Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Nhân cách, đạo đức hay là sự điên khùng của Nguyễn Bá Chổi (Dân làm báo)




 @Trung Dũng
Thực tình tôi không biết Nguyễn Bá Chổi là ai? làm gì? ở đâu? nhưng đọc xong bài viết của tác giả với tựa đề "Nếu là Bác Hồ sống lại, em sẽ..." thì tôi đã cơ bản phác họa được con người ấy là người thế nào? còn với tôi thật hạnh phúc khi được sống và được mang trên mình tên tổ quốc Việt Nam. Việt Nam cái tên vươn lên sau những năm tháng hào hung đầy khó khăn của một dân tộc nhỏ bé nhưng gan góc đứng lên, rũ bùn đen để thay áo. Bởi vậy mỗi khi nghe tới tên Đất nước, tên Hồ Chí Minh tôi rất tự hào về điều đó. Cái tình yêu chắc hẳn không phải ai cũng cảm nhận được. Tình yêu nước là cái gì đó rất linh thiêng nhưng lại cũng rất đỗi bình thường và giản dị, nó có thể bắt đầu từ những cái đơn giản nhất, việc làm bé nhỏ nhất như tình yêu đối với những công việc mình đang làm, cho dù là việc làm nhỏ nhất, cho đến tình yêu lãnh thổ, yêu nền văn hóa, yêu tiếng nói của dân tộc mình và cao hơn nữa đó là lòng dũng cảm, sẵn sàng xả thân khi đất nước lâm nguy, khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Lòng yêu nước lại trỗi dậy mạnh mẽ, đoàn kết, cùng nhau chung tay đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, chung tay xây dựng đất nước ngày càng vững bền, ngày càng tươi đẹp hơn như Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta mong muốn đó là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ , công bằng, văn minh".
Nhưng trái lại với những điều ở trên, ngay sau Đại hội XII của của Đảng thành công rất tốt đẹp, trong những ngày gần đây có một số người "tự xưng" mình học cao, biết rộng, cho mình có quyền phán xét người khác, với tâm địa  không trong sáng. Trong số đó phải kể đến Nguyễn Bá Chổi (Danlambao). Khi đọc bài viết với tựa đề ở trên càng thấy rõ ý đồ của y là thế nào ?, một con người coi chính mình hơn tất thảy so với mọi người kể cả những cao nhân không ai có quyền được động chạm với bất kỳ những lí do nào. Bởi nơi đó, không chỉ tồn tại niềm tự tôn, sự ngưỡng mộ, niềm tin bất diệt của triệu triệu người dân đất Việt mà còn liên quan đến những giá trị những người Việt Nam luôn cố gắng học tập và làm theo Hồ Chí Minh, thế mà y giám viết ra những lời thô tục, bỉ ổi, "gắp lửa bỏ tay người" để chì chiết rằng "Em thương Bác quá, chính xác là thương hại Bác quá, tội nghiệp cho Bác quá. Tưởng chết đi là yên thân như "Chó chết hết chuyện", nào ngờ Người chết rồi lại bị thiên hạ chửi thậm tệ còn hơn chửi chó. Chửi ngày càng sâu, chửi sau đau hơn trước; Người chửi càng nhiều, đặc biệt từ hàng ngũ “Lão thành Cắt Mạng”, giới trí thức đảng viên… Em chỉ ước một điều, nếu em là Bác Hồ sống lại, em sẽ cúi đầu tạ tội với đồng bào, vì cái tà thuyết CS do Cu Côn này mang về mà Việt Nam ta mới khốn nạn như hôm nay"
Thực chất đây là những lời nói của tên lính xung kích chống cộng tuyệt đối, luôn thể hiện bản chất liêm xỉ của kẻ vô văn hóa, đầu óc có vấn đề, não cần phải tẩy sạch, tránh lây lan căn bệnh nan y khó chữa của y sang người khác. Dường như trong tâm thức của những con người như vậy không có gì có thể khiến chúng đổi thay và sức mạnh đồng tiền cùng những giá trị vật chất tầm thường chúng được thụ hưởng từ những đồng tiền nhơ bẩn đã che khuất tầm nhìn vốn dĩ đã quá hạn hẹp bởi góc nhìn thiển cận của những con người như vậy. Chúng điên cuồng chống phá Đại hội XII của Đảng không có kết quả, liền quay sang chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh là đối tượng chính, quan trọng trong chiến dịch đả phá để đạt mực tiêu cuối cùng là phá cho được vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lòng dân tộc, hạ bệ những giá trị Việt Nam, thuộc về dân tộc Việt với mong muốn nếu thành công trên phương diện này thì không có gì mà chúng không thể thực hiện và hướng lái dân tộc Việt đi theo chủ đích của chúng. Nhưng những giá trị nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, tỏa sáng trong từng việc làm, cử chỉ và mối quan tâm sâu sắc, ân cần đối với con người, với nhân dân, đất nước và nhân loại, nhất là nhân dân các dân tộc bị áp bức. Tất cả đều toát lên tình yêu thương, sự tôn trọng, thái độ khoan dung và niềm tin vào khả năng tự hoàn thiện của con người, khi được giải phóng, giác ngộ lý tưởng cách mạng cao quý. Hồ Chí Minh chủ trương và suốt đời phấn đấu xây dựng một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng, người già yếu hoặc tàn tật được nhà nước giúp đỡ chăm nom, mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn diện, phát huy năng lực, sở trường của mình... Mục đích cao nhất của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là mong muốn con người được giải phóng triệt để và trở thành chủ nhân đích thực của đất nước, của thế giới. Với nghĩa như vậy, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là kết tinh của văn hóa, văn hóa Việt Nam, văn hóa nhân loại  đã thấm đượm trong lòng dân tộc là minh chứng cụ thể nhất đâu dễ gì để Nguyễn Bá Chổi và một số phần tử trong xã hội phủ nhận. Hơn thế Nguyễn Bá Chổi lại còn thốt ra những câu xằng bậy của một kẻ điên khùng rằng "Em chỉ ước một điều, nếu em là Bác Hồ sống lại, em sẽ cúi đầu tạ tội với đồng bào, vì cái tà thuyết CS do Cu Côn này mang về mà Việt Nam ta mới khốn nạn như hôm nay. Em ước là ước vậy thôi chứ Bác sống lại là chuyện không thể. Nhưng chuyện có thể là Đảng trưởng CS đang sống nhăn răng đứng ra thay mặt Bác và nhân danh Đảng. Chỉ cần một lời ăn năn với Tổ quốc, hối tội cùng đồng bào là xong ngay". Đúng là đáng thương cho Nguyễn Bá Chổi, một kẻ chỉ vì hám lợi mà mất hết nhân tính, u mê để buông ra những câu sằng bậy, nhố nhăng như vậy... những câu nói đó càng làm tăng thêm sự căm phẫn của nhân dân Việt Nam đối với ngươi. Nguyễn Bá Chổi nên biết rằng không chỉ các thế hệ người Việt Nam luôn tôn kính, yêu mến và biết ơn công lao trời biến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc. Không chỉ có vậy, tên tuổi Hồ Chí Minh đã vượt qua biên giới lãnh thổ Việt Nam, lan tỏa sâu rộng trên nhiều nước và trở thành một trong những nhân vật mang dấu ấn thời đại. Tôi xin dẫn chứng cụ thể để  Nguyễn Bá Chổi hiểu rõ: Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 28-3-1965, trong bài Bác Hồ bất chấp chú Sam, đã viết: "Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một ngôi nhà nhỏ với những đồ đạc giản dị. Trước đây là căn phòng của người làm vuờn, nay là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười luôn ấm lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh mới, có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất". Tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ, sau Lễ tang Bác tháng 9 năm 1969, đã viết: "Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỉ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - Ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh,nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời". Tờ New York Times, số ra ngày 4-9-1969: "Trong số các chính khách của thế kỉ 20, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc". Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên Tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường. Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên Tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi Bác là một người Việt Nam chân chính”. Trên Tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX. Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là một biểu tượng của Châu Á. Không những Cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”. Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chủ tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”. Đặc biệt, tháng 8 năm 1969, nhà quay phim Ishigaki Misao, người Nhật nói: " Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh làm khán giả Nhật Bản đặc biệt ấn tượng. Đó là hình ảnh tấm lòng người dân Việt Nam đối với lãnh tụ trong Ngày Quốc tang, nỗi đau đớn tiếc thương không cần dùng lời bình để tả "... Cuối tháng 12-1999, khi nhân loại sắp kết thúc thế kỷ XX và thiên niên kỷ thứ hai để bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ ba, tờ The Times (Thời báo) hàng đầu nước Mỹ cùng Hãng truyền hình CBS đã công bố 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ XX. Đây là kết quả được bầu chọn bởi 7 triệu người dân của nhiều nước trên thế giới. Trong số 100 nhân vật được bầu chọn, The Times lại chọn ra danh sách 20 nhà lãnh đạo và nhà cách mạng có uy tín nhất thế giới, trong đó có Hồ Chí Minh.  Đặc biệt hơn, trong khóa họp toàn thể lần thứ 24 tại Pa-ri (Pháp) từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987, UNESCO đã thảo luận, xem xét và thông qua Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào thời điểm đó, cả thế giới mới có 21 nhân vật lỗi lạc trên thế giới đáp ứng tiêu chí chung nhất là “Những người để lại những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại” được UNESCO ra nghị quyết kỷ niệm. Đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-1990), UNESCO đã chính thức tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất". Nghị quyết của UNESCO có đoạn nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định quyền dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... Những lý tưởng của Người là hiện thân của nguyện vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”. Đồng thời, UNESCO đã khuyến nghị 159 quốc gia thành viên “Kết hợp kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức những hoạt động đa dạng để tư­ởng niệm Người, để làm cho mọi ngư­ời hiểu được tầm vóc to lớn của những tư tưởng và sự nghiệp của Người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc”…
Thưa các bạn, những “con số biết nói” trên đây như những minh chứng rõ ràng hơn về Hồ Chí Minh đã nằm trong trái tim nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế sâu sắc đến nhường nào!. Trong khuôn khổ bài viết khó có thể nói hết tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy vậy, những dẫn chứng trên đây thêm một lần nữa khẳng định: Nhân dân ta kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh như một tình cảm và sự tôn kính tự nhiên và rất đỗi thiêng liêng. Vì Người là tinh hoa của lịch sử dân tộc mấy ngàn năm hội tụ, là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và là biểu tượng văn hóa bất tử của dân tộc Việt Nam. Lý tưởng, niềm tin, lẽ sống của Bác Hồ là lý tưởng, niềm tin và lẽ sống của cả dân tộc Việt Nam cũng như  tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân thế giới dành cho Người là những dẫn chứng cụ thể bác bỏ hoàn toàn những dụng ý xấu, bịa đặt của Nguyễn Bá Chổi về thần tượng Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau./.  

 

           


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét