi và không nên động tay vào tiến trình thay đổi của đất nước. Ốc không mang nổi mình ốc thì đừng nên gánh việc thiên hạ.
Trong thực tế, dưới đây là những hướng thay đổi đang tiếp diễn một cách bền vững trong phong trào chống Cộng Việt Nam:
1. Thế hệ tôn thờ lí tưởng biến mất, thế hệ tôn thờ tiền bạc, danh tiếng lên ngôi
Thế hệ tôn thờ lí tưởng của phong trào chống Cộng Việt Nam đã khép lại khi Mẹ Nấm Gấu, nhân vật cuối cùng còn chút lí tưởng trong phong trào, hết thời và bị bán đứng. Lúc này, phong trào hoàn toàn nằm trong tay những cái mồm chỉ mở ra vì tiền và tiếng tăm. Nếu nhóm Cây xanh Hà Nội không trở thành một trường đào tạo viết hồ sơ xin tiền, trung tâm môi giới tiền tài trợ và đường đến sứ quán, liệu có còn một “thanh niên dân chủ” nào sót lại bên cạnh Đoan Trang không? Câu hỏi thừa: Thảo Gạo đã bỏ dở ngay khi một lực lượng bên ngoài cho cô ta cơ hội đạt được địa vị và tiếng tăm ngang bằng với Trang sau vài năm phấn đấu. Nếu không có tiền và lệnh của Hội Thánh, liệu có giáo dân nào đi biểu tình trong vụ cá chết không? Và nếu không đạt chỉ tiêu bán hàng chính trị đa cấp để tạo ảo tưởng cho mỗi thành viên về tầm ảnh hưởng vĩ đại của mình, liệu nhóm Bạn Tương Tri của Nguyễn Tiến Trung có còn tồn tại?
Tôi thách những nhà chống Cộng chủ chốt còn sót lại, dù là ở nước ngoài và không bị đe dọa bởi an ninh, dám bạch hóa tài chính. Chắc chắn họ không dám, bởi nếu làm vậy, họ sẽ gây thất vọng ghê gớm cho đám đông nhẹ dạ đang tin nghe theo.
Giải Nhân quyền năm nay là cột mốc hiện rõ đã thoái hóa của phong trào chống Cộng, từ những người thờ lí tưởng thành những người thờ tiền. Trong khi giải thưởng của mọi năm trước đều được trao cho những nhân vật cộm cán vừa có ít nhiều thực quyền, vừa có tiếng trên truyền thông, thì giải năm nay lại chỉ được trao cho những con tốt mà có hay không tồn tại cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm. Như phân tích của bài trước, rõ ràng giờ đây, chỉ còn những con tốt trong phong trào tỏ ra trung thành với lí tưởng nhân quyền, còn các nhân vật có tí tiếng, tí miếng đều đã chuyển sang trung thành với thứ khác.
2. Phong trào ngày càng tập trung về mặt quyền lực
So với những năm trước, số vụ tranh chấp tiền, quyền công khai trong phong trào chống Cộng năm nay đã giảm hẳn. Tuy vậy, đừng nghĩ thay đổi này xuất phát từ việc những người chống Cộng đã trở nên tử tế hơn. Trong thực tế, vẫn có những sự vụ thể hiện từng làn sóng đấu đá ngầm, như cuộc tranh giành nhân lực khiến Thảo Gạo bỏ Đoan Trang theo Trịnh Hội, hay tiến trình bán đứng Mẹ Nấm Gấu, khiến 10 000 đô tiền tài trợ của Vũ Đông Hà được sang tên. Nói cách khác, tranh tiền đoạt quyền với đồng chí, đồng đảng vẫn là một công tác hàng ngày của các nhà chống Cộng lớn ở Việt Nam. Có điều cuộc xâu xé này đang được tiến hành ngày một tàn khốc hơn, tập trung hơn, ngầm ẩn hơn, như một kết quả của tiến trình mà quyền lực trong phong trào chống Cộng Việt Nam được tập trung hóa. Giờ đây, cuộc tranh chấp diễn ra giữa những sứ quân cát cứ - mà tất cả đều có sẵn cả dòng tiền, danh tiếng lẫn mối quan hệ với nước ngoài, thay vì giữa những cá nhân lẻ tẻ, và nhiều khi vô danh tiểu tốt như trước đây. Những nhân vật không có đủ tố chất để diễn xuất như một “nhà hoạt động” chuyên nghiệp và làm hàng trước mắt phương Tây cũng đã bị gạt hẳn khỏi cuộc tranh chấp.
Chi tiết này thể hiện một thực tế quan trọng. Đó là khi quyền lực trong phong trào chống Cộng ngày càng được tập trung, nó cũng ngày càng rơi vào tay các nhà tài trợ phương Tây, và rời xa tầm tay người Việt. Nói cách khác, cuộc tranh chấp quyền lực trong phong trào chống Cộng Việt Nam đã trở thành cuộc thi lấy lòng các nhà tài trợ ngoại quốc.

2 nhận xét:

  1. Trong thực tế, các nhà chống Cộng đã bán tính chính danh của mình để lấy những lớp vỏ bọc cho họ sự an toàn. Chẳng hạn, nhóm Đoan Trang mạo danh bảo vệ môi trường, Phạm Chí Dũng mạo danh báo chí khách quan, độc lập, Phạm Lê Vương Các và Trịnh Hữu Long mạo danh luật gia, trong khi nói trắng ra thì tất cả số người này chỉ đang lợi dụng vấn đề môi trường, báo chí và luật pháp để chống Cộng. Dù sao thế vẫn chưa bệnh hoạn bằng nhóm No-U, đoàn người tạp nham chống Cộng nhân danh… bóng đá.

    Trả lờiXóa
  2. Việc cánh chống Cộng trong nước từ bỏ tính chính danh của mình cũng là điều dễ hiểu. Trước hết, phải khẳng định rằng ngay từ đầu, đã chỉ có rất ít những người chống Cộng có đủ phẩm chất để xứng đáng với các danh tính đó. Thiểu số đó giờ đã chết, qui ẩn hoặc biến chất. Số “nhà hoạt động” còn sót lại, những người hoặc không hiểu dân chủ, nhân quyền là gì, hoặc chỉ muốn lợi dụng những từ ngữ này để kiếm chác tiền, quyền và danh tiếng, bán đứng thứ chính danh mà họ không có tư cách giữ, và cũng không thể giữ cũng là lẽ đương nhiên.

    Trả lờiXóa