Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Internet nguồn thông tin đa chiều cần có sự lựa chọn …

Ngày nay khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, nhất là internet ngày càng phát triển, mở rộng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng về số lượng các trang web, các blog. Nhu cầu thông tin của người dân và các loại hình dịch vụ cung cấp những thông tin đó trở nên rất đa dạng. Mạng kết nối này ngày càng có nhiều tác dụng hữu ích và mở rộng, sự kết nối đó giúp cho con người trên trái đất được chia sẻ, trao đổi thông tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống trong một thế giới phẳng đã được thực hiện thông qua mạng internet toàn cầu. Với việc phát triển nhanh chóng của internet, sự phức tạp trong muôn vàn kết nối của mạng cũng gia tăng, ngày nay mạng internet đã thực sự trở thành một mạng lưới khổng lồ bao gồm vô số các mạng lưới lớn, nhỏ được kết nối với nhau. Một thực tế không thể phủ nhận, sự phát triển của thế giới hiện nay không thể không nhắc tới việc đóng góp quan trọng của công nghệ thông tin, nhất là internet.
Nhưng thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay, các “thế lực” thù địch đang triệt để sử dụng mạng internet vào mục địch chống phá nhiều quốc gia, dân tộc, để chia rẽ nhân dân ở nước đó với chủ thể cầm quyền, đang đi ngược lại xu thế “hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng” trên toàn cầu. Trong cộng đồng chung đó, Việt Nam cũng đang bị tác động bởi nhiều luồng thông tin xấu đốc từ các thế lực thù địch. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh, giao diện rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng... nên những quan điểm sai trái trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên, sinh viên - đối tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này. Chúng thường xuyên lập ra hàng trăm blog với nhiều tên gọi khác nhau, trong số đó điển hình là các blog “Chân dung quyền lực”, “Quan làm báo”, “Dân làm báo”, “Đáp lời sông núi”, “Cầu Nhật tân”… đưa thông tin có nội dung không đúng sự thật, nhào nặn, bóp méo, thổi phồng, nhất là việc giật tít tên bài câu khách nhằm vào tâm lý thích khám phá, khêu gợi tính tò mò, hiếu kỳ của độc giả bạn đọc để lôi kéo vào chủ đích của họ.
Vẫn cái lối viết chọc ngoáy thâm thúy lấy hiện tượng quy thành bản chất, chỉ nêu hiện tượng chung chung, đặt ra một số câu hỏi vu vơ, hàm ý có chuyện xấu xa mà không đưa ra dẫn chứng cụ thể nào để kích động dân chúng, những trang nói trên đã làm nhiễu loạn thông tin trên mạng. Có rất nhiều nội dung trong các bài viết bịa đặt phi lý sai hẳn thực tế, nếu có cũng đã bị nhào nặn, thổi phồng để đánh lừa dư luận, người đọc tin hay không tin, thì chúng vẫn viết, vẫn tung lên mạng với chủ đích “cứ bôi nhiều rồi khắc bẩn” và thực hiện phương thức “mưa dầm thấm lâu”. Đến hẹn lại lên, cứ trước kỳ họp Trung ương nào có liên quan đến nhân sự, chúng tung ra một xêri thông tin thất thiệt thuộc loại ‘thâm cung bí sử’ và với loạt những câu chuyện về âm mưu cung đình gây chấn động lớn là những tin đồn về hậu trường chính trị lại được lan truyền, dẫn dụ dư luận tin rằng đang có một cuộc đấu đá trong nội bộ lãnh đạo cấp cao Việt Nam, hòng gây chia rẽ nội bộ…
Chúng lợi dụng sự bức xúc của người dân về một số vấn đề của xã hội như: Tranh chấp kinh tế, giải phóng mặt bằng, khiếu kiện đất đai,… Từ đó, trang web kiểu này tung thông tin vụ việc đó là do người này, người kia đứng đằng sau giật dây, chỉ đạo… để hướng sự bức xúc sẵn có của người dân vào một cá nhân. Chẳng hạn như mới đây trên các trang của RFA, BBC, VOA viết về vụ việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 liên quan đến Phó Thủ tướng Hoàng trung Hải có quan hệ với Trung Quốc thế này, thế nọ… 
Thưa các bạn độc giả, đọc hay không nên đọc phụ thuộc nhiều vào tâm lý thích hay không thích của mỗi người trong đó các tiêu chí đánh giá chủ yếu là nội dung và hình thức của thông tin đó. Chúng ta hãy khảo sát một chút với các trang web và blog kể trên để tìm nguyên nhân và tự đánh giá cho riêng minh. Chúng ta có thể thấy màu sắc chính trị quá đậm đặc và bịa đặt có tính hệ thống. Một ví dụ cho thấy, trong những ngày gần đây trên các trang web, blog kể trên lại rộ lên loạt bài về 30 tháng 4 năm 1975 Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với phương thức, chủ đích xuyên tạc, bóp méo lịch sử, ca ngợi sự hiện diện của đế quốc Mỹ ở miền Nam và chế độ Việt Nam cộng hòa…
Trong khi đó, ngày xưa chúng dìm dân ta trong biển máu, đem máy chém đi khắp miền Nam giết hại đồng bào. Không biết bao nhiêu đồng bào bị chúng tàn sát giết hại dưới lưỡi lê, máy chém của chúng, không biết bao nhiêu mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất bố, càng nghĩ càng sót xa đau đớn, nỗi đau chắc vẫn còn nhiều ám ảnh, khôn nguôi…dân tộc Việt Nam không muốn nhắc lại những thời khắc đau thương đó, mà chỉ muốn khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, làm bạn với tất cả các dân tộc trên trái đất này, để một thế giới hòa bình, ổn định, cùng phát triển và thịnh vượng.
Với mong muốn của tôi khi viết bài này chỉ để chia sẻ thông tin cùng độc giả bạn đọc gần, xa để có cái nhìn khách quan, công tâm và không mắc mưu các thế lực thù địch. Vì vậy, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay khi tiếp nhận những thông tin ít có cơ hội kiểm chứng, các bạn hãy tỉnh táo, sàng lọc để nhận biết đúng sai. Sự phân biệt đó sẽ giúp bạn và tôi tiếp nhận được những thông tin thực sự hữu ích cho chính mình, chính là góp phần thanh lọc những thông tin xấu độc, không để cho chúng hủy hoại xã hội tốt đẹp của chúng ta hiện nay.


Thành Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét