Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Nhìn nhận về “Trí thức bất lương, đào tận gốc trốc tận rễ”

             

                                                                         Thành Trung
Thực ra với tôi cũng không muốn chia sẻ điều này, bởi sự thật nói sau lưng người khác là không nên chút nào. Nhưng thực tình thời gian gần đây cộng động mạng cũng như trong xã hội đang quá quan tâm đến một chuyện theo tôi không đáng để tốn nhiều giấy mực và bàn tán nhiều đến vậy. Tất cả đều xoay quanh công trình khoa học cải tiến chữ quốc ngữ khi nhà nghiên cứu PGS.TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) công bố (một nửa) tại hội thảo về ngôn ngữ vào tháng 7 ở Quy Nhơn (Bình Định). Đáng quan tâm nhất phải kể đến bài viết của Nguyễn Bá Chổi  với tiêu đề “Trí thức bất lương, đào tận gốc trốc tận rễ”. Thực ra nếu tác giả chỉ quan tâm đến việc cải tiến những chữ viết thì tôi cũng không bàn. Nhưng đâu phải như vậy, đọc nội dung bài viết tôi muốn chia sẻ với bạn đọc và chính tác giả bài viết đôi dòng suy nghĩ. 
Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận khách quan rằng, trong xã hội, một việc làm, một sáng kiến , một công trình khoa học của ai đó đều phải trân trọng và chia sẻ động viên để cổ vũ họ tiếp tục sáng tạo và cống hiến sức lực vì cộng đồng. Với việc nghiên cứu chữ viết cũng vậy, đấy là một công trình nghiên cứu của một nhà khoa học về một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc. Chúng ta những người có trách nhiệm phải nhìn nhận ở góc độ tích cực và phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Tôi cũng như “Chổi” thôi và phần đông cộng đồng mạng đã đọc và nghiên cứu về công trình của nhà nghiên cứu Bùi Hiền đâu mà sớm kết luận hàm hồ chủ quan đến vậy. Dùng những lời “hoa mỹ” dìm người ta xuống vì không muốn họ hơn mình. Không nên dùng cái thứ văn hóa “thời thương” tập trung vào “đánh hội đồng”. Chẳng thế mà ngay thời xa xưa Nguyễn Du đã thốt lên: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Và lâu nay, cộng đồng mạng không ai là không biết bản chất thực của Nguyễn Bá Chổi” một đấng mày râu có số má trong giới chuyên “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của kẻ săn mồi chuyên nghiệp đến độ thành kỹ năng, chẳng thế mà từ chuyện chữ viết “Chổi” đã dẫn dắt người đọc đến chuyện xuyên tạc nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng Mấy mươi năm trước, “nhờ ơn Bác” ra đi tìm đường cứu nước, rước về cái “Xô Viết” lạ hoắc xúi đồng hương Nghệ Tĩnh xuống đường hò hét “Trí Phú Địa Hào, Đào tận gốc trốc tân rễ”, làm nên cuộc Cắt Mạng long trời lở đất, biến toàn dân Miền Bắc thành khố rách áo ôm về vật chất lẫn tinh thần... Dè đâu, “tàn dư phản động” loại “tứ khoái” này lại mọc lên như nấm; mọc nhanh, mọc mạnh, mọc vững chắc hơn gấp bội, vang dội địa cầu mà không ai “có khả năng” đụng đến, vì trên hiến pháp còn có cương lĩnh đảng ngồi chò hỏ chồm hổm, giơ cao tay liềm tay búa để bảo vệ đến cùng “thành quả Cắt Mạng”... Đúng là sự độc địa hơn người về chất đã ngấm sâu vào máu, nếu không nói xấu người khác chắc “Chổi” sẽ khó ở, tinh thần và vật chất nuôi dưỡng con người ấy bằng xương, bằng thịt chính là những bài viết trái với luân thường, đạo lý. Suy cho cùng là cái nhìn thiển cận, bởi khi đó, “Chổi” chỉ chằm chằm nhìn vào cái gọi là “mặt xấu” của người khác mà một số người trong xã hội đang quan tâm, để cố tình a dua và lờ đi mặt tốt của họ. Để rồi kẻ tung, người hứng trở thành căn bệnh “trầm kha” đang tồn tại giai dẳng trong xã hội cần phải đào thải. Xã hội hiện nay thiếu gì cái để lên án, để ca ngợi nhưng quan trọng khi viết phải bằng cái tâm thực sự để đồng cảm, chia sẻ, hướng xã hội đến cái tốt, cái đẹp. Đừng nên vì chính mình để căn bệnh mãn tính nói xấu người khác” phát triển gây tổn hại cho môi trường xã hội. Không có bất kỳ lý do gì để giận hay buộc tội người khác khi chúng ta chưa hiểu rõ “vấn đề, sự việc” người khác bỏ công sức sáng tạo ra đã vội vàng kết luận chủ quan, hàm hồ đến độ nói lấy được.
          Rồi đây nữa “Chổi” lại cho rằng “Đám trí thức bất lương “định hướng XHCN” thì nhiều vô kể, có thể nói là “chạy đầy đường” trên báo đài nhà nước, chạy đầy đường thật sự, chứ không phải chạy như “TV ngoài ấy…” mà tiêu biểu là tờ sờ Bùi Hiền và tờ sờ Đoàn Hương”. Đúng là “một anh hùng hảo hán” tự vỗ ngực  xưng hùng, coi mình trên hết thì làm sao hiểu hết được ý nghĩa và giá trị của cuộc sống hôm nay trên đất nước này. Làm người, cần biết cách tôn trọng người khác, đừng soi mói, để tâm đến những chuyện chẳng liên quan đến mình, đừng lúc nào cũng cố tỏ ra mình ưu việt, hơn người liệu có xứng không. Đáng nhẽ càng trưởng thành, càng lớn tuổi thì phải biết cách sống sâu sắc hơn, trầm lắng hơn, chắc chắn hơn nhưng tiếc rằng “Chổi” lại không như vây, “Chổi” chỉ biết mình là hơn hết thì làm sao hiểu được giá trị truyền thống văn hóa đích thực của dân tộc Việt
Theo tôi, việc hôm nay có trọng đại như thế nào thì đến ngày mai, nó cũng sẽ trở thành việc nhỏ. Việc năm nay có trọng đại thế nào, sang năm sau nó cũng là việc đã qua. Việc trong đời này có to lớn đến đâu, sang đến đời sau cũng sẽ trở thành truyền thuyết. Đời người giống như việc đi đường vậy, một bên là gian khổ, một bên là cảnh đẹp. Ánh mắt của chúng ta phóng tầm được đến đâu, đó chính là cảnh giới của cuộc đời. Nên thường xuyên nhìn thấy những người ưu tú hơn mình, điều đó cho thấy chúng ta đang trên đường lên dốc; còn nếu thường xuyên nhìn thấy những người không bằng mình, điều đó cho thấy chính chúng ta đang xuống dốc và người khác đang lên dốc. Thay vì oán thán, thà thay đổi cách nghĩ, mọi chuyện sẽ bớt nặng nề đi rất nhiều! nhất là để xã hội đỡ phân tâm, lòng người luôn thanh thản hướng đến cái thiện phải không các ban.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét