Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Báo nước ngoài ca ngợi Đại thắng mùa Xuân năm 1975

(NLĐO) - “Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng và tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sữ Mỹ”, “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”… là những bình luận của các nhà báo đối với đại thắng mùa xuân năm 1975.

Ngày 3-4, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy TP HCMđã tổ chức hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” tại TP HCM.
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội thảo khoa học cấp Nhà nước: “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình”
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội thảo khoa học cấp Nhà nước: “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình”
40 năm trôi qua kể từ khi sự kiện “Chiến sự ở Sài Gòn – Gia Định mùa Xuân 1975” kết thúc nhưng trong ký ức của nhân loại thì không hề phai mờ. Sự kiện lịch sử này đã mở ra thời kỳ “Sau Việt Nam”, “Hội chứng Việt Nam” đối với người Mỹ.
Theo thượng tá, TS. Trương Mai Hương, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Tổ chức quân sự - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong suốt thời gian diễn ra chiến sự tại Sài Gòn (26-30.4.1975), cơ quan đầu não của chế độ Cộng hòa, Sài Gòn – Gia Định trở thành nơi tập trung của 100 phóng viên thường trú của các nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều hãng thông tấn, truyền hình, phát thanh và các tờ báo lớn của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức…trong đó, có nhiều tờ báo đã ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Việt Nam. Tờ Thời báo New York có số phát hành lớn phanh phui tập tài liệu mật ghi chép của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh Việt Nam với gần 70.000 trang (còn gọi là tài liệu mật Lầu Năm Góc) do luật sư nổi tiếng Ddanien phát hiện. Điều này khiến người Mỹ hiểu rõ thực chất cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là tàn bạo và vô nghĩa.
Tờ Tin Mỹ và Thế giới in những chữ đầu hàng thành một tiêu đề lớn chạy suốt tám cột trên trang nhất và hàng loạt tin, ảnh về chiến thắng của các lực lượng cách mạng vừa giải phóng thành phố Sài Gòn.
Thời báo Los Angeles viết: “Người Mỹ ra đi, người Việt Nam (ngụy quân, ngụy quyền) đầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”.
Tờ Tin điện New York cho rằng: “Việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một sự hy sinh vô ích về sinh mạng, tiền của người Mỹ và là một chương bi thảm trong lịch sữ Mỹ”.
Riêng báo Mặt trời Baltimore viết: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn – Gia Định”.
Phóng viên Hãng UPI đã mô tả quân giải phóng: “Quân đội cộng sản tươi cười và vui vẻ cưỡi xe tăng vào phủ Tổng thống ở Sài Gòn hôm nay và hô lớn với những người đứng bên đường các nhà báo đang theo dõi. Họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của chính quyền Sài Gòn trước những người cộng sản”.
Cùng chung niềm vui với cả dân tộc Việt Nam, hãng tin Pháp AFP bình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa. Chiến sự Sài Gòn – Gia Định kết thúc. Sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương lai”. Tất cả những thông tin được đăng tải rộng rãi tại Sài Gòn, Mỹ và một số nước phương Tây đã làm cho giới cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lúng túng, tức tối vì bị lên án mạnh mẽ.
Alain Wasmes là phóng viên đặc biệt của báo Nhân đạo Đảng cộng sảnPháp đã có mặt tại Việt Nam trong những ngày cuối của cuộc chiến. Ông thuật lại những điều mắt thấy, tai nghe về sự kiện giải phóng Sài Gòn và đưa ra hàng loạt những câu hỏi vì sao chế độ Sài Gòn sụp đổ và vì sao đế quốc Mỹ lại thua đau đến như vậy. Khi trở về Pháp, trong cuốn “Những gì tôi thấy ở Việt Nam”, ông đã tuyên bố rằng: Chiến tranh Việt Nam được sự chú ý của dư luận toàn thế giới, đặc biệt là đã tác động sâu sắc đến tâm khảm người Mỹ. Ông khẳng định: “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang (đứng giữa) trao đổi với các đại biểu tại hội thảo
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang (đứng giữa) trao đổi với các đại biểu tại hội thảo
Ngay cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, sau gần 30 năm im lặng đã phải tự dằn vặt: “Những người cộng sự của tôi trong chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson là một nhóm người đặc biệt… Tại sao nhóm người đó – những người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam? Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại mắc sai lầm như vậy?”.
Nhà sử học Nigl Cawthorne sau nhiều năm dày công nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đưa ra nhận xét: “Phía Mỹ không bị tổn thương về mặt thể xác thì sự hủy hoại về mặt tâm lý phải gánh chịu không thể tính toán hết. Việt Nam là một cuộc chiến tranh đầu tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến thắng và đã đẩy nước Mỹ đến những phân rẽ cay đắng”.

Ph.Anh- Ảnh: Hoàng Triều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét