Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

MỘT SỰ HÀM HỒ




                                  

Trên trang Ba Sàm, ngày 01-02-2017, Trần Thảo có bài: Hòa hợp hòa giải: Viên thuốc độc bọc đường, trao đổi xoay quanh bài viết Món nợ hòa hợp hòa giải của Bùi Tín đăng trên trang blog của VOA tiếng Việt. Bài viết của Trần Thảo nổi lên 02 vấn đề: Một là, ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa, phê phán người lính Bắc Việt; Hai là, Trần Thảo cho rằng, không thể hòa hợp hòa giải dân tộc vì bản chất của chế độ cộng sản. Đó là một sự hàm hồ.
          Đúng vậy! Trần Thảo đã quá mù ra mưa khi ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa, phê phán người lính Bắc Việt. Để khách quan, xin dẫn lời từ phía bên kia nhận xét về vấn đề này. Nây Si-han, Trường đại học Coóc-nen, Mỹ khi đề cập về thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã nhấn mạnh: “Thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc”. Còn James G.Zumwalt - Trung tá Thủy quân Lục chiến - người đã từng tham chiến ở chiến trường Việt Nam, trở lại nước ta năm 1994 để tìm câu trả lời cho sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã viết: “tinh thần dân tộc và lòng tự hào luôn bùng cháy, thổi lên trong lòng mỗi người dân Việt Nam quyết tâm đánh đuổi ngoại bang. Tinh thần dân tộc, lòng tự hào và quyết tâm ấy phát triển thành một sức mạnh vĩ đại nhất - một CHÍ THÉP - giúp họ thực hiện được điều tưởng như không thể. Để cuối cùng, CHÍ THÉP đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới”[1]. James G.Zumwalt viết tiếp: “Một vài ý kiến tại Mỹ cho rằng nếu tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam một cách hợp lý, không có áp lực chính trị, thì người Mỹ đã chiến thắng. Trước khi trở lại Việt Nam vào năm 1994, tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng giờ đây tôi nghĩ khác. Chuyển biến trong tôi chỉ diễn ra sau khi tôi thấu hiểu được rằng người Việt Nam có một ý chí sắt đá để có thể chiến đấu đến chừng nào đạt được mục tiêu thống nhất đất nước mới thôi”[2]. Thượng sĩ Donald Duncan - người đã rời khỏi Việt Nam trước 9 tháng - đã xuất bản một bản cáo trạng có sức mạnh lớn về cuộc chiến tranh trong Tạp chí Ramparts (tháng 02-1965). Duncan là một người có tư tưởng chống cộng cứng rắn trước khi anh đến Việt Nam, nhưng những gì đã trải qua ở đó đã thay đổi con người anh. Duncan đã viết: “Tôi đã phải chấp nhận rằng… đại đa số người dân là những người ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính quyền Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: “Chúng tôi ở Việt Nam bởi vì chúng tôi thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam”, là một lời dối trá. Nếu đây là một lời dối trá, bao nhiều người khác sẽ đến đó”[3]. Tại sao “đại đa số người dân là những người ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính quyền Sài Gòn” là câu trả lời cho Trần Thảo giữa người lính Việt Nam Cộng hòa và người lính Bắc Việt ai tốt hơn ai.
Về vấn đề thứ hai, Trần Thảo cho rằng, không thể hòa hợp hòa giải dân tộc, vì bản chất của chế độ cộng sản, thì chỉ những người có thâm thù với chế độ cộng sản mới không chịu hòa hợp hòa giải dân tộc, còn những người có tinh thần tự tôn, tự trọng dân tộc muốn dân tộc Việt Nam ngày càng hùng mạnh, nên luôn có tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết người Việt ở trong nước với kiều bào ở nước ngoài luôn là mục tiêu hướng tới và đó cũng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mỗi Việt kiều là một đại sứ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước sở tại. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: máu thịt Việt kiều là máu thịt của quê hương, của đất nước. Những tuyên bố đó của lãnh đạo Nhà nước đã khẳng định đã là người Việt Nam thì dù có sinh sống ở đâu trên thế giới thì vẫn cứ là người Việt Nam với tuyền thống văn hóa dân tộc  Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác mẹ nhưng chung một giàn”; đồng thời, bác bỏ nhận định hàm hồ của Trần Thảo.

     Nguyễn Văn 


[1] - James G.Zumwalt - Chân trần chí thép, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2011, (Bản dịch của Đỗ Hùng), tr. 8.
[2] - Sđd, tr. 255.
[3] - Joe Allen - Việt Nam cuộc chiến thất bại của Mỹ, Nxb Công an nhân dân (người dịch: Đào Tuấn), H.2009,
 tr. 275 - 276.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét