Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Không nên xuyên tạc về xử lý sự cố môi trường


@ PHƯƠNG THANH
 
Suốt 3 tháng qua, sự việc hải sản chết bất thường đã làm nóng dư luận. Một sự cố môi trường nghiêm trọng khiến người dân cả nước lo lắng, bức xúc là điều dễ hiểu. Nhưng lợi dụng vụ việc, một số đối tượng đã công kích, chống phá. Chúng dựng chuyện, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta “nhận tiền bảo kê”, bưng bít thông tin, bao che, đồng lõa cho sai phạm của Công ty Formosa Hà Tĩnh nên để sự việc bị chậm trễ, “chìm xuồng”.
Trước hết, cần khẳng định, nước nóng không chữa được bỏng nặng. Để vừa điều tra, làm rõ nguyên nhân, thủ phạm gây ra sự cố, vừa có giải pháp khắc phục, ổn định tình hình, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, vừa buộc đối tượng vi phạm thừa nhận sai phạm, cam kết bồi thường, khắc phục… đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian, không thể nóng vội.
Tìm hiểu thông tin từ báo chí quốc tế, ngay cả ở nhiều quốc gia trên thế giới, để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm các vụ gây cá chết quy mô lớn đều rất khó khăn. Nhiều nơi còn không tìm ra thủ phạm hoặc bị nghi phạm “phản pháo”, làm sự việc tranh cãi kéo dài. Với sự cố môi trường ở miền Trung, báo cáo của cơ quan chức năng cho biết, Tập đoàn Formosa đã từng gây ra một số vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cả ở Đài Loan và một số nước như: Cam-pu-chia, Mỹ, Nhật Bản... và đã nhiều lần lợi dụng kẽ hở pháp lý của nhiều nước để né tránh bồi thường. Báo chí quốc tế cho biết, năm 1999, Tập đoàn Formosa Plastics bị phát hiện xả 3.000 tấn chất độc hại ra một thị trấn ven biển của Cam-pu-chia nhưng phải qua nhiều đấu tranh, Formosa mới công khai xin lỗi và bị buộc phải dọn dẹp đống chất thải, đưa tới xử lý tại Mỹ. Ngay tại Mỹ, Formosa cũng từng gây ô nhiễm nước ngầm xung quanh một nhà máy, sau nhiều đấu tranh pháp lý, đối tượng sai phạm phải nộp phạt 1 triệu USD.
Để điều tra, một Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ quốc gia gồm 3 tổ, hội tụ hơn 100 chuyên gia của hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học của nhiều nước có uy tín trên thế giới như: Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, I-xra-en cùng Hội đồng phản biện đã được thành lập. Nhờ điều tra công phu, trên diện rộng, đối chiếu, loại trừ nhiều nguyên nhân, tìm ra những bằng chứng không thể chối cãi đã khiến đối tượng vi phạm phải “cúi đầu nhận sai phạm” một cách tâm phục khẩu phục.
Câu trả lời báo chí của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã cho thấy rất rõ vai Vụ việc một lần nữa cho thấy, bài học tỉnh táo trong những tình huống phức tạp vẫn nguyên giá trị. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong một bài viết gần đây đã đưa ra hình ảnh khuyến nghị người dân cần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh” trong nhìn nhận các vấn đề xã hội bức xúc. Cách xử lý nhiều vụ việc đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo, trên tầm cao chiến lược, không thể nóng nảy, vội vàng. Có nhiều sự việc phải qua độ lùi thời gian mọi người mới hiểu hết tính đúng đắn của những chủ trương, quyết sách. Cho nên, sự bình tĩnh, đồng thuận của xã hội là chất xúc tác rất cần thiết.
Thực tế cũng phủ định hoàn toàn luận điệu của những kẻ xấu cáo buộc Đảng, Chính phủ “vô cảm” trước cuộc sống của người dân, bị thao túng bởi nước ngoài.
Đặc biệt, trong sự việc này, chúng ta đã triển khai hiệu quả các biện pháp chủ động ngăn chặn các hoạt động lợi dụng sự cố để kích động, chống phá. Công an các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương đã sớm phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng có hành vi kích động người dân tuần hành, gây rối. Dù các thế lực chống phá bằng những khẩu hiệu kích động “cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, lôi kéo người dân thực hiện hơn 10 cuộc tụ tập, tuần hành nhưng âm mưu tạo ra các cuộc “biểu tình” quy mô lớn, tạo phong trào “cả nước xuống đường”, “cách mạng cá” và các cuộc “bạo động”, đập phá nhà máy nước ngoài của chúng đã thất bại. Dù nhiều tổ chức “xã hội dân sự” lập nhóm “Cứu môi trường”, gửi thỉnh nguyện thư kêu gọi nước ngoài can thiệp, thổi phồng nguy cơ “mất nước”, “mất đất” nhưng tuyệt đại đa số nhân dân vẫn tin tưởng, ủng hộ chủ trương, biện pháp giải quyết của Đảng, Nhà nước ta, không bị mắc mưu kẻ xấu.
Bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực, kiên quyết và tỉnh táo, chúng ta đã không để xảy ra các vụ việc gây rối, giữ vững được môi trường đầu tư, ổn định sản xuất. Tuy nhiên, để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không để tái diễn âm mưu lợi dụng các sự cố kinh tế để phá hoại, rất cần các cơ quan pháp luật sớm điều tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng phá hoại, công khai để răn đe.
Tin tưởng rằng, với quan điểm nhất quán và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương sẽ rút ra được những bài học để có giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả, kịp thời hơn trong công tác quản lý kinh tế, quản lý đầu tư, quản lý môi trường; khắc phục sự cố và không để tái diễn những sai phạm tương tự. Trên cơ sở đó, kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội với an ninh kinh tế, an ninh môi trường. Thường xuyên chăm lo, giải quyết hài hòa bài toán về các mâu thuẫn giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giữa trải thảm đỏ thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét