Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

“Bất tuân dân sự” phải chăng là “quyền cuối cùng của người dân”?



                                               
Một trong những chủ đề ầm ỹ trên mạng gần đây là Nghị định của Chính phủ về Luật An ninh mạng (đã được Quốc hội  khóa XIV thông qua, hiệu lực vào đầu năm 2019). Đối với hầu hết người dân bình thường thì LANM dường như họ chẳng quan tâm…cái mà họ quan tâm là giá cả thị trường hôm nay ra sao, con cháu học hành như thế nào, nếu có người nhà bị ốm đău thì thuốc men ra sao…Nhưng với một số “ chiến sỹ đấu tranh” cho “dân chủ, nhân quyền” Việt Nam thì họ tỏ ra quan tâm, hơn nữa còn rất lo lắng…có người nhân xét rằng rằng: “làn sóng xung kích” của bộ luật này đã lai rai tàn phá cộng đồng mạng, trong đó có việc đóng cửa, khóa nick facebook của một số người viết phản biện đông khách của Việt Nam.”
Vậy vì sao có chuyện đó? Phải chăng- không lâu nữa khi Luật  LANM có hiệu lực thì cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý để vào cuộc, và  họ có thể bị “tra tay vào còng”?
Vừa qua trên Đài Châu Á tự do (RFA, 19-10) có bài viết-phỏng vấn, được rút tít khá hấp dẫn: “Bất tuân dân sự: Quyền cuối cùng của người dân nếu Nghị định Luật An ninh mạng được ký!”. Không biết có phải tác giả bài báo muốn nhắn gửi đến các tài khoản-bloger, trang Web “thông điệp” sau: hãy “ cứ làm như đã làm trên mạng…” hãy “ thực hiện quyền ( cuối cùng) “ bất tuân dân sự” trên mạng đi, cho dù có vi phạm LANM ! Vậy đâu là “ quyền cuối cùng” của một người dân- phải chăng đó là “ quyền bất tuân dân sự” trên mạng ?
Trước hết, xin được thông tin- chia sẻ với bạn đọc nội dung bài báo trên RFA.
Có “khách mời” nhận xét: “Chính phủ luôn có xu hướng muốn quản lý tất cả động thái của người dân, do đó Nghị định dễ xâm phạm vào quyền của công dân vốn được Hiến pháp qui định. Và không có cơ quan nào có thể điều chỉnh, hạn chế trong thể chế của Việt Nam hiện nay”. Một người khác thì nói: “Tôi thì thấy có 1 điều rất khó tin và nguy hiểm, hướng dẫn do Bộ Công an làm sẽ vô hiệu hoá Toà án và tư pháp, nó trở thành sự tuỳ tiện muốn nghi ai, bắt ai cũng được”.
Theo pháp luật thì 1 người chỉ được, hoặc bị kết luận là phạm tội phải do 1 phán quyết của Toà án, chứ không như bây giờ là bất cứ cơ quan hành chính nào, cấp công an nào cũng có quyền quyết định người này hay người kia phạm tội.” (!)
Một “khách mời” khác ( trả lời phỏng vấn của RFA) cho rằng: “Quả thực đây là một mớ văn bản lộn xộn dưới Luật đã được Bộ Công an soạn thảo tỉ mỉ nhằm chống lại những kẻ thù của chính quyền trên mạng … và có trời sập cũng không cản được văn bản này sẽ được ký kết và đưa ra thi hành vào đầu năm tới.”
Có “ khách mời” bảo vệ Hà Nội, nói: “Theo Hiến pháp tại Việt Nam, Điều 14 rằng: “Quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định” Do đó Luật An ninh mạng qui định hạn chế quyền của họ trong những trường hợp … một là xâm phạm đến an ninh quốc gia, hai là xâm phạm trật tự xã hội của nước đó, ba là xâm phạm đến đạo đức xã hội và bốn là xâm phạm quyền con người, quyền riêng tư của 1 người, thì người ta có quyền hạn chế”.
Cuối cùng RFA, lấy tiếng nói của một “khách mời” để kết luận: “Nếu chính phủ Việt Nam đồng ý thông qua văn bản Nghị định này, thì sẽ “đẩy xã hội Việt Nam đi tới 1 thái độ bất tuân dân sự - quyền cuối cùng của người dân Việt Nam.”
Vậy sai lầm của những “ khách mời” phản đối Luật ANM ở đâu? Có phải pháp luật Việt Nam quy định “ bất tuân dân sự” là quyền của người dân không? Thật ra “ quyền cuối cùng của người dân (nếu phạm tội) là gì?
1-Về Luật ANM, cũng như tất cả những bộ luật khác, Luật ANM đều là những quy định nhằm, một mặt hạn chế quyền, đồng thời nhằm bảo vệ quyền. Quy định “ hạn chế quyền” chỉ nhằm vào những hành vi làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, quyền và lợi ích của người khác. Đồng thời những quy định này cũng nhằm bảo đảm các điều kiện của cuộc sống bình yên của nhân dân và bảo vệ chủ quyền Dân tộc. Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia khác, pháp luật cũng có chức năng như vậy.
Sự khác biệt của Luật ANNM với các luật khác chỉ ở chỗ-đó là những quy định bảo vệ, bảo đảm an ninh trên thế giới ảo- trên internet, mạng xã hội. Nói cách khác Luật ANM quy định trật tự thực hiện và bảo đảm quyền sử dụng internet, mạng xã hội như ý kiến của một luật sư nói. Bởi vậy Luật ANM đòi hỏi “Phải xác thực người dùng” internet, mạng xã hội. Thực tế cho thấy đã có không ít trường hợp người sử dụng mạng xâm phạm, lừa đảo, nói xấu trên mạng, xâm phạm quyền con người và quyền công dân. Họ nói xấu thậm chí xuyên tạc lịch sử Dân tộc. Nhiều bản trong những năm qua cho thấy điều này.
Tại tòa án không ít kẻ phạm pháp cho rằng, họ “chỉ làm những điều mà Hiến pháp quy định”, trong đó có các quyền: “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25, Hiếp pháp 2013)…Tiếc rằng những kẻ vi phạm pháp luật- hoặc do thiếu kiến thức luật hoặc do cố tình “ quên” ( mệnh đề  “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”). Quy định này có nghĩa người hưởng thụ quyền đồng thời phải bảo đảm không vi phạm những quy định của bộ luật khác. Chẳng hạn Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin… Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, Hiến pháp không trực tiếp điều chỉnh hành vi của công dân mà phải thông qua quy định của Luật.
Điều 9, Luật báo chí, 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân; Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân,…Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế; Chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; …”.
2- Có phải pháp luật Việt Nam quy định “ bất tuân dân sự” là quyền của người dân không? Xin thưa: Không! Những ai ngộ nhận điều này thì hãy xem lại những bản án giành cho những hành vi “ bất tuân dân sự”. Trong vụ cá chết do ô nhiễm nước biển ở Nghệ An, Hà Tĩnh…, xin hãy đọc lại thông tin vụ án Hoàng Đức Bình.
Sáng 14/2/2017, Hoàng Đức Bình, …và một số người khác đã huy động khoảng 300 người từ Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, đi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) dưới danh nghĩa khiếu kiện Công ty Formosa- mà có người trên RFA cho rằng “ bất tuân dân sự”…Hành vi này đã cấu thành một tội hình sự. Rút cuộc ngày 6/2, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, Nghệ An đã tuyến bố Hoàng Đức Bình bị xử phạt 14 năm tù giam, cho cái gọi là hành vi “ bất tuân dân sự” của mình.
Gần đây hơn, vào các ngày 10-11 tháng 6 năm 2018 ở một số nơi, như Nha Trang (Khánh Hoà), Phan Rí (Bình Thuận)…đã có không ít người có hành vi “bất tuân dân sự”, tụ tập đông người gây rối để phản đối Dự án “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Luật đặc khu kinh tế)…Những hành vi này đã bị Tòa án nhân dân nhiều tỉnh, như ở Phan Thiết, Khánh Hòa  xét xử với những bản án nghiêm khắc.
Hành vi “ bất tuân dân sự” không phải là sáng tạo của các “chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam” gần đây. Mà là “ sáng tạo” ở nhiều quốc gia Châu Phi, chống lại chính quyền độc tài của họ trong thập niên đầu thế kỷ XXI, mở đầu là cuộc biểu tình ở Tuy ni di…Đó còn là các, “cách mạng đường phố”, “cách mạng maidan” kiểu Nam Tư năm 2000, Grudia 2003, Ucraina năm 2014… Ở Việt Nam hoạt động “ bất tuân dân sự” đã “ lan tỏa” đến Tây Nguyên trong những vụ việc gây rối những năm 2001, 2004. Vậy có thể kết luận  hành vi “ bất tuân dân sự” với Việt Nam là vi phạm pháp luật.
3-Hành vi “ bất tuân dân sự” trên thế giới ảo- internet, mạng xã hội cũng như vậy. Luật ANNM là một quy định về trật tự xã hội trên mạng… Dự thảo Nghị định của Luật này xác định những cơ quan, tổ chức có quyền và trách nhiệm thi hành, bảo đảm quyền là điều tất nhiên. Việc Nhà nước giao cho các cơ quan có chuyên môn thực hiện, như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có các quyền “ Ban hành tiêu chuẩn quốc gia; kiểm tra, đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn, giám sát, cảnh báo”,…về những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng là hợp lý
Còn nói về “ quyền cuối cùng” của kẻ phạm pháp thì chắc chắn không phải là quyền “ bất tuân dân sự” như có kẻ nói với RFA, mà là những quyền về sinh hoạt- ăn, ngủ, về an ninh sinh mạng, được tôn trong nhân phẩm trong nhà tù! ./.
Thành Long ( Nha Trang)


1 nhận xét:

  1. Đúng là giọng điệu của những kẻ phản động. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn xuyên tạc và làm ầm ỹ trên mạng về Luật An ninh mạng (đã được Quốc hội khóa XIV thông qua, hiệu lực vào đầu năm 2019). Có thể bọn chúng đang sợ bị “tra tay vào còng” hay sao khi luật an ninh mạng có hiệu lực.

    Trả lờiXóa