Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN đến nay vẫn còn nguyên giá trị


Trương Thị
Thời điểm VN chuẩn bị cho ĐH Đảng lần thứ 12, những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, những kẻ có tư tưởng hận thù với chế độ đều cho rằng đây là một cơ hội hiếm có để lật đổ chế độ XHCN, lật đổ ĐCSVN qua việc tuyên truyền cổ xúy cho một chế độ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam với sự ngụy biện ở VN có độc đảng nên đất nước không phát triển, thiếu dân chủ, không có nhân quyền; việc hiến định ĐCSVN là đảng duy nhất là không hợp thời và không theo qui ước của thế giới… Họ ngày đêm tung những quan điểm kiểu như vậy lên mạng với ý đồ mưa dầm thấm sâu đối với những người còn mơ hồ về sự ra đời như là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan trong dòng lịch sử đất nước của ĐCSVN.
Nhiều người mơ hồ không biết rằng ,trên thế giới việc trong Hiến pháp có quy định về đảng chính trị là mang tính phổ biến và đó được coi là quyền tự quyết của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Ví dụ như Hiến pháp của Udơbêkixtan có 3 điều; Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Ba Lan có 2 điều; Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, v.v… có 1 điều quy định về đảng chính trị.
HP của một số nước xem việc có quy định  thành lập các đảng chính trị cũng là điều hết sức cần thiết để góp phần hình thành nên ý kiến, nguyện vọng, ý thức, ý chí chính trị của nhân dân. Chẳng hạn, HP Thụy Sĩ quy định: “Các đảng chính trị đóng góp vào việc hình thành ý kiến và nguyện vọng của nhân dân”. HP Hàn Quốc quy định: “Các chính đảng phải bảo đảm tính dân chủ trong mục tiêu, tổ chức và hoạt động và phải có cách thức tổ chức cần thiết đề người dân có thể tham gia vào quá trình hình thành nên ý chí chính trị”. HP Đức thì quy định: “Các đảng chính trị tham gia vào việc hình thành ý thức chính trị của nhân dân”.v.v…
Khi đề cập đến các đảng chính trị, HP của các nước cũng đề cập đến nguyên tắc, cách thức thành lập; cách thức tổ chức của đảng; nguyên tắc hoạt động của các đảng chính trị. Chẳng hạn, HP Trung Quốc quy định: Tất cả các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang, các đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội; các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đều phải tuân thủ HP và pháp luật. Mọi hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không được vượt quá quy định của HP và pháp luật. HP Lào quy định: “Các quyền của những người đa sắc tộc là người đứng đầu đất nước được thực hiện và đảm bảo thông qua các chức năng của hệ thống chính trị cùng với Đảng NDCM Lào như là hạt nhân hàng đầu của mình”.
Vì vậy, việc HP của nước CHXHCN VN có một điều quy định về ĐCSVN, không phải là ngoại lệ, mà phù hợp với xu hướng phổ biến của thế giới hiện nay. Và việc hiến định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội cũng là điều cần thiết, tất yếu và khách quan dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, chính xác.
Mà so với HP năm 1992, quy định về Đảng trong Dự thảo sửa đổi HP năm 1992 có ba bổ sung, phát triển rất quan trọng.
Một là, khẳng định ĐCSVN không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà đồng thời còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc VN. Bởi lẽ, ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây là nét sáng tạo độc đáo phù hợp với đặc điểm VN của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, hơn 80 năm qua, Đảng ta ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Đảng ta không có lợi ích tự thân.
Hai là, bổ sung quy định: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Sự bổ sung này quy định bản chất, trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân.
Ba là, khẳng định không chỉ các tổ chức của Đảng mà còn quy định thêm về việc tuân thủ, thi hành HP và pháp luật đối với mọi đảng viên. Đảng viên phải tự giác, gương mẫu, thực hiện, chấp hành HP và pháp luật.
Từ đó, có thể khẳng định rằng, việc hiến định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội là hoàn toàn đúng đắn, là ý Đảng, lòng dân, hợp quy luật.
Tuy vậy, có một số người ở VN lại cho rằng chế độ một đảng là lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn thế giới hiện nay, nhưng suy cho cùng chế độ một đảng hay nhiều đảng không phụ thuộc vào thực tiễn thế giới mà do thực tiễn của mỗi nước, do đặc điểm, hoàn cảnh từng giai đoạn của nước đó quy định.
Ví dụ như hiện nay, số lượng đảng chính trị ở mỗi nước rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc điểm xã hội của mỗi nước mà có. Theo số liệu công bố trong sách “Species of Potitical Parties: A New Typology” (Gunther Richard and Larry Diamond: Species of Political Parties: ANew Typology, Party Politics, Vol.9, No2. London, 2003, p.167 – 199) vào thời điểm năm 2003, tại 151 nước và vùng lãnh thổ đã thống kê được 1.655 đảng. Một số nước có nhiều đảng chính trị, như Hoa Kỳ có 112 đảng, Anh có 97 đảng, Tây Ban Nha có 87 đảng, Pháp có 76 đảng,… Nhưng cũng có nhiều nước chỉ có một đảng chính trị, như: Cuba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, Ả-rập-xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, E-ri-tơri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt-Đi-voa, Ly-bi, Cư-rơ-giơ-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tát-gi-ki-xtan, v.v…
Ai cũng biết rằng, số lượng các đảng chính trị hoàn toàn không nói lên điều gì về mức độ dân chủ, tự do ở từng nước. Ở Hoa Kỳ có 112 đảng, nhưng chỉ có hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền. Xin-ga-po có nhiều đảng, nhưng chỉ có Đảng Nhân dân hành động Xin-ga-po cầm quyền. Ở Trung Quốc, ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc còn có 8 đảng dân chủ, cả 8 đảng này đều thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
ĐCSVN ra đời, không tranh giành quyền lãnh đạo với ai. Trong hơn 80 năm qua ở VN cũng có thời kỳ đa đảng. Năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản còn có sự tồn tại của hai đảng đối lập (VN Quốc dân Đảng, VN Cách mạng đồng minh hội); khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi VN, hai đảng đó cũng cuốn gói chạy theo. Có thời kỳ ngoài ĐCSVN, tồn tại Đảng Dân chủ VN, Đảng Xã hội VN. Cả hai đảng này đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Sau đó hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán và chỉ còn ĐCSVN. Vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan của lịch sử đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét