Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Những góc nhìn khác nhau của người Việt về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 8-11-2016


@ Trung Thành.
Ngày 8/11 các cử tri Mỹ đã đi bầu cử Tổng thống của nước Mỹ. Kết quả được công bố ông Donald Trump, 70 tuổi, trở thành Tổng thống thứ 45 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Những người theo dõi cuộc bầu cử này cho rằng đây là cuộc bầu cử đầy kịch tính. Không chỉ cử tri Mỹ mà giới chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã ngạc nhiên. Tuy nhiên người ta cho rằng kết quả cuộc bầu cử này sẽ tác động đến chính sách ngoại giao của siêu cường Hoa Kỳ. Hai nước lớn, Trung Quốc và Nga đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử này vì quan điểm của hai ứng cử viên khác nhau đối với nhiều vấn đề liên quan đến địa chính trị thế giới…
 Ở vào thời điểm quyết định, FBI đã tuyên bố điều tra bà Hillary Clinton cùng với WikiLeaks cũng “rò rỉ” thông tin liên quan đến bà Hillary trong cuộc vận động bầu cử của Đảng Dân chủ.  Kết quả cuộc bầu cử đã thuộc về  tỷ phú bất động sản ( thích “xàm sỡ”) Donald Trump so với Bà Ngoại trưởng “ cứng rắn”- “chồng lăng nhăng” là 279/218 phiếu đại cử tri.
Một số nhà “ hoạt động xã hội”, “ người bất đồng chính kiến”, “nhà khoa học” Việt Nam “hoan hỷ” với kết quả bầu cử này và đưa ra nhiều bình luận “ có cánh”, đầy “cảm xúc chính trị”. Vì lý do gì chúng ta sẽ nói đến ở phần sau.
Với một số “ nhà hoạt động xã hội…” thì người ta cho rằng, thất bại của bà Hillary Clinton được xem là thất bại của “phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP”. Chẳng hạn Ông Trump sẽ “xây bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp”. “Những người nhập cư bất hợp pháp sẽ bị trả về”; “Hoa Kỳ sẽ không nhận người tị nạn Syria”; “Chính sách bảo hiểm y tế Obamacare sẽ được thay thế”; TPP sẽ bị gạt ngay trong những ngày đầu ông cầm quyền…Không loại trừ ông sẽ “ bỏ tù” người cạnh tranh với mình trọng cuộc bầu cử!
Thêm nữa, người ta còn cho rằng, “ Donald Trump coi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là những thất bại, từ sự kiện để Nga đưa quân vào chiếm Crimea cho đến việc không mạnh tay tiêu diệt lực lượng “Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, không hết lòng yểm trợ cho các nhóm chống chính phủ Assad ở Syria”.
Có người đặc biệt muốn quảng bá “thông điệp chính trị” qua rút title ông Trump là “Biểu tượng thay đổi” (đã thành công!). Đơn giản vì họ đang muốn thay đổi chính trị ở Việt Nam. Với họ điều này khiến họ quên cả ông Trump có thể thay đổi cả “ phiên bản” Obama trong chính sách đối ngoại, trong đó có Chiến lược “xoay trục” về Đông Nam Á và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, có quạn hệ với chính trị, kinh tế Việt Nam.  Chẳng ai là không biết những chính sách và chiến lược  trên của Tổng thông Obama  nhằm mục đích gì, cản trở lực lượng nào, có lợi cho những quốc gia nào?
Không ai phủ nhận kết quả bầu cử đã được công bố. Đó là kết quả của một thể chế dựa trên Hiến pháp quốc gia. Nhưng đã là “ nhà khoa học” thì thiết tưởng các bạn “ hoạt động xã hội” phải đi sâu hơn vào kết quả này, phải có cách nhìn từ những chiều cạnh khác nhau. Nhất là phải đứng trên lợi ích quốc gia, Dân tộc để đánh giá kết quả cuộc bầu cử này mới hợp đạo lý Việt Nam.
Còn về thể chế bầu cử Hoa Kỳ, sự tín nhiệm của cử tri, thật ra không phải là đa số người dân. Theo thông tin chính thức, bà “ Ngoại trưởng cứng rắn” có số phiếu phổ thông khoảng 59 triệu 800 nghìn phiếu, nhiều hơn đối thủ trên 58 triệu  khoảng 200.000 phiếu. Tuy nhiên Donald Trump lại hơn bà Hillary Clinton ở số phiếu đại cử tri với 279 phiếu trong khi cựu ngoại trưởng chỉ được 218 phiếu.
Còn nhớ thể chế bầu cử này này năm 2000 đã khiến cho ứng viên Bush “đánh bại” ông Al Gore mặc dù ông Bush có số phiếu phổ thông ít hơn ông Al Gore nửa triệu ! Đây là một sản phẩm chính trị, của “nguyên tắc dân chủ đa nguyên”, nguyên tắc “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của nền dân chủ Hoa Kỳ. Có không ít người, qua sự kiện bầu cử này cho rằng Hoa Kỳ nên thay đổi cách bầu cử, dựa trên nguyên tắc nhân quyền- “ mọi người đều bình đẳng” thay cho nguyên tắc phân biệt “cử tri nhỏ” với “cử tri to” ( đại cử tri)!
Lại phải nói thêm rằng, không ít người nghĩ, ở Hoa Kỳ tiếng nói của giới tinh hoa có trọng lượng đáng kể,…nhưng qua cuộc bầu cử này người ta thấy đó chỉ là một sự suy luận dựa trên tư duy “cổ hủ” (xin lỗi)  điều này chỉ phù hợp với tư duy chính trị Việt Nam! Theo một nguồn tin đáng tin cậy, 360 nhà kinh tế, tài chính danh tiếng của nước Mỹ, trong đó có nhiều người nhận giải thưởng Nobel, đã lên tiếng kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho Donald Trump. Nhưng kiến nghị đó đã bị thể chế bầu cử Hoa Kỳ gạt ra một bên.
Có không ít những lý giải về thành bại của hai ứng cử viện trong cuộc bầu cử này. Có người thì cho rằng giới truyền thông đưa tin là sai lầm một lý do. Nhiều người cho rằng các cử tri đã thất vọng với chính quyền của đảng Dân chủ đã để nền kinh tế rơi vào trì trên, thiếu công ăn, việc làm, hoặc Tổng thống Obama đã chi tiêu quá mức cần thiết để bảo vệ đồng minh… Có người thì cho rằng những điều tra dư luận xã hội đã chọn mẫu không khách quan, có nhiều người đã “âm thầm” bỏ phiếu cho ông Trump mà giới nghiên cứu quan tâm. Có người cho rằng trong bối cảnh chính trị, kinh tế khó khăn hiện nay chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy…tư tưởng đó rồi sẽ qua đi, nhường cho quy luật- các quốc gia chỉ có thể pát triển trong qan hệ tùy thuộc.
Trở lại kết quả bầu cử Hoa Kỳ, đối với Việt Nam thì người ta quan tâm đến kết quả bầu cử không phải là thể chế bầu cử ứng cử nào thì hay, thì tốt mà là ai, quan điểm của họ là gì sẽ tác động đến quan hệ của Hoa Kỳ với đất nước mình? Chẳng hạn Nga thì hy vọng người thắng cuộc sẽ có quan điểm khác với chính quyền Obama ( đang cấm vận Nga). Việc ông Trumd làm chủ nhân Nhà trắng là một cơ hội tốt để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ. Trung Quốc thì hy vọng Hoa Kỳ chấm dứt chiến lược “ xoay trục”, để họ có thể “ tự tung, tự tác” ở Biển Đông. Bởi vậy nhân cách của người bình luận, comment về kết quả cuộc bầu cử này chính là ở chỗ họ đứng trên lợi ích nào để nhìn nhận đánh giá kết quả cuộc bầu cử?
Những thông tin sau bầu cử cho thấy đã có hàng nghìn người ở nhiều thành phố từ New York đến Los Angeles xuống đường để phản đối ông Trump vì  tư tưởng phân biệt chủng tôc, phân biệt đối với phụ nữ và bài ngoại…Tất nhiên mọi sự sẽ thay đổi kể cả ông trump. Là Tổng thống một siêu cường, ông ta không thể để cho quốc gia khác qua mặt Hoa Kỳ. Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius có lần nói- “quan hệ chung lớn hơn cá nhân”. Câu nói của ông có lý đối với tất cả các quan hệ quốc tế nói chung, Hoa Kỳ nói riêng.
Không cần chỉ ra cụ thể là ai, hãy xem những người đang “hoan hỷ” với thắng lợi của ông Trump và vô cảm với những gì mà Tổng thống này nói sẽ làm, nhất là đối với chính sách đối ngoại thì sẽ rõ. Người rút title ông Trum là “Biểu tượng thay đổi” là một ví dụ./.

2 nhận xét:

  1. Ông Trump cho biết bản thân ông đã bị sốc khi biết mình trúng cử Tổng thống Mỹ. Có lẽ ông cũng cảm thấy khó tin vào điều mình đã làm được. Có lẽ đến giờ này thì ông Trump sẽ cảm thấy hoang mang khi chuẩn bị làm Tổng thống một đất nước mà một năm, cảnh sát bắn chết hơn 1000 người khi họ chưa có tội, tra tấn, cầm tù và không bao giờ đưa ra xét xử hàng ngàn người (tại nhiều nước trên thế giới), trung bình mỗi năm trấn áp bằng bạo lực hàng chục cuộc biểu tình, luôn có đổ máu và luôn có bắt bớ; một đất nước mà người da đen luôn thua thiệt, kết án tù và tử hình oan bình quân 30 vụ hàng năm...
    Một đất nước có hơn 1 triệu người vô gia cư, hàng năm có hơn 2000 người chết vì đói, tỉ lệ tội phạm trong top cao nhất thế giới, hàng năm có hơn 1000 vụ thảm sát, 30000 người chết vì tai nạn giao thông, tất cả mọi băng nhóm xã hội đen lớn nhất đều có mặt....
    Một đất nước mà hợp pháp hoá cả tham nhũng, thực hiện tranh cử bằng tiền, vận động hành lang, trả tiền mua phiếu công khai, tỉ lệ người dân đi bầu không quá 70%, 1% dân số mù chữ, toàn bộ thành viên Thượng Viện và Hạ Viện không hề có một người dân thường...
    Một đất nước gây chiến tranh nhiều nhất thế giới, giết chết hơn hơn 500 triệu người cả dân thường và binh lính tính từ năm 1945 đến nay, "tru di" toàn bộ những người lãnh đạo của nước khác ( Irắc, apghanistan, Libya...) khi lật đổ họ. Chuyên biến những đất nước thanh bình thành vũng bùn không bao giờ gượng dậy được. Cướp bóc tài nguyên , cưỡng ép vay nợ, hành xử vượt ngoài Luật quốc tế,...

    Trả lờiXóa
  2. Một đất nước chuyên giết chóc, chuyên ám sát, chuyên lật đổ, chuyên can thiệp vào mọi việc của nước khác... Trong khi vẫn để cho người dân của mình thất nghiệp, vô gia cư, chết đói, mâu thuẫn chủng tộc... Lũng đoạn hoàn toàn bởi lợi ích, bởi các tài phiệt, các gia tộc... Xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích bá chủ...
    Một đất nước sẵn sàng đưa nước khác từ thanh bình trở về thời kì đồ đá, sẵn sàng tạo ra chủ nghĩa khủng bố để gây rối loạn khắp thế giới, sẵn sàng lừa dối chính nhân dân mình về mọi chuyện ( từ cái cớ xâm lược Irắc cho đến việc in tiền... Mà được hợp pháp bằng luật rằng hồ sơ mật sẽ giải mật sau vài chục năm, khi sự đã rồi)... Không kí hiệp ước giảm khí thải trong khi mình là nước phát thải số má, sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân thả xuống dân thường....
    Một đất nước mà mọi bản sắc văn hoá đều bị đồng hoá bởi nợ nần, con cái không cần trách nhiệm với cha mẹ và ngược lại, tính chất họ hàng không còn, lòng trắc ẩn chỉ diễn ra trong thiên tai, sòng phẳng đến mức sát phạt,
    Một đất nước mà mọi người dân đều bị kiểm soát điện thoại, thư điện tử, tài sản, bí mật đời tư,... Nói chung là mọi thứ, với những từ hoa mỹ là luật, là chống khủng bố...
    Đất nước của tập hợp của 1% những tên giàu có mất nhân tính cộng với 99% những con robot bằng xương bằng thịt, ăn công nghiệp, ngủ công nghiệp, đi công nghiệp, ở công nghiệp, giải trí công nghiệp, làm công nghiệp... và chết cũng công nghiệp...

    Trả lờiXóa