Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Ai bất bình thường?




                         
Cuộc sống lắm khi nhiều chuyện ngược đời. Có những kẻ trình độ thì thường thường bậc trung, hiểu biết thì có hạn nhưng lại luôn tỏ ra là mình giỏi giang hơn người khác. Và nhiều lúc kẻ say nhưng lại không bao giờ nhận là mình say… Là anh giáo làng về hưu, thời gian rảnh rỗi chẳng biết làm gì, ngoài việc đọc sách thì lại theo dõi tin tức, thời sự và suy ngẫm về cuộc đời. Khi đọc bài “Xã hội điên loạn” của Ng.Dân đăng trên Danlambao, anh giáo làng này xin có vài điều.
Không biết Ng.Dân kia học rộng, tài cao đến đâu, hiểu biết về lịch sử đến thế nào và dựa vào cái gì mà lại lớn tiếng nói rằng “Đảng CSVN từ xưa đến nay không bao giờ nhận có là sai sót. Thậm chí còn cao ngạo cho là: đĩnh cao trí tuệ, hơn hẳn mọi ngươi…”. Tôi nhớ không nhầm thì từ khi Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ở từng giai đoạn, qua các kỳ Đại Hội, Đảng đều nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm. Đặc biệt là tại Đại Hội VI, trong Báo cáo chính trị, Đảng đã thẳng thắn nhận sai lầm, khuyết điểm “… Nhưng việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đã có nhiều thiếu sót. Do đó, trong mười năm qua, đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế… Tình trạng tập trung quan liêu còn nặng, đồng thời những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật cũng khá phổ biến. Việc chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, việc điều hành không nhạy bén, là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành động không thống nhất từ trên xuống dưới…” (Báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng lần thứ VI, năm 1986). Cả những kỳ Đại hội sau này, hoặc trong những cuộc hội họp, Đảng cũng luôn thẳng thắn, nhìn vào thực tế để chỉ ra những hạn chế, thieu sót. Đại hội XII cũng đã  chỉ rõ: Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước; một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch… Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã hội… Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế… Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ…Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước…Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục…” Ở đời, điều quan trọng không phải chỉ là nhận sai lầm, khuyết điểm, mà quan trọng hơn là đề ra giải pháp khắc phục sửa chữa. Là Đảng cầm quyền, lợi ích của dân tộc, chủ quyền của quốc gia, đời sống của nhân dân là điều quan trọng, vì thé mà khi nhận ra sai lầm khuyết điểm, Đảng đã mạnh dạn và kiên quyết thực hiện chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các mặt.  Như vậy, rõ ràng là Đảng đã có những bước đi, những cách làm phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ và hoàn cảnh. Tất nhiên trong quá trình thực hiện, có những giai đoạn hoàn cảnh điều kiện rất khó khăn, không tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm, song Đảng đã mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra và sửa đổi khắc phục. Vì thế, nói như Ng.Dân là hoàn toàn không đúng  sự thật.
Ông còn khẳng định rằng “đến bây giờ, 2018, dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước VN trở nên vô cùng lạc hậu (so với lân bang): Một dân tộc nghèo đói, một đất nước đang trước cảnh tan hoang”. Tôi không hiểu đầu óc, và nhận thức của ông này có bình thường hay không? E là đang rất “có vấn đề” nên nhìn không ra, thấu không tỏ. Hãy thử nhìn xem xã hội đã thay đổi ra sao so với những năm trước đây! Thay vì những căn nhà cũ kĩ, lụp xụp, những góc phố buồn hiu hắt là những phố phường đông đúc với ngôi nhà khang trang san sát, những chung cư cao tầng mọc lên khắp nơi. Và hãy thử nhìn ra đường phố xem mật độ ô tô, xe máy đi lại cứ nườm nượp, toàn những xe đẹp, xe sang. Rồi ngay như đời sống của nhân dân cũng khác xa so với trước, thay vì những bữa ăn đạm bạc là mâm cao, cỗ đầy, sơn hào hải vị phục vụ tận nơi. Và rồi công nghệ thì khỏi nói với sự phát triển vượt bậc, lớp trẻ bây giờ sài những điện thoại thông minh hạng nhất. Các thương hiệu lớn chuẩn bị ra hãng gì là giới trẻ Việt Nam lại đua nhau săn lùng và không tiếc chi tiền để sài. Rồi những máy móc thiết bị hiện đại đâu có thua kém gì các nước tiên tiến khác . TRẻ em Việt Nam tham dự các cuộc thi trên đấu trường quốc tế cũng mang về không ít huy chương … Vậy thử hỏi đó có phải là đất nước vô cùng lạc hậu, người dân vô cùng nghèo đói như ông Ng.Dân kia nói hay không?
Và rồi khi nói đến sự kiện U23 Việt Nam được vào bán kết, tất nhiên ai cũng vui mừng vì đội tuyển U23 đã làm nên kỳ tích. Điều đó là cảm xúc tự nhiên của con người. Việc người dân cổ vũ, chào đón các cầu thủ trở về cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên cũng có một số người, nhất là giới trẻ đã “quá khích” đua xe, hò hét trên đường phố, thậm chí có kẻ còn “thoát y” để thể hiện sự “khác người”, câu like. Nhưng đó chỉ là 1 vài cá nhân chứ không phải là tất cả. Chắc chắn rằng không có cơ quan đoàn thể hay trường học nào lại đi dạy dỗ, giáo dục hay ủng hộ những việc làm, những hành động không bình thường đó cả. Bởi vậy mà không thể quy chụp “Đó! Thành phần ưu tú của đảng, của con cháu bác Hồ - những hạt giống XHCN vun trồng, ung đúc. Từ trường học dạy dỗ, từ xã hội tạo nên” như lời của Ng.Dân được.
Vài lời nhắn gửi trước khi dừng bút: Khuyên mọi người khi biết rõ mười mươi điều gì thì hãy nói và đã nói thì phải nói sự thật, hãy ghi nhớ lời dạy của các cụ nhà ta “biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe” “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Nếu không biết rõ mà nói thì chỉ để cho người khác cười vào mặt; nếu nói sai, nói bậy chẳng may lỡ gặp người nóng tính thì có khi còn bị mang vạ vào thân. Và nếu nói xiên xẹo, nói lung tung thì bị người ta chửi là kẻ… “bất bình thường”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét