Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Vài lời nhắn nhủ Lynn Nguyen với cái gọi là “tâm thư gửi lãnh đạo…”


Giáng My

Thời đại công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng xã hội nên nhiều người đã lợi dụng Facebook, Youtobe… để câu like hoặc tạo ra những scandal cho “lổi” tiếng. Cũng có người lợi dụng mạng xã hội để nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọ, hạ uy tín… Mấy ngày nay trên mạng xã hội thấy một số người bàn tán về Fb của Lynn Nguyen (xin gọi tắt là LN), trong đó có bài gọi là “tâm thư gửi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trên trang Danlambao, Trần Quang Thành cũng đăng bài Giới trẻ thách thức ĐCSVN trả lời và video của LN. Tôi cũng là một sinh viên đang học tập tại một trường Đại học của Việt Nam nên có vài điều nhắn nhủ tới chủ nhân fb LN với cái gọi là “tâm thư gửi lãnh đạo ĐCSVN”.
Điều đầu tiên tôi muốn nói với LN thế này, nếu thật sự là một người có trách nhiệm, và trăn trở vì tương lai của đất nước thì trước hết hãy là một công dân tốt, bởi bạn đang sống và học tập ở đất nước Việt Nam, cũng như chúng tôi, vậy thì phải thực hiện theo những quy định và pháp luật Việt Nam. TRước khi chất vấn các bác lãnh đạo thì hãy chất vấn chính bản thân mình rằng đã làm được gì và thực chất đang làm gì? Thay vì lên mạng xã hội rêu rao nói những điều “ra vẻ ta đây” là “người yêu nước” thì hãy học tập,rèn luyện tốt và tham gia vào các chương trình tình nguyện, từ thiện của sinh viên để giúp đỡ bà con, đồng bào vùng khó khăn, như thế sẽ được mọi người trân trọng.
Thứ 2, LN nói rằng mình “là thế hệ trẻ của Việt Nam, đã và đang học dưới hệ thống nhà trường XHCN” vậy xin hỏi môi trường, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để cho bạn được sống và học tập, vui chơi là do đâu mà có, nếu đó không phải là do Đảng, Nhà nước quan tâm và do chính chế độ XHCN Việt Nam tạo nên?... Vậy mà bạn đi lại ca ngợi các nước khác, rồi cho rằng du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam để sống và làm việc cho thiên đường xã hội chủ nghĩa”? Tại sao bản thân LN không sang các nước đó mà sống và học tập để được "thụ hưởng" những thứ mà bạn cho là “thiên đường" ấy? Tại sao lại vẫn chấp nhận sống và học tập ở Việt nam? Như vậy chẳng phải là chính bản thân LN đang tự mâu thuẫn hay sao???
LN cho rằng “ dân chúng lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi” và chấp nhận làm thân phận nô lệ. Thậm chí “Nhiều cô gái có nhan sắc thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời), ở Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam ??? Thứ nhất, tôi không hiểu LN dựa vào đâu để có thể nói rằng người dân Việt Nam “lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi” vì thực tế số người ra nước ngoài sinh sống chỉ là 1 phần rất nhỏ so với trên 95 triệu dân hiện đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Thứ 2, chính bản thân LN nói rằng những người Việt Nam cố tình tìm cách vượt biên sang các nước khác để “chấp nhận làm nô lệ” và ngay cả những cô gái có nhan sắc phải “cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời), ở Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam” như vậy theo lời LN thì rõ ràng người Việt Nam sang các nước đó không phải là được thụ hưởng “thiên đường” tốt đẹp gì mà họ phải sống với thân phận làm nô lệ!  Xin hỏi có ai lại muốn từ bỏ quê hương, đất nước của mình với điều kiện sống tốt hơn để ra đi và chấp nhận làm “nô lệ” như thế hay không? LN và gia đình của mình có đi sang đó để sống đời nô lệ hay không? Bản thân nhiều người Việt xa xứ giờ đang mong muốn được trở về sinh sống ở quê hương.
Thứ 3, LN nói rằng “Sau 42 năm kể từ khi VN được giải phóng, Cộng sản VN đã xây dựng một nhà nước càng ngày càng tha hóa đạo đức suy đồi. Người dân luôn sống trong sự thiếu thốn và bất công, bị áp bức mọi đường”. Tôi cũng là một sinh viên tầm tuổi bạn, chẳng cần phải ai nói thì tôi cũng biết và thấy được sự đổi thay từng ngày của đất nước mình. So sánh trước đây với hiện tại bây giờ là sẽ rõ. Thế hệ ông bà, cha mẹ thì còn vất vả lắm, mọi điều kiện sống và sinh hoạt hầu như thiếu thốn đủ thứ. Nhưng ngày nay, chúng tôi được sống trong điều kiện đủ đầy về mọi thứ, cả vật chất lẫn tinh thần. Ngày đi học, ngoài giờ thì tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngẫu hứng mấy đứa lại rủ nhau đi xem phim, nghe nhạc, đi chụp ảnh cánh đồng hoa…. Thậm chí nếu bạn muốn ngồi một chỗ mà vẫn có đồ ăn thì chỉ cần nhấc điện thoại lên alo là vài phút sau sẽ có shiper mang đến tận nơi… Mọi điều kiện tiện lợi và sung sướng như vậy, được học tập, vui chơi, thụ hưởng thoải mái, tội gì chúng tôi phải tìm cách đi ra nước ngoài để chấp nhận cuộc sống tủi cực, nô lệ như bạn nói? Thực tế theo Trang web InterNations công bố kết quả cuộc điều tra năm 2016 cho thấy Việt Nam xếp thứ 11 trong danh sách những điểm đến hàng đầu đối với những người sống và làm việc ở nước ngoài. Và đây là nhận xét của những người nước ngoài đã từng sống và làm việc ở Việt Nam:  Chị TJ Vargas là một người nước ngoài đã sống ở TP HCM từ năm 2007 cho đến nay chia sẻ: “người Việt Nam rất chân thật, thân thiện và hay giúp đỡ. Ngoài ra, họ còn rất hay mỉm cười”. Mon Ovathasarn người Mỹ thì nhận xét “Cuộc sống ở Việt Nam dễ dàng và thoải mái, không khó khăn và bí bách như ở Mỹ”, đó là lý do vì sao anh quyết định bỏ nấu ăn ở một nhà hàng tại Philadelphia, Pennsylvania (Mỹ) sang Việt Nam làm thầy giáo dạy tiếng Anh và dạy nấu món Thái.... Thế thì ở đâu ra cái xã hội mà “người dân phải sống thiếu thốn đủ thứ” như LN nói?
Còn về áp bức, bất công ư? Nếu mọi người dân sống có trách nhiệm và chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật thì Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân để làm ăn sinh sống và học tập. Trừ khi những người trộm cắp, ma túy, vi phạm pháp luật thì phải bị trừng trị để xã hội tốt đẹp hơn. Không hiểu bạn LN đang sống ở “thiên đường” nào và dựa vào đâu mà lại nói Việt Nam của chúng tôi là “càng ngày càng tha hóa đạo đức suy đồi. Người dân luôn sống trong sự thiếu thốn và bất công, bị áp bức mọi đường”?
Cuối cùng xin được nhắn nhủ bạn LN rằng: nếu thật sự là người có trách nhiệm với đất nước thì bạn hãy suy nghĩ xem cần làm gì và nên làm gì, đừng nông nổi mà có những lời nói,việc làm sai trái để rồi ân hận.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét