Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

CHIA RẼ BẮC-NAM, THỦ ĐOẠN CHÍNH TRỊ RẺ TIỀN, CHẲNG LỪA ĐƯỢC AI

@Khổ Qua
Không thể phủ nhận được thành quả to lớn của Đại hội XII cả về đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là về nhân sự. Trên một số trang mạng chống cộng người ta rêu rao câu chuyện hoang đường về sự “ Chia rẽ Bắc- Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam”. Tất nhiên thủ đoạn chính trị rẻ tiền này chẳng lừa được ai. Tuy nhiên không thể phủ nhận được thủ đoạn nham hiểm của họ, như tung tin thất thiệt, phân tích siêu hình, ngụy biện. Chẳng hạn họ phát tán câu nói không có địa chỉ rằng: “ Ông Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc họp bàn về nhân sự, nói rằng “Tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là người Miền Bắc”. Thế rồi họ “bật tường” với nhau như trong bóng đá, lan truyền câu nói tất thiệt này như là một điều  “ bí mật”. Hoặc nọ “ bình luận” rằng: “người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam phải là người Miền Bắc, không thể là một người Miền Nam. Đây được xem là: “Luật bất thành văn” của Đảng này(!?).
Đi sâu hơn vào công tác nhân sự của Đại hội, lựa chọn người đứng đầu Đảng tại Đại hội XII, họ nói: sở dĩ người trở thành Tổng bí thư, người kia thì bị loại đơn giản  chỉ vì cái “Luật bất thành văn này”…
Những ai có tư duy hệ thống và dựa trên thực tế thì việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của Đảng cộng sản Việt Nam xưa nay vẫn tuân theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn nhớ trong lớp đào tạo cán bộ đầu tiên cho Đảng tại Quảng Châu ( Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã đặt lên hàng đầu giáo dục “Tư cách người cách mạng”. Trong đó Người xác định rằng: người cách mạng thì phải “ Vị công, vong tư.”; “ không hiếu danh, không kiêu ngạo”; “ Giữ chủ nghĩa cho vững”; “ hy sinh” và “ít lòng ham muốn về vật chất” ( Theo tài liệu “Đường Kách mệnh”).
Khi cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “cán bộ là gốc của cách mạng”; cán bộ phải là người: “Cần , Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư”. Thực hiện chỉ dẫn này, trong thời điểm chuyển giao thế hệ cán bộ hiện nay, có thể nói công tác nhân sự của Đại hội XII chưa bao giờ được chuẩn bị chu đáo như vậy. Sự lựa chọn cán bộ chủ chốt ở các cấp không chỉ dựa trên  tiêu chí “đức”, “ tài” mà còn được thực hiện một cách bài bản, theo một quy hoạch thống nhất trong hai ba năm:  từ đào tạo, luân chuyển đến xây dựng cơ cấu, lứa tuổi, chế độ nhiệm kỳ, đồng thời thực hiện thủ tục chặt chẽ theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình Đại hội từ cấp cơ sở cho đến Đại hội Đảng toàn quốc.
Thực tế cho thấy, không có một tiêu chí nào, một thủ tục nào, một “ Luật bất thành văn” nào quy định rằng, cán bộ chủ chốt của Đảng phải là người Miền Bắc, Miền Trung hay Miền Nam. Không có bất cứ một đại biểu Đại hội nào ( trong số 1510 người), một phóng viên báo chí nào nói về điều này, ngoài trừ báo “ ngoài luồng”, chống Cộng và báo của Tây. Tất nhiên cũng chẳng khó gì viết bài chống Cộng cho báo chí nước ngoài.
Nhân câu chuyện về cán bộ, xin được cung cấp thông tin về dư luận quốc tế đối với Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam. Báo Nga đã phân tích về đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại gắn liền với nhân sự cấp cao như sau: Đại hội XII là “Chiến thắng của các lực lượng lành mạnh”. Đó là đánh giá chung của Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa họcLiên Bang Nga).
Còn Giáo sư Mosyakov, thì cho rằng “ tại Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt nam cho thấy thái độ kiên quyết phản bác thế lực tham vọng muốn những thay đổi tổng thể trong nền kinh tế và tình hình chính trị nội bộ Việt Nam cũng như trong chính sách đối ngoại của đất nước….”.
Trở lại thông tin thất thiệt “ Chia rẽ Bắc –Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Viêt Nam”, việc người ta “ thống kê” số UVBCT, UVBCHTW theo vùng miền bản thân nó đã là một dụng ý xấu. Tiếp đó là cách tư duy tư biện, áp đặt,… là biến cái ngẫu nhiên thành cái tất yếu. Thủ đoạn này chỉ có thể đánh lừa được những người thiếu hiểu biết về triết học-chính trị.
Những ai đã từng học lịch sử hình thành và phát triển của nước Việt Nam thì đều biết- hầu hết người Miền Trung, Miền Nam ngày nay đều là kết quả của những cuộc di dân từ Miến Bắc vào Phương Nam vì nhiều lý do khác nhau. Đất nước cũng đã được mở rộng từ những cuộc khai sơn, phá thạch, lấn biển của con em ba miền đất Việt qua nhiều thế hệ.
Đã hàng trăm năm nay, không chỉ người Miền Bắc mà tất cả con dân nước Việt từ Lạng Sơn cho đến đất mũi Cà Mâu đều ghi nhận thủy tổ của mình là Vua Hùng, (khởi thủy ở Phú Thọ). Theo một thống kê chưa đầy đủ, trên cả ba miền: Bắc, Trung, Nam cho đến nay có tới 1.471 nơi thờ Hùng Vương trên khắp cả nước. Hiện này, hàng năm đến ngày giỗ Vua Hùng( vào 10 tháng 3 âm lịch), đồng bào Nam, Bắc đều đưa lễ vật về dâng hiến tại Lễ hội này.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, con dân đất Việt không phân biệt Trung, Nam, Bắc, hễ nơi nào có quân xâm lược thì dù là ở đâu đều ra đi đáng giặc. Vua Quang Trung từng cất quân từ Bình Định thần tốc ra Bắc Hà đánh tan 30 vạn quân  Thanh…Sự kiện này là niềm tự hào chung của người Việt, đâu phải chỉ là niềm tự hào của người Bình Định.
Từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam, cụ Hoàng Văn Nghị (quê Ý Yên, Nam Định) đã tự mình tụ họp học trò kéo quân vào miền Trung đánh giặc trước khi có lệnh của triều đình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Miền Bắc đã đón nhận, hàng nghìn con em Miền Nam tập kết chăm sóc hơn cả ruột thị của mình, đồng thời đã đưa hàng triệu người con ưu tú vào Nam cùng đồng bào Miền Nam chống Mỹ, cứu nước…tất cả đều vì một Việt Nam thống nhất.
Trong điều kiện của một quốc gia bị chủ nghĩa thực dân thống trị hàng trăm năm, lại bị chiến tranh xâm lược liên miên, sức mạnh của Dân tộc Việt Nam trước hết dựa trên tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc là thủ đoạn thâm hiểm nhất và cũng là thủ đoạn “ cổ điển”  nhất của các thế lực chống Cộng xưa nay. Còn nhớ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Những ai có đôi chút hiểu biết về thơ ca yêu nước thì không thể không biết đến mấy vần thơ “ gan ruột”của một người con Miền Nam chưa một lần ra Bắc. Đó là Ông Huỳnh Văn Nghệ, công chức Văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Ông viết bài thơ “ Nhớ Bắc”vào năm 1940, Bài thơ có đoạn:
“Ai về Bắc, cho ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…”

Cái “ nhớ ” trong bài thơ “Nhớ Bắc” hoàn toàn không phải là hồi ức đã trải nghiệm của nhà thơ mà là cái nhớ mang tính tâm linh, phong thủy- nhớ về cội nguồn Dân tộc.
Như thông tin đại chúng đã đưa, sau Đại hội, Bộ Chính trị đã có sự phân công nhân sự quan trọng trong cơ quan Đảng ( nhân sự thuộc Nhà nước còn phải chờ đến hết nhiệm kỳ theo luật định): Ông Hoàng Trung Hải ( quê Thái Bình, nguyên phó thủ tướng) về nhận nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ông Đinh La Thăng ( quê Nam Định, nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải) về nhân nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Võ Văn Thưởng ( quê Vĩnh Long, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) nhận nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương…Lại một lần nữa người ta hoàn toàn không hề thấy cái gọi là “ mất đoàn kết Bắc- Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Việt nam) trái lại nhiều người đã đánh giá cao việc bố trị cán bộ chủ chốt ở các cơ quan Đảng trong nhiệm kỳ mới.
Như đã nói ở trên việc tung ra dư luận “ Chia rẽ Bắc-Nam trong lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam” không được thực tế ngày nay mà cả lịch sử Đảng, lịch sử Dân tộc đều bác bỏ. Hơn nữa về mặt logic & chính trị, chỉ đầu óc của những kẻ có “ vấn đề” về tâm thần mới nghĩ rằng chia rẽ Bắc, Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân là chính sách cầm quyền của Đảng này…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét