Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Trải lòng từ bài viết của Nguyễn Bá Chổi




                                                              @  Trung Dũng
Cuộc đời của mỗi con người chẳng ai giống ai, nó như những được đồ họa được vẽ ra trong không gian theo những đường riêng biệt, sự thành công hay thất bại trong đường đời theo tôi thường phụ thuộc hai yếu tố cơ bản: Sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự ảnh hưởng tác động từ môi trường bên ngoài mang tới, nếu hiểu theo nghĩa dân gian mà chúng ta thường gọi là “số phận”. Sinh ra lớn lên và trưởng thành có người thiên về lĩnh vực này, người lại thiên về lĩnh vực khác. Tâm tính của mỗi người cũng có những nét khác biệt cơ bản, nhưng “phần nhiều do giáo dục mà nên” điểm này ai cũng phải thừa nhận rằng nó phụ thuộc vào ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Xét đến cùng rất đúng với quy luật tự nhiện vốn có. Ấy vậy mà không phải ai cũng nghĩ như vậy, tự họ phá bỏ quy luật vốn có, cho mình là ông nọ, bà kia để chà đạp lên tất cả để phán xét người khác coi như là mình có cái quyền đó. Mới đây thôi, nhân ngày 8-3 của chị em phụ nữ toàn thế giới, đâu đâu cũng hân hoan chúc mừng thể hiện bằng những cử chỉ, lời nói, việc làm để tôn vinh phái nữ một nửa của thế giới. Nhưng Nguyễn Bá Chuổi lại thể hiện điều đó bằng lời chúc đẳng cấp “thể hiện” với chị em thông qua bài viết Ngày 8 tháng Ba: nhớ những Bà đi qua đời Bác”.
Đúng là không đọc thì khỏi biết, đọc rồi đã biết thì thấy băn khoăn, bực mình. Thú thực khi đọc bài viết của tác giả tôi không hiểu tác giả là người thế nào? Họ và tên mang danh người Việt Nam, nhưng thể hiện bài viết này phải chăng là người mạo danh chăng?, bởi vì sự hiểu biết lịch sử dân tộc Việt, nhất là về Chủ tịch Hồ Chí Minh không bằng một đứa trẻ lên ba. Thưa rằng không phải chỉ tôi mà nhiều người dân Việt Nam khác đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, đều nhận thấy công lao to lớn của Bác Hồ đã dành trọn cuộc đời mình cho quê hương, đất nước. Trải qua sự gian nan vất vả của Cụ trong những ngày hoạt động cách mạng, bị cầm tù, sống trong hang đá, rừng sâu với những bữa ăn rau rừng cầm hơi… Sự nghiệp vĩ đại ấy đã có hàng trăm bài viết và các cộng trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố. Không chỉ có người dân Việt Nam viết và kể lại những câu chuyện cảm động, chân thực về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cả nhân dân một số nước trên thế giới Bác đã đặt chân tới đều có những bài viết, phỏng vấn cảm động. Trên thực tế những tài liệu “lưu trữ” trong nhân dân và trên thực tế về Bác không đúng như Nguyễn Bá Chổi hư cấu, bịa đặt để viết ra những lời lẽ “dung tục”, “khéo léo” của một kẻ có nghề rằng “Những người đàn bà nào đã đi qua đời Bác? Nếu chụm chữ/tiếng “đi qua đời Bác” được hiểu là, tạt ngang đời Bác một chặp rồi “từng người tình bỏ Bác ra đi như những dòng sông nhỏ”, thì chẳng có bà nào dám đi qua đời Bác một cách “tự nhiên như người Hà Nội” như thế cả. Mà phải nói/viết rằng, đó là những người đàn bà bị Bác đi qua đời mình”. Xin thưa, phẩm giá, nhân cách của con người Việt Nam luôn được kế thừa và phát huy cao độ trong mọi thời đại. Thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp đó. Và không phải bất cứ ai hoạt động và sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá đều là nhà văn hoá, mà chỉ được thừa nhận là nhà văn hoá nếu chủ thể hoạt động và sáng tạo đó vươn tới tầm cao của tri thức văn hoá, khoa học…ở thời đại, để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn hoá đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt lên trên những tiêu chí đó để xứng đáng là nhà văn hóa lớn của thế giới.
Xin thưa với Nguyễn Bá Chổi, một minh chứng rõ ràng nhất, đó là trong Nghị quyết Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24, khi phong tặng Hồ Chí Minh danh hiệu kép “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” (Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture”, UNESCO đã đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm, và những lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Vậy nên để độc giả bạn đọc tự đánh giá, câu hỏi đặt ra là: UNESCO đã đánh giá đúng? Hay Nguyễn Bá Chổi nói xạo đúng?..
Xin thưa, muốn viết để thể hiện tài năng và cống hiến để góp tiếng nói chung vừa ca ngợi cái tốt, cái đẹp, đồng thời đấu tranh loại trừ cái ác, những hử tục lạc hậu, đây đó còn chuyện này, chuyện khác bất công là điều nên làm và cần làm và cũng không thiếu chủ đề, sự kiện, hiện tượng để khai thác. Có điều cái tâm của người viết thế nào? Không nên dùng “mẹo vặt” nhất là dùng cái tôi méo mó của cuộc đời mình mà áp đặt, chì chiết người khác, nhất là lãnh tụ của dân tộc được các thế hệ người Việt Nam và các dân tộc trên thế giới tôn kính là điều không nên một chút nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét