Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

KHÔNG PHẢI LÀ NGOẠI LỆ




Mới đây, trang Web BuzzFeed News (cơ quan quản lý internet của Anh) đã đăng tải thông tin, Chính phủ Anh chuẩn bị ra Luật Internet mới, buộc các hãng công nghệ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước các nội dung đăng trên nền tảng mạng xã hội và có quyền trừng phạt những công ty không gỡ nội dung bất hợp pháp, phát ngôn thù địch trong vài tiếng.
Theo đó, Luật Internet mới quy định khung dành cho các “tác động xấu đến cộng đồng” trên mạng được hình thành. Trước đó, hôm 18-9, Sharon White, người đứng đầu Ofcom (cơ quan đang quản lý phát thanh truyền hình, viễn thông và bưu chính) kêu gọi các hãng công nghệ phải bị quản lý tương tự như ngành viễn thông và di động. Chính phủ Anh đang cân nhắc giới thiệu bộ quy tắc bắt buộc đối với các nền tảng mạng xã hội và các luật mới nghiêm khắc, như: thời gian gỡ bỏ, buộc các website phải xóa phát ngôn thù địch và bất hợp pháp trong một khoảng thời gian quy định, nếu không sẽ bị phạt. Cơ quan quản lý sẽ có quyền trừng phạt các nền tảng mạng xã hội không xóa bỏ nội dung khủng bố, hình ảnh lạm dụng trẻ em, phát ngôn thù địch cũng như thực thi các quy định mới liên quan đến nội dung hợp pháp và hành vi trên mạng.
Điều đó cho thấy, việc Quốc hội (khóa XIV) thông qua Luật An ninh mạng không phải là ngoại lệ. Thế mà, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn chưa từ bỏ mưu đồ đen tối, tiếp tục tổ chức chống phá. Nhất là sắp đến ngày 01-01-2019, thời điểm Luật An ninh mạng có hiệu lực pháp lý, các đối tượng trên càng hoạt động ráo riết với rất nhiều thủ đoạn, làn sóng phản đối, xuyên tạc Luật An ninh mạng bỗng dấy lên một cách bất thường với giọng điệu, biên độ rộng, tần số cao hơn. Đi đầu là tổ chức có tên “theo dõi nhân quyền” (AI) với việc công bố “thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội Việt Nam”, trong đó đưa ra các đánh giá tùy tiện, đòi hỏi lố bịch, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Tại sao, từ khi Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua đến nay, trong khi hàng chục triệu người sử dụng internet ở Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam,… không lên tiếng phản đối, thậm chí họ hy vọng Luật An ninh mạng và văn bản hướng dẫn thi hành Luật này sớm được triển khai có hiệu quả, thì chỉ có mấy “nhà dân chủ”, “người yêu nước” và các thế lực thù địch, thiếu thiện chí vốn vẫn tồn tại như “thế lực chống lưng” cho họ là la lối, rùm beng? Câu trả lời là hàng chục triệu người sử dụng internet và các doanh nghiệp đã nhận thức rằng Luật An ninh mạng chính là cơ sở pháp luật bảo vệ họ; còn các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, mấy “nhà dân chủ, người yêu nước” phản ứng vì với Luật An ninh mạng, mọi hành vi chống phá, truyền bá luận điệu sai trái, hô hào biểu tình bất hợp pháp, đưa tin giả lừa dối dư luận, xuyên tạc và vu cáo chính quyền,... sẽ đứng trước nguy cơ phải đối diện với pháp luật. Vì thế, dù hiểu rất rõ vấn đề nhưng họ vẫn lớn tiếng tiếp tục lừa dối, bịa đặt và vu khống, bất chấp nguyên tắc bất di bất dịch là luật pháp ra đời để bảo vệ xã hội, bảo vệ con người và luật pháp không phải là công cụ phục vụ, phải chiều theo đòi hỏi của một nhóm nhỏ tồn tại theo xu hướng coi thường pháp luật, đạp lên luật pháp để gây nhiễu loạn đời sống tinh thần, chống phá xã hội và con người, cản trở sự phát triển của đất nước. Việt Nam không phải là ngoại lệ, mà việc luật hóa các vấn đề liên quan đến an ninh mạng là một xu thế của tất cả các nước trên thế giới, trường hợp như ở Anh nói trên là một ví dụ.

  Nguyễn Văn



1 nhận xét:

  1. Theo tôi thấy Quốc hội (khóa XIV) thông qua Luật An ninh mạng là hoàn toàn hợp lí vì hiện nay thời đại internet rất phát triển mọi người có thể truy cập và bình luận rất thoải mái nên các thế lực phản động đã lợi dụng để truyền bá luận điệu sai trái, hô hào biểu tình bất hợp pháp, đưa tin giả lừa dối dư luận, xuyên tạc và vu cáo chính quyền...việc luật hóa các vấn đề liên quan đến an ninh mạng là một xu thế tất yếu.

    Trả lờiXóa