Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

@ LẠI THÊM MỘT KẺ HÚC ĐẦU VÀO ĐÁ.




Đoan Hùng
          “Húc đầu vào đá” là thành ngữ chỉ những kẻ không biết mình là ai, nghĩ rằng có thể đánh đổ được những lực lượng vật chất hoạc tinh thần lớn lao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tự sát về thể chất hoặc về tư tưởng chính trị, uy tín    ( nếu có) của kẻ đó. Tương tự như vậy người ta còn dùng khái niệm “Nói láo”,       “ trẻ ranh biết gì mà nói”… là ngôn ngữ đời thường khi bố mẹ bực tức chửi con cái khi nó vô lễ với người trên. Trong chính trị cũng có kẻ húc đầu vào đá và cũng có những “trẻ ranh” xúc phạm đến vĩ nhân của Dân tộc và nhân loại. Đây là câu chuyện của Hà Huy Toàn (HHT) mới gửi bài viết về Chủ nghĩa Mác cho trang “Dân luận”- được xem là trang chống Cộng có “ uy tín”…Không hiểu HHT đã đọc trực tiếp được mấy trang của Mác mà Y khẳng định như đinh đón cột rằng:
          “Nhìn nhận Chủ nghĩa Marx bằng triết học khoa học sẽ cho phép người ta thấy được Chủ nghĩa Marx có quá nhiều khuyết tật nghiêm trọng”;
“K. Marx không hề biết bản tính vị kỷ vừa tồn tại xuyên không gian vừa tồn tại vượt thời gian làm động lực tuyệt đối cho toàn bộ lịch sử đòi hỏi xã hội phải được tổ chức theo chính thể dân chủ mới có thể giải phóng được mọi cá nhân khỏi sự áp bức bóc lột để nhân loại phải biết sống theo đạo đức vốn cũng phải tồn tại cố định theo bản tính vị kỷ làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt đẹp... Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều tai họa lớn cho bất cứ cộng đồng nào áp dụng Chủ nghĩa Marx”.
Đọc mấy dòng trên người ta thấy HHT đang muốn xây dựng một học thuyết phát triển dựa trên “ thể chế dân chủ”. Đây là một ảo tưởng không đáng thương.
 Quy luật- đời sống “ vật chất”, “ hạ tầng cơ sở” trong đó có các hoạt động kinh tế quyết định hoạt động tinh thần ( như Pháp luật, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo…) đã được các nhà tư tưởng lớn, tất nhiên có Marx khẳng định đã trở thành một định đề trong khoa học triết học nói riêng, trong khoa học xã hội- nhân văn nói chung.
          Còn “bản tính vị kỷ” thì được HHT tôn lên là “cái động lực phát triển của xã hội…” là điều ngớ ngẩn nếu không nói là HHT có vấn đề về tâm thần, mặc dù HHTcó nói rằng cái tính vị kỷ này đẻ ra thể chế dân chủ. Thiết nghĩ trong thời đại thông tin ngày nay thời gian là quý báu nên người viết mấy dòng comment này xin không trích dẫn HHT nữa.
          Trong cái gọi là “Tiểu luận” của HHT người ta không thấy Y trực tiếp trích một dòng nào của Marx mà chỉ Copy trích dẫn và bình luận của người khác. Nói như ngôn ngữ thời @ thì đó là hành vi vi phạm bản quyền, là “ đạo văn/ đạo khoa học”. Còn ngôn ngữ bình dân thì người ta gọi là “ ăn cắp”. Những người viết về Marx thì ít nhất cũng độc “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”- là công trình viết vắn tắt nhất về Chủ nghĩa Marx còn HHT thì không!
          HHT trong cái gọi là “ tiểu luận “ của mình, Y không chỉ chống Marx còn chống lại những nhà khai sáng, những nhà tư tưởng lớn của nhân loại. Chẳng hạn Montesquieu và J.Jacqesseau đã đặt nền móng học thuyế về nhà nước và pháp luật trong công trình “ Tinh thần pháp luật” và “ Bàn về khế ước xã hội”. Trong hai công trình này các ông cho rằng sự ra đời của nhà nước và pháp luật như là một “khế ước xã hội”…Sau này F. Ăngghen đã làm rõ hơn trong công trình “ Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước”. Cho đến nay chưa một ai có thể bác bỏ được lập luận dựa trên tổng kết lịch sử nhân loại của Ông rằng: “ Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. …Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt; điều hòa các cuộc xung đột … đó chính là nhà nước.” Còn HHT thì chỉ chăm chú nghĩ đến ca ngợi “ thể chế dân chủ” của Y mà không biết đến thể chế đó từ đâu mà có. Thậm chí HHT cũng chẳng hề biết đến vai trò của nhà nước (mà “ thể chế dân chủ” của Y cũng chỉ là một yếu tố của nhà nước mà thôi!).
          Hà Huy Toàn vì “ say đòn” chống Marx, hoặc để trở thành người hùng? (Và biết đâu đấy sẽ có cơ hội ghi điểm với các ông chủ chống cộng… sau này) nên Y đã không biết đến người ta đã viết về Marx như thế nào.
Họ là ai? – Chắc chắn HHT chưa xứng làm học trò được. Chẳng hạn như Thomas L. Friman-người nhận 3 lầm giải thưởng Pulizer ( về những cống hiến của ông cho tờ The New York Times). Ông là tác giá của công trình “ Thế giới phẳng” (The World is Flat)[1], được bình chọn là “cuốn sách hay nhất trong năm” (2005) tại Hoa Kỳ. Tác giả này viết rằng: “Tôi …đã trò chuyện với nhà lý thuyết chính trị nổi tiếng của Đại học Hardvard- giáo sư Michael.J.Sandel… Sandel khiến tôi hơi giật mình rằng quá trình làm phẳng thế giới mà tôi mô tả thực ra đã được C. Marx và F. Ăngghe đưa ra lần đầu trong “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”…Ông trích tiếp:
 “ Marx là một trong những người đầu tiên nhìn thấy khả năng thế giới trở thành một thị trường toàn cầu…Marx là người chỉ trích mạnh mẽ nhất chủ nghĩa tư bản, song ông cũng là người phát hiện ra sức mạnh đáng sợ của nó trong việc phá vỡ các rào cản và tạo ra một hệ thống sản xuất và tiêu thụ tòa cầu…( không chỉ sản xuất vật chất mà sản xuất tinh thần cũng được toàn cầu hóa Ông trích tiếp)…Những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc… trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc…từ những nền văn học dân tộc …đang nẩy nở ra một nền văn học toàn thế giới”. Về vai trò của hàng hóa, L. Friman tiếp tục trích  Marx: “ Giá rẻ của các sản phẩm của gia cấp ấy ( giai cấp tư sản) là trọng pháp bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những những người dã man bài ngoại chấp nhận phương thức sản xuát tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt…”[2].
Để người đọc có thêm thông tin quan điểm của Marx về Chủ nghĩa cộng sản như thế nào xin bạn đọc dừng lại ít phút đọc trích dẫn sau đây (trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,) Marx viết: “ Thay cho xã hội cũa với gia cấp và những đối kháng gia cấp của nó thì một thể liên hợp xuất hiện, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[3].
Cái gọi là tiểu luận của HHT chẳng khác nào Y đang húc đầu vào đá. Hậu quả về chính trị thì còn chờ, còn hậu quả về nhân cách thì khó chữa…Y có thể được xem là kẻ “xuất huyết não nhân cách”!
Không biết, hoặc che dấu sự thật tuy có khác nhau về năng lực và tư cách nhưng đều đem lại những hậu quả xã hội nào đó. Việt Nam có câu “ biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Còn nếu biết mà che dấu thì đó là tư cách của những kẻ nói láo, những kẻ lưu manh chính trị.  HHT có quyền lựa chọn 1/ 2 phương án trên.


[1] -Thế giới phẳng( Tóm lược lịch sử thế giới yhes kỷ XXI). Nhà xuất bản Trẻ, HN, 2006
[2] -Sách Đ D tr 349…351
[3] -C. Mác F. Ăngghen Tuyển Tập, T I,  NXB ST HN, 1962 Tr 49.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét