Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Sao mà phịa chuyện tài đến vậy?




                                          @     Hoàng Long
            Đã hơn hai chục năm nay được nghỉ hưu nên cũng an nhàn, con cái có “yên bề gia thất”, cháu chắt chăm ngoan và chuyên cần học hành nên thấy cũng mãn nguyện của cuộc sống về già như tôi. Thú thực anh con nào cũng có cơ ngời đàng hoàng, vậy nên với tuổi già xưa nay hiếm ngoài việc xum vầy cùng con cháu, rỗi rãi thường ngồi trò chuyện cùng mấy ông bạn già trong khu phố. Thực tình hôm nào không ngồi được với nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện thấy nhơ nhớ. Khi nghe mấy anh “phát thanh viên” này bình luận, cũng nhiều thông tin mới và hay đáo để. Không ai bảo ai nhưng được cái anh nào cũng chịu khó sưu tầm, đua ngầm trong nhóm vậy. Quan tâm nhất có lẽ phải kể đến vấn đề tham nhũng, rồi việc xử lý cán bộ, rôm rả nhất có lẽ tập trung vào việc Hội nghị Trung ương 6 quyết định xử lý kỷ luật đối với Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh... có thể nói đa dạng và phong phú, xem ra anh nào không chịu đọc cũng thấy sốt ruột vì kém cạnh. Thú thực với các bạn, tôi cũng bị cuốn theo vòng xoáy đó, có lúc mải mê quên cả ăn làm cho bà lão nhà tôi phải nhắc hoài…Mấy ngày qua trên cộng đồng mạng lại đang bàn tán xôn xao về những phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc  trả lời phỏng vấn đài RFI về bộ phim “The Vietnam War”.
Tôi sinh ra cùng thời Nguyên Ngọc, từng là người lính trải qua thời kỳ chiến tranh ác liệt với bao huy sinh mất mát của dân tộc, tội ác của giặc Mỹ và bè lũ tay sai Ngụy quân, Ngụy quyền gây ra với đồng bào miền Nam và cả miền Bắc, di chứng chiến tranh ở khắp nới trên đất nước Việt Nam... phải nói rằng không chỉ có dân tộc VN, các dân tộc khác trên thế giới không ai mong muốn chiến tranh. Họ chỉ cầm súng khi quan thù xâm lăng biên cương, bờ cõi của Tổ quốc thân yêu, tôi và Nguyên Ngọc đều hiểu rõ: Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh đã gây ra hàng loạt tội ác như giết người, hãm hiếp, đánh đập tù nhân, ném bom vào thường dân, rải chất độc da cam v.v... Tất cả đều có đầy đủ bằng chứng để chứng minh và buộc tội những người đã có hành động gây ra tội ác chiến tranh, chỉ lấy hai sự kiện, vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968 và thảm sát thạch phong cũng đã đủ thấy sự tàn bạo của những tên lính Mỹ và lính đánh thuê đến nhừơng nào. Như vậy không thể như Nguyên Ngọc bây giờ nói “cuộc chiến tranh này đã chia rẽ dân tộc một cách kinh khủng. Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị chia rẽ như bây giờ. Cái tính chất ý thức hệ của cuộc chiến tranh làm cho xã hội Việt Nam bị xé nát, hậu quả đó đến bây giờ vẫn còn…”.

Đúng là “thức khuya mới biết đêm dài”, lòng người khó đoán định, tôi không nghĩ rằng Nguyên Ngọc một nhà văn được mệnh danh một cây “bút chiến” thời chiến tranh với những tác phẩm để đời như “Đất nước đứng lên” đến “Đường chúng ta đi”, “Đất Quảng”, “Rừng xà Nu”…đã lột tả được cuộc chiến khốc liệt của quân và dân ta với đế quốc Mỹ và Ngụy quyền tay sai thời đó. Đúng là “không ai học được chữ ngờ”, khi cái tôi lên ngôi và cùng với tuổi già nua đã làm ông mất hết lý trí, không còn minh mẫn, tỉnh táo để nhìn nhận đúng - sai. Đã trải qua và chứng kiến nhiều cuộc chiến, bước vào thế kỷ XXI, nhân loại không có khát vọng nào khác hơn là được sống trong hoà bình, hữu nghị, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau để cùng hợp tác và phát triển. Vì vậy, "nâng cao hơn nữa lòng khoan dung là nhiệm vụ của toàn nhân loại". Việt Nam là một dân tộc yêu hoà bình, có truyền thống khoan dung, nhân nghĩa, hoà hiếu. Từ trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh khốc liệt để quyết tâm gắng dậy đứng lên, chúng ta càng thấu hiểu hòa bình, khoan dung, hòa hiếu quan trọng đến nhường nào. Cho đến bây giờ cũng chưa tính hết được những mất mát đau thương do cuộc chiến này gây ra. Nhưng dân tộc Việt Nam luôn mong muốn “khép lại quá khứ hướng đến tương lai” tốt đẹp hơn. Có thể ai đó gọi câu ấy đã trở nên nhàm nhưng nếu không khép lại những đau thương mất mát ấy thì ai có thể sống tiếp được chăng? Nếu chúng ta cứ nuôi mãi hận thù thì làm sao đất nước ta có được như ngày hôm nay? Cả hai bên đều đã phải mất một thời gian rất dài, trải qua một chặng đường đầy nhọc nhằn mới khép lại được quá khứ để vui vẻ với nhau. Vậy vì sao phải khơi lên nỗi đau ấy vào lúc này?.

Thưa với các bạn độc giả, tôi viết bài này không nhằm khơi lại quá khứ đau thương về mối thù đã qua, mà chỉ nhằm khẳng định một điều: "bạo lực và chiến tranh không phải là phương thức giải quyết các vấn đề của thế giới đương đại, dân tộc Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên trái đất này, để một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng". Đồng thời chia sẻ về hiện thực cuộc sống để chúng ta nhìn nhận cho đúng, không phải như Nguyên Ngọc đang cố tạo ra những nội dung hư cấu trả lời đài RFI của mình nhằm đánh lừa dư luận thiếu thông tin, nhất là giới trẻ hiện nay không trải qua cuộc chiến đầy cam go của dân tộc VN trước kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai bán nước…Nhân ái, khoan dung, hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, nhưng trong thực tế lịch sử mấy nghìn năm tồn tại, loài người chưa bao giờ thực sự có hòa bình, lòng nhân ái và tinh thần khoan dung vẫn chưa ngự trị trong toàn xã hội. Minh chứng ấy không phải ở Việt Nam nữa mà chính là thất bại của chính quyền G.Bush trong việc đem quân vào Afganistan và Iraq trước đây, nhưng di chứng của nó vấn tồn tại khó lường trong thế giới Ả Rập. Đỉnh điểm chính là sự trỗi dậy của Al-Qaeda và IS là hậu quả của sự mất cân bằng trong quan hệ giữa thế giới Hồi giáo với Mỹ và phương Tây, căn nguyên làm cho thế giới bất ổn như hiện nay, đồng thời cũng là hệ quả của việc thiếu các giải pháp hòa bình trong việc cải thiện sự mất cân bằng này. Muốn có hòa bình, thế giới phải tạo dựng được một nền văn hóa hòa bình, muốn thanh toán hận thù và cực đoan, cần phải chung tay xây dựng một nền văn hóa nhân ái, khoan dung trong cộng đồng nhân loại và trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vậy nên truyền thống khoan dung, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam lại đang được khẳng định trong thế giới ngày nay.

Nhưng hơn hết, một điều tôi muốn chia sẻ ở đây, trong cuộc sống mọi người đều có thể theo đuổi những khuynh hướng và giá trị khác nhau, nhưng điều quan trọng không phương hại đến mục tiêu chung của dân tộc mình… Nhưng thưa các bạn, đâu chỉ đơn thuần như vậy, trong xã hội ta hiện nay đang tồn một nhóm người chỉ vì hiềm khích và lợi ích cá nhân, tự đánh mất lòng “nhân ái, khoan dung” của chính mình, bán rẻ lương tâm để được cái tôi hơn hết, xin đừng lợi dụng cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc bảo vệ giang sơn xã tắc để “kiếm chác”, “làm tiền” nhằm xuyên tạc đi ngược lại lợi ích của dân tộc là điều không nên chút nào. Nguyên Ngọc dù có “biến báo”, ngụy tạo thế nào đi chăng nữa cũng không thể đánh lừa được dư luận trong nhân dân bởi tác những phẩm để đời của chính tác giả cũng là những minh chứng hùng hùn để bác đi những lời xằng bậy lá mặt lá trái của Nguyên Ngọc vừa qua.




1 nhận xét:

  1. Thưa ông Nguyên Ngọc, tuổi càng cao người ta càng phải giữ được sự mực thước và đức độ để mọi người, và nhất là lớp con cháu kính phục. Vậy mà không hiểu vì động cơ gì mà ông lại thể hiện thái độ như vậy. Ai cũng biết khi ông viết tác phẩm “Rừng Xà nu” – một câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta là lúc ông đang còn minh mẫn. Còn hiện tại, khi đã ngoại Bát tuần rồi, không biết ông có giận dỗi ai và đau yếu gì không mà khi ông viết sách thì hay đến như vậy, quan điểm sâu sắc, rõ ràng như vậy, nhưng khi nói (như với RFI vừa qua)thì lại áp đặt, kích động, mập mờ đến thế. Nếu ông có khúc mắc về chuyện cá nhân với ai, mong ông đừng nói theo kiểu “giận cá chém thớt”, hay “vơ đũa cả nắm”. Ông đã qua rất xa cái tuổi “Nhân sinh Bát thập cổ lai hy rồi”, mong ông hãy giữ gìn sức khỏe, vui thú điền viên, nếu còn sức thì chăm lo gia đình, nuôi dạy con cháu nên người... đừng phí công, phí sức, mất thêm thời gian “làm khó cho đất nước và Nhân dân”. Nhắc ông hãy dành thời gian đọc lại tác phẩm “Rừng Xà nu” – tác phẩm của chính mình, hy vọng ông sẽ qua được cơn mê sảng.

    Trả lờiXóa