Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Bầu cử - Sự thật và những vấn đề đáng quan tâm



 @ Kiên Cường
Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, để thành công thì dân tộc nào cũng mong muốn có nền chính trị ổn định, kinh tế- xã hội phát triển. Nhưng trong quá trình phát triển ấy, cũng không tránh khỏi sai lầm, đó điều dễ hiểu. Đất nước Việt Nam cũng vậy để có được bộ máy trong các cơ quan công quyền thực sự có năng lực, có tâm, có đức lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới đáp ứng được nguyện vọng “cả về vật chất lẫn tinh thần”của các tầng lớp nhân dân. Chính vì thế bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng cũng không nằm ngoài Ý nguyện ấy. Được sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này, lần thứ 6 được cầm lá phiếu trên tay, tự mình cân nhắc, xem xét, lựa chọn “người xứng đáng trong số người xứng đáng” để đại diện cho chính mình tham gia giải quyết những vấn đề của đất nước, tôi rất tự hào mình là người mang dòng máu Việt Nam, được sống trên một đất nước yên bình và giàu truyền thống yêu nước. Từ thực tiễn và cảm xúc trong ngày hội cùng dân tộc, tôi xin bộc bạch đôi dòng suy tư về bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp vừa qua để chia sẻ cùng mọi người có cái nhìn thực sự khách quan, công tâm trước thông tin đa chiều hiện nay. Sự thật- cảm nhận và trao đổi! 
Bên cạnh sự đánh giá và ghi nhận về trình độ năng lực, phẩm chất của các ứng cử viên thì tôi cũng như đông đảo cử tri mong muốn và kỳ vọng vào các ứng cử viên thực hiện chương trình hành động cụ thể và cả lời hứa của mình sau khi được bầu, sẽ đem hết khả năng và tâm huyết phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Trong cương vị là người đại diên của nhân dân, mỗi đại biểu phải thể hiện được trách nhiệm đối với người dân đó là những vấn đề về chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nhất là tại những nơi vùng sâu, vùng xa vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Và cả sự sẻ chia, đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu của các đại biểu về những vấn đề mà người dân quan tâm. Đó là những tiêu chuẩn mà cử tri kỳ vọng sẽ hội tụ đầy đủ ở những ứng cử viên. Nhìn lại trong nhiệm kỳ vừa qua và các khóa Quốc hội trước đây, bên cạnh nhiều đại biểu Quốc hội nhiệt huyết, luôn nói lên tiếng nói của người dân, hết lòng vì dân vẫn còn một số đại biểu Quốc hội thờ ơ trước những lo toan, trăn trở, bức xúc của dân… Tại sao lại có những đại biểu biết cần phải nói nhưng lại không lên tiếng? Bởi họ chỉ biết lo cho quyền lợi bản thân, nếu nói sẽ ảnh hưởng đến sự tiến thân, đến tương lai của chính mình. Tôi cũng như tất cả cử tri kỳ vọng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ lần này phải dám hy sinh lợi ích và các mối quan hệ của riêng mình để nói lên tiếng nói của cử tri. Đó là phẩm chất cao quý của người đại biểu Quốc hội. Trong sự phát triển và xu hướng đi lên của đất nước, tôi kỳ vọng người đi sau sẽ học tập, kế thừa được nhiều kinh nghiệm, phẩm chất cao quý của người đi trước để phát huy được nhân tố tích cực đó... Hơn thế nữa, một vấn đề đặt ra là, cần phải có cơ chế giám sát đại biểu Quốc hội. Cử tri là người bầu ra đại biểu Quốc hội thì có quyền quyết định sinh mệnh chính trị của đại biểu đó hay không? Chẳng lẽ tôi đã trao gửi niềm tin thông qua lá phiếu cho “anh”, nếu “anh” không làm tròn bổn phận, tôi phải chịu đựng suốt cả nhiệm kỳ sao?  Theo tôi, cần phải có cơ chế để cử tri giám sát đại biểu Quốc hội, thậm chí kiến nghị miễn nhiệm ngay đối với đại biểu Quốc hội dửng dưng đứng ngoài cuộc, không làm tròn trách nhiệm cử tri giao phó, chứ không phải “chịu đựng” cho đến hết nhiệm kỳ Quốc hội. Điều quan trọng nhất cử tri mong mỏi là khi trúng cử, các ứng cử viên phải nhớ thực hiện lời hứa họ đã “ước hẹn” với cử tri, đừng để “lời nói gió bay”. Mặt khác trong thực tế dân chủ còn có mặt hạn chế; tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương pháp luật trong xây dựng và thực hiện dân chủ còn diễn ra ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của nhân dân trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, còn bị vi phạm; việc thực hiện dân chủ còn bị hạn chế hoặc mang tính hình thức; thậm chí có tình trạng lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tính dân chủ và pháp quyền, trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền chưa được quy định một cách rõ ràng; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt yêu cầu đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. Đây là những bài toán rất cần lời giải cho các đại biểu trúng cử Quộc hội và hội đồng nhân dân các cấp lần này. Nhưng tôi vững tin rằng, với sự lựa chọn người đại diện cho chính mình một cách khách quan, công tâm như vậy thì một nhiệm kỳ mới với nhiều huy vọng mới, những đại diện ưu tú của nhân dân sẽ giải quyết được những vấn nạn kể trên và Một thực tế cho thấy, dân tộc Việt Nam đã tự quyết vấn đề nội bộ của mình, lựa chọn thể chế chính trị cho riêng mình và đại diện cho thể chế chính trị ấy chính là Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc trong 86 năm qua đã được hiến định trong Hiến pháp. Đất nước ta đã có bước tiến dài, từ một nước bước ra khỏi chiến tranh, nghèo nàn và lạc hậu, thiếu lương thực trầm trọng, sau hơn 30 năm đổi mới nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao; được thế giới ghi nhận và đánh giá cao, hoàn thành sớm phần lớn các chỉ tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư và du khách nước ngoài... Đồng thời chính trị ổn định, chính thể trong các cơ quan Nhà nước (cao nhất là Quốc hội) do chính nhân dân bầu ra để đại diện cho chính mình quyết định giải quyết được nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước. Một điều nữa cũng cần phải quan tâm, nhìn vào thực tế cuộc bầu cử lần này, có nhiều điểm mới đó là cơ cấu tỷ lệ đại biểu nữ và đại biểu dân tộc thiểu số được tăng lên; mở rộng quyền bầu cử đối với những người bị tạm giữ, tạm giam và quy định về việc tham gia chứng kiến kiểm phiếu của người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm, phóng viên báo chí đây chính là thể hiện rất rõ dân chủ ngày càng được phát huy. Những điều này không chỉ đảm bảo cho người dân được thực hiện quyền bầu cử của mình lựa chọn những người có đủ tài năng, phẩm chất, đạo đức đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước mà còn tạo cơ sở cho cuộc bầu cử diễn ra công bằng, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất, điều này cũng đúng như Tuyên ngôn thế giới nhân quyền năm 1948 tại Điểm 3 Điều 21 nêu rõ: “Ý chí của cử tri phải là cơ sở của quyền lực của nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương”. Qui định này đã cho thấy tầm quan trọng của việc bầu cử công bằng, chân thực trong việc quyết định vận mệnh, tương lai của một đất nước cũng như toàn bộ hoạt động xã hội trên đất nước Việt Nam.
Sự thật và những điều nên hay không nên làm?
Trái ngước với những điều kể trên, trong thời gian qua trang mạng xã hội “Vận động ứng cử đại biểu Quốc hội 2016” chỉ là một trang facebook, không nêu thuộc về tổ chức hay cá nhân nào nhưng hiện đang hoạt động như một tờ báo điện tử. Trang này còn ngang nhiên tiến hành cử người xưng là “phóng viên” đi phỏng vấn một số người tự ứng cử, trong đó phần lớn là những nhân vật tham gia “xã hội dân sự” như: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, Bà Nguyễn Thúy Hạnh, Bà Đặng Bích Phượng... đã có những phát ngôn quy chụp, xuyên tạc trắng trợn các quy định, quy chế bầu cử đã được cụ thể hóa bằng Luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta. Các phát ngôn và bài viết của họ thể hiện thái độ định kiến, thiếu khách quan, nhằm đánh lừa dư luận, nhất là đối với những người có kiến thức và hiểu biết thực sự về dân chủ còn hạn chế. Họ cho rằng, từ lâu Quốc hội chưa làm tròn chức trách cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phần lớn đại biểu chỉ là cơ cấu để bấm nút bỏ phiếu. Họ cho rằng, để lập được một Quốc hội có năng lực thì trước hết phải tổ chức bầu cử thật sự dân chủ, kiên quyết bỏ hẳn cách Đảng cử dân bầu. Mặt trận độc quyền giới thiệu. Phải mở rộng đường cho việc tự ứng cử và tự vận động. Phải coi trọng việc tranh cử... Cùng với đó, trên mạng xã hội, bằng các bài viết, hình ảnh, các đối tượng này không những đưa ra những nhận định chủ quan, sai lệch, gây sự hiểu lầm, hoài nghi, làm nhiễu thông tin chính thống trong nhân dân về bản chất và phương thức tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta. Chúng quy kết việc bầu cử là dân chủ hình thức, từ đó kêu gọi nhân dân “tẩy chay" hoặc dùng lá phiếu bầu để thực hiện mưu đồ chính trị của chúng. Đáng buồn và thất vọng hơn có những người đã từng đi theo Đảng, tận trung với Đảng suốt những năm tháng cuộc đời mà giờ đây do những lý do nào đó? Coi cái tôi là trên hết đã quay lưng lại với Tổ quốc, phản bội lại niềm tin, con đường dân tộc đã lựa chọn để viết ra những bài viết, thư ngỏ nặc danh xuyên tạc sự thật về cuộc bầu cử vừa qua. Qua những lời bộc bạch ở trên, tôi muốn làm rõ để trao đổi với mọi người cùng nhìn nhận, thấy được phần nào về sự thật đằng sau những luận điệu chống phá ấy. Và cũng thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, ý thức của một công dân yêu nước có trách nhiệm với Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét