Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Thành tựu nhân quyền Việt Nam là một thực tế khách quan

Dân tộc Việt Nam có một bề dầy về lịch sử và một nền văn hiến lâu đời. Trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, mặc dù có hàng ngàn năm bị đô hộ của ngoại bang nhưng vẫn quyết đứng lên giành lại độc lập, đó là cách thể hiện nhân quyền cao nhất của một dân tộc. Và sau này cả dân tộc Việt Nam tuyên bố với thế giới bằng bản tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo. Đó là một tuyệt tác, nó nhắc lại một lần nữa bản tuyên ngôn độc lập của cường quốc Hoa Kỳ năm 1776. Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng là bản tuyên ngôn về nhân quyền cho dân tộc Việt Nam, về ý nghĩa nó bao trùm tất cả những điều mà loài người tiến bộ trên toàn thế giới theo đuổi. Thành tựu nhân quyền Việt Nam là một thực tế khách quan, được đông đảo các nước trên thế giới công nhận và điển hình là việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tín nhiệm bầu Việt Nam là thành viên của hội đồng này, tại phiên họp diễn ra năm ngoái. Thế nhưng, việc bản ghi nhận về nhân quyền Việt Nam được khẳng định từ chính kiến trong Hạ viện Mỹ đã khiến dư luận chú ý bởi nhiều lẽ. Lâu nay, Việt Nam rất thiện chí trong việc tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức nước ngoài vào tìm hiểu tình hình nhân quyền, từ đó có cách nhìn khách quan, đúng đắn hơn, đồng thời sẵn sàng đối thoại để làm rõ những vấn đề còn khác biệt.
Một nguyên tắc cơ bản nhất bảo vệ quyền con người đó là các nước nhỏ chống lại tham vọng tước đoạt độc lập, chủ quyền của các nước lớn, chống lại áp bức, chống lại kiếp làm nô lệ, chống lại bạo quyền, chống độc tài. Bất cứ một sự can thiệp nào của nước lớn vào công việc nội bộ của một nước mà chính phủ đó do dân bầu ra , chính phủ đó vì dân thì sự can thiệp chỉ là một cái cớ áp đặt hòng thao túng theo ý đồ nước lớn. Dân tộc Việt Nam sẽ phản đối đến cùng sự áp đặt đó, quyền con người được tôn trọng và ngày càng thăng hoa khi chủ quyền quốc gia được giữ vững, đó là điều kiện tiên quyết.Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại công bố Bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới” trong đó có Việt Nam mà các thông tin đó hoàn toàn phiến diện không như thực tế. Vẫn như hằng năm, văn bản này nói chung không có gì mới về quan điểm, về thông tin, nhất là cách tiếp cận có tính chất cường quyền mà nhiều quốc gia đã lập tức phản hồi kịch liệt.
Quyền con người là giá trị chung của các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị, thể chế quốc gia và bản sắc văn hóa. Đó là giá trị cốt lõi, đặc trưng của nhân loại. Chính vì vậy, các quốc gia không chấp nhận bất cứ hành động nào nhằm chính trị hóa vấn đề nhân quyền. Một dân tộc trải qua hai cuộc chiến tranh thần thánh được cả thế giới ngợi ca về lòng quả cảm , về nhân phẩm con người thì không có một lý do gì lại không bảo vệ thành quả xương máu đó mà đỉnh cao nhất đó là quyền làm chủ một quốc gia độc lập. Vậy mà Dự luật HR 1897 lặp lại điệp khúc tố cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền” và đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho Chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo. Những bản đánh giá được nêu ra từ Hạ viện Mỹ, trong đó một số Hạ nghị sĩ có những đánh giá mang tính định kiến về nhân quyền Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2013, cơ quan này ra dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội, được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trước hạn. Đây là dự luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng. Mặc dù nhiều báo cáo và dự luật thiếu khách quan nói trên của Hạ viện sau đó bị Thượng viện Mỹ bác bỏ, nhưng sự lặp lại có tính thường niên của cơ quan này khiến dư luận đặt câu hỏi về những lý do, ý đồ đằng sau sự đánh giá có tính áp đặt và sai lạc đó. Hai vị dân biểu này không lạ lẫm gì đối với người dân Việt Nam, đã nhiều lần họ đã cố gắng thúc đẩy lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua những cái gọi là những “dự luật” để vu khống, áp đặt những điều bịa đặt đến phi lý lên một quốc gia có chủ quyền độc lập, một quốc gia đã ký kết tất cả các văn kiện về quyền con người và nỗ lực thực thi nội dung một cách đầy đủ nhất. Là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp thì các vị dân biểu tại hạ viện Hoa Kỳ phải hiểu rằng, trật tự thế giới này được duy trì trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi cho nhau, cùng chung sống hoà bình.
Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn cho mình một định chế xã hội và ý thức hệ, mỗi quốc gia độc lập thì tuỳ theo thực tế mỗi nước mà lựa chọn riêng cho mình. Nội dung quyền về con người là một vấn đề riêng của mỗi nước, nó cũng giống như chủ quyền quốc gia vậy, vấn đề về nhân quyền không thể nào tách riêng ra khỏi lịch sử của đất nước đó hoặc những nét đặc thù riêng của từng quốc gia.Vấn đề nhân quyền cho thấy nó đòi hỏi tất cả các nước phải chấp nhận một thực tế là những chuẩn mực của một nước hoặc là một nhóm các nước không thích hợp và thiếu thực tế để áp đặt những chuẩn mực đó lên một nước khác. Trong một thời gian dài nhiều thông tin về Việt Nam bị một số cá nhân, tổ chức không có thiện cảm cố tình bôi nhọ,bóp méo,nên việc Chắt lọc thông tin,thái độ góp ý xây dựng,sự tìm hiểu khách quan những tiến bộ,những tồn tại sẽ giúp các bên xích lại gần hơn trong vấn đề này. Đây cũng là lý do mà nhiều năm qua, Việt Nam luôn tạo điều kiện để các tổ chức có trách nhiệm của quốc tế và các nước vào tìm hiểu và đối thoại thẳng thắn, nắm bắt thông tin chính xác về nhân quyền. Một quan chức bộ ngoại giao đã nói:“Khi họ vào đây, chúng tôi cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho đi tìm hiểu các địa phương. Hôm chia tay đoàn nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, khi được hỏi “các ngài thấy thế nào, họ trả lời, quả thực chứng kiến những tiến bộ về quyền con người ở Việt Nam, người ta có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, các ngài nói câu ấy, giờ tôi mới hiểu, mới tâm đắc”. Năm 2013, đối thoại Nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 17 đã diễn ra tại Hà Nội và tại cuộc đối thoại, hai bên đã thẳng thắn trao đổi thông tin về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có các vấn đề liên quan đến nhà nước pháp quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người khuyết tật, người đồng tính, việc thực hiện khuyến nghị cơ chế báo cáo UPR, tình hình thực thi và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong thời gian ở Việt Nam, đoàn Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer đã được tạo điều kiện gặp một số cá nhân phía Hoa Kỳ quan tâm và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Thanh Nghị nói. “Chúng tôi tin rằng việc Việt Nam và Hoa Kỳ duy trì đối thoại thường xuyên về các vấn đề, trong đó có vấn đề quyền con người, trên tinh thần cởi mở, xây dựng, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, vì lợi ích của nhân dân hai nước”. Bên cạnh đó, một vấn đề cũng hết sức quan trọng là bảo đảm nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp, pháp luật đã ghi nhận các quyền cơ bản của con người, của công dân. Tuy nhiên, khả năng người dân có thể tiếp cận, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cũng như phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp liên quan đến các quy định mới về quyền con người, quyền công dân, đến việc hoàn thiện pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi. Trong tuyên bố của mình, Hạ nghị sỹ Faleomavaega hoan nghênh Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Việt Nam vừa được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 8/2/2014 tại Geneva. Hôm 7/4/2014, Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thiện chí trao cho Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường bản ghi nhận của Quốc hội Mỹ, trong đó ghi lại toàn văn tuyên bố của ông Faleomavaega về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cũng theo Hạ nghị sỹ Faleomavaega, trong các chuyến thăm Việt Nam với tư cách là Chủ tịch và thành viên cao cấp của Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, ông đã có cơ hội tham dự nhiều buổi lễ tôn giáo tại các địa điểm thờ tự khác nhau, qua đó có thể khẳng định Việt Nam là một quốc gia tạo thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo và đang tích cực bảo vệ các tổ chức tôn giáo theo luật pháp. Bản ghi nhận này sẽ được sử dụng làm tài liệu chính thức của Hạ viện.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước,đã bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Hiến pháp đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, Hiến pháp cũng đã bổ sung một số quyền mới. Đó là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước, thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Thử hỏi các vị dân biểu không khách quan khi phát biểu về tình hình thực tế những gì đang diễn ra ở Việt Nam là có bao giờ Việt Nam lại đòi hỏi Hoa Kỳ phải như thế này , như thế kia trong các vấn đề thuộc về công việc nội bộ hay không ? câu trả lời là không bao giờ. Chỉ có kẻ mang tư tưởng nước lớn khi muốn áp đặt ý muốn của mình lên các nước nhỏ thì họ luôn khoác trên mình một chiếc áo ý thức hệ phổ quát, dùng chiêu bài này để xoá bỏ những đặc thù riêng của mỗi dân tộc, xoá nhoà văn hoá, biên giới lãnh thổ quốc gia, không thèm đếm xỉa đến quyền tự chủ của dân tộc đó, đem ý thức hệ của mình áp đặt lên dân tộc khác.
Trong một thế giới có sự xáo trộn mạnh như ngày nay thì nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền là chìa khoá duy nhất để thực thi trật tự trên nguyên tắc cùng sống chung, chỉ có những quốc gia nào hành xử không theo những nguyên tắc chung mà hiến chương liên hợp quốc đề ra về quyền con người thì nhất định quốc gia đó cần có sự can thiệp một cách hợp lý nhất. Một số vị dân biểu đã cố tình gạt bỏ một nguyên tắc cơ bản nhất đó là chủ quyền quốc gia của một dân tộc hơn 90 triệu con người, một dân tộc có những nét đặc trưng rất thú vị cho các dân tộc khác, một dân tộc trọng tình nghĩa, chia ngọt sẻ bùi với các dân tộc láng giềng, một dân tộc đã lấy máu của mình để cứu cả một dân tộc khác, một dân tộc sẵn có lòng vị tha cho kẻ thù đã giết hại hàng triệu người cùng dòng máu, một dân tộc nén nỗi đau của di hoạ chiến tranh vì không muốn khơi lại hận thù, một dân tộc đi lên từ đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến đẫm máu,họ đã nuốt mước mắt vào trong để nở một nụ cười, chìa tay ra với các dân tộc khác để làm bạn bè cho dù đó là kẻ thù của ngày hôm qua. Việt nam đã trải qua tất cả những gì đau thương nhất chỉ một mục tiêu cháy bỏng ” không có gì quý hơn độc lập tự do”, dù có thiêu cháy cả dãy trường sơn thì dân tộc này cũng sẵn lòng để thực thi mục tiêu đó. Có đât nước nào mà suốt chiều dài đi đâu cũng gặp những nghĩa trang của những người con Việt, họ đã nằm xuống ở tuổi thanh xuân vì một lý tưởng cao đẹp là độc lập mà đỉnh cao nhất đó là quyền làm chủ thực sự đất nước mình. Dân tộc Việt Nam đang là chủ nhân thực sự của đất nước mình, họ đang sống, làm việc và vun đắp cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc, không một ai có thể tước đoạt hoặc áp đặt một giá trị lạ lẫm lên cuộc sống và văn hoá của dân tộc này, cho dù để bảo vệ phẩm giá thiêng liêng đó phải đối đầu không ít khó khăn, trở ngại nhưng với bản chất kiên trì và tâm hồn trong sáng dân tộc Việt Nam quyết không lùi bước, như cha ông đã dặn dò “chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo ”./.
Tác Giả: AMARI TX – VHN.NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét