Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Đôi lời về bài bình nhân quyền của BBC





Gần đây, Đài phát thanh BBC trong lời bình luận chính trị có đưa ra một nhận định rằng "nhân quyền ở VN là một sự mơ hồ".
Trước hết, phải nói ngay rằng chính đó là một nhận định rất "mơ hồ", không có căn cứ, lập luận rõ ràng nào, mà chỉ là tỏ ra đứng vững trên lập trường phụ họa với lực lượng xuyên tạc, bôi nhọ vấn đề nhân quyền ở VN", nhằm chống phá chế độ xã hội hiện nay ở VN.
Trong lời dẫn giải của người bình luận thì lại đưa ra vài vụ việc lặt vặt như việc thu hộ chiếu, trả hộ chiếu cho người này người khác, như cho xuất cảnh, nhập cảnh hay không cho xuất cảnh, không cho nhập cảnh đối với người này người khác; mà thực ra đó là việc làm cần thiết thông thường của bất cứ một quốc gia nào, của hoạt động lãnh sự thông thường của bất cứ nước nào, là việc làm thuộc về chủ quyền quốc gia, dân tộc.
nhân quyền trước hết và cao hơn hết là quyền tự quyết của dân tộc, quyền độc lập dân tộc. Quyền này được nhân dân, Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn coi là thứ quyền thiêng liêng, đã và đang thực hiện xuất sắc. Hơn thế nữa còn đấu tranh anh dũng, tuyệt vời cho quyền thiêng liêng ấy, mà cả thế giới đều biết đến và ca ngợi. Và mới chỉ bằng nhân quyền thiêng liêng ấy, thì đã không thể nói nhân quyền ở VN là một sự mơ hồ.
nhân quyền thiết thân, cụ thể mà từng người dân dễ cảm nhận được là vấn đề cải thiện cuộc sống, cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Trong điều kiện không chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta phải vượt nhiều không, thách thức để đạt tốc độ tăng trưởng trên 6% là đáng khích lệ, nước ta đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, đến nay đạt mức 2200 USD bình quân đầu người là tiến bộ đáng kể. Tuy vẫn còn hộ nghèo, nhưng tốc độ giảm nghèo ở VN đạt thành tựu sớm của thiên niên kỷ, được thế giới công nhận. Có việc làm, có thu nhập là yêu cầu chung của cả nhân loại, luôn luôn là vấn đề thời sự nóng hổi của nhiều nước. Ở VN đến nay vẫn còn số người đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm rất đáng lo ngại, tuy nhiên đứng về quan điểm và chính sách của Nhà nước thì giải quyết việc làm cho thanh niên là mối lo thường xuyên và cũng đạt thành tựu liên tục. Đặc biệt có chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở thành thị, để thu hút việc làm, không chỉ tìm kiếm phát triển việc làm trong nước mà còn tích cực xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Về đời sống văn hóa, tinh thần tuy có một bộ phận xuống cấp, nhưng nhìn chung có mức phát triển cao hơn, vượt trội hơn cả trình độ phát triển kinh tế hiện thời. Ngoài ra, còn nhiều chính sách và nhiều việc làm cụ thể về an sinh xã hội. Chả nhẽ những hoạt động cho cải thiện đời sống nhân dân như thế lại không phải là lo cho nhân quyền, và chả nhẽ như thế mà nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn mơ hồ hay sao?
Đài BBC còn đưa ra nhận định rằng "những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng…". Đó là bóp méo sự thật, xuyên tạc sự thật. Phải nói thẳng rằng chính quyền ở VN hiện nay được hình thành bằng phương thức, phương pháp tiên tiến. thông qua bầu cử phổ thông, trực tiếp, phiếu kín, nam nữ bình đẳng, các vùng miền, các khu vực, các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc… đều có đại biểu nhân dân tham gia Quốc hội, rồi Quốc hội thay mặt cử tri bầu ra cấp chính quyền cao nhất của cả nước. Mặt trận Tổ quốc với tư cách một tổ chức rộng rãi nhất đoàn kết toàn dân tộc giới thiệu danh sách ứng cử viên, đồng thời vẫn có thể có ứng cử viên tự do. Chả nhẽ phương thức bầu cử như thế lại không phải là tự do, công bằng? Đương nhiên, vẫn còn vấn đề phải cải tiến để ngày càng dân chủ hơn nữa, song không thể không nói rằng quyền chính trị thể hiện qua quyền bầu cử ở Việt Nam là thực tế, là tiên tiến. Đòi quyền thay đổi chính quyền chẳng qua là đòi đảo chính, lật đổ một chính quyền hợp pháp, hợp hiến của Việt Nam. Đó là thứ phản nhân quyền chứ không phải là nhân quyền chân chính!
SƠN HÀ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét