Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

CÓ PHẢI TRƯƠNG VĨNH KÝ BỊ OAN?




          Vừa qua trên dư luận ồn ào về chuyện ra mắt cuốn sách “Petrus Ký - nỗi oan thế kỷ” của Nguyễn Đình Đầu. Vậy Pterus Ký là ai và tại sao Nguyễn Đình Đầu lại viết cuốn sách trên nhằm minh oan cho cái gọi là “nỗi oan thế kỷ” của Pterus Ký? Lần lại lịch sử, Pterus Ký tên thật là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), quê ở tỉnh Vĩnh Long. Wikipedia tiếng Việt trên Google, đã chỉ rõ cả cuộc đời, kể cả sau khi quan thầy Paul Bert chết, Trương Vĩnh Ký có mục đích duy nhất là cung cúc, tận tụy phục vụ cho chính sách đô hộ Việt Nam của thực dân Pháp. Chính Trương Vĩnh Ký, năm 1859 là người viết thư cho Trung tá Hải quân Jean Bernard Jaureguiberry, kêu gọi quân Pháp “nhanh chóng đánh đuổi quân nhà Nguyễn” để hỗ trợ các tín hữu Ki-tô giáo tại Việt Nam. Đặc biệt giai đoạn từ  1860- 1870, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn, được Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry. Năm 1862, Trương Vĩnh Ký vao dạy học ở trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) do thực dân Pháp thành lập và sau đó theo sứ thần Simo ra Huế bàn việc nghị hòa. Nhà Nguyễn phải chịu mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, điều này khiến nhiều người Việt căm phẫn và chỉ trích Pétrus Ký vì ông đã giúp Pháp thương thảo hiệp ước này,… Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Sứ thần này đã xin Chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Pétrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn. Năm 1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục. Năm 1877, Ký trở thành và là hội viên duy nhất, đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn. Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie). Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ. Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương An Nam không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là đám phiến loạn không hiểu thời cuộc. Trương Vĩnh Ký cho rằng: tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp và đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Đồng thời cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa và tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó, và người Pháp với tư cách là chủ nhân, cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.
Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách... Cuối đoeì, mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ. Năm 1887, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889). Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong hoàn cảnh buồn bã, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898”.
Như vậy, cả cuộc đời của Trương Vĩnh Ký và theo Pháp, phục vụ cho mưu đồ đô hộ, đồng hóa dân tộc Việt Nam. Trương Vĩnh Ký chính là kẻ đã phản bội lại lợi ích độc lập, tư do, thống của dân tộc Việt Nam. Một con người như thế, không thể: “Tuy hợp tác với Pháp nhưng vẫn giữ tinh thần quốc gia, tức tinh thần yêu nước, lúc đó là trung thân, ái quốc. Vì thấm nhuần tinh thần Thiên Chúa Giáo và tây phương nên thấm đẫm tinh thần dân chủ, nhưng vẫn giữ được cốt cách Việt Nam”(!) Thế mà có những kẻ âm mưu “sơn phết” hòng chứng minh rằng Trương Vĩnh Ký yêu nước. Và rồi khi cuốn sách của Nguyễn Đình Đầu bị đình lại,  thì Tuấn Khanh lại cho rằng đó là vì “ai đó” đã “ra lệnh miệng”, hay nhưng cá nhân như: Chu Hảo, Nguyễn Nhã,... lại lên án việc một số người “kiên trì bài bác đến mức thóa mạ Trương Vĩnh Ký”.
Việc cấm ra mắt, xuất bát bản cuốn sách nói trên của Nguyễn Đình Đầu là hoàn toàn chính xác, góp phần gữi gìn sự thật lịch sử, bầu không khí văn hóa lành mạnh của nước nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét