Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Từ chuyện phụ huynh bắt giáo viên quỳ!




Mấy ngày nay dân tình, báo mạng xôn xao , bức xúc xung quanh câu chuyện phụ huynh bắt giáo viên trường Tiểu học Bình Chánh phải quỳ (lí do vì cô này đã phạt học sinh quỳ trên ghế). Việc tranh luận ai đúng, ai sai thì đã có các cơ quan, đoàn thể  làm rõ. Cá nhân tôi, cũng là 1 người có con đang ở lứa tuổi học sinh, tôi nghĩ thế này: Sống, làm việc ở đâu thì cũng phải có nội quy, quy chế. Việc giáo dục, rèn rũa học sinh là trách nhiệm của thầy cô,nhưng cũng là trách nhiệm của gia đình. Nhà trường, gia đình cần phải phối hợp với nhau để cùng giáo dục, dạy dỗ giúp trẻ trưởng thành, phát triển toàn diện. Tuy nhiên cần phải chọn phương pháp, cách thức cho phù hợp vừa đảm bảo tính giáo dục, đồng thời cũng phải đảm bảo tính nhân văn, mô phạm. Tôi rất chia sẻ với giáo viên khi 1 mình phải vừa dạy vừa quản lý mấy chục học sinh, mà mỗi cháu 1 tính cách khác nhau. Tôi cũng đồng tình với việc giáo viên phải nghiêm khắc để rèn rũa học sinh có ý thức, nề nếp, và tất nhiên khi học sinh vi phạm  thì phải có hình thức phạt, tùy theo tính chất, mức độ nhưng phải trong khuôn khổ cho phép và phải đúng quy định, quy chế của trường, của ngành. Dù thế nào thì việc cô giáo phạt học sinh quỳ trên ghế là không đúng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý những đứa trẻ. Còn việc  phụ huynh thấy con mình bị cô giáo phạt quỳ, thì đến trường gây sức ép, buộc cô giao phải quỳ như con mình (trước mặt một số phụ huynh và giáo viên) thì lại càng không thể chấp nhận được. Ở đây không chỉ đơn thuần là việc giữa cá nhân với cá nhân,(cô phạt con tôi thì tôi phạt lại cô) mà nó là cách hành xử, ứng xử với nhau, là vấn đề văn hóa, hơn thế nữa việc phụ huynh bắt giáo viên quỳ còn là sự xúc phạm, hạ thấp  uy tín, danh dự của nhà giáo, và của ngành nói chung.
Từ câu chuyện này, người dân và báo chí cũng nói đến rất nhiều, khai thác ở nhiều khía canhj khác nhau, và vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về sự tổn thương của những đứa trẻ hay sự tổn thương của người làm thầy. Song dù nói gì đi nữa thì chúng ta cũng nên công tâm, khách quan để nhìn nhận, đánh giá. Tạm thời chưa bàn đến việc cô giáo bắt học sinh quỳ, lỗi sai của ai, đến mức nào. Nhưng việc phụ huynh đến trường gây sức ép, buộc giáo viên quỳ trước mặt mọi người là điều không thể chấp nhận bởi hành động đó đã làm mất đi  truyền thống “tôn sư, trọng đạo”  đối với người làm thầy, là sự xúc phạm uy tín, danh dự của nhà giáo. Song không thể vì 1 vụ việc cụ thể của 1 vài cá nhân cụ thể mà đánh giá và quy kết cả xã hội Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là "những hiện tượng quái dị" của một thời đại tranh tối tranh sáng” như lời của Từ Thức trong bài “Văn hóa quỳ” đăng trên Danlambao. Sự quy kết này là hoàn toàn vô lí .
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cấp chính quyền, đoàn thể đã có văn bản yêu cầu chỉ đạo làm rõ sự việc, xem xét đúng sai và báo cáo kịp thời lên cấp có  thẩm quyền. Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện báo cáo vụ việc. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác làm việc với BGH nhà trường, Đảng ủy xã và những người liên quan để làm rõ vụ việc. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An đã yêu cầu nhà trường, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện tiến hành xác minh làm rõ, báo cáo cụ thể để Sở báo cáo Bộ. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục liên hệ trực tiếp với cơ sở để xác minh rõ thông tin và báo cáo nhanh về Bộ để từ đó có phương án xử lý kịp thời, với tinh thần đúng người, đúng việc; nếu giáo viên sai so với quy định của ngành thì sẽ có hình thức xử lý phù hợp; nhưng đồng thời cần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, bảo vệ danh dự, thanh danh nhà giáo. Được biết, Chi bộ đảng xã Nhựt Chánh đã họp, kiểm điểm, phân tích và biểu quyết khai trừ Đảng đối với ông Võ Hòa Thuận – người đã gây sức ép buộc cô giáo phài quỳ. Việc kết luận và hình thức xử lý cuối cùng như thế nào là thuộc các cấp có thẩm quyền và cơ quan chức năng. Nhưng ở đây rõ ràng là khi xảy ra vụ việc, các cấp, các ngành, cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, chỉ đạo xác minh làm rõ để đảm bảo đúng người, đúng việc, ai sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, đảm bảo khách quan, công tâm, bảo vệ cái đúng. Ông Võ Hòa Thuận  là đảng viên hay có địa vị gì đi chăng nữa, nhưng  nếu sai phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Và càng không thể có chuyện, là đảng viên thì muốn làm gì cũng được.  Như vậy những điều Từ Thức nói trên Danlambao: Chuyện một tên đảng viên quèn, ngang nhiên vào trường học, bắt cô giáo quỳ, … Nó điển hình cho não trạng của cả một tập đoàn thống trị. Họ nghĩ làm đảng viên là làm chủ dân, có toàn quyền ngồi trên đầu, trên cổ thiên hạ  Trong nội bộ Đảng, anh cao nhất ngồi trên đầu anh thấp hơn. Anh vừa vừa ngồi trên đầu anh thấp nhất. Và các anh cán bộ, đảng viên quèn hành hạ dân ngu cu đen. Thói quen đội trên, đạp dưới đã trở thành văn hóa” là hoàn toàn vô căn cứ.  Việc các cơ quan, đoàn thể đã vào cuộc để xác minh làm rõ đúng – sai giữa các bên là để bảo vệ cái đúng, lên án và xử lý hành vi sai phạm theo đúng quy định. Như vậy không thể nói theo kiểu “vơ đũa cả nắm” và quy kết một cách vô lí, cho đó là sự “vô cảm của cả một thế hệ” như lời của Từ Thức.


  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét