Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

“Cong queo” câu chuyện về luật...




 

Mấy ngày nay tôi lại chạnh lòng vì những thông tin trên một số trang mạng tiếp tục đưa tin và luận dẫn về sự việc vừa qua ở một số nơi người dân tụ tập đông người phản đối dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Cho dù Luật An Ninh Mạng đã được nhấn nút thông qua rồi, còn Dự Luật Đặc khu thì Quốc hội cho lùi lại, vậy mà một số người vẫn cố tình bẻ cong, hiểu sai quan điểm, chủ trương và đã dẫn mọi người theo hướng ngược lại nhằm phân tâm, làm mọi người có những suy nghĩ khác nhau, phức tạp hóa vấn đề, rồi tâm tư lo lắng.

Cũng giống như những cây bút có “số má” trên trang Chân Trời Mới ngày 28/8/2018, tác giả Nguyễn Quốc Khải cũng không chịu kém cỏi đã viết bài “Cách Mạng Mùa Hè Việt Nam sẽ thành công”, trong đó có đoạn: “Trong hai tuần vừa qua ở Việt Nam đã bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội, Saigon, và nhiều thành phố khác... chống Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho thuê đất một thời gian rất dài lên đến 99 năm và Luật An Ninh Mạng nhắm kiểm soát việc sử dụng các mạng thông tin hầu tiêu diệt quyền tự do ngôn luận…kêu gọi dân chống lại chế độ cộng sản...”.
Với cách luận dẫn của tác giả Nguyễn Quốc Khải thì chúng ta tưởng tượng trước mắt một viễn cảnh người dân khắp nơi xuống đường biểu tình và như một cao trào trong những năm chống Mỹ cứu nước. Nhưng đâu có phải như vậy, thực tế có hiện tượng ở một số địa phương nhất là phía Nam, xuất hiện một số người tuyên truyền, kích động, bằng hình thức “truyền thông mập mờ” với nhiều thông tin sai sự thật, chủ đích lợi dụng tình cảm, lòng yêu nước của người dân, đưa tin không đúng, không đầy đủ về chủ trương của nhà nước thí điểm về hình mẫu của Việt Nam về 3 đặc khu kinh tế, trên cơ sở kế thừa những thành công của các nước trong khu vực và thế giới trong phát triển kinh tế đặc khu, nhằm phát triển kinh tế xã hội, đưa Việt Nam ta có bước đột phá trong giai đoạn mới, hội nhập với thế giới. Cũng là để thực nghiệm mô hình chính quyền mới, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng, để chúng ta rút ngắn chặng đường thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Trong dự thảo Luật có một số nội dung liên quan đến việc cho thuê đất, thời hạn tối đa 99 năm, cũng không quy định là cho riêng một nước nào thuê, sau khi thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi và thống nhất thì đại biêu quốc hội mới biểu quyết, và nếu quá 50% số đại biểu tán thành thì Dự luật mới được thông qua. Trong khi Quốc hội bàn, thảo luận, và thấy chưa phù hợp nên đã quyết định lùi thời gian mà chưa thông qua tại kỳ họp lần này, cũng để lắng nghe, tiếp thu thêm ý kiến của người dân cả nước.
Rồi Luật An ninh mạng đã được thông qua, nhưng không phải với mục đích là “kiểm soát việc sử dụng các mạng thông tin” rồi “tiêu diệt quyền tự do ngôn luận” như tác giả đã nêu ở trên. Thế giới đang trong thời kỳ cách mạng 4.0 và mọi người đều tham gia vào không gian mạng, nên rất nhiều nguy cơ mất an toàn, vì vậy rất cần phải có Luật An ninh mạng, vừa để bảo vệ chính chúng ta, vừa là cơ sở pháp lý để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý những vụ việc vi phạm về an minh trong không gian mạng và bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước. Quốc gia nào cũng vậy, đều phải có Luật để bảo vệ quốc gia, dân tộc mình, nhất là mọi người dân tham gia trên không giam mạng được an toàn và có trách nhiệm khi tham gia. Qua nhiều luồng thông tin, tôi được biết đã có nhiều nước có Luật An ninh mạng, kể cả các nước trong khu vực. Trong Luật của chúng ta chỉ quy định nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân,... Không có nội dung nào cấm quyền tự do ngôn luận hay tham gia các mạng xã hội, internet.   
Rõ ràng tác giả không có quan điểm xây dựng, nếu băn khoăn vì không đồng ý với dự luật thì cần có thái độ góp ý, phản ứng cũng cần đúng mức chứ không nên kiểu quy chụp như vậy. Việc viện dẫn với thái độ dẫn dắt người đọc sang một chiều hướng bức xúc, kích động người dân, làm cho tư tưởng tình cảm mọi người bị xáo trộn, hoang mang, nó như bài tâm lý để lôi kéo người dân xem ra không phù hợp. Đã vậy tác giả còn đưa thông tin không chính xác là “đã bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội, Saigon, và nhiều thành phố khác”, thực tế không đúng như vậy, chỉ có hai địa bàn xảy ra đáng kể là ở Sài Gòn một nhóm người dân tụ tập gây rối; ở Bình Thuận hàng trăm người quá khích đã tràn vào trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, những người này đã tấn công lực lượng bảo vệ, đập phá, ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô; một số người dân tụ tập trên quốc lộ 1, đoạn ngã 3 Cầu Nam, thị trấn Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận đã chặn xe,  những người dân tại Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong ra đường chặn xe, gây ùn tắc giao thông. Lực lượng chức năng đã phát hiện trong số những người tụ tập gây rối có cả một số người mang theo ba lô chứa khẩu hiệu phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng và bình xịt hơi cay, dao, tuốt nơ vít; có cả người giả danh mặc trang phục công an trà trộn và có đem theo vũ khí, dao,… Đây không phải là biểu tình đơn thuần để phản đối các dự luật, mà người dân bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây rối, phá hoại, nếu không thì đem theo vũ khí, dao,… rồi giả danh công an, cảnh sát và mang theo vũ khí, phảỉ chăng là lợi dụng tình hình để hành hung người dân rồi vu cho cảnh sát, công an đàn áp? Để rồi mọi người hiểu nhầm là chính quyền, cảnh sát đàn áp người dân ư; rồi sao lại phải dùng tiền mua chuộc người dân để dân xuống đường tham gia vào đoàn người gây rối. Rõ ràng những hành vi này không thể chấp nhận được, và đây là lợi dụng lòng yêu nước của người dân để đạt mục đích của nhóm người nào đó mà thôi.
Bài viết của tác giả đã thể hiện rõ thâm ý hướng lái dư luận vào việc làm không tốt, để phán rằng “…Luật Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng chỉ là những điểm và là ngòi nổ. Diện là cuộc cách mạng dân chủ. Hiện nay cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam còn thiếu một biểu hiệu cho mục tiêu cách mạng chung: dân chủ, tư do, no ấm, công bằng xã hội. Trong khi chờ đợi, một số người đã dùng cờ ngũ sắc do LM Nguyễn Văn Lý khởi xướng”…
Không thể từ một sự việc, hiện tượng nhỏ mà dẫn dắt người dân theo khuynh hướng phản bội lại những gì mà dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua đúc kết, xây dựng nên, đó là lòng yêu nước, quyết tâm giữa vững chủ quyền quốc gia, vì lợi ích của dân tộc. Không thể để vài người, một nhóm người đưa tin thất thiệt, mua chuộc một số người dân nhẹ dạ, cả tin mà làm lung lay tinh thần của chúng ta. Mọi người đều hiểu, tôi cũng đã hiểu rằng, đằng sau những vụ việc trên dường như có sự sắp đặt, sự đạo diễn của một số người có mưu mô chống phá, muốn đất nước ta rối loạn, chế độ ta sụp đổ để một lực lượng khác lên nắm quyền thì mới có thể hành động như vậy.
Tôi thiết nghĩ, chúng ta phải cân nhắc khi tiếp cận thông tin, nghe cũng phải nhiều chiều và hành động cần phải bình tĩnh, xem xét cẩn trọng, tránh việc chủ quan, nghe một ai đó, xem một bài nào đó, đọc một tin nào đó mà thay đổi quan điểm, mất niềm tin trong chính mình. Dân tộc ta được giành được độc lập nhờ sự hy sinh cao cả của ông cha, biết bao người đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu này. Hôm nay, chúng ta được sống trong hòa bình, ổn định thì càng phải trân trọng, cần phải gìn giữ, có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn.


  Trần Văn Long

                                                                   Hoàn Kiếm, Hà Nội



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét