Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

TRẢ GIÁ ĐỐI NGOẠI ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỐI NỘI BÀI TOÁN TẤT YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN.



Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.
Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.
Năm 2016, sau khi phanh phui chân tướng Trịnh Xuân Thanh, đã dần hé lộ ra cả một mạng lưới tham những có mối quan hệ chằng chịt và chi phối lẫn nhau. Vụ việc đang điều tra và cũng đang dừng lại ở việc xử lý về mặt đảng, về hành chính thì Trịnh Xuân Thanh chạy ra nước ngoài. Điều ranh mãnh là Trịnh Xuân Thanh chạy sang Cộng hòa Liên bang Đức - Quốc gia chưa ký kết hợp tác về tư pháp, về điều tra và dẫn độ. Vì thế việc bắt Trịnh Xuân Thanh không dễ chút nào. Vào thời điểm đấy dư luận trong nước đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu có ai đó mở đường cho việc đào thoát của Trịnh Xuân Thanh? Thậm chí nghi ngờ cả lực lượng Công an: Tại Công an không muốn bắt chứ ở đâu chả bắt được?.v.v… Không chỉ là dư luận mà các câu hỏi đó được đặt ra trong các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo cấp cao và cả trên diễn đàn Quốc Hội.
Hơn nữa, tuy xác định được Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến nhiều người, thậm chí có những người đang giữ vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhưng tính chất, mức độ mối quan hệ đó tới đâu? Trách nhiệm của từng người trong đường dây tham những và ván cờ chính trị của họ thế nào thì chưa có lời giải đáp???. Chính vì vậy, công tác điều tra xử lý không triệt để, không đúng với tính chất của vụ việc. Một số cá nhân đã xử lý cũng chỉ về mặt đảng, về mặt hành chính như là cách chức, thuyên chuyển vị trí công tác, thậm chí là cách cái “nguyên Bộ trưởng”.. mà khó có bằng chứng để xử lý hình sự. Vì thế ba vấn đề được đặt ra:
-Một là: không bắt được Trịnh Xuân Thanh thì nhân dân không tin tưởng vào lực lượng Công an và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Hai là: Không xử lý triệt để đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các đối tượng tham nhũng thì nhân dân cũng không tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.
- Ba là: Nếu không “đánh rắn dập đầu” thì bọn tham nhũng sẽ phản đòn và tiếp tục ngóc đầu dậy chống đối quyết liệt hơn.
Từ ba vấn đề trên đã đặt ra mục tiêu phải bằng mọi cách đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam nhằm phục vụ công tác điều tra và giải quyết khủng hoảng niềm tin.
Tôi tin rằng, thời gian một năm qua lực lương Công an Việt Nam đã tìm hiểu luật pháp và thông lệ Quốc tế để vận vận dụng. Đồng thời triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ như thông qua gia đình, bạn bè tác động để Thanh về đầu thú; câu nhử Thanh ra khỏi tổ kén để bắt.v.v… Trong đó các bài toán nghiệp vụ đã được tính toán đi kèm với các giải pháp ngoại giao cần thiết.
Chính vì thế, khi có tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú nhiều người đã đặt câu hỏi: tại sao Trịnh Xuân Thanh giống như Tôn Ngộ Không vậy muốn ra nước ngoài thì ra, muốn bay về đầu thú thì về? Hoặc họ lờ mờ nghĩ đến chuyện “bắt cóc” tại sao lại phải gọi là “đầu thú”? Thực ra “bắt cóc” hay “đầu thú” không quan trọng, mà quan trọng là có con người Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam - một mắt xích quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Nếu phía Đức đưa ra những cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” cũng chẳng qua họ muốn thể hiện uy quyền và sự nghiêm minh của bộ máy tư pháp của họ mà thôi. Bởi Trịnh Xuân Thanh không phải là biểu tượng về “tự do dân chủ”, “nhân quyển”, hay một nhà hoạt động về tư tưởng, chính trị. Còn họ bảo hộ cho một kẻ tham nhũng thì họ cũng chẳng tốt lành gì.
Cũng có thể có một thế lực nào đó đang lo sợ hoặc không muốn chúng ta yên ổn, không muốn bộ máy của Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí mà lấy con bài Trịnh Xuân Thanh trong việc che chắn cho bọn tham nhũng.
Thời gian gần đây, trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họ đã bày tỏ một số vấn đề quan ngại chung quanh việc ta bắt một số đối tượng chống đối, nay cộng thêm vụ Trịnh Xuân Thanh trở thành vấn đề bất đồng ngoại giao.
Họ đòi hỏi phải trả Trịnh Xuân Thanh về Đức ư? Phi lý. Vì Trịnh Xuân Thanh chưa phải là công dân Đức. Nếu Đức thiết tha có được một quan chức tham nhũng để làm tấm gương cho quan chức họ thì đợi đấy! Khi Thanh đã khai báo đầy đủ, hoàn nộp đầy đủ những thất thoát và chấp hành đầy đủ sự trừng phạt theo pháp luật Việt Nam rồi họ muốn rước về cũng được.
Tôi nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ để họ làm khó những vấn đề khác mà thôi. Sẽ vất vả cho các bác Bộ Ngoại giao phải vào cuộc và giải quyết những bất đồng giữa hai nước trên tinh thần xây dựng.
Huy Toàn 03/8/2017
TB: Có những vấn đề thuộc về nghiệp vụ riêng của ngành Công an không được phép tiết lộ, hoặc không được tìm hiểu sâu. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chia sẻ 1 chiều báo chí nước ngoài mà không thể hiện chính kiến của mình; không đặt vụ việc trong tổng thể của cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go thử thách thì chỉ làm cho dư luận mất phương hướng..... và FB của bạn bị chặn là điều dễ hiểu.
https://www.facebook.com/huytoan.nguyen.10/posts/1247574048703175

1 nhận xét:

  1. "Chính phủ Đức vẫn thường xuyên rao rảng cho các chính phủ khác về nhân quyền, nhưng qua việc này, họ lại có vẻ như đang bảo vệ "nhân quyền" cho một cá nhân TXT mà vi phạm đến nhân quyền của nhiều triệu con người VIệt Nam khốn khổ, lam lũ. TXT là đối tượng điều tra của pháp luật Việt Nam về tội tham nhũng, bòn rút và làm thất thoát tiền mồ hôi xương máu từ thuế của nhân dân Việt Nam. Khi Thanh trốn ra nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã phải xuống nước xin trợ giúp đưa đối tượng về để điều tra, thì phía Đức lại ngó lơ, cho đồng chí đi lại tự do cả năm bên đó. Theo định nghĩa của Đức/phương Tây về nhân quyền, thì một yếu tố quan trọng trong nhân quyền là quyền của cá nhân được xét xử trước tòa án. Rõ ràng với việc bao che cho anh Thanh hói, làm cù nhầy vụ án, phía Đức đã xâm phạm đến quá trình xét xử trước tòa, và qua đó cũng gián tiếp không tôn trọng công lý đối với hàng triệu người Việt Nam đói khổ phải đi đóng thuế để nuôi đám quan tham. Nếu họ lập luận rằng việc bắt cóc Thanh đưa về nước là vi phạm Luật Đức trên đất Đức thì việc họ cấp thị thực cho Thanh trốn sang Đức, qua đó trốn tránh pháp luật Việt Nam chính là xâm hại công lý của Việt Nam trên đất Việt".

    Trả lờiXóa